Giáo án Kể chuyện 5 học kì 2

Giáo án Kể chuyện 5 học kì 2

Bài dạy: CHIẾC ĐỒNG HỒ

I.Mục tiêu:

1. Rèn kỹ năng nói:

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Chiếc đồng hồ.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Qua câu chuyện về Chiếc đồng hồ, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ: nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng; do đó cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình . . . Mở rộng ra, có thể hiểu: Mỗi người lao động trong xã hội đều gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng, cũng đáng quý.

2. Rèn kỹ năng nghe:

- Nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ câu chuyện.

- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.

 

doc 30 trang Người đăng nkhien Lượt xem 2357Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kể chuyện 5 học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19 Môn: Kể chuyện Tiết: 19 Ngày dạy:
Bài dạy: CHIẾC ĐỒNG HỒ
I.Mục tiêu: 
Rèn kỹ năng nói:
Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Chiếc đồng hồ.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Qua câu chuyện về Chiếc đồng hồ, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ: nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng; do đó cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình . . . Mở rộng ra, có thể hiểu: Mỗi người lao động trong xã hội đều gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng, cũng đáng quý.
Rèn kỹ năng nghe:
Nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ câu chuyện.
Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ truyện trong SGK (tranh phóng to, nếu có).
Bảng lớp viét những từ ngữ cần giải thích.
III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
10’
20’
3’
a.Giới thiệu bài:
b.Hoạt động 1: GV kể chuyện.
Mục tiêu: Rèn kỹ năng nghe cho HS.
Tiến hành:
-GV kể chuyện lần 1.
-GV kể chuyện lần hai, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to.
c.Hoạt động 2: HS kể chuyện.
Mục tiêu: HS biết kể toàn bộ câu chuyện và biết trao đổi với bạn vềà ý nghĩa câu chuyện.
Tiến hành:
-Gọi 1 HS đọc thành tiếng các yêu cầu của giờ kể chuyện.
-GV tổ chức cho HS kể chuyện theo cặp.
-GV tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.
-Gọi 1,2 HS kể toàn bộ câu chuyện.
-GV yêu cầu các nhóm rút ra ý nghĩa câu chuyện.
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn, hiểu đúng nhất điều câu chuyện muốn nói.
d.Hoạt động cuối:Củng cố-dặn dò
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-1 HS nhắc lại đề.
-HS lắng nghe.
-Lắng nghe, kết hợp xem tranh.
-1 HS đọc yêu cầu.
-HS kể chuyện theo cặp.
-HS thi kể chuyện.
-Kể toàn bộ câu chuyện.
-Rút ra ý nghĩa câu chuyện.
-2 HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
KỂ CHUYỆN: T.20
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Biết kể bằng lời của mình câu chuyện về một tấm gương sống làm việc theo pháp luật, theo nếp sông văn minh.
2. Kĩ năng: 	- Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
3. Thái độ: 	- Có ý thức sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sông văn minh.
II. Chuẩn bị: 
+ Giáo viên: Một số sách báo viết về các tấm gương sống, làm việc theo pháp luật (được gợi ý ở SGK).
 + Học sinh: SGK
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
 10’
15’
5’
 1’
1. Khởi động: Ổn định.
2. Bài cũ: Chiếc đồng hồ.
Giáo viên mời 2 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi về ý nghĩa chuyện.
Qua câu chuyện, em có suy nghĩ gì?
Câu chuyện muốn nói điều gì với em?
Ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: “Kể chuyện đã nghe đã đọc”.
 Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ tự kể những câu chuyện mà các em đã được nghe trong cuộc sống hàng ngày hoặc được đọc trên sách báo nói về những tấm gương sống theo nếp sống văn minh.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài.
Các em hãy gạch dưới những từ ngữ cần chú ý.
Yêu cầu học sinh đọc toàn bộ phần đề bài vào gợi ý 1.
Giáo viên chốt lại cả 3 ý a, b, c ở SGK gợi ý chính là những biểu hiện cụ thể của tinh thần sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
Yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý 2.
Giáo viên khuyến khích học sinh nói tên cuốn sách tờ báo nói về những tấm gương sống và làm việc theo pháp luật (nhất là các sách của nhà xuất bản Kim Đồng).
v Hoạt động 2: Học sinh kể chuyện.
Phương pháp: Kể chuyện, thảo luận.
Yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý 3 (cách kể chuyện).
Cho học sinh làm việc theo nhóm kể câu chuyện của mình sau đó cả nhóm trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
Tổ chức cho học sinh thi đua kể chuyện.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Bình chọn bạn kể chuyện hay
Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà kể chuyện vào vở.
Chuẩn bị: “Kể câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Học sinh nêu.
Nhận xét.
Hoạt động lớp.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh gạch dưới từ ngữ cần chú ý rồi “Kể lại một câu chuyện” đã được nghe hoặc được đọc về những tấm gương sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
1 học sinh đọc.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh đọc.
Hoạt động cá nhân, lớp.
1 học sinh đọc.
Cả lớp đọc thầm.
Từng học sinh trong nhóm kể câu chuyện của mình và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện mà mình kể.
Cả lớp nhận xét và bình chọn người kể chuyện hay nhất.
Học sinh tự chọn.
Nêu những điểm hay cần học tập ở bạn.
T.21 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Học sinh biết kể một câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử văn hoá, ý thức chấp hành luật giao thông, việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện.
2. Kĩ năng: 	- Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành một câu chuyện, biết kể lại câu chuyện bằng lời của mình.
3. Thái độ: 	- Có ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử văn hoá, ý thức chấp hành luật giao thông, việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
II. Chuẩn bị: 
+ Giáo viên: Tranh ảnh nói về ý thức bảo vệ các công trình công cộng, chấp hành luật lệ giao thông, thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
+ Học sinh: 
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
 10’
 15’
5’
1’
1. Khởi động: Ổn định.
2. Bài cũ: Kể lại câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc.
Giáo viên gọi học sinh kể lại câu chuyện em đã nghe hoặc dã đọc nói về những tấm gương sống làm việc thep pháp luật, theo nếp sống văn minh.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh về nội dung câu chuyện của giờ học hôm nay.
3. Giới thiệu bài mới: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”.
 Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ tập kể một câu chuyện đã chứng kiến hăọc đã tham gia thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử văn hoá, chấp hành luật lệ giao thông, thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài.
Gọi học sinh đọc phần gợi ý 1 để tìm đề tài cho câu chuyện của mình.
Yêu cầu học sinh suy nghĩ lựa chọn và nêu tên câu chuyện mình kể.
Hướng dẫn học sinh nhớ lại câu chuyện, nhớ lại sự việc mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.
Gọi học sinh trình bày dàn ý trước lớp.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
v Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện.
Phương pháp: Kể chuyện, thảo luận.
Tổ chúc cho 2 học sinh kể chuyện theo nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Giáo viên nhận xét, đánh giá biểu dương những học sinh kể hay nhất.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Chọn bạn kể hay nhất.
Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà kể lại câu chuyện hoàn chỉnh vào vở.
Chuẩn bị: 
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Học sinh lắng nghe.
Hoạt động lớp.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
3 học sinh tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2, 3, cả lớp đọc thầm.
Học sinh tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể.
Học sinh lập dàn ý cho câu chuyện của mình kể (trên nháp).
2, 3 học sinh trình bày dàn ý của mình.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
Học sinh các nhóm từ dàn ý của mỗi bạn sẽ kể câu chuyện cho nhóm mình nghe.
Cùng trao đổi với nhau ý nghĩa của câu chuyện, cử đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp.
Cả lớp nhận xét.
Sau mỗi câu chuyện, học sinh cả lớp cùng trao đổi, thảo luận về ý nghĩa chuyện, nêu câu hỏi cho người kể.
Lớp bình chọn.
Học tập được gì qua cách kể chuyện của bạn. 
KỂ CHUYỆN: T.22
ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng là một vị quan thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp đường bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân. Biết trao đổi các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Kĩ năng: 	- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, học sinh kể lại đư ...  ai cũng tưởng bạn không dám tham dự một cuộc thi nhảy xa. Không ngờ, cậu học trò bé nhỏ, nhút nhát ấy lại đoạt giải Nhà vô địch của cuộc thi. Vì sao có chuyện lạ như vậy, các em cùng nghe chuyện để hiểu được điều đó.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Giáo viên kể toàn bộ câu chuyện, học sinh nghe.
Phương pháp: Kể chuyện, đàm thoại.
Giáo viên kể lần 1.
Giáo viên kể lần 2, 3, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
v Hoạt động 2: Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Phương pháp: Kể chuyện, thảo luận, đàm thoại.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ trong SGK, nói vắn tắt nội dung cơ bản của từng tranh.
Giáo viên mở bảng phụ đã viết nội dung này.
Chia lớp thành nhóm 4.
+ Nêu một chi tiết trong câu chuyện khiến em thích nhất. Giải thích vì sao em thích?
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp.
+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
Giáo viên nêu yêu cầu.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên chốt lại ý nghĩa của câu chuyện.
Khen ngợi tinh thần dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn của một bạn nhỏ.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
Dặn học sinh tìm đọc thêm những câu chuyện trong sách, báo nói về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, những gương thiếu niên có những phẩm chất đáng quý thực hiện tốt bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội.
Chuẩn bị: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. 
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Học sinh kể chuyện
Học sinh nghe và nhìn tranh.
* Làm việc nhóm 4.
Học sinh phát biểu ý kiến.
1 học sinh nhìn bảng đọc lại.
Cả lớp đọc thầm theo.
Mỗi học sinh trong nhóm kể từng đoạn chuyện, tiếp nối nhau kể hết chuyện dựa theo lời kể của thầy (cô) và tranh minh hoạ.
Một vài học sinh nhập vai mình là Tôm Chíp, kể toàn bộ câu chuyện.
Học sinh trong nhóm giúp bạn sửa lỗi.
Thảo luận để thực hiện các ý a, b, c.
Học sinh nêu.
Tình huống bất ngờ xảy ra khiến Tôm Chíp mất đi tính rụt rè hằng ngày, phản ứng rát nhanh, thông minh nên đã cứu em nhỏ.
Khen ngợi Tôm Chíp dũng cảm, quen mình cứu người bị nạn, trong tình huống nguy hiểm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý.
* Làm việc chung cả lớp.
Đại diện mỗi nhóm thi kể – kể toàn chuyện bằng lời của Tôm Chíp. Sau đó, thi nói về nội dung truyện.
Những học sinh khác nhận xét bài kể hoặc câu trả lời của từng bạn và bình chọn người kể chuyện hay nhất, người có ý kiến hay nhất.
1, 2 học sinh nêu những điều em học tập được ở nhân vật Tôm Chíp.
KỂ CHUYỆN: T.33
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Biết kể một chuyện đã nghe kể hoặc đã đọc nói về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội. Hiểu ý nghĩa câu chuyện.
2. Kĩ năng: 	- Biết kể lại câu chuyện mạch lạc, rõ ràng , tự nhiên.
3. Thái độ: 	- Thấy được quyền lợi và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, nhà trường và xã hội.
II. Chuẩn bị: 
+ GV : Tranh, ảnh về cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn chăm sóc trẻ em; tranh ảnh trẻ em giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, trẻ em chăm chỉ học tập, trẻ em làm việc tốt ở cộng đồng
+ HS : Sách, truyện, tạp chí có đăng các câu chuyện về trẻ em làm việc tốt, người lớn chăm sóc và giáo dục trẻ em.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA G
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
10'
20’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên kiểm tra hai học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Nhà vô địch và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
Nhận xét
3. Giới thiệu bài mới: 
-Kể chuyện đã nghe đã đọc.	
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm câu chuyện theo yêu cầu của đề bài
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
GV hướng dẫn HS phân tích đề bài, xác định hai hướng kể chuyện theo yêu cầu của đề.
 1) chuyện nói về việc gia đình,nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em.
 2) chuyện nói về việc trẻ em thhực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường , xã hội.
Truyện”rất nhiều mặt trăng” muốn nói điều gì?
v Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện.
Phương pháp: Kể chuyện,đàm thoại, thảo luận.
GV nhận xét: Người kể chuyện đạt các tiêu chuẩn: chuyện có tình tiết hay, có ý nghĩa; được kể hấp dẫn; người kể hiểu ý nghĩa chuyện, trả lời đúng, thông minh những câu hỏi về nội dung, ý nghĩa chyuện, sẽ được chọn là người kể chuyện hay.
Nhận xét ,tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
GV yêu cầu HS về nhà tiếp tuc tập kể lại câu chuyện cho người thân
Chuẩn bị kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia.
Hát.
HS trả lời.
-1 HS đọc đề bài.
1 học sinh đọc gợi ý một trong SGK. 1 học sinh đọc truyện tham khảo “rất nhiều mặt trăng”. Cả lớp đọc thầm theo
- Truyện kể về việc người lớn chăm sóc, giáo dục trẻ em. Truyện muốn nói một điều: Người lớn hiểu tâm lý của trẻ em, mong muốn của trẻ em mới không đánh giá sai những đòi hỏi tưởng là vô lý của trẻ em, mới giúp đựơc cho trẻ em.
- HS suy nghĩ, tự chọn câu chuyện cho mình.
- Nhiều HS phát biểu ý kiến, nói tên câu chuyện em chọn kể.
- 1 HS đọc gợi ý 2, gợi ý 3. Cả lớp đọc thầm theo.
- Học sinh kể chuyện theo nhóm.
- Lần lược từng học sinh kể theo trình tự: giới thiệu tên chuyện, nêu xuất sứ ® kể phần mở đầu ® kể phần diễn biến ® kể phần kết thúc ® nêu ý nghĩa.
- Góp ý của các bạn.
- Trả lời những câu hỏi của bạn về nội dung chuyện.
- Mỗi nhóm chọn ra câu chuyện hay, được kể hấp dẫn nhất để kể trước lớp.
- Đại diện mỗi nhóm thi kể chuyện trước lớp, trả lời các câu hỏi về nội dung và ý nghĩa chuyện.
- Cả lớp nhận xét , bình chọn người kể chuyện hay nhất trong tiết học.
KỂ CHUYỆN: T.34
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- HS Biết kể một chuyện về một lần em (hoặc bạn em) đã phát biểu trao đổi, tranh luận về một vấn đề chung, thể hiện ý thức của một chủ nhân tương lai.
2. Kĩ năng: 	- Câu chuyện phải chân thực với các tình tiết, sự kiện được sắp sếp hợp lý, có cốt truyện, nhân vật cách kể giản dị, tự nhiên.
3. Thái độ: 	- Biết lắng nghe, thể hiện được ý kiến riêng của bản thân.
II. Chuẩn bị: 
+ GV : Tranh, ảnh nói về thiếu nhi phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận để bày tỏ quan điểm.
+ HS : SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
7'
8’
14’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
- Các em đã từng phát biểu, trao đổi, tranh luận, bày tỏ ý kiến về một vấn đề chung ( liên quan đến gia đình, nhà trường , cộng đồng, đất nước ) chưa? 
- Trẻ em có quyền bày tỏ các quan điểm của mình – điều 13 của Công ước về quyền trẻ em khẳng định quyền đó. Trong giờ học hôm nay, các em sẽ kể về một lần em ( hặc bạn em) đã thực hiện quyền đó như thế nào? Chúng ta sẽ xem ai là HS thể hiện ốt khả năng của một chủ nhân tương lai.
	4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài
Phương pháp: Đàm thoại.
GV yêu cầu HS phân tích đề – gạch chân những từ ngữ quan trọng: đã phát biểu hoặc trao đổi, tranh luận; ý thức của một chủ nhân tương lai;ghóp phần làm thay đổi. Giúp HS tìm được câu chuyện của mình bằng cách đọc kỹ gợi ý 1,2 trong SGK. 
- Qua gợi ý 1, các em đã thấy ý kiến phát biểu phải là những vấn đề được nhiều người quan tâm và liên quan đến một số người. Những vấn đề khuôn trong phạm vi gia đình như bổn phận của con cái, nghĩa vụ của HS cũng là những vấn đề nhiều người muốn trao đổi, tranh luận. VD: Hiện nay, có nhiều bạn là con một được bố mẹ cưng chiều như những hoàn tử, công chúa, không phải làm bất cứ việc gì trong nhà. Quen dần nếp như vậy, một số đã thành hư, biếng nhác, không có ý thức về bổn phận của con cái trong gia đình, không thương yêu, giúp đỡ cha me. Cần thay đổi thực tế này như thế nào?...
- GV nhấn mạnh: các hình thức bày tỏ ý kiến rất phong phú.
- GV nói với HS: có thể tưởng tượng một câu chuyện với hoàn cảnh, tình huống cụ thể để phát biểu, tranh luận, bày tỏ ý kiến nếu trong thực tế em chưa làm hoặc chưa thấy bạn mình làm điều đó.
v Hoạt động 2: Lập dàn ý câu chuyện
v Hoạt động 3: Thực hành kể chuyện.
- GV tới Từng nhóm giúp đỡ uốn nắn.
- GV nhận xét, tính điểm thi đua.
5. Tổng kết - dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân hoặc viết lại vào vở nội dung câu chuyện.
Hát.
1 HS kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- 1 HS đọc gợi ý 1. Cả lớp đọc thầm lại.
- Nhiều HS nói nội dung phát biểu ý kiến của mình.
- 1 HS dọc gợi ý 2. cả lớp đọc thầm lại.
- HS suy nghĩ, nhớ lại. 
- Nhiều HS tiếp nối nhau nói tên âu chuyện em sẽ kể.
- 1 HS đọc gợi ý 3 và đoạn văn mẫu. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm việc cá nhân – tự lập nhanh dàn ý câu chuyện trên nháp.
- 1 HS khá, giỏi trình bày dàn ý của mình trước lớp
- Từng học sinh nhìn dàn ý đã lập, kể câu chuyện của mình trong nhóm.
- Các nhóm cử đại diện thi kể.
- Bình chọn người kể chuyện hay nhất trong tiết học.
T.35 ƠN TẬP CUỐI HKII
Đã soạn ở giáo án TĐ

Tài liệu đính kèm:

  • docKE CHUYEN HKII.doc