Giáo án khối 5 - Tuần 10

Giáo án khối 5 - Tuần 10

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2 – 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. (HS khá, giỏi đọc trôi chảy bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài).

- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong sách giáo khoa.

*KNS: - Tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác tìm kiếm thông tin; thể hiện sự tự tin khi thuyết trình.

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
 Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012
Tập đọc: Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:	
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2 – 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. (HS khá, giỏi đọc trôi chảy bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài).
- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong sách giáo khoa.
*KNS: - Tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác tìm kiếm thông tin; thể hiện sự tự tin khi thuyết trình.
II. Chuẩn bị : HS Tự ôn luyện theo hướng dẫn của Gv 
	 GV : Phiếu ghi sẵn những bài tập đọc 	
III. Hoạt động dạy và học 
 1. Kiểm tra :Kiểm tra HS đọc bài và trả lời câu hỏi bài :Đất Cà Mau .
H. Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao? Người Cà Mau dựng nhà như thế nào? 
H. Người dân Cà Mau Có tính cách như thế nào? Nêu nội dung của bài? 
 2. Bài mới : Giới thiệu bài 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ và HTL
MT: HS đọc trôi chảy , phát âm rõ, biết ngắt nghỉ sau các dấu câu giữa các cụm từ , đọc thể hiện đúng nội dung văn bản các bài tập đọc đã học từ đầu HKI .
+ Hướng dẫn hình thức kểm tra :
- Mỗi HS được lên bốc thăm chọn bài, sau đó đựơc xem lại bài khoảng 1-2 phút
- Lên đọc trong SGK hoặc ĐTL ( theo chỉ định trong phiếu)
-HS trả lời một câu hỏi về đoạn vừa đọc.
+ GV sắp xếp cho HS vừa bốc thăm vừa thi cho khoa học và không mất nhiều thời gian.
+ Kiểm tra 1/3số HS trong lớp.
 * Nhận xét động viên nhắc nhở những HS chưa đạt yêu cầu về nhà tự ôn tập ; tiết sau kiểm tra lại.
Hoạt động 2: Làm các bài tập 2 
- MT: HS hoàn thành các bài tập ở SGK.
*KNS: - Tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác tìm kiếm thông tin; thể hiện sự tự tin khi thuyết trình.
Bài 2: Phát phiếu học tập cho HS
- Treo bảng phụ lên bảng ( kẻ sẵn mẫu như phiếu học tập) 
- Cho HS trình bày kết quả làm việc 
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng
+ Theo dõi hướng dẫn kiểm tra 
+ Lần lượt từng HS lên bốc thăm rồi về chỗ chuẩn bị.
+ Tiến hành lên thi
+ Cả lớp đọc thầm yêu cầu đề bài
+ Trao đổi theo cặp hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập 
3. Củng cố : Nhận xét tiết học
4. Dặn dò: - Nhắc những em chưa kiểm tra đọc về nhà luyện đọc tiết sau tiếp tục kiểm tra.
	-Xem lại bài chuẩn bị tiết sau ôn tập tốt hơn.
Toán: Luyện tập chung
 I. Mục tiêu : 
- Biết chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
- So sánh số đo độ dài viết dưới một dạng số khác nhau. 
- Giải toán có liên quan đến toán có liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”.
* BT cần làm: 1, 2, 3, 4. HS giỏi làm các BT còn lại.
II. Chuẩn bị : HS tự ôn tập các bảng đơn vị đo độ dài; bảng đơn vị đo diện tích . . .
	 GV : Bảng phụ ghi sẵn các bài tập : 1; 2 &3 . . .
III. Hoạt động : 
1. Kiểm tra : 3HS lên bảng làm 2 bài 
 Điền số thích hợp vào chỗ trốn
	 a) 3km 5m = . . . . . km b) 7kg 4g = . . . kg 	 c) 1ha 430m2 = . . . . .ha
	 6m 7dm = . . . . .m	 2tấn 7kg = . . .tấn	 5ha 8791m2 = . . . ha	
 16m 4cm = . . . .m	 5tạ 9kg =. . . . tạ	 86005m2 = . . . ha	 
 + Cả lớp làm bài vào vở nháp; nhận xét chữa bài 
2. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài
MT: HS làm được các bài tập đúng chính xác.
Bài 1 - Gọi HS nêu yêu cầu 
Yêu cầu Hs nhắc lại cách chuyển từ phân số thập phân ra số thập phân.
Gọi 1 Hs lên bảng làm, HS khác làm vở.
Nhận xét, chữa bài.
Bài 2 - Giao việc ; hướng dẫn HS làm bài .
- Theo dõi nhắc nhở những điều cần thiết
Bài 3 ( Tiến hành như bài 2)
Bài 4 - Yêu cầu Hs phân tích bài toán, tóm tắt và giải.
- Gọi 1 Hs lên bảng giải.
- Cho Hs nhận xét và chữa bài.
** Yêu cầu HS trình bày cách giải khác :
+ Một HS đọc to yêu cầu đề bài .
+ Vài HS nhắc lại cách chuyển từ phân số thập phân ra số thập phân
+ 1HS lên bảng làm bài 
+ Cả lớp làm bài vào vở 
+ Nhận xét , đổi vở kiểm tra chấm bài 
+ Cá nhân tự sửa bài
+ Một HS đọc to yêu cầu đề bài 
+ Cả lớp đọc thầm 
+ Đại diện nhóm làm bài vào giấy khổ to
+ Làm bài vào vở bài tập 
+ Treo bài lên bảng 
+ Nhận xét chữa bài
+ Đổi vở kiểm tra kết quả 
+ Một HS đọc to yêu cầu đề bài 
+ Cả lớp đọc thầm 
+ Trả lời câu hỏi 
+ Tiến hành làm bài 
+ 1HS lên bảng tóm tắt đề bài và làm bài
+ Nhận xét chữa bài 
+ Đổi vở kiểm tra kết quả bài làm 
3. Củng cố : Nhận xét tiết học
4. Dặn dò : Nhắc HS chuẩn bị tiết học sau . 
Khoa học: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
 I. Mục tiêu :
+ Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
*KNS: Kĩ năng phân tích phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn; kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật GTĐB.
II. Chuẩn bị : GV : +Tranh SGK phóng to, một số biển báo giao thông thường gặp, một số thông tin về an toàn giao thông, sưu tầm một số hình ảnh về an toàn, không an toàn trong khi tham gia giao thông
HS: + Sưu tầm một số thông tin về an toàn giao thông.
 + Sưu tầm một số hình ảnh về an toàn, không an toàn trong khi tham gia giao thông.
III. Hoạt động : 
 	1. Kiểm tra : 
H: -Muốn phòng tránh bị xâm hại, chúng ta cần chú ý những điểm nào ? 
H: - Khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, em nên làm gì ? 
 GV nhận xét bổ sung, ghi điểm .
	2.Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến những tai nạn giao thông.
 MT: HS nhận ra được những việc làm vi phạm luật giao thông của những người tham gia giao thông và nêu ra được những hậu quả của những sai phạm đó.
*KNS: Kĩ năng phân tích phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn.
+ Gợi ý và giao việc :
H. Hãy quan sát và chỉ ra những việc làm vi phạm luật giao thông trong hình 1; 2; 3 ;4 /40
H.Những việc làm ấy có thể dẫn đến hậu quả gì?
H. Theo em vì sao lại có những hiện tượng vi phạm luật giao thông như vậy ? 
- Theo dõi giúp đỡ những nhóm còn yếu, chậm 
Nhận xét chốt lại : Các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông 
+ Vỉa hè bị lấn chiếm. 
+ Người đi bộ hay đi xe không đi đúng phần đường quy định.
 + Đi xe đạp hàng 3.
 + Các xe chở hàng cồng kềnh.
Kết luận : Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ thường là do người tham gia giao thông không chấp hành đúng Luật giao thông đường bộ.
H.Vậy ta có thể làm gì để thực hiện an toàn khi tham gia giao thông?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về các biện pháp an toàn giao thông
 MT:HS nắm được một số biện pháp tích cực và cần thiết để áp dụng khi tham gia giao thông.
*KNS: Kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật GTĐB.
- Gợi ý và giao việc :
H. Hãy quan sát các hình 5, 6, 7 và cho biết nội dung các hình thể hiện những công việc gì? 
H.Nội dung các hình 5, 6, 7 thể hiện được điều gì?
H. Muốn an toàn khi tham gia giao thông ta cần phải làm gì?
H. Theo em trong điều kiện thực tế của chúng ta, các em làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông?
 * Nhận xét chốt lại vấn đề 
 Kết luận : Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông ta cần nắm vững luật giao thông và thực hiện đúng theo luật quy định
* Cho HS giới thiệu một số biển báo các em thường gặp khi giao thông.
+ Thảo luận : nhóm bàn
+ Dựa vào tranh ảnh và câu hỏi gợi ý thảo luận 
+ Các nhóm làm việc 
+ Đại diện nhóm trình bày 
+ Lớp góp ý bổ sung
+ 2HS nhắc lại kết luận 
- Hs trả lời.
+ Theo dõi gợi ý 
+ Dựa vào câu hỏi gợi ý; trao đổi cặp đôi và rút ra vấn đề 
+ Đại diện nhóm trình bày
+ Lớp góp ý bổ sung
+ Lớp trao đổi nhận xét
- 5-7 Hs giới thiệu.
3.Củng cố : Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông ta cần phải làm những gì?
 -Muốn thực hiện đi bộ đúng luật, em phải đi thế nào?
*************************************
Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012
 THỂ DỤC
HỌC ĐỘNG TÁC: VẶN MÌNH. 
TRÒ CHƠI " AI NHANH VÀ KHÉO HƠN"
 I. Mục tiêu: 
 - Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay và chân và vặn mình của bài thể dục phát triển chung.
Biết cách chơi và tham gia chơi một cách có chủ động. 
Rèn thói quen thể dục thể thao.
II. Địa điểm– phương tiện:- vệ sinh sân bãi
Còi, bóng và kẻ sân chuẩn bị chơi.
III. Hoạt động dạy học
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu.
- Chạy xung quanh sân trường
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
- Trò chơi " Trao tín gậy"
2. Phần cơ bản
a) Ôn tập 3 động tác: Vươn thở, tay và chân.
b) Học động tác vặn mình
1, Chân trái bước sang ngang,hai tay giang ngang lòng bàn tay ngửa.; 
 2, Xoay người sang trái; 
 3, Quay về nhịp 2. ; 
 4,Về TTCB
c.) Ôn 4 động tác đã học.
-Các tổ trình diễn.
c) Trò chơi vận động "Ai nhanh và khéo hơn”
- GV nêu cách chơi ,luật chơi sgv.
3. Phần kết thúc
- Đứng tại chỗ thả lỏng
- Hệ thống lại bài
- Nhận xét, giao bài tập về nhà.
- Đội hình hàng ngang
- Chạy nhẹ nhàng quanh sân 
- Cán sự điều khiển lớp tập.
- Gv điều khiển hs chơi
- Lần1 :Gv hô nhịp hs tập 
- Lần2-3:Cán sự hô lớp tập
- Gv quan sát, sửa sai
-Lần1 :Gv nêu tên, làm mẫu,giải thích.
- Hs quan sát
- Lần 2-3:GV hô nhịp hs tập 
- Lần4-5:Cán sự hô-lớp quan sát tranh tập-Gv quan sát,sửa sai.
- Cán sự hô-lớp tập.-Gv sửa sai.
- Trình diễn từng tổ. Gv nhận xét
- Gv nhắc lại cách chơi,luật chơi-Hs chơi thử1-2 lần và chơi thật.
- Quan sát, nhận xét hs chơi.
- Hs thực hiện
 x x x x x x
 x x x x x x
 X
Toán: Kiểm tra định kì lần I
( Thực hiện theo đề của tổ)
*******************************
Chính tả: Ôn tập giữa học kì I ( Tiết 2) 
I. Mục đích yêu cầu : 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc trôi chảy đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2 – 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nghe-viết đúng bài chính tả, tốc độ 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
** GDMT: Giáo dục môi trường thông qua việc lên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước (qua bài chính tả)
II. Chuẩn bị : 	GV : Bảng phụ viết sẵn bài tập 
III. Hoạt động dạy và học : 
1. Kiểm tra : Kiểm tra TĐ HTL ( khoảng 1/3 lớp)
	 KT vở chính tả và bài sửa tiết trước
2. Bài mới : - Giới thiệu bài. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài viết .
MT: HS viết đúng đẹp bài chính tả.
 GV đọc bài 
+ Nhắc một số từ ghi chú ( Cầm trịch ; canh cánh)
H.Từ nào trong bài thể hiện nỗi lòng của tác giả muốn bảo vệ, giữ gìn rừng ?(canh cánh)
H.Đoạn văn cho ta biết gì? 
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả 
a) Luyện viết từ khó :
 GV đ ... c các em biết kính trọng người lớn.
II. Chuẩn bị : GV: Viết sẵn bài tập vào bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
 	1. Kiểm tra bài cũ: Phần này kết hợp kiểm tra ở phần bài mới.
2. Dạy học bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập:
MT: HS làm được các bài tập đúng chính xác.
Bài 1: -Yêu cầu HS đọc bài tập 1 và trả lời câu hỏi:
H: Theo em những từ in đậm trong đoạn văn được dùng như thế đã chính xác chưa? Vì sao? 
- GV phát phiếu học tập yêu cầu HS làm cá nhân: Thay từ in đậm bằng từ đồng nghĩa khác cho chính xác hơn.
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV nhận xét và chốt:
 Thứ tự các từ cần thay là: bưng, mời, xoa, làm.
-Yêu cầu HS giỏi, khá giải thích lí do vì sao cần thay từ trên.
Bài 2::-Yêu cầu HS đọc bài tập 2.
-Tổ chức cho HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng, GV chốt lại:
 *Các từ trái nghĩa cần điền là: no ; chết ; bại ; đậu ; đẹp.
- HS yêu cầu HS nêu: Những từ như thế nào được gọi là từ trái nghĩa?
Bài 4: VD: Đánh bạn là không tốt.
 Lan đánh đàn rất hay.
 Mẹ em đánh xoong nồi sạch bong.
-GV yêu cầu HS trả lời: (HS khá)
H: Từ đánh ở bài tập 4 là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa? Vì sao em biết?
- HS đọc bài tập 1.
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
- HS nhận phiếu và làm bài cá nhân, 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét bài bạn.
- HS nêu lí do thay từ.
- HS đọc bài tập 2.
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét bài bạn.
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân vào vở, 1 HS khá trả lời.
- HS khác bổ sung.
3. Củng cố – Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học; tuyên dương những HS có nhiều cố gắng.
- Dặn HS chuẩn bị hai tiết sau kiểm tra.
 **************************************
Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2012
Toán: Tổng nhiều số thập phân
I.Mục tiêu:
- Biết tính tổng nhiều số thập. 
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
- Biết sử dunïg các tính chất của phép cộng các số thập phân để tính theo cách thuâïn tiện.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
 * BT 1 a, 1b, 2, 3a, 3c. HS giỏi làm các BT còn lại.
II. Chuẩn bị: GV ghi ví dụ và bài toán vào bảng phụ. Phiếu bài tập bài 2.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng bảng làm bài, HS dưới lớp làm giấy nháp:
a) Đặt tính và tính: 12,09 + 4,56 
b) Điền dấu ;= thích hợp vào chỗ chấm:
 12,34 + 12,66 . . . . 12,66 + 12,34; 56,07 + 0,09 . . . . 52,39 + 4,09 
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy – học bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tự tính tổng nhiều số thập phân.
MT: HS biết tính tổng của nhiều số thập phân.
- GV gắn ví dụ a lên bảng, yêu cầu HS đọc.
- Yêu cầu HS xác định cái đã cho cái phải tìm.
- Yêu cầu HS nêu phép tính giải bài toán để có phép cộng nhiều số thập phân.
- Yêu cầu HS theo nhóm 2 em tìm cách thực hiện phép cộng. 
- GV theo dõi HS và nhắc nhở thêm (nếu HS còn lúng túng GV có thể gợi ý các em làm tương tự như tổng 2 số thập phân).
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, GV nhận xét và chốt cách làm:
Ta phải tính : 27,5 + 36,75 + 14,5 = ?
 27,5 
 + 36,75 
 14,5 
 78,75
-GV hướng dẫn HS tương tự nêu bài toán rồi tự giải và sửa bài.
-GV nhận xét chốt lại:
Bài giải 
 Chu vi của hình tam giác là:
8,7 + 6,25 + 10 = 24,95(dm)
Đáp số : 24,95dm
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành.
MT:HS làm được các bài tập đúng, chính xác.
Bài 1: a, b (các ý còn lại HS khá, giỏi làm tại lớp, HS khác không làm kịp thì về nhà làm)
-Yêu cầu HS đọc xác định yêu cầu và tự làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng nêu cách làm.
-Nhận xét chốt lại:
Bài 2: GV phát phiếu bài tập.
-Gọi HS đọc xác định yêu cầu và tự làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng.
-GV chốt lại và yêu cầu HS nêu phần nhận xét.
Nhận xét: Phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại. (a + b) + c = a + (b + c)
Bài 3: a, c (các ý còn lại HS khá, giỏi làm tại lớp, HS khác không làm kịp thì về nhà làm)
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu đề bài.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- GV theo dõi nhắc nhở HS còn lúng túng.
- GV nhận xét chốt lại cách làm.
 - Nếu HS trung bình có thể làm đến bài a; b. HS giỏi có thể làm hết và nêu cách làm.
- HS đọc ví dụ.
- Tìm hiểu bài toán.
- HS nêu phép tính giải bài toán.
- HS theo nhóm 2 em tìm cách thực hiện phép cộng. 
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Làm tương tự ví dụ trên.
-HS đọc xác định yêu cầu và tự làm bài.
-HS nhận xét bài bạn, nêu cách làm.
HS đọc bài tập và xác định yêu cầu.
-HS làm bài, 2 em lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn và nêu phần nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu đề bài.
- HS làm bài vào vở, nối tiếp lên bảng làm.
- Sửa bài bạn trên bảng và kết hợp nêu cách làm.
- HS nêu cách cộng nhiều số thập phân.
3. Củng cố - Dặn dò: 
-Yêu cầu HS nêu cách cộng nhiều số thập phân.
-Dặn HS về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo.
Bài tập luyện thêm dành cho HS giỏi
************************************
Kể chuyện: Ôn tập giữa kì I ( Tiết 7)
I. Mục đích yêu cầu:	
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài văn.
II. Hoạt động kiểm tra:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ và HTL
MT: HS đọc trôi chảy , phát âm rõ, biết ngắt nghỉ sau các dấu câu giữa các cụm từ , đọc thể hiện đúng nội dung văn bản các bài tập đọc đã học từ đầu HKI .
+ Hướng dẫn hình thức kểm tra :
- Mỗi HS được lên bốc thăm chọn bài, sau đó đựơc xem lại bài khoảng 1-2 phút
- Lên đọc trong SGK hoặc ĐTL ( theo chỉ định trong phiếu)
- HS trả lời một câu hỏivề đoạn vừa đọc
+ GV sắp xếp cho HS vừa bốc thăm vừa thi cho khoa học và không mất nhiều thời gian
+ Kiểm tra 1/4 số HS trong lớp
 * Nhận xét động viên nhắc nhở những HS chưa đạt yêu cầu về nhà tự ôn tập ; tiết sau kiểm tra lại
Hoạt động 2: 
 Giáo viên thông báo kết quả chung và nhận xét chung về kĩ năng đọc của cả lớp giữa học kỳ 1.
+ Theo dõi hướng dẫn kiểm tra 
+ Lần lượt từng HS lên bốc thăm rồi về chỗ chuẩn bị
+ Tiến hành lên thi
********************************
Tập làm văn: Ôn tập giữa kì I ( Tiết 8) 
Kiểm tra viết
Thực hiện theo đề của tổ
**********************************
Kĩ thuật: Bày dọn bữa ăn trong gia đình 
I. Mục tiêu: HS cần phải:
 - Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
 - Biết liên hệ với việc bày dọn bữa ăn ở trong gia đình.
 - Giáo dục ý thức yêu lao động.
II. Các hoạt động dạy và học
	1. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ tiết học.
 H: - Nêu cách luộc rau?
	2. Bài mới: Giới thiệu bài- ghi đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1:Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
MT: HS biết cách trình bày, dọn bữa ăn ở gia đình hấp dẫn, thuận tiện và hợp vệ sinh.
*Cách tiến hành.
- Học sinh quan sát hình a, b trang 42.
H: - Dựa vào hình trên, hãy mô tả cách bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn trong gia đình?
(Sắp đủ dụng cụ như bát ăn cơm, đũacho tất cả mọi người trong gia đình.)
- Dùng khăn sạch lau khô.
- Sắp xếp các món ăn cho đẹp mắt, thuận tiện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn.
MT:Giúp học sinh biết thu dọn như thế nào?
-Yêu cầu Hs thảo luận nhóm bàn về cách thu dọn sau bữa ăn.
- Dồn thức ăn thừa
-Xếp dụng cụ ăn uống theo từng loại.
-Lau bàn, xếp gọn ghé ngồi..
H-Ở gia đình em, em đã bày, dọn bữa ăn như thế nào?
-Cho HS liên hệ nhận xét – Kết luận.
- HS đọc ghi nhớ SGK / 43.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diêïn nhóm trả lời.
- Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh thảo luận nhóm.
-Đại diêïn nhóm trả lời.
-Lớp nhận xét bổ sung.
- HS liên hệ.
- Vài Hs đọc ghi nhớ.
3. Củng cố: Mô tả cách bày thức ăn? Sau bữa ăn ta sẽ thu dọn như thế nào?
4. Dặn dò: Học bài thực hành tại gia đình. Chuẩn bị bài sau
SINH HOẠT TẬP THỂ: 
I. Mục tiêu: - Đánh giá hoạt động tuần qua nhằm giúp hs nhận ra ưu, khuyết điểm để từ đó khắc phục khuyết điểm và phát huy những ưu điểm.
 - Phương hướng tuần 11.
II. Hoạt động trên lớp: 
Gv đánh giá lại tình hình hoạt động của lớp.
Ưu điểm: Hs đi học đúng giờ. ý thức học bài tốt. Vệ sinh lớp học, vệ sinh khu vực sạch sẽ.
 Các bạn trong lớp đã được chia theo đối tượng để phù hợp với việc học. 
Đã thi KSĐK lần 1 hai môn Toán và Tiếng Việt
Tồn tại: Một số bạn ý thức tự giác còn thấp.Công tác tự quản chưa cao.
Một số bạn còn rụt rè trong học tập, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến.
 III. Phương hướng tuần tới: 
Học chương trình tuần 11. 
Tiếp tục làm tốt các khu vực vệ sinh được giao. 
 Chấp hành tốt các nội quy nhà trường đề ra. 
 ------------------------------------------------
Ôn luyện Toán: Cộng số thập phân
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết cộng thành thạo số thập phân.
- Giải các bài toán có liên quan đến cộng số thập phân.
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Phần 1: Ôn cách cộng 2 số thập phân
- Cho HS nêu cách cộng 2 số thập phân
Phần 2: Thực hành 
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính :
a) 65,72 + 34,8	b) 284 + 1,347
c) 0,897 + 34,5	d) 5,41 + 42,7
- HS đặt tính từng phép tính 
- GV kiểm tra hoặc đổi vở để KT với bạn
- HS tính 
- Gọi HS nêu KQ 
Bài tập 2: Tìm x
a) x - 13,7 = 0,896	
 b) x - 3,08 = 1,72 + 32,6
Bài tập 3 
Thùng thứ nhất có 28,6 lít dầu, thùng thứ hai có 25,4 lít dầu. Thùng thứ ba có số dầu bằng trung bình cộng số dầu ở 2 thùng kia. Hỏi cả 3 thùng có bao nhiêu lít dầu? 
Bài tập 4: (HSKG)
Cho 2 số có hiệu là 26,4. Số bé là 16. Tìm số lớn
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu cách cộng 2 số thập phân
- HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- HS làm các bài tập
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
Đáp án :
a) 100,52 b) 285,347
c) 35,397 d) 48,11
Lời giải :
a) x - 13,7 = 0,896	
 x = 0,896 + 13,7
 x = 14,596
b) x - 3,08 = 1,72 + 32,6
 x – 3,08 = 34,32
 x = 34,32 + 3,08 
 x = 37,4
Bài giải :
Thùng thứ ba có số lít dầu là:
 (28,6 + 25,4) : 2 = 27 (lít)
Cả 3 thùng có số lít dầu là:
 28,6 + 25,4 + 27 = 81 (lít)
 Đáp số: 81 lít. 
Bài giải :
 Giá trị của số lớn là :
 26,4 + 16 = 42,4
 Đáp số : 42,4
- HS lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 5 tuan 10 2 buoi tren ngay.doc