Giáo án Lớp 4 tuần 10 - Trường TH Bùi Thị Xuân

Giáo án Lớp 4 tuần 10 - Trường TH Bùi Thị Xuân

 Tiết 2 Tập đọc : Ôn tập (tiết1)

I. Mục tiêu

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng, kết hợp kĩ năng đọc hiểu.

- Yêu cầu kỹ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học đầu học kỳ I.

- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc và kể chuyện thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân.

- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm đoạn văn đúng yêu cầu về giọng đọc.

II. Đồ dùng dạy học - Phiết viết tên từng bài tập đọc.

 - Phiếu khổ to viết sẵn bài 2.

 

doc 28 trang Người đăng nkhien Lượt xem 920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 tuần 10 - Trường TH Bùi Thị Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 10
 Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
 Tiết 2 Tập đọc : Ôn tập (tiết1)
I. Mục tiêu
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng, kết hợp kĩ năng đọc hiểu.
- Yêu cầu kỹ năng đọc thành tiếng: đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học đầu học kỳ I.
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật của các bài tập đọc và kể chuyện thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân.
- Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện giọng đọc đã nêu trong SGK. Đọc diễn cảm đoạn văn đúng yêu cầu về giọng đọc.
II. Đồ dùng dạy học - Phiết viết tên từng bài tập đọc.
 - Phiếu khổ to viết sẵn bài 2.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu.
2. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (7 đến 10 em)
- HS lên bốc thăm và đọc bài
- GV đặt câu hỏi về nội dung tương ứng cho HS trả lời.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 2:
- HS đọc yêu cầu.
- GV nêu câu hỏi.
? Những bài tập đọc như thế nào được coi là kể chuyện?
? Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: Thương người như thể thương thân.
- HS đọc thầm các chuyện trao đổi theo cặp. GV phát phiếu học tập.
- Các cặp báo cáo kết quả.
- Nhận xét.
- Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa.
- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, người ăn xin.
- Nội dung ghi ở có chính xác không?
- Lời trình bày có rõ ràng, rành mạch không?
4. Củng cố: 
Nhận xét tiết học
 ------------------------------------------------------------------------------------------------
 Luyện tập
I. Mục tiêu :
	Giúp HS củng cố về :
- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác...
- Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
II. Đồ dùng dạy học :
- Thước kẻ và êke
III. Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi 1 HS giải 2a/ 55
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ HV cạnh 6 cm và yêu cầu tính P, S hình vuông
2. Luyện tập :
Bài 1 :
- Gọi 1 em đọc yêu cầu 
- Nhóm 2 em thảo luận nêu các góc vuông, góc bẹt, góc tù có trong mỗi hình
- Gọi 1 số em trình bày.
- GV kết luận.
Bài 2 :
- Gọi HS đọc ND đề
- Yêu cầu HS chọn đáp án đúng và giải thích được
Bài 3: Về nhà
Bài 4 :
- Gọi 2 em tiếp nối đoc ND bài 4
- Yêu cầu HS tự làm VT, 1 em lên bảng
- Yêu cầu HS nhắc lại "Trung điểm là gì ?" để xác định đúng M và N
- Lưu ý khi đọc tên HCN phải đọc theo chiều kim đồng hồ
3. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà làm BT 3, CB bài sau : Bài 48
- 2 em lên bảng.
- 1 em đọc.
- Nhóm 2 em thảo luận, trình bày.
– Hình a) : có 1 góc vuông, 5 góc nhọn, 1 góc tù, 1 góc bẹt
– Hình b) : 3 góc vuông, 4 góc nhọn và 1 góc tù
- HS nhận xét, bổ sung.
- 1 em đọc.
– AH không phải là đường cao của tam giác ABC vì AH không vuông góc với cạnh đáy BC.
– AB là đường cao của tam giác ABC vì AB vuông góc cạnh đáy BC
- 2 em đọc.
- HS tự làm bài.
 A B
 M N
 D C
- Lắng nghe
Lịch sử
Đạo đức
Tiết kiệm thời giờ (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu được: Thời giờ là cái quí nhất, cần phải biết tiết kiệm thời giờ.
- Cách tiết kiệm thời giờ: Biết quí trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm, khoa học.
II. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu.
2. Các hoạt động:
a) Hoạt động 1: Làm bài tập 1 SGK (làm cá nhân)
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân, một HS làm bảng.
- Nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận:
+ Các sự việc a, c, đ là tiết kiệm thời giờ.
+ Các sự việc d, b, e là không tiết kiệm thời giờ.
b) Hoạt động 2: Làm bài tập 4 SGK (thảo luận nhóm bàn)
- HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận trong nhóm bàn để xem bản thân đã sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm chưa?Và dự kiến thời gian biểu cho bản thân.
- Học sinh nối tiếp trình bày (khoảng 5 HS)
- GV nhận xét.
c) Hoạt động 3: Trình bày giới thiệu, sưu tầm tranh ảnh.
- HS trưng bày và giới thiệu các bức tranh.
- Cả lớp trao đổi thảo luận.
- Nhận xét.
- GV kết luận:
+ Thời giờ là cái quí nhất, cần phải biết tiết kiệm thời giờ.
+ Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp lí, khoa học và có hiệu quả.
3. Củng cố:
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- Nhận xét tiết học.
 Thứ ba ngày tháng năm 2007
TIẾNG VIỆT
Ôn tập (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
- Nghe viết đúng chính tả trình bày đúng bài lời hứa.
- Hệ thống hoá các qui tắc viết hoa tên riêng.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn nghe viết:
- Gv đọc bài lời hứa.
- Một Hs đọc lại, cả lớp đọc thầm.
? Hãy cho biết nghĩa của từ “Trung sĩ”?
- Cho HS luyện viết các từ khó: ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ
- Yêu cầu HS nêu lại cách trình bày bài chính tả.
- GV đọc HS viết bài.
- GV đọc HS soát lỗi.
- Gv chấm nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
* Bài 1:
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận trong nhóm bàn.
- Đại diện các nhóm trình bày bài làm.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để làm gì?
Dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.
Có thể đưa bộ phận trong dấu ngoặc kép xuống dòng đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?
Không được. Vì trong mẩu chuyện có hai cuộc đối thoại. Cuộc đối thoại nằm trong dấu ngoặc kép là cuộc đối thoại do em bé thuật lại nên phải ở trong dấu ngoặc kép.
* Bài 2:
- HS nêu yêu cầu.
- Thảo luận làm bài.
- đại diện các nhóm trả lời.
- GV chốt bài làm đúng:
Các tên riêng
Qui tắc viết
Ví dụ
Tên ngưòi, tên địa lí Việt Nam
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thnàh tên đó.
Hồ Chí Minh
Điện Biên Phủ
Tên người, tên địa lí nước ngoài
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu các bộ phận tạo thnàh tên có nhiều tiếng, giữa các tiếng có gạch nối.
- Những tên riêng được phiên âm theo tiếng Hán, viết như cách viết tên Việt Nam.
Lu – i Pa – xtơ
Xanh Pê – tec – bua
Luân Đôn
Bạch Cư Dị
4. Củng cố:
Nhận xét tiết học.
TIẾNG VIỆT
Ôn tập (tiết 3)
I. MỤC TIÊU
- Kiểm tra đọc (lấy điểm)
- Kiểm tra các kiến thức cần ghi nhớ về nội dung chính, nhân vật, giọng đọc các bài là chuyện kể thuộc chủ điểm: Măng mọc thẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng ở tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu.
2. Kiểm tra đọc:
- HS bốc thăm bài đọc.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
- HS nêu yêu cầu.
- Hs nêu tên bài là truyện đọc.
- GV nhận xét.
- HS nối tiếp đọc các câu chuyện đã nêu.
- Tổ chức cho HS thi đọc và nêu giọng đọc từng câu chuyện.
- Một người chính trực (36)
- Những hạt thóc giống.
- Nỗi dằn vạt của An - đrây – ca
- Chị em tôi
- Nêu tên truyện và nhân vật giọng đọc:
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Giọng đọc
1. Một người chính trực
Ca ngợi lòng ngay thẳng, chính trực của Tô Hiến Thành.
Tô Hiến Thành; Đõ Thái Hậu
Thong thả, rõ ràng, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách của Tô Hiến Thành.
2. Những hạt thóc giống
Ca ngợi cậu bé Chôm dũng cảm, trung thực.
Chôm
Nhà vua
- Chôm: Ngây thơ.
- Nhà vua: Khii ô tồn, khi dõng dạc.
3. Nỗi dằn vạt của An - đrây - ca
Thể hiện tình thương, ý thức tránh nhiệm với người thân.
An - đrây – ca
Mẹ
Trầm buồn, xúc động
4. Củng cố:
Nhận xét tiết học.
KHOA HỌC
Ôn tập: Con người và sức khoẻ
I. MỤC TIÊU
Củng cố cho học sinh về kiến thức:
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể con người với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách đề phòng bệnh thiếu, thừa dinh dưỡng, bệnh lây qua đường tiêu hoá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các ô chữ được kẻ sẵn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. BÀI CŨ:
- Kiểm tra phần ôn tập tiết trước.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu.
2. Các hoạt động:
a) Hoạt động 1: Trò chơi: Ô chữ kì diệu.
- GV phổ biến luật chơi:
+ GV phổ biến 15 ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc.
+ Gv chia lớp thnàh 3 đội.
+ Hướng dẫn cách chơi, cách cho điểm.
- Các tổ thi đua chơi.
- Nhận xét.
b) Hoạt động 2: Chọn thức ăn hợp lí:
- HS thảo luận nhóm, chọn thức ăn cho một bữa ăn.
- đại diện các nhóm trình bày và giải thích.
- Các nhóm khác nhận xét.
3. Củng cố:
- Cho HS đọc 10 lời khuyên về dinh dưỡng.
- Gv nhận xét tiết học.
Ngày giảng: 
KỂ CHUYỆN
Ôn tập (tiết 4)
I. MỤC TIÊU
- Hệ thống hoá và hiểu thêm các từ ngữ, các thành ngữ, tục ngữ đã học.
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ kẻ sẵn bài 1, 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn ôn tập:	
* Bài 1:
- HS nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm, trình bày bài.
- Mỗi nhóm cử 5 HS chơi trò chơi: Thi tiếp sức.
- Các nhóm đọc từ của mình đã viết.
- Nhận xét, chốt bài:
Thương người như thể thương thân
Măng mọc thẳng
Trên đôi cánh ước mơ
Từ cùng nghĩa: thương người, nhân hậu, đùm bọc, đoàn kết, bao dung, ủng hộ, bênh vực, cưu mang, nâng đỡ..
Từ cùng nghĩa: Trung thực, trung thành, thẳng tính, ngay thật, thật thà, thực bụng, chính trực, tự trọng,.
ước mơ, mong muốn, ước vọng, mơ tưởng, ước ao.
Từ trái nghĩa: độc ác, hà hiếp, đánh đập, ác nghiệt, bất hoà, lục đục, tàn bạo,
Từ trái nghĩa: dối trá, lừa bịp, bịp bợm, gian ngoan,.
* Bài 2: 
- Hs đọc yêu cầu.
- Thảo luận trong nhóm lớn tìm các câu tục ngữ, thành ngữ nói về ba chủ điểm đã học.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt các câu tục ngữ, Một HS đọc lại toàn bộ các câu tục ngư trên bảng.
- ở hiền gặp lành; Một cây làm chẳng lên non ..; Trâu buộc ghét trâu ăn; Dữ như cọp.
- Thẳng như ruột ngựa; thuốc đắng dã tật; cây ngay không sợ chết đứng; giấy rách phải giữ lấy lề; Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Cầu được ước thấy; Ước sao được vậy; Ước của trái mùa; Đứng núi này trông núi nọ.
- GV yêu cầu HS đặt câu và giỉa nghĩa các câu tục ngữ.
* Bài 3:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân, trình bày miệng:
+ Dáu hai chấm: có tác dụng báo hiệu bộ phận sau nó là lời nói hoặc giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
+ Dấu ngoặc kép: Dãn lời nói trực tiếp của nhân vật hay câu văn được nhắc đến, hoặc chỉ những từ ngữ đặc biệt.
3. Củng cố:
Nhận xét tiết học.
ĐỊA LÍ
Thành phố Đà Lạt
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này học sinh biết:
- Vị trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ.
- Trình bày đặc điểm tiêu biểu của Đà Lạt.
- Dựa vào bản đồ, lược đồ và tài liệu tự tìm ra kiến thức.
- Xác lập mối quan hệ địa lí giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ địa lí Việt Nam.
Tranh ảnh về đà Lạt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. BÀI CŨ:
? Nêu các hoạt động sản xuất ở Tây Nguyên?
B. BÀI ... m tranh phin bản của hoạ sĩ .
- Cả lớp thực hiện
- Cả lớp cùng để lên bàn.
- HS lắng nghe 
- Nhắc lại tựa bài.
- HS quan sát tranh 
HS trả lời 
HS trả lời 
HS quan st 
Chiều cao , chiều ngang 
Thn ,miệng ,đy 
HS thực hiện 
HS tiến hnh theo nhĩm 
 ---------------------------------------------------------------------------------------
 Toán : Kiểm tra định kì lần I Giữa kì I
 (có đề in sẵng giáo viên phát cho học sinh làm )
 ----------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm 
 lược lần thứ nhất (năm 981)
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
- Kể lại được diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
- Nêu được ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình vẽ SGK.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981)
2. Các hoạt động:
a) Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- HS đọc đoạn “Năm 979 .sử cũ gọi là Tiền Lê”
? Lê Hoàn lên ngôi vua trong trường hợp nào?
? Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không?
- Khi lên ngôi, Đinh Toàn còn quá nhỏ. Nhà Tống đem quân xâm lược nước ta, Lê Hoàn đang giữ chức Thập đạo Tương quân (Tổng chi huy quân đội)
- Khi lên ngôi vua ông được quân sĩ ủng hộ và tung hô “Vạn tuế”
b) Hoạt động 2: (Thảo luận nhóm.) Diễn biến.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm câu hỏi sau:
? Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
? Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
? Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và như thế nào?
? Quân Tống có thực hiện được ý đồ của chúng không?
- HS dựa vào kênh chữ và lược đồ thảo luận tìm ra kiến thức.
- Đại diện các nhóm thuật lại diễn biến cuộc kháng chến chống quân Tống xâm lược của nhân dân trên lược đồ phóng to.
c) Hoạt động 3: GV nêu câu hỏi, HS thảo luận:
?/ Thắng lợi của cuộc khở nghĩa chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta?
- HS đọc kết luận SGK
- Nền độc lập của nước ta giữ vững, nhân dân ta tự hào tin tưởng vào sức mạnh, vào tiền đồ của dân tộc.
3. Củng cố:
Nhận xét tiết học.
 -------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ năm ngày 28 tháng10 năm 2010
 Toán : NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
	I/ Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép nhân nhiều chữ số với số có một chữ số (Tích không có quá sáu chữ số)
 II/ Lên lớp 
 1/ Kiểm tra bài cũ:
 2/ Bài mới: a/Giới thiệu ghi đề bài
 b/Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số không nhớ.
Giáo viên ghi phép tính 
241324 x 2= ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính theo cột dọc
Hướng dẫn học sinh tính từ phải sang trái 
Giáo viên vừa hướng dẫn học sinh vừa ghi bảng.
Cho học sinh đọc lại:
Giáo viên chốt lại Vậy 241324 x 2 = 482648
*Hướng dẫn học sinh làm phép nhân có nhớ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ.
136204 x 4 = ?
Giáo viên cũng hướng dẫn học sinh đặt tương tự 
Giáo viên chốt lại phép tính vừa làm có gì giống và khác so với phép tính trên.
3/Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập(bài 1.3.4)bỏ bài 2
4/củng cố - dặn dò.
Nhận xét tiết học 
Học sinh chú ý hướng dẫn của học sinh.
-Học sinh làm theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh đọc lại cách nhân.
 Học sinh chú ý làm theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh cú ý làm cho đúng.
Học sinh làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh nhắc lại cách nhân
Học sinh nhớ về nhà lam theo HDGV 
TẬP LÀM VĂN
Ôn tập (tiết 6)
I. MỤC TIÊU
- xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình đã học.
- Tìm được các từ đơn, láy, ghép, động từ, danh từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ viết sẵn mô hình âm tiết.
Phiếu viết bài tập 2, 3, 4.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1, 2:
- Hai HS đọc nối tiếp bài tập 1, 2.
- HS làm vở bài tập, một số làm phiếu, dán lên bảng.
- Nhận xét, bổ sung.
* Bài 3:
- HS đọc yêu cầu.
- HS xem lại các bài từ đơn, từ ghép, từ láy.
? Thế nào là từ đơn? (chỉ gồm có một tiếng)
? Thế nào là từ láy? (Có âm, vần giống nhau)
? Thế nào là từ ghép? (ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau)
- HS trình bày trên bảng phụ.
- Nhận xét, chốt bài làm đúng.
* Bài 4: 
- HS đọc yêu cầu.
- HS xem lại bài động từ, danh từ.
? Thế nào là danh từ? (Chỉ sự vật)
? Thế nào là động từ? (Chỉ hoạt động, trạng thái)
- Phát phiếu HS làm bài.
- Nhận xét chốt kết quả đúng.
3. Củng cố:
Nhận xét tiết học.
 ----------------------------------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
Nước có những tính chất gì?
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước.
- Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật, hoà tan một số chất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Cốc thuỷ tinh, chai, bình.
- Tấm kính, bông, muối, đường, cát.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài:
Nước có những tính chất gì?
2. Các hoạt động:
a) Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị của nước:
* Mục tiêu: 
- Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất của nước.
- Phân biệt nước và các chất lỏng khác.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành các nhópm nhỏ (4 HS), các nhóm quan sát cốc nước và cốc sữa rồi thảo luận theo câu hỏi sau:
? Cốc nào là nước? Cốc nào là sữa? Vì sao em biết?
- HS có thể sử dụng tất cả các giác quan.
- Đại diện các nhóm trình bày (GV ghi bảng)
- HS nêu tính chất của nước.
* Kết luận: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
b) Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước:
* Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu khái quát hình dạng nhất định.
- Biết dự đoán nêu cách tiến hành làm thí nghiệm tìm hình dạng của nước.
* Cách tiến hành:
- Các nhóm lấy chai, lọ, bình đã chuẩn bị làm thí nghiệm.
- GV làm thí nghiệm, HS quan sát làm theo.
? Khi thay đổi vị trí của chai, hình dạng của nước có thay đổi không?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
c) Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
* Mục tiêu:
- Biết làm thí nghiệm để biết nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra mọi phía.
- Nêu được ứng dụng của nước.
* Cách tiến hành:
- Các nhóm lấy tấm kính.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
* Kết luận: SGK
? Nêu ứng dụng tính chất của nước?
-> Lợp mái nhà, làm máng nước.
d) Hoạt động 4: Phát hiện tính thấm và không thấm của nước qua một số vật.
* Mục tiêu: Làm thí nghiệm phát hiện ra nước thấm qua hoặc không thấm qua một số vật.
* Cách tiến hành:
- GV nêu nhiệm vụ cho HS.
- HS thảo luận nhóm bàn tìm ra cách làm thí nghiệm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nêu ứng dụng.
+ Làm áo mưa, lọc nước.
* Kết luận: Nước thấm qua một số vật.
g) Hoạt động 5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan một số chất.
* Mục tiêu: Thí nghiệm làm nổi bật tính chất này.
* Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- Báo cáo kết quả thí nghiệm.
* Kết luận: SGK.
3. Củng cố:
HS đọc mục bạn cần biết SGK.
Nhận xét tiết học
 --------------------------------------------------------------------------------------------------
 Kĩ thuật :
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
 - Hs biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau .
 - Gấp được mép vải và khâu mép vải.
 - Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
 - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
 - Vật liệu và dụng cụ như sgk/24 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ 
 Nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.
3.Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*Giới thiệu và ghi bài
Hoạt động 1: làm việc cá nhân
 *Mục tiêu: Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét mẫu.
 *Cách tiến hành: 
 - Giới thiệu mẫu, hướng dẫn hs quan sát và nêu câu hỏi.
 *Kết luận: Tóm tắt đặc điểm đường khâu khâu viền gấp mép vải.
Hoạt động 2: làm việc cá nhân
 *Mục tiêu: Thao tác kỹ thuật
 *Cách tiến hành: 
 - Hướng dẫn hs quan sát hình 1,2,3 và đặt câu hỏi .
 - Hướng dẫn hs đọc mục 1 và quan sát hình 1, 2a, 2b sgk.
 - Hs thực hiện thao tác vẽ 2 đường dấu .
 - Hướng dẫn hs thao tác theo nội dung sgk 
 - Hướng dẫn hs đọc mục 2,3 và quan sát hình 3,4 sgk để trả lời các câu hỏi . 
 *Kết luận: thực hiện các thao tác .
Nhắc lại 
Hs quan sát và trả lời 
IV. NHẬN XÉT:
Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh.
Chuẩn bị bài sau: chuẩn bị vật liệu và dụng cụ như sgk
------------------------------------------------------------------------------------
 Đạo đức Tiết kiệm thì giờ (tiết 2)
I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS có khả năng :
1. Hiểu được : 
- Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm
- Cách tiết kiện thời giờ
2. Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm
* Giảm tải: 
 - BT1 ý a: thay từ tranh thủ bằng từ liền
 - Giảm bài tập 5.
II. Chuẩn bị :
- Sưu tầm các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu về chủ đề tiết kiệm thời gian
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi 1 số em đọc bài học
- GV nhận xột đỏnh giỏ.
2. Bài mới:
HĐ1: Làm bài 1/ SGK
- Gọi HS đọc BT1
- Gọi HS trình bày, trao đổi trước lớp
HĐ2: Làm BT 4 SGK
- Gọi HS đọc BT 4
- Yêu cầu các nhóm thảo luận
- Gọi vài HS trình bày
- GV khen ngợi các em biết tiết kiệm thời giờ.
HĐ3: Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm
- Tổ chức cho HS trình bày tranh vẽ, các tư liệu sưu tầm được ...
- Khen các em chuẩn bị tốt và giới thiệu hay
3. Củng cố, dặn dò:
- KL : Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm. 
Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả.
- Nhận xét 
- CB : Bài 6
- 3 em đọc.
- Làm việc cá nhân
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.
– a, c, d : tiết kiệm thời giờ
– b, đ, e : không tiết kiệm thời giờ
- Nhóm đôi
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS thảo luận về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu trong thời gian tới.
- 3 em trình bày.
- Lớp trao đổi, chất vấn.
- HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em sưu tầm được về chủ đề tiết kiệm thời giờ.
- Lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa nội dung các bạn trình bày.
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 tuan 10.doc