Giáo án Lịch sử lớp 4 - Tuần 15: Nhà Trần và việc đắp đê

Giáo án Lịch sử lớp 4 - Tuần 15: Nhà Trần và việc đắp đê

LỊCH SỬ (15 ) NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ

I-/ MỤC TIÊU:

 -Nhà Trần rất coi trọng việc đắp đê ,phòng lũ .

 -Do có hệ thống đê điều tốt ,nền kinh tế nông nghiệp dưới thời Trần phát triển ,nhân dân no ấm .

 -Bảo vệ đê điều và phòng chống bão lụt ngày nay là truyền thống của nhân dân ta .

II-/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

Tranh SGK (phóng to )

Phiếu học tập cho HS

Bản đồ tự nhiên Việt Nam

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 403Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử lớp 4 - Tuần 15: Nhà Trần và việc đắp đê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ (15 ) NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I-/ MỤC TIÊU:
 -Nhà Trần rất coi trọng việc đắp đê ,phòng lũ .
 -Do có hệ thống đê điều tốt ,nền kinh tế nông nghiệp dưới thời Trần phát triển ,nhân dân no ấm .
 -Bảo vệ đê điều và phòng chống bão lụt ngày nay là truyền thống của nhân dân ta .
II-/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh SGK (phóng to )
Phiếu học tập cho HS 
Bản đồ tự nhiên Việt Nam 
III-/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC :
Hoạt động của dạy 
Hoạt động học 
A-/ Kiểm tra bài cũ :
GV nêu câu hỏi :
+Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào ?
+Nhà Trần đã có việc làm gì để củng cố ,xây dựng đất nước ?
GV nhận xét và cho điểm
B-/ Bài mới :
Giới thiệu bài :Cho HS quan sát tranh vẽ cảnh đắp đê để giới thiệu vào bài 
GV ghi đề bài lên bảng :Nhà Trần và việc đắp đê
*Hoạt động 1:GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi :
+Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là gì ?
Sông ngòi ở nước ta như thế nào ?
+Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông ?
+Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân ?
GV chỉ trên bản đồ và giới thiệu lại cho HS thấy sự chằng chịt của sông ngòi 
GV kết luận : Đắp đê ,phòng chống lụt lội đã là truyền thống có từ ngàn đời của người Việt 
*Hoạt động 2:Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt 
GV yêu cầu HS đọc SGK ,thảo luận nhóm 
+Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt như thế nào ?Các nhóm tiếp nối nhau lên bảng ghi lại những việc nhà Trần đã làm để đắp đê phòng 
chống lụt bão .
GV kết luận :Nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê phòng chống lụt bão :
-Đặt chức Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê 
-Đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê 
-Hằng năm con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia việc đắp đê 
-Có lúc các vua Trần cũng tự mình trông nom việc đắp đê 
*Hoạt động 3 :Kết quả công cuộc đắp đê của nhà Trần 
-GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời :
+Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trông công cuộc đắp đê ?
+Hệ thống đê điều đó đã giúp gìcho sản xuất và đời sống nhân dân ta .
GV chốt ý :
*Hoạt động 4 :Liên hệ thực tế 
Theo em tại sao hằng năm thường có lụt xảy ra? Muốn hạn chế lũ xảy ra ta phải làm gì ?
 -C ủng cố ,dặn dò :HS đọc ghi nhớ 
Về nhà học thuộc bài 
Chuẩn bị bài sau :
Gọi 2 HS trả lời
HS quan sát tranh 
-3HS đọc đề bài 
+Dưới thời Trần ,nhân dân ta làm nghề nông nghiệp là chính .
Hệ thống sông ngòi nước ta chằng chịt ,có nhiều sông như sông Hồng ,sông Đà ,sông Đuống ,sông Cầu ,sông Mã ,sông Cả ....
+ Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng nhưng cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng sản xuất và cuộc sống của nhân dân
-2 HS đọc SGK
Hoạt động nhóm 4 
-2 nhóm cùng viết lên bảng ,mỗi HS chỉ viết 1 ý kiến ,sau đó chuyền phấn cho bạn khác cùng nhóm 
Các nhóm còn lai nhận xét bổ 
sung 
HS nhe GV kết luận 
-HS đọc SGK sau đó xung phong phát biểu ý kiến :Hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ 
Hệ thống đê điều đã góp phần làm cho nông nghiệp phát triển , đời sống nhân dân thêm no ấm 
-Do phá hoại đê điều ,phá hoại rừng đầu nguồn .Cần bảo vệ môi trường tự nhiên 
ĐỊA LÍ :(Tiết 15 ) HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
 ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (Tiếp theo )
I -/ MỤC TIÊU :
Sau bài học ,học sinh có khả năng :
-Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của hoạt động làng nghề thủ công và chợ phiên của người dân đồng bằng Bắc Bộ 
-Nêu được các công việc chính phải làm trong quá trình tạo nên sản phẩm gốm 
-Đọc thông tin SGK ,xem tranh để tìm kiến thức 
-Có ý thức tìm hiểu về vùng đồng bằng Bắc Bộ .
II-/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Hình 9,10,11 ,12 ,13 ,14 SGK .Bản đồ ,lược đồ
Bảng phụ 
III-/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A-/ Kiểm tra bài cũ : GV nêu câu hỏi :
+Kể tên cây trồng và vật nuôi chính ở vùng ĐBBB 
+Vì sao lúa được trồng nhiều ở ĐBBB?
GV nhận xét và cho điểm 
B-/ Bài mới :Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân ĐBBB.
*Hoạt động 1 :Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống .
 -GV cho HS quan sát tranh 9 -hỏi :
+Theo em nghề thủ công ở ĐBBBcó từ lâu chưa ?
GV khẳng định :Nghề thủ công ở ĐBBBxuất hiện từ rất sớm .Người làm nghề thủ công giỏi gọi là nghệ nhân .
+Kể tên các làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân ĐBBB mà em biết 
GV chốt ý : ĐBBBtrở thành vùng nổi tiếng với hàng trăm nghề thủ công truyền thống 
GV chuyển ý :Hoạt động 3 :
Các công đoạn tạo ra phẩm gốm
Hỏi :+ Đồ gốm được làm từ nguyên liệu gì ?
+ ĐBBB có điều kiện gì thuận lợi để phát triển nghề gốm.
HS lên bảng xếp lại các tranh cho đúng với trình tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm 
GV yêu cầu HS nêu tên các công đoạn 
Làm nghề gốm đòi hỏi người nghệ nhân những gì ?Chuyển ý 
*Hoạt động 3 :Chợ phiên ở ĐBBB
GV treo hình 15 :Cảnh chợ phiên ở ĐBBB
HS hoạt động nhóm :Hỏi 
+Chợ phiên có đặc điểm gì? 
GV chốt ý :
GV mở rộng :Chợ phiên là dịp để người dân ĐBBB mua sắm ,mang các sản phẩm do mình làm được ra bán.Chợ phiên ở các địa phương gần nhăuthờng không trùng nhau để thu hút nhiều người đến mua bán .
* Hoạt động 4:Giới thiệu về hoạt động sản xuất ở ĐBBB -HS hoạt động nhóm :
HS chọn tranh để chuẩn bị nội dung 
1 /Mô tả hoạt động sản xuất trong tranh .
 2 /Mô tả về một chợ phiên 
GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết quả .
 - Gọi 3 em đọc phần ghi nhớ
 Củng cố ,dặn dò 
Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau :Thủ đô Hà Nội 
Nhận xét tiết học 
Gọi 2 HS trả lời 
HS lắng nghe 
-Nghề thủ công ở ĐBBBđã có từ lâu ,tạo nên những nghề truyền thống
+ Vạn Phúc ,Bát tràng ,Kim Sơn , Đồng Sơn Chuyên Mĩ 
+ Đồ gốm được làm từ đất sét đặc biệt (sét cao lanh )
+ĐBBBcó đất phù sa màu mỡ đồng thời có nhiều lớp đất sét thích hợp để làm gốm.
1-Nhào đất và tạo dáng cho gốm
2-phơi gốm 3-Vẽ hoa văn cho gốm 4 -Tráng men 5-Nung gốm
6 -Các sản phẩm gốm 
+Cách bày bán ở chợ phiên 
+Hàng hoá là sản phẩm sản xuất tại địa phương 
+Người đi chợ là người dân địa phương hoặc các vùng gần đó .
VD 1: Đây là hoạt động sản xuất gốm .Người dân lấy đất sét nặn thành các hình ,sau đó sẽ phơi ,vẽ hoa văn và nung ........

Tài liệu đính kèm:

  • docLICHS115.doc