Giáo án lớp 4 - Trường TH Linh Phú - Tuần 34

Giáo án lớp 4 - Trường TH Linh Phú - Tuần 34

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 Kiến thức: Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết dọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học.

 Kĩ năng: Hiểu nội dung bài: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Từ đó làm cho học sinh có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười.

 Thái độ: Biết vui đùa lành mạnh trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Trường TH Linh Phú - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Soạn ngày 16 tháng 5 năm 2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 17 tháng 5 năm 2010
 Hoạt động tập thể
(lớp 1b trực tuần)
---------------------------------------
2 Tập đọc (tiết 67)
 Tiếng cười là liều thuốc bổ
I. Mục đích, yêu cầu:
	Kiến thức: Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết dọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học.
	Kĩ năng: Hiểu nội dung bài: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Từ đó làm cho học sinh có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười.
	Thái độ: Biết vui đùa lành mạnh trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? HTL bài Con chim chiền chiện và trả lời câu hỏi về nội dung?
- 2 Hs đọc bài, trả lời câu hỏi. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
 2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs khá đọc.
- Chia đoạn:
- 3 đoạn: Đ1 : Từ đầu...400 lần.
+ Đ2: Tiếp ...làm hẹp mạch máu.
+ Đ3: Còn lại.
- Đọc nối tiếp: 2 lần
- 3 Hs đọc /1lần.
+ Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa lỗi phát âm.
- 3 Hs đọc
+ Đọc nối tiếp lần 2: kết hợp giải nghĩa từ.
- 3 Hs khác đọc.
- Luyện đọc cặp:
- Từng cặp luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 hs đọc.
- Gv nhận xét đọc đúng và đọc mẫu bài.
b. Tìm hiểu bài.
- Hs đọc thầm, trao đổi bài:
- Cả lớp.
? Phân tích cấu tạo bài báo trên, nêu ý chính của từng đoạn?
- Đ1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài vật khác.
- Đ2: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
- Đ3: Những người cá tính hài hước chắc chắn sống lâu.
? Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?
- Vì khi cười, .
? Nếu luôn cau có hoặc nổi giận sẽ có nguy cơ gì?
- Có nguy cơ bị hẹp mạch máu.
? Người ta tìm ra cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
- ...để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, tiết kiệm tiền cho nhà nước.
? Trong thực tế em còn thấy có bệnh gì liên quan đến những người không hay cười, luôn cau có hoặc nổi giận?
- Bệnh trầm cảm, bệnh stress.
? Rút ra điều gì cho bài báo này, chọn ý đúng nhất?
- Cần biết sống một cách vui vẻ.
? Tiếng cười có ý nghĩa như thế nào?
- ...làm cho người khác động vật, làm cho người thoát khỏi một số bệnh tật, hạnh phúc sống lâu.
? Nội dung chính của bài:
- ý chính: Mđ, YC.
c. Đọc diễn cảm.
- Đọc tiếp nối toàn bài:
- 3 hs đọc. 
? Nêu cách đọc bài:
- Toàn bài đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng: động vật duy nhất, liều thuốc bổ, thư giãn, sảng khoái, thoả mãn, nổi giận, căm thù, hẹp mạch máu, rút ngắn, tiết kiệm tiền, hài hước, sống lâu...
- Luyện đọc đoạn 3:
- Gv đọc mẫu:
- Hs nêu cách đọc đoạn.
- Luyện đọc theo cặp:
- Từng cặp luyện đọc.
- Thi đọc:
- Cá nhân, cặp đọc.
- Gv cùng hs nhận xét, khen học sinh đọc tốt, ghi điểm. GD theo MĐYC
3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, nhắc đọc bài, chuẩn bị bài : Ăn "mầm đá".
----------------------------------------------
 3 Toán (tiết 166)
Ôn tập về đại lượng (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Củng cố các đơn vị đo diện tích và quan hệ giữa các đơn vị đó.
Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Đọc bảng đơn vị đo thời gian?
- 2 Hs lên bảng nêu, lớp nhận xét.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu.
- Hs nêu miệng bài:
- Lần lượt hs nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt bài đúng:
- 1m2 = 100 dm2; 1km2 = 1000 000m2
1m2 =10 000 cm2; 1dm2 = 100cm2
Bài 2. Hs làm phần a vào nháp:
- Cả lớp làm bài, 3 hs lên bảng chữa bài, lớp đối chéo nháp kiểm tra bài bạn.
- Gv nhận xét, chữa bài:
a. 15m2 = 150000cm2; m2= 10dm2
(Bài còn lại làm tương tự).
Bài 3. Lớp làm bài vào nháp.
- Cả lớp làm bài , 2 hs lên bảng chữa bài, lớp đổi nháp chấm bài cho bạn.
- Gv nhận xét, chữa bài:
2m25dm2 > 25dm2; 3m299dm2 < 4 dm2
3dm25cm2 = 305cm2; 65 m2 = 6500dm2
Bài 4.
- Hs đọc đề toán, phân tích và trao đổi cách làm bài.
- Làm bài vào vở:
- Cả lớp làm, 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv thu chấm một số bài:
- Gv cùng Hs nhận xét chung.
 Bài giải:
Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật là:
 64 x 25 = 1600 (m2)
Cả thửa ruộng thu hoạch được số tạ thóc là: 1600 x = 800 (kg)
 800 kg = 8 tạ
 Đáp số: 8 tạ thóc.
3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, HD làm bài tập 2b,c và VBT.
-------------------------------------------------------
4 Kể chuyện (tiết 34)
 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục đích, yêu cầu:
	+ Rèn kĩ năng nói:
	- Hs chọn được một câu chuyện về một người vui tính. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
	- Lời kể tự nhiên, chân thực, kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
	+ Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung gợi ý 3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Kể lại câu chuyện em được nghe hoặc được đọc nói về người có tinh thần lạc quan, yêu đời?
- 2 Hs kể, lớp nhận xét, trao đổi về nội dung câu chuyện của bạn kể.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài. Nêu Mđ, yc.
* Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề bài.
- Gv viết đề bài lên bảng:
- Hs đọc đề bài.
- Gv hỏi học sinh để gạch chân những từ quan trọng trong đề bài:
- Hs trả lời:
*Đề bài: Kể chuyện về một người vui tính mà em biết.
- Đọc các gợi ý?
- 2 Hs nối tiếp nhau đọc gợi ý 1,2,3.
+ Lưu ý : Hs có thể giới thiệu 1 người vui tính, nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm, tính cách đó.
Hs kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về một người vui tính.
- Giới thiệu nhân vật mình chọn kể:
- Nối tiếp nhau giới thiệu.
3. Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Nêu dàn ý câu chuyện:
- Hs nêu gợi ý 3.
- Kể chuyện theo cặp:
- Cặp kể chuyện.
- Thi kể:
- Đại diện các nhóm lên thi, lớp trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Gv cùng hs nhận xét, tính điểm, bình chọn bạn kể câu chuyện hay, hấp dẫn nhất.
- Nhận xét theo tiêu chí: Nội dung, cách kể, cách dùng từ, điệu bộ khi kể chuyện.
4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
-----------------------------------------------------
5 Đạo đức (tiết 34)
 Dành cho địa phương
Học về vệ sinh an toàn thực phẩm
I. Mục tiêu:
	- Cung cấp cho hs những thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm và biết giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
II. Đồ dùng dạy học: - Hs chuẩn bị theo nhóm các nguồn thực phẩm.
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2. Quan sát và nhận xét:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Tổ chức Hs hoạt động theo nhóm:
- N3 hoạt động.
- Ghi lại những thực phẩm sạch, an toàn:
- Cử đại diện nhóm ghi.
- Trình bày:
- Lần lượt các nhóm nêu, nhóm khác nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- Gv nhận xét chung.
3. Kết luận:
- Hs trao đổi và nêu miệng.
- Trình bày:
- Đại diện các nhóm nêu.
- Gv nhận xét chốt ý đúng:
- Tác dụng của việc dùng TP sạch, an toàn?
- Thực phẩm sạch, an toàn không ôi thiu, không thối rửa còn tươi và sạch,...Dùng TP sạch và an toàn đảm bảo cho SK.
- Cần bảo quản thực phẩm như thế nào?
- Nơi thoáng mát, trong tủ lạnh và không để lâu...
4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
-----------------------------------------------------------------------------
Soạn ngày 17 tháng 5 năm 2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 18 tháng 5 năm 2010
1 Chính tả (Nghe - viết) (tiết 34)
Nói ngược
I. Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức: Nghe-viết lại đúng chính tả, trình bày đúng đẹp bài vè dân gian Nói ngược.
Kĩ năng: Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn r/d/gi.
Thái độ: Yêu chữ đẹp và các bài dân ca dân gian
II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Viết 3 từ láy trong đó tiếng nào cũng có âm đầu là ch; tr.
- 2 Hs lên bảng viết, lớp viết nháp, trao đổi, bổ sung.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài: Nêu MĐ,YC.
* Hướng dẫn hs nghe- viết.
- Đọc bài chính tả:
- 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm.
Bài vè có gì đáng cười? Nội dung bài vè?
- Hs nêu.
? Tìm và viết từ khó?
- 1,2 Hs tìm, lớp viết nháp, 1 số hs lên bảng viết.
- VD: ngoài đồng, liếm lông, lao đao, lươn, trúm, thóc giống, đổ vồ, chim chích, diều hâu, quạ,...
- Gv đọc bài:
- Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc bài:
- Hs soát lỗi.
- Gv thu bài chấm:
- Hs đổi chéo soát lỗi.
- Gv cùng hs nhận xét chung.
3. Bài tập.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào vở:
- 1 số Hs làm bài vào phiếu.
- Trình bày:
- Nêu miệng, dán phiếu, lớp nx chữa bài.
- Gv cùng Hs nhận xét, chữa bài.
- Thứ tự điền đúng: giải đáp; tham gia; dùng; theo dõi; kết quả; bộ não; không thể.
4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, ghi nhớ các từ để viết đúng.
-------------------------------------------------
2 Toán (tiết 167)
Ôn tập về hình học
I. Mục tiêu: Giúp học sinh : Ôn tập về góc, các loại góc: góc vuông, nhọn, tù; các đoạn thẳng song song, vuông góc.
	- Củng cố về kĩ năng và hình vuông có kích thước cho trước.
	- Củng cố công thức tính chu vi, diện tích của 1 hình vuông.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chữa bài tập 2b,c/173?
- 2 Hs lên bảng làm bài.
- Gv cùng Hs nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
* Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv vẽ hình lên bảng:
- Hs nêu miệng.
- Gv cùng lớp nhận xét, chốt ý đúng:
- Các cạnh song song với nhau: AB và DC; 
- Các cạnh vuông góc với nhau: DA và AB; AD và CD.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài, lớp làm bài vào nháp, 1 Hs lên bảng làm bài.
- Gv cùng Hs nhận xét, chữa bài.
- Chu vi hình vuông có cạnh dài 3 cm là: 3 x 4 = 12 (cm)
- Diện tích hình vuông có cạnh 3 cm là: 3 x 3 = 9 (cm2)
Bài 3. Làm bài trắc nghiệm:
- Hs suy nghĩ và thể hiện kết quả bằng giơ tay:
- Gv cùng Hs nhận xét, trao đổi chốt bài đúng:
- Câu sai: b; c; d.
- Câu đúng: a;
Bài 4.
- Hs đọc yêu càu bài, trao đổi cách làm bài.
- Làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài, 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv thu một số bài chấm.
- Gv cùng Hs nhận xét, chữa bài.
 Bài giải:
Diện tích phòng học đó là:
 5 x 8 = 40 (m2)
 40 m2 = 400 000 cm2
Diện tích của viên g ... văn (tiết 68)
Trả bài văn miêu tả con vật
I. Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức: Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả con vật của bạn và của mình.
Kĩ năng: Biết tham gia sửa lỗi chung: ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả; biết tự sửa lỗi theo yêu cầu của cô giáo.
	Thái độ: Thấy được cái hay của bài văn hay.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi sẵn lỗi về chính tả, dùng từ, câu, ý cần chữa trước lớp. Một số phiếu phát cho học sinh sửa lỗi, bút màu,...
III. Các hoạt động dạy học:
 	1. Nhận xét chung bài viết của Hs:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Đọc lại các đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề.
- Lần lượt Hs đọc và nêu yêu cầu các đề bài tuần trước.
- Gv nhận xét chung:
	* Ưu điểm: 
- Đa số các em hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề bài văn tả con vật.
 	- Chọn được đề bài và viết bài có cảm xúc với con vật
- Bố cục bài văn rõ ràng, diễn đạt câu, ý rõ ràng, trọn vẹn.
- Có sự sáng tạo trong khi viết bài, viết đúng chính tả, trình bày bài văn lôgich theo dàn ý bài văn miêu tả. 
- Những bài viết đúng yêu cầu; hình ảnh miêu tả sinh động; có sự liên kết giữa các phần như: Có mở bài, kết bài hay; đúng HD
	* Khuyết điểm: Một số bài còn mắc một số khuyết điểm sau:
	 - Dùng từ, đặt câu còn chưa chính xác:
- Cách trình bày bài văn chưa rõ ràng mở bài, thân bài, kết bài.	 - Còn mắc lỗi chính tả:
	* Gv treo bảng phụ các lỗi phổ biến:
Lỗi về bố cục/
Sửa lỗi
Lỗi về ý/
Sửa lỗi
Lỗi về cách dùng từ/ 
Sửa lỗi
Lỗi đặt câu/
Sửa lỗi
Lỗi chính tả/
Sửa lỗi
 - Gv trả bài cho từng Hs.
2. Hướng dẫn Hs chữa bài.
a. Hướng dẫn học sinh chữa bài.
- Gv giúp đỡ Hs yếu nhận ra lỗi và sửa
- Đọc thầm bài viết của mình, đọc kĩ lời cô giáo phê tự sửa lỗi.
- Viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài.
- Gv đến từng nhóm, kiểm tra, giúp đỡ các nhóm sữa lỗi.
- Hs đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi.
b. Chữa lỗi chung:
- Gv dán một số lỗi điển hình về chính tả, từ, đặt câu,...
Lỗi chính tả
 Lỗi Sửa lỗi
Lỗi câu:
- Hs trao đổi theo nhóm chữa lỗi.
- Hs lên bảng chữa bằng bút màu.
- Hs chép bài lên bảng.
Lỗi dùng từ
 Lỗi Sửa lỗi
- Sửa lỗi:
3. Học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
- Gv đọc đoạn văn hay của Hs:
 +Bài văn hay của Hs:
- Hs trao đổi, tìm ra cái hay, cái tốt của đoạn, bài văn: về chủ đề, bố cục, dùng từ đặt câu, chuyển ý hay, liên kết,...
4. Hs chọn viết lại một đoạn trong bài làm của mình.
- Hs tự chọn đoạn văn cần viết lại.
- Đoạn có nhiều lỗi chính tả:
- Viết lại cho đúng
- Đoạn viết sai câu, diễn đạt rắc rối:
- Viết lại cho trong sáng.
- Đoạn viết sơ sài:
- Viết lại cho hấp dẫn, sinh động.
5. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học. HD về viết lại bài văn cho tốt hơn ( Hs viết chưa đạt yêu cầu)...
-------------------------------------------------------------------------------
Soạn ngày 20 tháng 5 năm 2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 21 tháng 5 năm 2010
3 Luyện từ và câu(tiết 68)
Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của các trạng ngữ chỉ phương tiện 
(Trả lời câu hỏi bằng cái gì? Với cái gì?).
	- Nhận biết trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu; thêm trạng ngữ chỉ phương tiện vào câu.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Tìm từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với các từ đó?
- 2 Hs đặt câu. Lớp nhận xét bổ sung.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài: Nêu Mđ, yc.
* Phần Nhận xét:
Bài tập 1,2.
- 2 Hs đọc nối tiếp.
- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi:
- Hs nêu, lớp nhận xét, bổ sung, trao đổi.
- Gv nhận xét chung, chốt ý đúng:
- Bài 1: Các trạng ngữ đó trả lời câu hỏi bằng cái gì? Với cái gì?
- Bài 2: Cả 2 trạng ngữ đề bổ sung ý nghĩa phương tiện cho câu.
* Phần Ghi nhớ:
- Nhiều Hs nêu.
* Phần Luyện tập:
Bài tập 1.
- Hs đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Hs gạch chân trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu.
- 2 Hs lên bảng gạch, lớp nêu miệng.
- Gv cùng Hs nhận xét, chốt bài làm đúng:
- Câu a: Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em....
- Câu b: Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã sáng tạo nên....
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài.
- Trình bày:
- Hs nêu miệng, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm:
- VD: Bằng đôi cánh mềm mại, đôi chim bồ câu bay lên nóc nhà....
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, về nhà học và hoàn thành bài 2 vào vở.
---------------------------------------------------------
2 Toán (tiết 170)
Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng
 và hiệu của hai số
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh rèn kĩ năng giải bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hiệu của hai số đó"
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Chữa bài 3/175?
- 1 Hs lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo bài kiểm tra.
- Gv nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài:
* Bài tập:
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs tự tính vào nháp:
- Gv cùng Hs nhận xét, chốt bài đúng:
- Nêu miệng và điền kết quả vào .
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài, trao đổi cách làm bài.
- Làm bài vào nháp:
- 1 Hs lên bảng chữa bài, lớp đổi nháp kiểm tra, nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt bài đúng:
 Bài giải
Đội 1: 
Đội 2:
Đội thứ nhất trồng được là:
 (1375+285):2= 830 (cây)
Đội thứ hai trồng được là:
 830 - 285 = 545 (cây)
 Đáp số: Đội 1: 830 cây
 Đội 2: 545 cây.
Bài 3. Làm tương tự bài 2.
Bài 5:
- Gv thu chấm một số bài:
- Gv cùng Hs nhận xét, chữa bài.
- Hs tự làm bài vào vở. 1 Hs lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo bài kiểm tra:
Số lớn nhất có 3 chữ số là: 999. Do đó tổng hai số là: 999.
Số lớn nhất có 2 chữ số là: 99. Do đó hiệu hai số là: 99.
Số bé là: (999 - 99 ) : 2 = 450
Số lớn là: 450 + 99 = 549 
 Đáp số: Số lớn : 549;
 Số bé :450.
3. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét tiết học, về làm VBT.
--------------------------------------------------------
3 Tập làm văn (tiết 68)
Điền vào giấy tờ in sẵn
I.Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đI; giấy đặt mua báo chí trong nước.
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn điện  chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí.
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu khổ to và phiếu cho Hs.	
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
2. Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm mẫu.
- Gv hướng dẫn Hs trên phiếu to cả lớp:
- N3 VNPT; ĐCT: Hs không cần biết.
+ Hs viết từ phần khách hàng:
+ Mặt sau em phải ghi:
- Trình bày miệng:
- Lớp làm bài:
- Hs theo dõi, cùng trao đổi cách ghi.
- Họ tên người gửi (mẹ em)
- Địa chỉ: Nơi ở của gđ em.
- Số tiền gửi (viết số trước, chữ sau)
- Họ tên người nhận:ông hoặc bà em.
- Địa chỉ : Nơi ở của ông hoặc bà em.
- Tin tức kèm theo chú ý ngắn gọn. 
- Nếu cần sửa chữa viết mục dành cho việc sửa chữa.
- Mục khác dành cho nhân viên bưu điện .
*Hs đóng vai trình bày trước lớp:
- Một số học sinh đọc nội dung đã điền đầy đủ trước lớp.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv hướng dẫn Hs ghi các thông tin:
- Tên báo chí đặt mua cho mình, cho ông bà, bố mẹ, anh chị.
- Thời gian đặt mua.( 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng).
- Làm bài:
- Cả lớp làm bài vào phiếu, vở bài tập.
- Trình bày:
- Hs tiếp nối đọc giấy đặt mua báo chí trong nước. 
- Gv nhận xét chung, ghi điểm Hs làm bài đầy đủ, đúng.
Lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. HD hoàn thành bài tập vào vở, vận dụng kiến thức bài học vào cuộc sống.
--------------------------------------------
 4 Khoa học (tiết 70)
Ôn tập: Thực vật và động vật ( Tiết 2)
I. Mục tiêu:
	Hs được củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở hs hiểu biết:
	- Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Giải thích sơ đồ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã?
- 2 hs lên giải thích.
- Lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Vai trò của con người trong chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
	* Mục tiêu: Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức Hs quan sát hình sgk/136, 137.
- Cả lớp quan sát.
? Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ hình 7, 8, 9?
- Hình 7: người đang ăn cơm và t ăn.
- Hình 8: Bò ăn cỏ.
- Hình 9: Các loài tảo - cá - cá hộp (thức ăn của người).
? Dựa vào các hình trên bạn nói về chuỗi thức ăn?
- Hs trao đổi theo N2.
- Trình bày:
- Đại diện nhóm lên trình bày , lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- Gv nhận xét chung, chốt ý đúng:
Các loài tảo - Cá - người 
Cỏ - bò - người.
? Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng dẫn đến hiện tượng gì?
- Cạn kiệt các loài ĐV, TV, môi trường sống sống của ĐV, TV bị phá.
? Điều gì xảy ra nếu 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt?
-...ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trong chuỗi thức ăn, nếu không có cỏ thì bò bị chết, con người không có thức ăn....
? Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên Trái Đất?
- ...có vai trò quan trọng. TV là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh. Hầu hết các chuỗi thức ăn đều bắt đầu từ TV.
? Con người làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên?
- ...bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ TV và ĐV.
	* Kết luận: Gv chốt ý trên.
3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học, nhắc tiếp tục ôn bài và chuẩn bị cho bài KT.
----------------------------------------------------------
 Sinh hoạt
Sơ kết tuần
Sơ kết tổ: Các thành viên trong tổ nhận xét lẫn nhau.
Sơ kết lớp:
- Nề nếp: Đa số HS thực hiện tốt các nề nếp của trường, lớp đã đề ra.
- Đạo đức: Các HS ngoan ngoãn, lễ phép với các thầy cô giáo và đoàn kết.
- Học tập: HS có cố gắng trong học tập, ôn tập. Nhiều HS có cố gắng trong việc chuẩn bị và phát biểu xây dựng bài. Biểu dương: có tiến bộ. Phê bình: chưa chịu khó chuẩn bị bài ở nhà.
- Vệ sinh: Sạch sẽ; ăn mặc gọn gàng.
- Các HĐ khác: Tham gia đủ. 
	3. Phương hướng và nhiệm vụ tuần sau: Tiếp tục duy trì, phát huy các ưu điểm của tuần qua; Tích cực học và ôn tập để chuẩn bị tốt cho KT cuối năm.
-----------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34 moi sua.doc