Giáo án khối 5 - Tuần 32

Giáo án khối 5 - Tuần 32

I. Mục tiêu:

 - HS đọc lưu loát, đọc diễn cảm bài văn.

 - Ý nghĩa: Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1049Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2011
Tập đọc
út vịnh
I. Mục tiêu: 
	- HS đọc lưu loát, đọc diễn cảm bài văn.	
	- ý nghĩa: Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS nối tiếp đọc bài “Bầm ơi”
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Hướng dẫn luyện đọc. rèn đọc đúng và giải nghĩa từ.
- GVđọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài:
- Đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
- út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
- Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì?
- út Vịnh đã làm gì để cứu hai em nhỏ?
- Em học tập được ở út Vịnh điều gì?
- Nêu ý nghĩa.
c) Luyện đọc diễn cảm.
- HS đọc nối tiếp.
- GVđọc mẫu.
- GV tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.
- GVnhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nội dung bài.
- Liên hệ - nhận xét.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 4 HS đọc nối tiếp, rèn đọc đúng và đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 HS đọc trước lớp.
- HS theo dõi.
- Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo 
- Vịnh đã tham gia phong trào “Em yêu đường sắt quê em”; nhận việc thuyết phục Sơn, một bạn thường hay 
-  thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền trên đường tàu.
- Vịnh lao ra khỏi nhà  mép ruộng.
-  tôn trọng luật giao thông, dũng cảm cứu các em nhỏ.
- HS nối tiếp nêu.
- 4 HS theo dõi.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
	- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia, viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân; tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
	- Kĩ năng làm tính nhanh, đúng.
	- HS chăm chỉ làm bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS làm bài tập 4 trang 
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- HS làm cá nhân.
- GVchấm, chữa.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm cá nhân.
- GVnhận xét, đánh giá.
Bài 3: 
- Hướng dẫn HS trao đổi cặp.
- GVnhận xét, đánh giá.
Bài 4: 
- HS làm cá nhân.
- GVchấm, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nội dung bài.
- Liên hệ - nhận xét.
- HS làm bài tập.
- HS làm cá nhân, chữa bảng.
a) 	16:
- HS làm cá nhân, đổi vở soát lỗi.
a) 3,5 : 0,1 = 35	8,4 : 0,01 = 840
 7,2 : 0,01 = 720	6,2 : 0,1 = 62
b) 12 : 0,5 = 24	20 : 0,25 = 80
 11 : 0,25 = 44	24 : 0,5 = 48
- HS trao đổi.
- Trình bày, nhận xét.
1 : 2 = 	7 : 4 = 
- HS làm đổi vở soát lỗi.
ý D đúng
_______________________________________
Khoa học
Tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
	- Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên.
	- Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
	- Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu khái niệm về môi trường?
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Nội dung:
 a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
- Bước 1: GVcho HS hoạt động nhóm.
1. Tài nguyên thiên nhiên là gì?
2. Kể tên một số tài nguyên mà em biết. Trong các tài nguyên đó, tài nguyên nào được thể hiện trong các hình trong SGK?
- GV gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố - dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- HS làm việc theo nhóm.
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải sẵn có trong môi trường tự nhiên. Con người khai thác, sử dụng chung cho lợi ích bản thân và cộng đồng.
- HS quan sát các hình trang 130, 131 SGK.
+ Hình 1:
a) Tài nguyên thiên nhiên: gió, nước, dầu mỏ.
b) Công dụng: gió để chạy máy phát điện, nước để cung cấp cho con người, động, thực vật.
+ Hình 2: 
a) Tài nguyên thiên nhiên: Mặt trời, thực vật, động vật.
b) Công dụng: Cung cấp ánh sáng và nhiệt cho sự sống trên trái đất, tạo ra chuỗi thức ăn trong tự nhiên, duy trì sự sống trên trái đất.
+ Hình 3: Dầu mỏ.
- Công dụng: chế tạo ra xăng, dầu hoả, dầu nhờn, nước hoam thuốc nhuộm.
+ Hình 4: Vàng.
- Công dụng: Làm đồ trang sức, 
+ Hình 5: Đất: Là môi trường sống của động và thực vật, con người. 
+ Hình 6: Cung cấp nhiên liệu cho đời sống và cho các nhà máy.
+ Hình 7: Nước cung cấp cho môi trường sống của động vậ và con người.
- Nhóm trưởng lên trình bày kết quả.
Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2011
Thể dục
Môn thể thao tự chọn
Trò chơi: “lăn bóng bằng tay”
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
	- Ôn phát cầu và chuyền cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng 2 tay, bằng 1 tay. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác.
	- Chơi trò chơi “Lăn bóng bằng tay”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm và phương tiện:
	- Sân bãi.	
	- Còi, cầu, bóng rổ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Phần mở đầu: 6- 10 phút.
- GVphổ biến nội dung bài học: 1 phút
- GV hướng dẫn HS khởi động, ôn bài.
2. Phần cơ bản:
a) Môn thể thao tự chọn: 14- 16 phút
- Đá cầu: 14- 16 phút.
+ Ôn đá cầu bằng mu bàn chân: 7- 8 phút.
+ Truyền cầu bằng mu bàn chân theo nhóm 2- 3 người: 7- 8 phút.
- GVquan sát uốn nắn.
b) Trò chơi “Lăn bóng” 5- 6 phút
- GV hướng dẫn cách chơi, quan sát, nhận xét.
3. Phần kết thúc:
- GVhệ thống bài: 1- 2 phút
- Một số động tác hồi tĩnh: 1- 2 phút
- GVnhận xét đánh giá giờ học.
- GVgiao bài về nhà.
- Chạy nhẹ nhàng.
- Xoay các khớp tay, chân, gối: 1- 2 phút.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy: 1- 2 phút.
- HS tập theo 2 hàng ngang phát cầu cho nhau.
- HS tập theo nhóm.
- HS chơi theo đội hình đã chuẩn bị.
_____________________________________
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)
I. Mục tiêu:
	1. Tiếp tục luyện tập sử dụng đúng dấu phảy trong bài văn viết.
	2. Thông qua việc dùng dấu phảy, nhớ được các tác dụng của dấu phảy.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bút dạ, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu tác dụng của dấu phẩy đã học
- Nhận xét, cho điểm.	
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 
- GVgọi 1 HS đọc bức thư đầu, trả lời.
+ Bức thư đầu là của ai?
- Kiểm tra và gọi 1 HS đọc bức thư thứ 2, trả lời.
+ Bức thư thứ hai là của ai?
- GVvà cả lớp nhận xét.
Bài 2: 
- GV phát phiếu cho HS.
1. Vào giờ ra chơi, sân trường rất nhộn nhịp.
2. Lớp 5A, lớp 5B chơi nhảy dây.
3. Các trò chơi diễn ra rất nhộn nhịp, tấp nập.
4. Ngoài sân, các bạn nam kéo co rất hào hứng.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà.
- HS nêu.
- HS đọc yêu cầu bài 1.
+ Là của anh chàng đang tập viết văn.
+ Bức thư thứ hai là thư trả lời của Bớc-na Lô.
- HS đọc thầm lại mẩu chuyện vui để điền dấu chấm và dấu phảy vào chỗ thích hợp trong 2 bức thư.
- HS dọc phần bài làm của mình. 
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Trao đổi trong nhóm về tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn.
- Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN.
- Ngăn cách giữa 2 chủ ngữ.
- Ngăn cách giữa 2 vị ngữ.
- Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN.
_____________________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
	- Tìm tỉ số % của 2 số ; thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số %.
	- Giải bài toán liên quan đến tỉ số %.
II. Đồ dùng dạy học:
	- SGK, SGV Toán 5.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung:
Bài 1:
- GVcho HS bài rồi chữa bài.
- GVlưu ý tỉ số % chỉ lấy 2 chữ số ở phần thập phân.
Bài 2: 
- Hướng dẫn HS tính rồi đọc miệng kết quả.
- GVnhận xét chữa bài.
Bài 3: 
- GVgọi HS chữa bài.
- GVnhận xét chữa bài.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS chữa bài trên bảng.
- GV chấm vở.
- Nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Giao bài về nhà.
- HS nêu.
a) 2 : 5 = 40%	c) 3,2 : 4 = 80%
b) 2 : 3 = 66,66%	d) 7,2 : 3,2 = 225%
- HS tính rồi đọc kết quả.
- HS đọc toán, tóm tắt rồi giải.
a) Tỉ số % của diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là:
480 : 320 = 1,5 = 150%
b) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là:
320 : 480 = 0,6666 = 66,66%
 Đáp số: a) 150 %
	 b) 66,66%
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS chữa bài trên bảng.
Bài giải
Số cây lớp 5A trồng được là:
180 x 45 : 100 = 81 (cây)
Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự định là:
180 - 81 = 99 (cây)
	Đáp số: 99 cây.
____________________________________
Kể chuyện
Nhà vô địch
I. Mục tiêu: 
* HS biết.
	- Dựa vào lời kể của thầy (cô) và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện bằng lời người kể Ž toàn bộ câu chuyện. Bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.
	- Hiểu nội dung câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
	- SGK Tiếng Việt 5.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS kể về việc làm tốt của một người bạn.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Nội dung:
* Hoạt động 1: GVkể chuyện.
- GVkể lần 1 Ž giới thiệu tên các nhân vật và trong truyện.
- GV kể lần 2: Tranh minh hoạ.
- GV kể lần 3: (Nếu cần)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện + ý nghĩa câu chuyện.
- GV bổ sung cho điểm.
- Yêu cầu HS kể từng đoạn theo tranh.
- Hướng dẫn HS kể chuyện theo cặp và thi kể theo cặp
- Gọi HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét, cho điểm.
+ Tranh 1: Các bạn trong làng tổ chức thi nhảy xa. Chị Hà làm trong tài, Hưng Tồ. Dũng béo và Tuấn sứt đều đã nhảy qua hố cát thành công.
+ Tranh 2: Chị Hà gọi đến Tôm Chíp. Cậu rụt rè, bối rối. Bị các bạn trêu chọc, cậu quyết định vào vị trí nhưng đến gần điểm đệm nhảy thì đứng sứng lại.
+ Tranh 3: Tôm Chíp quyết định nhảy lần thứ 2. Nhưng đến gần hố nhảy, cậu bỗng quật sang bên, tiếp tục lao lên khiến mọi người cười ồ lên. Thì ra Tôm Chíp đã nhìn thấy một bé trai đa ... a dấu chấm, dấu chấm than, chấm hỏi và dấu phẩy.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung:
* Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV treo bảng phụ ghi nội dung cần nhớ về dấu 2 chấm.
Cho 1, 2 HS đọc lại bảng.
- GV nhận xét, chốt lại.
Câu văn.
a) Một chú công an vỗ vai em:
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm.
b) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
* Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Phát phiếu cho các nhóm.
- Gọi HS trình bày.
a) Thằng giặc cuống cả chân.
Nhăn nhó kêu rối rít:
- Đồng ý là tao chết 
b) Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi  khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi! Bay ơi!”
c) Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp 1 phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía Tây là dãy Trường Sơn trùng điệp.
* Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV chấm bài
- GV nhận xét, cho điểm.
+ Tin nhắn của ông khách
+ Người bán hàng hiểu lầm ý của khách nên ghi trên dải băng tang.
+ Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn, dấu đó đặt sau chữ nào?
4. Củng cố- dặn dò: 
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. 
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- Đọc yêu cầu bài 1.
- Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau đó là lời nói của một nhân vật hoặc lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
+ Khi báo hiệu lời nói nhân vật, dấu 2 chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
- HS suy nghĩ, phát biểu.
- Tác dụng của dấu 2 chấm.
- Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- Đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận theo nhóm 4. Làm bài vào phiếu học tập.
- Đại diện lên trình bày.
+ Dấu 2 chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
+ Dấu 2 chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
+ Dấu 2 chấm báo hiệu bộ phận của câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- Đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS đứng tại chỗ nêu bài làm.
+ Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng. 
(hiểu là nếu còn chỗ viết trên băng tang)
+ Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
(hiểu là nếu còn ch trên thiên đàng)
+ Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
_________________________________
Toán
ôn tập về tính chu vi - diện tích một số hình
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
	- Ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình đã học (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn)
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài 4 trang 166 - SGK.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung:
a. Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
- Cho HS tự làm rồi gọi lên bảng chữa.
- Nhận xét, cho điểm.
b. Bài 2: 
- Đọc yêu cầu bài 2.
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, cho điểm.
Tứ lệ: 1: 1000
c. Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 3.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở 
- GV chấm một số bài.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau
- HS làm bài.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào nháp.
- HS chữa bài trên bảng.
Bài giải
a) Chiều rộng khu vườn hình chữ nhật là:
120 x = 80 (m)
Chu vi khu vườn hình chữ nhật là:
 (120 + 80) x 2 = 400 (m)
b) Diện tích khu vườn hình chữ nhật là:
120 x 80 = 9600 (m2) = 0,96 a
Đáp số: a) 400 
	 b) 9600m2 = 0,96 a
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS thảo luận theo nhóm đôi và làm bài vào phiếu học tập.
- HS chữa bài trên bảng.
Bài giải
Đáy lớn là: 5 x 1000 = 5000 (cm) = 50 (m)
Đáy bé là: 3 x 1000 = 3000 (cm) = 30 (m)
Chiều cao là: 2 x 1000 = 2000 (cm)
	 	 = 20 m
Diện tích mảnh đất hình thang là:
(50 + 30) x 20 : 2 = 800 (m2)
	Đáp số: 800 m2 
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
a) SABCD = 4 x S∆BOC 
 SABCD = (4 x 4 : 2) x 4 = 32 (cm2)
b) Diện tích hình tròn là:
	4 x 4 x 3,14 = 50,24 (cm2)
 Diện tích phần tô đậm là:
	50,24 – 32 = 18,24 (cm2)
 Đáp số: 18,24 cm2
Địa lí
địa lí địa phương ( Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
* Qua bài học, HS:
	- Nắm được vị trí của địa phương nơi mình đang sinh sống trên bản đồ huyện Sông Lô.
	- Thấy được sự phát triển về mọi mặt của huyện Sông Lô.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bản đồ địa lí 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy bài mới:	
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Nội dung:
- GVcho HS quan sát bản đồ huyện Sông Lô.
- Địa phương mình giáp với những xã nào?
- Địa phương em làm nghề gì là chính?
- Huyện Sông Lô có những công ty nào đang phát triển?
- GVcho HS lên chỉ bản đồ về vị trí huyện Sông Lô.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà.
- HS quan sát bản đồ.
- Giáp xã: Lãng Công, Nhân Đạo, Đôn Nhân, Bạch Lưu.
- Làm nghề nông nghiệp là chính bên cạnh còn phát triển một số nghê thủ công như làm đá
- HS lên chỉ.
Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2011
Âm nhạc
Học bài hát do địa phương tự chọn
 I. Mục tiêu:
	- Biết hát theo giai điệu và lời ca .
	- Biết hát két hợp với các hoạt động.
 - Nhóm HS có năng khiếu biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp .
 II. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Băng đĩa, đài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. ổn định lớp: 
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi học
2. Bài cũ:
- Gọi 1, 2 HS đứng tại chỗ hát bài hát “Dàn đồng ca mùa hạ”
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiêu bài:
3.2. Nội dung:
Học hát ( Bài hát tự chọn).
* Học bài hát
- GV thựchiện giới thiệu tên, xuất sứ của bài hát 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung (hoặc chép lời) bài hát.
- GV hướng dẫn HS học theo các bước thông thường, lưu ý hát đúng chỗ khó, thể hiện sắc thái tình cảm của bài. 
* Trình bày bài hát
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp các hoạt động như gõ đệm, vận động theo nhạc oặc tổ chức trò chơi.
- GV chỉ định HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
4. Tổng kết dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò HS về nhà ôn lại bài
- HS đứng hát.
- HS theo dõi
- HS thực hiện
- HS hát
- HS hát kết hợp hoạt động
- HS thực hiện
_________________________________________
Tập làm văn
Tả cảnh (kiểm tra viết)
I. Mục tiêu: 
	- HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Nội dung:
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài.
- GV gắn bảng phụ viết 4 đề bài
- GVnhắc HS:
+ Nên viết theo đề bài đã chọn, đã lập dàn bài.
+ Kiểm tra lại dàn ý. Sau đó dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
* Hoạt động 2: HS làm bài.
- GV bao quát lớp và hướng dẫn HS yếu.
- GV thu bài, nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn tập về tả người.
- HS đọc 4 đề trong SGK.
- HS làm bài.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS biết:
	- Giúp HS ôn tập, củng cố và rèn luyện kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình.
	- Rèn cho HS có tư duy logíc.
II. Đồ dùng dạy học:
	- SGK, SGV Toán 5.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu nối tiếp công thức tính chu vi và diện tích các hình: hình chữ nhật, hình thang, hình vuông, hình bình hành, hình thoi, hình tam giác, hình tròn.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV kết luận và hướng dẫn làm.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV hướng dẫn cách làm.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Nêu công thức tính diện tích hình thang?
- GVgợi ý. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV thu một số vở chấm và nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà ôn bài.
- HS nêu.
- HS đọc yêu cầu bài Ž giải thích tỉ lệ xích 
1 : 1000
- HS làm bài Ž lên bảng.
a) Chiều dài sân bóng là:
11 x 1000 = 11000 (cm) = 110 (m)
Chiều rộng sân bóng là:
9 x 1000 = 9000 (cm) = 90 (m)
(1100 + 90) x 2 = 400 (m)
b) Diện tích sân bóng là:
110 x 90 = 9900 (m2)
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm vở bài tập.
Bài giải
Cạnh sân gạch hình vuông là:
48 : 4 = 12 (m)
Diện tích sân gạch hình vuông là:
12 x 12 = 144 (m2)
	Đáp số: 144 m2 
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài theo nhóm đôi.
- HS trình bày.
Bài giải
Chiều rộng thửa ruộng là:
100 x = 60 (m)
Diện tích thửa ruộng là:
100 x 60 = 6000 (m2)
6000 m2 gấp 100 m2 số lần là:
6000 : 100 = 60 (lần)
Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng là:
55 x 60 = 3300 (kg)
 Đáp số: 3300 kg
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS trả lời.
Shình thang = Ž h = S : 
- HS làm bài vào vở.
Bài giải
Diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông, đó là:
10 x 10 = 100 (cm)
Chiều cao hình thang là:
100 : 10 = 10 (cm)
	Đáp số: 10 cm
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần 32
I. Mục tiêu:
	- HS thấy ưu nhược điểm của mình tuần vừa qua. Từ đó có ý thức vươn lên trong tuần sau.
	- Giáo dục HS có ý thức xây dựng nề nếp tốt.
II. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
	- Cho HS hát
2. Nội dung sinh hoạt:
a) Sơ kết các hoạt động trong tuần 32: 
	- Lớp trưởng nhận xét, sơ kết các hoạt động trong tuần của lớp.
	- Lớp trưởng xếp loại thi đua từng tổ.
	- Tổ thảo luận và tự nhận xét các thành viên trong tổ mình.
	- GV tổng kết, nhận xét 
* Ưu điểm:
	- Nề nếp thực hiện tốt.
	- Có ý thức giúp đỡ các bạn học kém tiến bộ.
* Nhược điểm: 
	- Một số HS chưa tự giác học tập.
b) Phương hướng tuần 33: 
	- Thi đua vở sạch, chữ đẹp.
	- Tiếp tục duy trì những ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
	- Thực hiện tốt nề nếp lớp học, trường học. 
c. Vui văn nghệ:
	- Tổ chức cho HS hát tập thể những bài hát đã được học trong tuần.
	- 1, 2 HS hát trước lớp.
3. Củng cố- dặn dò:
	- Nhận xét giờ sinh hoạt.
	- Chuẩn bị tốt tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 32.doc