Giáo án khối 5 - Tuần 5 - Trường tiểu học kỳ Khang II

Giáo án khối 5 - Tuần 5 - Trường tiểu học kỳ Khang II

I - MỤC TIÊU

- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

- Hiểu nội dung: Tình cảm của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.

II- ĐỒ DÙNG

Tranh minh hoạ SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

*Hoạt động 1 ( 5 phút )

- Kiểm tra bài cũ

 

doc 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Tuần 5 - Trường tiểu học kỳ Khang II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5:
Thứ hai, ngày 19 tháng 9 năm 2011
Tập đọc
Một chuyên gia máy xúc
I - mục tiêu
- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
- Hiểu nội dung: Tình cảm của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.
II- đồ dùng
Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy - học
*Hoạt động 1 ( 5 phút )
- Kiểm tra bài cũ 
HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất, trả lời câu hỏi về bài đọc
-Giới thiệu bài
- GV giới thiệu tranh, ảnh những công trình xây dựng lớn của ta với sự giúp đỡ, tài trợ của nước bạn.
*Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài ( 33 phút )
a) Luyện đọc
-1HS khá giỏi đọc toàn bàI 
- Chia bài làm 4 đoạn để luyện đọc - mỗi lần xuống dòng xem là 1 đoạn. Đoạn 4 bắt đầu từ A-lếch-xây nhìn tôi.đến hết.
- 4HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc lại bàI .
b) Tìm hiểu bài 
HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
 - Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
(Hai người gặp nhau ở một công trường xây dựng)
 - Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
(HS cần nêu được đặc điểm về vóc dáng, trang phục, mái tóc, khuôn mặt..của nhân vật. Cụ thể: vóc người cao lớn; mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng; thân hình chắc, khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân; khuôn mặt to, chất phác)
 - Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
(HS dựa vào nội dung bài học, kể lại diễn biến của cuộc gặp gỡ và tình cảm thân thiết giữa anh Thuỷ và A-lếch-xây)
 - Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?
(HS trả lời theo nhận thức riêng của mình. VD: Em nhớ nhất đoạn miêu tả ngoại hình A-lếch-xây, Em thấy đoạn văn này tả rất đúng về một người nước ngoài/..)
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn theo hướng dẫn .
- Chọn đoạn 4 để luyện đọc. Chú ý đọc lời của A-lếch-xây với giọng niềm nở, hồ hởi; chú ý cách nghỉ hơi:
Thế là/A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to/vừa chắc ra/nắm lấy bàn tay đầy dẫu mỡ của tôi lắc mạnh và nói.
 -HS luyện đọc diễn cảm theo cặp .
 - Một vàI HS thi đọc diễn cảm trước lớp. Cả lớp bình chon bạn đọc hay nhất. 
*Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tìm các bài thơ, câu chuyện nói về tình hữu nghị giữa các dân tộc.
______________________________
Chính tả
Nghe- viết : Một chuyên gia máy xúc.
I - mục tiêu:
- Viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn.
- Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh :trong các tiếng có uô, ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3.
II- Đồ dùng
- Vở bài tập.
- Bảng lớp kẻ mô hình cấu tạo vần.
III. Các hoạt động dạy - học
*Hoạt động 1 
- Kiểm tra bài cũ 
HS chép các tiếng tiến, biển, bìa, mía vào mô hình vần; sau đó, nêu quy tắc đánh dấu thanh trong từng tiếng.
-Giới thiệu bài.
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
*Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết 
- GV nhắc HS chú ý một số từ ngữ dễ viết sai chính tả; khung cửa, buồng máy, tham quan, ngoại quốc, chất phác.
- GV đọc HS viết bài .
- HS đổi chéo bài để soát lỗi. 
- GV chấm 1 số bài .
- GV nhận xét chung .
*Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. 
Bài tập 2
- HS viết vào VBT những tiếng chứa ua, uô.
- Hai HS viết lên bảng, nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh.
- Lời giải:
+ Các tiếng chứa ua: của, múa.
+ Các tiếng chứa uô: cuốn, cuộc, buôn, muôn.
Lưu ý: ở lớp 1, HS đã được giải thích tiếng quá gồm âm qu(quờ) + vần a. Do đó không phải là tiếng có chứa ua, uô.
- Cách đánh dấu thanh:
+ Trong các tiếng có ua (tiếng không có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua - chữ u.
+ Trong các tiếng có uô (tiếng có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chinh uô - chữ ô.
Bài tập 3
HS đọc yêu cầu của bài tập. 
HS thảo luận cặp đôi – HS trình bày - HS khác nhận xét.
GV chốt bài đúng.
GV chú ý giúp HS tìm hiểu nghĩa các thành ngữ
+) Muôn người như một: ý nói đoàn kết một lòng
+) Chậm như rùa: quá chậm chạp
+) Ngang như cua: tính tình gàn dở, khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến 
+) Cày sâu cuốc bẫm: chăm chỉ làm việc trên đồng ruộng.
*Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa các nguyên âm đôi ua/ uô
- GV nhận xét tiết học 
______________________________
Toán:
Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu: 
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết chuyển đổi số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài. 
II. Các hoạt động dạy học.
*Hoạt động 1: Ôn về các đơn vị đo độ dài:
- Nêu tên các đơn vị độ dài đã học.
- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị được liền kề.
Bài 1: Giúp HS nhắc lại về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài (chủ yếu là các đơn vị liền nhau).
Có thể làm bài 1 trong SGK để ôn tập bảng đơn vị đo độ dài. GV kẻ sẵn bảng như bài 1 SGK lên bảng phụ, cho HS điền các đơn vị vào bảng.
Hỏi HS trả lời 2 câu hỏi ở phần b. và cho ví dụ. 
* Hoạt động 2: Ôn cách đổi đơn vị đo độ dài
GV hướng dẫn HS 
Bài 2: a. Chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị nhỏ hơn liền kề.
 c. Chuyển đổi từ các đơn vị nhỏ ra các đơn vị lớn hơn.
Bài 3: Chuyển đổi từ các số đo với hai tên đơn vị sang các số đo với một tên đơn vị và ngược lại.
- Gọi HS lên bảng làm
- GV giúp HS yếu
Luyện Tiếng Việt
LĐ: Chủ đề cánh chim hoà bình
I. Mục tiêu:
Củng cố cho học sinh nắm chắc nội dung bài “ Một chuyên gia máy xúc”qua việc luyện đọc và trả lời câu hỏi, bài tập.
II. Các hoạt động dạy học:
- GV tổ chức cho HS luyện đọc bài cá nhân, nhóm đôi.
- HS luyện đọc bài. GV theo dõi uốn nắn cho HS đọc còn sai.
- HS luyện đọc bài 3 lượt. GV gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV cùng học sinh theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc hay, diễn cảm nhất.
- GV cho HS làm các bài tập sau vào vở:
Câu 1: Buổi sáng đầu xuân trên công trường được miêu tả như thế nào ?
Câu 2: Em hãy tìm những chi tiết miêu tả các nét giản dị, thân mật của A- lếch- xây ?
Câu 3: Anh Thuỷ gặp A- lếch – xây ở đâu ?
Câu 4: Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào ?
- HS đọc lại bài suy nghĩ làm bài vào vở.
- GV theo dõi giúp học sinh còn lúng túng.
- HS làm bài xong GV gọi HS chữa bài. HS cùng GV nhận xét bổ sung chốt lại ý đúng.
- Nhận xét tiết học.
III. Cũng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
______________________________
Hướng dẫn thực hành
KT: thêu dấu nhân
I. Mục tiêu:
- Học sinh thực hành làm được sản phẩm đẹp
- Đánh giá sản phẩm của học sinh.
II. Hoạt động dạy học.
* HĐ1: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS
* HĐ2: GV cho HS nêu các bước kĩ thuật.
- HS nêu các bước kĩ thuật. HS khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét.
* HĐ3: HS thực hành.
- HS làm sản
 - GV quan sát uốn nắn hS còn lúng túng.
 * HĐ4: Đánh giá sản phẩm
- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm 
- GV ghi bảng và nêu yêu cầu đánh giá 
- Cử 3 HS lên đánh giá sản phẩm của các bạn.
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập .
 III. Củng cố dặn dò 
- HS thực hành thêu dấu nhân.
- HS trưng bày sản phẩm
- Nhận xét tiết học
Luyện toán
bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS nắm chắc bảng đơn vị đo độ dài 
- Làm một số bài tập có liên quan đến bảng đơn vị đo độ dài.
II. Các hoạt động dạy học:
- GV cho HS vài em nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài, mối quan hệ của chúng.
- HS cùng GV nhận xét bổ sung.
- GV cho HS mở vở bài tập tiết 23 làm bài tập.
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- HS làm bài xong GV thu bài của HS chấm điểm.
- Tổ chức cho HS làm thêm các bài tập sau vào vở:
Bài 1: Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm.
435 m = .dm 45 000cm=.m 76 m=..cm
16 km = .m 74 200cm =m 15m =mm
1dm =m 1m =..dam 1m = .km
Bài 2: Quãng đường từ nhà Minh đến trường dài 1km 375 m. Hỏi một ngày đi học, Minh phải đi quãng đường( cả đi và về) dài bao nhiêu mét ?
- HS chép bài vào vở và làm bài.
- HS làm bài xong. GV gọi HS lần lượt lên chữa bài.
- HS khác nhận xét bổ sung chốt lại lời giải đúng.
- Nhận xét tiết học.
______________________________
Thứ ba, ngày 20 tháng 9 năm 2011
Thể dục 
Bài 9
I. Mục tiêu :
- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp: 
+) Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang.
+) Thực hiện cơ bản đúng điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái.
+) Bước đầu biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp
- Chơi trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức ” biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Sân trường.
- Chuẩn bị 1 chiếc còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
*Hoạt động 1: Phần mở đầu 6-10 phút.
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện (1-2 phút).
- Trò chơi: “Tìm người chỉ huy” theo đội hình vòng tròn (2-3 phút).
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát bài “ Quê hương tươi đẹp”.
*Hoạt động 2: Phần cơ bản 18- 22 phút.
*Đội hình đội ngũ: 10-12 phút. 
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Giáo viên điều khiển lớp tập 1-2 lần.
- Chia tổ luyện tập do tổ trưởng điều khiển (7-8 phút).
- Giáo viên quan sát, sửa chữa sai sót cho học sinh các tổ.
- Cả lớp tập theo sự điều khiển của giáo viên để củng cố (1-2 phút).
*Chơi trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức ”: 7-8 phút.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp học sinh theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi. 
- Chơi cả lớp. Giáo viên quan sát nhận xét, biểu dương tổ hoặc học sinh chơi nhiệt tình không phạm luật.
*Hoạt động 3: Phần kết thúc: 4-6 phút.
- Cho học sinh đi thường theo chiều sân tập 1, 2 vòng về tập hợp 4 hàng ngang, tập động tác thả lỏng: 2-3 phút.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học:1-2 phút.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
______________________________
Toán:
 Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng
I. Mục tiêu:
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo khối lượng.
II. Các hoạt động dạy học.
*Hoạt động 1: Ôn về các đơn vị đo khối lượng:
- Nêu tên các đơn vị đo khối lượng.
- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo kề nhau
*Hoạt động 2 : Thực hành.
Bài 1: Giúp HS nhắc lại về quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng (chủ yếu là các đơn vị liền nhau hoặc các đơn vị thường được sử dụng trong đời sống).
- Có thể cho HS làm bài 1 SGK 
Bài 2: 
 ... tên các dụng cụ đun, nấu lên bảng theo từng nhóm (theo SGK)
- Nhận xét và nhắc lại tên các dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
*Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
- GV nêu cách thức thực hiện hoạt động 2: HS thảo luận nhóm về đặc điểm, cách sử dụng,bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
- Nêu nhiệm vụ thảo luận nhóm GV phát phiếu học tập cho HS thảo luận.
Loại dụng cụ
Tên các dụng cụ cùng loại
Tác dụng
Sử dụng, bảo quản
Bếp đun
Dụng cụ nấu ăn
Dụng cụ dùng để bày thức ăn và ăn uống
Dụng cụ cắt, thái thực phẩm
Các dụng cụ khác
- Hướng dẫn HS cách ghi kết quả thảo luận nhóm vào các ô trong phiếu.
GV gợi ý: ngoài tên các dụng cụ đã nêu trong sách, các em có thể bổ sung thêm các dụng cụ khác mà các em biết hoặc gia đình các em đang sử dụng vào bảng trên.
 - Hướng dẫn HS cách tìm thông tin để hoàn thành phiếu học tập: Đọc nội dung, quan sát các hình trong SGK, nhớ lại những dụng cụ gia đình thường dụng trong nấu ăn,
- Chia nhóm, nêu Thời gian hoạt động nhóm (15phút) và tổ chức cho HS hoạt động thảo luận nhóm.
- Các nhóm thảo luận và ghi chép tóm tắt kết quả thảo luận của nhóm vào giấy hoặc bảng có kích thước tương đương khổ A3.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV và các HS khác nhận xét bổ sung.
- GV sử dụng tranh minh hoạ để kết luận từng nộidung theo SGK.
*Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập
- GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài (SGK)để đánh giá kết quả học tập của HS. 
Ví dụ:
Em hãy nối cụm từ cột A với cụm từ cột B cho đúng tác dụng của mỗi dụng cụ sau:
A
B
Bếp đun có tác dụng
làm sạch, làm nhỏ và tạo hình thực phẩm trước khi chế biến.
Dụng cụ nấu dùng để
giúp cho việc ăn uống thuận lợi, hợp vệ sinh.
Dụng cụ dùng để bày thức ăn và ăn uống có tác dụng
cung cấp nhiệt để làm chín lương thực, thực phẩm.
Dụng cụ cắt, thái thực phẩm có tác dụng chủ yếu
nấu chín và chế biến thực phẩm.
 - GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
 - HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
IV – Nhận xét – dặn dò 
 - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. Khen ngợi những cá nhân hoặc nhóm có ý thức học tập tốt, nhắc nhở những cá nhân, nhóm thực hiện chưa tốt nhiệm vụ học tập.
 - Dặn dò HS sưu tầm tranh ảnh về các thực phẩm thường được dùng trong nấu ăn để học bài “Chuẩn bị nấu ăn” và tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị trước khi nấu ăn ở gia đình.
______________________________
Toán :
Mi-li-mét vuông - Bảng đơn vị đo diện tích
I. Mục tiêu: 
- Biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông biết quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
- Biết , tên gọi , kí hiệu và mối liên hệ giữa các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
II. đồ dùng: GV chuẩn bị:
- Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm như trong phần a SGK (phóng to).
- Một bảng có kẻ sẵn các dòng, các cột như trong phần b SGK nhưng chưa viết chữ và số.
III. Các hoạt động dạy học :
*Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông 
- GV gợi ý để HS nêu những đơn vị đo diện tích đã được học (cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2).
- GV nêu: “Để đo những diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị milimet vuông”.
- GV hướng dẫn HS dựa vào những đơn vị đo diện tích đã học để tự nêu được: “Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm”
- GV có thể cho HS tự nêu cách viết kí hiệu mi-li-mét vuông: mm2 (tương tự như đối với các đơn vị đo diện tích đã học)
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm được chia thành các hình vuông nhỏ như trong phần a SGK, tự rút ra nhận xét: Hình vuông 1cm2 bao gồm 100 hình vuông 1mm2. Từ đó, HS tự phát hiện ra mối quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông. 1cm2 = 100mm2 1mm2 = cm2
* Hoạt động 2: Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích
- GV hướng dẫn HS hệ thống hoá các đơn vị đo diện tích đã học thành bảng đơn vị đo diện tích, chẳng hạn:
+ Cho HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học (HS có thể nêu không theo thứ tự).
+ Hướng dẫn HS nêu lại các đơn vị đo diện tích theo thứ tự (chẳng hạn, từ lớn đến bé). GV điền vào bảng kẻ sẵn (đã nêu ở mục Đồ dùng dạy học).
+ GV cho HS nhận xét: những đơn vị nhỏ hơn mét vuông là dm2, cm2, mm2 - ở bên phải cột m2; những đơn vị lớn hơn mét vuông là dam2, hm2, km2 - ở bên trái cột m2.
+ Cho HS nêu mối quan hệ giữa mỗi đơn vị với đơn vị kế tiếp nó rồi điền tiếp vào bảng kẻ sẵn để cuối cùng có bảng đơn vị đo diện tích giống như bảng trong SGK.
- GV giúp HS quan sát bảng đơn vị đo diện tích vừa thành lập, nêu nhận xét:
+ Mỗi đơn vị đo diện tích đều gấp 100 lần đơn vị nhỏ hơn, liền sau nó.
+ Mỗi đơn vị đo diện tích đều bằng đơn vị lớn hơn, liền sau nó.
Nên đặc biệt lưu ý HS nhận xét này để thấy rõ sự khác biệt với bảng đơn vị đo độ dài (hay khối lượng) đã học.
- Cho HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích để ghi nhớ bảng này.
* Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Nhằm rèn luyện cách đọc, viết số đo diện tích với đơn vị mm2.
GV yêu cầu HS tự làm bài, rồi có thể đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo và chữa bài.
Bài 2: Nhằm rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo.
Phần a: ( Cột 1)Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé (bao gồm cả n số đo với hai tên đơn vị).
Chú ý: GV có thể hướng dẫn đổi đơn vị như sau: 
Một đơn vị đo diện tích ứng với hai chữ số trong số đo diện tích, chẳng hạn:
 5 0 0 0 0 cm2 = ........ m2 
 m2 dm2 cm2
Như vậy, ta có: 50000cm2 = 5m2
Bài 3: Nhằm rèn cho HS biết cách viết số đo diện tích dưới dạng phân số với đơn vị cho trước.
- GV hướng dẫn HS làm mẫu một câu, sau đó cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
______________________________
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiờu: 
- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về cỏc mặt trong tuần 5.
- Biết đưa ra biện phỏp khắc phục những hạn chế của bản thõn.
- Giỏo dục HS thỏi độ học tập đỳng đắn, biết nờu cao tinh thần tự học, tự rốn luyện bản thõn.
II. Đỏnh giỏ tỡnh hỡnh tuần qua:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đỳng giờ.
- Duy trỡ SS lớp tốt.
- Nề nếp lớp tương đối ổn định.
 * Học tập: 
- Một số em chưa chịu khú học ở nhà.
 * Hoạt động khỏc:
- Sinh hoạt Đội đỳng quy định.
- Đúng KHN chưa đủ.
- Một số em chưa đăng kớ nhập học. 
III. Kế hoạch tuần 6:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trỡ SS, nề nếp ra vào lớp đỳng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phộp.
- Khắc phục tỡnh trạng núi chuyện riờng trong giờ học.
- Chuẩn bị bài chu đỏo trước khi đến lớp.
 * Học tập:
- Tiếp tục dạy và học theo đỳng PPCT – TKB tuần 6.
- Tớch cực tự ụn tập kiến thức đó học.
- Tổ trực duy trỡ theo dừi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
- Khắc phục tỡnh trạng quờn sỏch vở và đồ dựng học tập ở HS.
 * Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cỏ nhõn, vệ sinh ăn uống.
- Thực hiện trang trớ lớp học.
Hướng dẫn thực hành
Thực hành nói không với các chất gây nghiện
I. Mục tiêu : 
- Nêu được một số tác haị của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Từ chối sử dụng rựu, bia thuốc lá, ma tuý. 
- Biết sám vai.
II. Hoạt động dạy học.
Hoạt động 1
- HS nêu tác hại của rượu, bia, thuốc lá.
- HS khác nhận xét . GV chất lại
 - GV nêu vấn đề: Khi chúng ta từ chối ai đó một điều gì (ví dụ từ chối bạn rủ hút thử thuốc lá), các em sẽ nói gì?
 - GV ghi tóm tắt các ý HS nêu ra rồi rút ra kết luận về các bước từ chối:
 + Hãy nói rõ rằng bạn không muốn làm việc đó.
 + Nếu người kia vẫn rủ rê, hãy giải thích các lí do khiến bạn quyết định như vậy.
 + Nếu người kia vẫn cố tình lôi kéo bạn, tốt nhất là hãy tìm cách bỏ đi ra khỏ nơi đó.
* Tình huống 1: 
 Lân và Hùng là hai bạn thân, một hôm Lân nói với Hùng là mình đã tập hút thử thuốc lá va thấy có cảm giác thích thú. Lân cố rủ Hùng cùng hút thuốc lá với mình. Nếu bạn là Hùng, bản sẽ ứng xử như thế nào?
* Tình huống 2:
 Minh được mời đi dự sinh nhật (liên hoan, ăn cỗ,..), trong buổi sinh nhật có một số anh lớn ép Minh uống rượu (hoặc bia). Nếu bạn là Minh, bạn sẽ ứng xử như thế nào?
Kết luận:
 - Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền tự bảo vệ và được bảo vệ. Đồng thời, chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền đó của người khác.
 - Mỗi người có một cách từ chối riêng, song cái đích cần đạt được là nói “Không!” đối với những chất gây nghiện.
______________________________
Luyện tiếng việt
LV: Bài ca về trái đất (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh trình bày đẹp bài thơ “ Bài ca về trái đất”
- Luyện viết được một số chữ cái khó viết.
- Rèn luyện tư yhế ngồi viết, cách cầm bút viết.
II. Hoạt động dạy học.
 * HĐ1: HS luyện viết các chữ cái khó viết.
- HS luyện viết vào nháp. GV quan sát chung.
* HĐ2: HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- HS viết bài, GV quan sát chung, nhắc nhở HS cách ngồi viết và cách cầm bút.
- Thu bài chấm chữa.
III. Cũng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
Luyện toán 
Bảng đơn vị đo diện tích
I. Mục tiêu:
Củng cố cho HS nắm chắc bảng đơn vị đo diện tích và áp dụng vào làm các bài tập cụ thể.
II. Các hoạt động dạy học:
Hướng dẫn HS làm các bài trong Vở bài tập và chữa bài.
Bài 1: Nhằm rèn luyện cho HS các đổi đơn vị đo.
Phần a: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ (bao gồm cả số đo với hai tên đơn vị).
Phần b: Đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn (bao gồm cả số đo với hai tên đơn vị).
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài và chữa bài.
(Trong mỗi phần a, b; nên yêu cầu HS chữa bài theo từng cột)
Bài 2: Nhằm rèn cho HS biết cách viết số đo diện tích dưới dạng phân số (hay hỗn số) với đơn vị cho trước.
- GV cho HS tự làm bài (theo mẫu) rồi chữa bài.
Ví dụ 7ha 25a = 7 ha
Bài 3: HS tự tìm hiểu bài rồi làm bài
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
Bài 4: Cho HS tự nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài. Khi chữa bài, nên yêu cầu HS nêu cách làm:
 Tính diện tích hình chữ nhật: 300 x 100 = 30 000 (m2)
30 000m2 = 3ha.
 Xét trong 4 phương án trả lời, phương án A là đúng.
 Vậy phải khoanh vào A.
GV cho HS khá làm thêm bài tập sau :
	Một nền nhà hình chữ nhật có chiều dài 8m, chiều rộng 4m. Người ta lát nền nhà đó bằng các viên gạch hình vuông cạnh 4 dm.
Hỏi cần mua bao nhiêu viên gạch để lát kín nền nhà đó ?
Biết rằng 1m2 loại gạch đó giá 125 000 đồng, hỏi cần bao nhiêu tiền mua gạch để
lát nền nhà ? ( Diện tích phần mạch vữa không đáng kể).
HS suy nghĩ làm bài vào vở. Gọi HS chữa bài.
Nhận xét bổ sung chốt lại lời giải đúng.
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5 lop 5 co buoi chieu CKTKN.doc