Giáo án khối 5 - Tuần 21 - Nguyễn Viết Tuấn

Giáo án khối 5 - Tuần 21 - Nguyễn Viết Tuấn

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phấn biệt giọng các nhân vật.

- Hiểu ya nghĩa: Ca ngợi Dương Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi của đất nước.

- Có kĩ năng tự nhận rhức; tư duy sáng tạo.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc( SGK)

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 21 - Nguyễn Viết Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
Tập đọc
Trí dũng song toàn
A. Mục đích yêu cầu
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phấn biệt giọng các nhân vật.
- Hiểu ya nghĩa: Ca ngợi Dương Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi của đất nước.
- Có kĩ năng tự nhận rhức; tư duy sáng tạo.
B. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc( SGK)
C. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra: Đọc bài Nhà tài trợp đặc biệt của Cách mạng và TLCH
III. Dạy bài mới
Hoạt động1: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 2 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi học sinh đọc
- Cho học sinh quan sát tranh
- Đọc tiếp nối đoạn (4 đoạn)
- GV kết hợp sửa lỗi, giúp học sinh hiểu nghĩa từ
- Luyện đọc theo cặp
- Gọi học sinh đọc lại toàn bài
- Giáo viên đọc diễn cảm
b) Tìm hiểu bài
- Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?
- Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
- Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
c) Đọc diễn cảm
- Gọi học sinh đọc phân vai (5 em)
- Luyện đọc diễn cảm đoạn: Chờ rất lâumang lễ vật sang cúng giỗ
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm
- Nhận xét và bổ sung
 Hoạt động3: Hoạt động nối tiếp
- Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Hát
- Vài em đọc và trả lời câu hỏi
- Học sinh lắng nghe
- Hai học sinh tiếp nối đọc bài
- Học sinh quan sát
- Học sinh tiếp nối đọc đoạn (3 lượt)
- Luyện đọc trong cặp
- Học sinh đọc toàn bài
- Học sinh lắng nghe
- Sứ thần Giang Văn Minh vờ khóc than để vua Minh mắc mưu và phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng
- Vua Minh đã mắc mưulại thấy Giang Văn Minh không chịu nhún nhường nên giận quá sai người ám hại Giang Văn Minh
- Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuấtdũng cảm không sợ chết dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc
- 5 học sinh đọc bài theo cách phân vai
- Học sinh tiếp nối luyện đọc đoạn từng tốp ba em
- Thi đọc diễn cảm đoạn
- Vài em nhắc lại ý nghĩa
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
 .
Toán
luyện tập về tính diện tích 
A. Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố kỹ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học
- Có ý thức luyện tập tốt
B. đồ dùng dạy học: 
- Gv: Bảng phụ 
c. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- Cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác?
3. Bài mới: Giới thiệu
Hoạt Động 1: Giới thiệu cách tính diện tích hình đã cho trong SGK
Thông qua ví dụ nêu trong sgk để hình thành quy trình tính:
Hoạt Động 2: Thực hành 
 Bài 1
Treo bảng phụ
Hướng dẫn HS
Bài 2
 Gọi 1 HS lên bảng giải bài
- 3 em lên bảng, HS khác theo dõi, nhận xét
- Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc ( các phần nhỏ) có thể tính được diện tích
- Xác định kích thước của các hình mới tạo thành
- Tính diện tích của từng phần nhỏ từ đó suy ra diện tích của toàn bộ
- 1 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét
- 1 em lên bảng, lớp làm vào vở
- HS khác nhận xét
Hoạt động 3 : Hoạt động nối tiếp:
- Hệ thống lại bài
- Nhận xét tiết học
- Nhắc HS về ôn bài, chuẩn bị tiết sau: Luyện tập tính diện tích ( tiếp theo)
 .
Chính tả (nghe-viết)
Trí dũng song toàn
A. Mục đích yêu cầu
- Viết đúng bài Chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được các BT chính tả trong bài.
B. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra: Viết những từ co chứa âm đầu r, d, gi hoặc âm chính o, ô
III. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Nêu MĐYC của giờ học
Hoạt động 2. Hướng dẫn nghe, viết
- GV đọc mẫu bài viết và đặt câu hỏi nội dung: 
- Đoạn văn kể điều gì?
- Nhắc nhở HS chú ý cách trình bày đoạn văn và những chữ khó cần lưu ý
- Cho HS gấp SGK, lấy vở để viết bài
- GV đọc cho HS viết
- Đọc soát lỗi
- Thu vở, chấm và chữa
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bài độc lập
- Gọi HS trình bày kết quả
- Nhận xét và chốt lời giải
Bài tập 3:
- GV nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài
- Tổ chức cho HS tiếp nối nhau thi tiếp sức theo 3 nhóm trên bảng
- Nhận xét kết quả bài làm
- Gọi HS nêu nội dung bài thơ và tính khôi hài của mẩu chuyện
 Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Tiếp tục viết lại các lỗi chính tả cho đúng
- Hát
- Vài em lên bảng viết
- HS lắng nghe
- HS mở SGK và theo dõi
- Giang Văn Minh khẳng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu ông và ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ
- HS đọc thầm lại đoạn văn và ghi nhớ cách trình bày, các lỗi chính tả
- HS viết bài
- HS tráo vở soát lỗi
- Thu vở để chấm
- HS tráo vở đối chiếu để chữa lỗi
- HS đọc yêu cầu và làm bài tập
- HS tiếp nối đọc kết quả
- Giữ lại để dùng về sau: Dành dụm, để dành
- Biết rõ, thành thạo: Rành, rành rẽ
- Đồ đựng đan bằng tre, nứa, đáy phẳng, thành cao: Cái giành
- HS đọc yều cầu và làm bài tập
- HS các nhóm tiếp nối nhau lên bảng tiếp sức
- Nhận xét và bổ sung
- HS lắng nghe và thực hiện
đạo đức:
Uỷ ban nhân dân xã (phường) em
I - Mục tiêu
Sau khi học bài này, HS::
-Bước đầu biết vai trò quan trọng của UBND xã ( phường) đối với cộng đồng
II – Tài liệu và phương tiện
 ảnh trong bài phóng to
III- Các hoạt động dạy – học 
Tiết 1
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Đến uỷ ban nhân dân phường
* Mục tiêu: HS biết một số công việc của UBND xã (phường) và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND xã (phường).
* Cách tiến hành
1. Gv mời 1-2 HS đọc truyện trong SGK.
2. Thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
- Bố Nga đến UBND phường để làm gì?
- UBND phường làm các công việc gì?
- UBND xã (phường) có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND ?
3. GV kết luận: UBND xã (phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương. Vì vậy, mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ Uỷ ban hoàn thành công việc.
4. GV mời 1- 2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
* Mục tiêu: HS biết một số việc làm của UBND xã (phường).
 * Cách tiến hành
1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các HS.
2. HS thảo luận nhóm.
3. Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. Cả lớp trao đổi ý kiến, bổ sung.
4. GV kết luận: 
UBND xã (phường) làm các việc: b, c, d, đ, e, h, i.
Hoạt động 3:Làm bài tập 3, SGK
* Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã (phường).
* Cách tiến hành
1. GV giao nhiệm vụ cho HS
2. HS làm việc cá nhân.
3. GV gọi một số HS lên trình bày ý kiến.
4. GV kết luận:
- (b), (c) là hành vi, việc làm đúng.
- (a) là hành vi không nên làm.
Hoạt động tiếp nối
Tìm hiểu về UBND xã (phường) tại nơi mình ở; các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã (phường) đã làm.
Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2011
Luyện từ và câu
 Mở rộng vốn từ: Công dân
A. Mục đích yêu cầu:
- Làm được BT 1;2.
- Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của BT 3.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra: Làm miệng các bài tập 1, 2, 3 tiết trước
III. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Nêu MĐYC giờ học
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Cho học sinh trao đổi cặp làm bài
- Gọi học sinh lên bảng thi tiếp sức
- Nhận xét và bổ xung
Bài tập 2 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Cho học sinh làm bài cá nhân
- Cho học sinh lên bảng chữa
- Nhận xét và bổ sung
Bài tập 3 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên giải thích cho học sinh nắm vững yêu cầu đề bài
- Gọi học sinh làm mẫu
- Cho học sinh viết bài vào vở
- Gọi học sinh tiếp nối đọc đoạn văn của mình
- Nhận xét và bổ sung
 Hoạt động3 : Hoạt động nối tiếp :
- Nhận xét đánh giá giờ học
- Đọc trước và chuẩn bị bài giờ sau
- Hát
- Vài học sinh làm bài
- Học sinh lắng nghe
- Hai học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh trao đổi cặp và trình bày
- Nghĩa vụ, quyền, ý thức, bổn phận, trách nhiệm, danh dự ( công dân ). ( Công dân ) gương mẫu, danh dự
- Học sinh đọc yêu cầu và làm bài:
1 nối với 2
2 nối với 3
3 nối với 1
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh lắng nghe
- Hai học sinh khá làm mẫu
- Học sinh thực hành viết bài vào vở
- Học sinh tiếp nối đọc đoạn văn
- Nhận xét và bổ sung
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
 .
Toán
Tiết 102: luyện tập về tính diện tích (tiếp theo) 
A. Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố kỹ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang
- HS có khả năng tưởng tượng hình học không gian
- Có ý thức luyện tập tốt
B. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- Cách tính diện tích hình tam giác, hình thang?
3. Bài mới: Giới thiệu
Hoạt động 1: Giới thiệu cách tính
Thông qua ví dụ nêu trong sgk để hình thành quy trình tính:
Hoạt động 2: Thực hành 
 Bài 1:
- Hướng dẫn: chia mảnh đất thành các hình phù hợp, tính diện tích từng hình sau đó cộng tổng diện tích các hình để được diện tích mảnh đất.
- Cho HS tự làm vào vở. Gọi 1 HS ghi bài giải lên bảng
- Cho HS khác nhận xét
- Kết luận
Bài 2 Hướng dẫn tương tự như bài 1
2 em lên bảng trả lời, HS khác theo dõi, nhận xét
- chia hình thành 1 hình tam giác và 1 hình thang
- Đo cáckhoảng cách trên mặt đất hoặc thu thập số liệu đã cho
- Tính diện tích của từng phần nhỏ
=> Diện tích toàn bộ mảnh đất
- HS thực hiện.
 Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp:
- Hệ thống lại cách tính diện tích của 1 hình
- Nhận xét tiết học
- Nhắc HS về ôn bài, chuẩn bị tiết sau: Luyện tập chung
 .
Kể chuyện
:Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
A. Mục đích yêu cầu
- Kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử – văn hoá hoạc một việc làmthể hiện ý thúc chấp hành luật lệ giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện sự biết ơn thương binh liệt sĩ.
B. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh phản ánh các hoạt động
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra : kể lại câu chuyện nói về tấm gương sống và làm việc theo pháp luật
III. Dạy bài mới
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài : nêu MĐYC giờ học
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề bài
- Gọi học sinh đọc đề
- Giáo viên gạch chân dưới những từ  ... việc vệ sinh phòng bệnh.
a)Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống
- HS đọc nội dung mục 2a (SGK) và HS kể tên các dụng cụ cho gà ăn, uống và nêu cách vệ sinh dụng cụ ăn, uống cho gà.
- Nhận xét, giảI thích – minh hoạ một số ý sau:
+ Dụng cụ ăn, uống của gà bao gồm máng ăn, máng uống. Thức ăn, nước uống của gà được cho vào máng để đảm bảo vệ sinh và tránh bị rơi vãi.
+ Thức ăn, nước uống của gà được đựng trực tiếp trong máng nên máng ăn, máng uống cần được cọ rửa thường xuyên để làm sạch vi trùng và các chất bẩn trong đó. Nếu không cọ rửa máng sạch sẽ thì vi trùng và những chất bẩn đọng trong máng sẽ theo thức ăn sẽ thức ăn vào cơ thể và gây bệnh đường tiêu hoá, bệnh giun sán cho gà.
- Tóm tắt nội dung cách vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống:
+ Hằng ngày phải thay nước uống trong máng và cọ rửa máng để nước trong máng luôn trong sạch .
+ Sau một ngày, nếu thức ăn của gà còn trong máng, cần vét sạch để cho thức ăn mới vào. Không để thức ăn lâu ngày trong máng.
b) Vệ sinh chuồng nuôi
- Gọi HS nhắc lại tác dụng của chuồng nuôi gà 
- HS nhớ lại và nêu tác dụng của không khí đối với đời sống động vật (môn Khoa học lớp 4). Từ đó yêu cầu HS nêu tác dụng của việc vệ sinh chuồng nuôi(giữ cho không khí chuồng nuôi luôn trong sạch và tiêu diệt các vi trùng gây bệnh có trong không khí).
- Nêu vấn đề: Nếu như không thường xuyên làm vệ sinh chuồng nuôi thì không khí trong chuồng nuôi sẽ như thế nào?
-	HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi. (Trong phân gà có nhiều khí độc. Nếu không được dọn dẹp thường xuyên, phân gà sẽ làm cho không khí tỏng chuồng nuôi bị ô nhiễm. Gà hít thở phải không khí ô nhiễm dễ bị mắc bệnh về hô hấp).
ở những nơi có nuôi gà, 
HS so sánh cách v ệ sinh chuồng nuôi ở gia đình hoặc địa phương với cách vệ sinh chuồng nuôi nêu trong SGK.
- Nhận xét và nêu tóm tắt tác dụng, cách vệ sinh chuồng nuôi gà theo nội dung SGK.
c) Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà
- GV giải thích qua để HS hiểu được thế nào là dịch bệnh: Dịch bệnh là những bệnh do vi sinh vật g ây ra và có khả năng lây lan rất nhanh. Gà bị dịch bệnh thừơng bị chết nhiều (ví dụ bệnh Niu-cát-xơn, bệnh cúm gia cầm H5N1).
_ Yêu cầu HS đọc nội dung mục 2c và quan sát hình 2 (SGK) để nêu tác dụng của việc tiêm, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét và tóm tắt tác dụng của việc nhỏ thuốc, tiêm phòng bệnh cho gà.
Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập.
- Dựa vào mục tiêu, nội dung chính kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết qủa học tập của HS.
GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh gía kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
Hoạt động4: nhận xét – dặn dò
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
Thứ sáu ngày 14 tháng 1năm 2011
Tập làm văn
Trả bài văn tả người
A. Mục đích yêu cầu
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người
- Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi
- Viết lại được một đoạn văn cho hay hơn
B. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi đề, ghi một số lỗi điển hình
C. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra: Trình bày lại chương trình hoạt động đã lập trong tiết trước
III. Dạy bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
Hoạt động 2. Nhận xét kết quả bài viết của học sinh
- Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn 3 đề bài của tiết kiểm tra trước
a) Nhận xét chung về kết quả bài viết
- Xác định đúng đề bài( Tả một ca sĩ đang biểu diễn, một nghệ sĩ hài em yêu thích, tả lại một nhân vật trong một truyện em đã đọc theo tưởng tượng)
- Bố cục đầy đủ, hợp lí; ý đủ, phong phú; diễn đạt mạch lạc
b) Thông báo điểm số cụ thể
Hoạt động 3. Hướng dẫn chữa bài
- Giáo viên trả bài cho học sinh
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung
- Giáo viên chỉ ra những lỗi cần thiết đã viết trên bảng phụ
- Gọi học sinh lần lượt chữa từng lỗi
- Giáo viên nhận xét và chữa lại 
b) Hướng dẫn sửa lỗi trong bài
- Giáo viên cho học sinh tự sửa lỗi và theo dõi kiểm tra học sinh làm việc
c) Hướng dẫn đọc những đoạn, bài văn hay
- GV đọc cho học sinh nghe
d) Chọn viết lại một đoạn cho hay hơn
- Gọi học sinh đọc lại đoạn vừa viết
Hoạt động 3 Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét giờ học
- Tiếp tục viết lại để có bài văn hay hơn và chuẩn bị cho bài sau
- Hát
- Vài học sinh trình bày
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh theo dõi và đọc thầm đề văn
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh nhận bài 
- Học sinh tiếp nối lên bảng chữa bài
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc lời nhận xét của cô và tự sửa lỗi 
- Học sinh lắng nghe và trao đổi để tìm ra cái hay và rút kinh nghiệm cho mình
- Thực hành viết một đoạn văn
- Vài học sinh đọc bài
- Học sinh lắng nghe và thực hiện
 .
Khoa học
Bài 42- 43
 Sử dụng năng lượng chất đốt
Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
	- Kể tên một số loại chất đốt.
	- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và ssản xuất: sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ. khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy.
- Biết cách tìm, xử lí, trình bày thông tin vềviêckj sử dụng năng lượng chất đốt
- Biết bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và ẳ dụng chất đốt.
đồ dùng dạy – học
- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt
- Hình và thông tin trang 86, 87, 88, 89 SGK. 
Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: kể tên một số loại chất đốt
* Cách tiến hành:
Gv đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng. Trong đó, chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể lỏng, chất đốt nào ở thể khí?
Hoạt động 2: quan sát và thảo luận 
* Mục tiêu: HS kể tên và nêu được công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm( Cặp) 
GV có thể phân công mỗi nhóm chuẩn bị một loại chất đốt (rắn, lỏng, khí) theo các câu hỏi:
1. Sử dụng các chất đốt rắn
- Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi (củi, tre, rơm, ra,)
- Than đá được sử dụng trong những việc gì? ở nước taq, than đá được khai thác chủ yêu ở đâu? (Than đá được sử dụng để chạy máy của nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ; dùng trong sinh hoạt: đun nấu, sưởi,
ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở các mỏ than thuộc tỉnh Quảng Ninh).
2. sử dụng các chất đốt lỏng
- Kể tên các loại chất đốt lỏng mà bạn biết, chúng thường được dùng để làm gì?
- ở nước ta, dầu mỏ được khai thác ở đâu? (Dầu mỏ ở nước ta được khai thác ở Vũng Tàu)
- Đọc thông tin, quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong hoạt động thực hành.
3.Sử dụng các chất đốt khí 
- Có những loại khí đốt nào? (khí tự nhiên, khí sinh học)
- Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
(ủ chất thải, mùn, rác, phân gia súc. Khí thoát ra được theo đường ống dẫn vào bếp).
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Từng nhóm trình bày, sử dụng tranh ảnh đã chuẩn bị trước và trong SGK để minh hoạ.
- GV cung cấp thêm: Để sử dụng được khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga.
Hoạt động 3: thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt
các loại chất đốt.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm ( Cặp) 
Các nhóm thảo luận (HS dựa vào SGK; các tranh ảnh, đã chuẩn bị và liên hệ với thực tế ở địa phương, gia đình HS) theo các câu hỏi gợi ý:
- Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?
- Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không? Tại sao?
(Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, môi trừơng. Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. HIện nay, các nguồn năng lượng này đang có nguy cơ bị cạn kiệt do việc sử dụng của con người. Con người đang tìm cách khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời, nước chảy,)
- Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng?
- Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn.
- Gia đình bạn sử dụng loại chất đốt gì để đun nấu?
- Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt.
- Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Từng nhóm trình bày kết qủa và thảo luận chung cả lớp.
 Lưu ý: GV phân công một số nhóm chuẩn bị nội dung “sử dụng an toàn”; và một số nhóm chuẩn bị nọi dung “sử dụng tiết kiệm” . Sau đó, GV cho HS trình bày trước lớp. Có thể thực hiện hoạt động 1, 2 ở tiết thứ nhất, hoạt động 3 ở tiết thứ 2.
Toán
Tiết 105
 Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
A. Mục tiêu: 
 Giúp HS :
- Có biểu tượng về diện tích xq và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
B. Đồ dùng dạy và học
GV: Hình hộp chữ nhật khai triển, 2 bảng phụ vẽ sẵn các hình khai triển
HS: 
c. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: 
- Đặc điểm của hình hộp chữ nhật?
3. Bài mới: Giới thiệu
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hình thành khái niệm, cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
- mô tả về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật rồi nêu như trong sgk
- Nêu bài toán. Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 5 cm, chiều cao 4cm. Tính diện tích xung quanh?
- Nhận xét, kết luận
- Nhận xét, kết luận
- Nêu cách làm tương tự để hình thành biểu tượng và quy tắc tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
- Đánh giá nêu lời giải bài toán
Hoạt động 2: Thực hành 
 Bài 1: Yêu cầu HS đọc và tự làm bài.
- Mời 1 Hs lên bảng làm bài
- Nhận xét
- Hướng dẫn HS tìm cách giả.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét.
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS làm bài sau đó dọc kết quả.
- Nhận xét
- Trả lời
- Quan sát mô hình trực quan, chỉ ra các mặt xung quanh
- Nêu hướng giải và giải bài toán
- Quan sát hình khai triển, nhận xét để đưa ra cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật
- Giải bài toán cụ thể
- 1 HS lên bảng làm
- Vận dụng trực tiếp công thức
- 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét.
- HS làm bài và đọc kết quả.
Hoạt động 3 : Hoạt động nối tiếp:
- Nhấn mạnh cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật 
- Nhận xét tiết học
- chuẩn bị tiết sau: Luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21(4).doc