Giáo án lớp 4 tuần 12

Giáo án lớp 4 tuần 12

Tập đọc

“Vua tàu thủy’’ Bạch Thái Bưởi

I/Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu các từ ngữ trong bài .

- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ nghị lực và có ý chí vượt khó nên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lẫy lừng .

2. Kĩ năng :

- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.

3. Thái độ : Yêu quê hương đất nước . Kính phục người tài. Có ý chí vượt khó vươn lên.

 

doc 31 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1012Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ hai ngày 02 tháng 11 năm 2009
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:.
Tập đọc
“Vua tàu thủy’’ Bạch Thái Bưởi
I/Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu các từ ngữ trong bài .
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ nghị lực và có ý chí vượt khó nên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lẫy lừng .
2. Kĩ năng :
- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
3. Thái độ : Yêu quê hương đất nước . Kính phục người tài. Có ý chí vượt khó vươn lên.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc
III/ Hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi hs đọc bài: Có trí thì nên
- Gv nhận xét ghi điểm 
B/ Dạy bài mới
1/Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
2/ Luyên đọc:
- GV chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn 
Lần 1:cho hs đọc nối tiếp nhau đọc bài (2 lượt)
- GV yêu cầu hs tìm hiểu nghĩa các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải
- GV hướng dẫn hs đọc câu dài:
+ BTB /mở công ti thuỷ/Hoa/đã độc chiếm...miền Bắc.
- Cho hs đọc theo cặp
- Gọi hs khá, giỏi đọc bài
- GV đọc mẫu: 
3/Tìm hiểu bài : 
- Đoạn 1,2
HS đọc thầm cả bài trả lời câu hỏi: 
 ? Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
? Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ?
? Những chi tiết nào cho thấy anh là người rất có chí?
- HS đọc thành tiếng đoạn văn còn lại, trả lời câu hỏi:
- ý đoạn 1, 2...?
- Đoạn 3,4: dọc thầm
? Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào?
? BTB đã làm gì để cạnh tranh với các chủ tàu người nước ngoài ?
?Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không cân sức với các chủ tàu nước ngoài như thế naò?
?Do đâu BTB đã thắng trong cuộc cạnh tranh này?
?Tên những chiếc tàu của BTB có ý nghĩa gì?
?Thế nào là “một bậc anh hùng kt”?
?Nhờ đâu BTB thành công ?
?Người cùng thời là gì?
?Nội dung chính của đoạn 3,4 ?
GV kết luận
HS nêu đại ý bài , giáo viên ghi bảng nội dung.
c/ Đọc diễn cảm
Gọi hs đọc nối tiếp nhau toàn bài
- Cho hs đọc theo nhóm 
- T/c cho hs thi đọc đoạn 1, 2 của bài tập đọc
+ Nhấn các từ : mồ côi ,khôi ngô ,đủ mọi nghề ,trắng tay nản chí.
- Gọi hs đọc bài
- GV cùng hs nhận xét ghi điểm
3/ Củng cố - dặn dò:
? Bài ca ngợi ai ? Ca ngợi về điều gì ?
?Ngoài BTB em hãy kể 1 số nhân vật giàu nghị lực có ý chí vươn lên và thành công trong cuộc sống 
?Em học tập được gì qua các nhân vật ?
GV nhận xét tiết học .
- 2 hs đọc thuộc bài.
- HS nhận xét.
- HS nghe giới thiệu, nêu tên bài
 4 HS đọc nối tiếp nhau
+ đoạn 1: Bưởi mồ côi....ăn học
+ Đoạn 2: năm 21...nản chí
+ Đoạn 3: Bạch Thái Bưởi......Trương Nhị 
+ Đoạn 4: Chỉ trong ....cùng thời 
HS đọc phần chú giải
- Hs giải nghĩa các từ trong sgk
- HS đọc câu dài:
+ Trên chữ/.tàu ta/..ống/ông/..tàu .
+ Chỉ “một bậc anh hùng kinh tế”/..thời.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc bài
- Theo dõi SGK, nghe GV đọc mẫu.
Bạch Thái Bưởi mồ côi cha... con nuôi và cho ăn học.
- Làm thư kí , buôn gỗ, ngô, cầm đồ, in, khai thác mỏ,... 
- Có lúc mất trắng tay nhưng Bưởi không nản chí
1.Bạch Thái Bưởi là người có chí 
- ...con tàu người hoa đã độc chiếm đường 
sông miền Bắc
- HS nêu: Cho người đến các bến tàu diễn thuyết ,trên mỗi chiếc tàu dán chữ “Người ta thì đi tàu ta”.
- Khách đi tàu ông ngày một đông .Nhiều chủ tàu người nước ngoài phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu và thuê kĩ sư giỏi trông nom.
-Biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt Nam.
-Tên tàu đều mang tên những nhân vật, địa danh lịch sử của dân tộc VN.
-VD:Những người dành được thắng lợi trong kinh doanh.
- ý chí ,nghị lực,có ý chí trong kinh doanh . 
- Những ngời sống cùng thời đại với ông.
2.Sự thành công của Bạch Thái Buởi.
Đại ý: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghi lực có ý chí vượt khó lên trở thành một nhà kinh doanh lẫy lừng......
- hs nối tiếp nhau đọc
- HS đọc trong nhóm:
Bưởi mồ côi .....không nản chí
- Đại diện các nhóm đọc
- HS nhận xét bạn đọc.
* Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực có ý chí vươn lên đã trở thành vua tàu thuỷ. 
- Học tập ý chí nghị lực vượt khó.
- Ghi bài, đọc và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Toán
Một số nhân với một hiệu
I/ Mục tiêu 
- Biết cách nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
- Vận dụngđể tính nhanh, tính nhẩm.
- Yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ đã viết sẵn bài học
III Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A/Kiểm tra bài cũ: 
- HS chữa bài 3 VBT 
- GV nhận xét kết luận.
B/ Dạy học bài mới
1/Giới thiệu bài:
2/. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
*) GV ghi lên bảng hai biểu thức:3 x (7-5) và 3x7- 3x5
Gọi HS lên bảng thực hiện phép tính HS dưới lớp làm vở nháp, cho HS so sánh kết quả hai biểu thức đó
3. Nhân một số với một hiệu:
 GV chỉ cho HS biểu thức bên trái dấu bằng là nhân một số với một hiệu còn bên phải là hiệu giữa các tích của số đó với số bị trừ và số trừ. Từ đó rút ra kết luận.
GV viết dưới dạng biểu thức:
 	a x( b – c) = a x b – a x c
4.Thực hành:
Bài 1: GV treo bảng phụ , nói cấu tạo bảng, hướng dẫn HS tính và viết vào bảng
GV cho nhẩm kết quả với bộ giá trị của a,b,c để viết vào ô trống.
Cho HS tự làm vào vở. 
Nhận xét với mỗi giá trị a, b, c thì 3 x (7-5) vẫn = 3x7- 3x5
Bài 2:
 Bài này nhằm áp dụng tính chất một số nhân với một hiệu để tinh nhanh. Có thể nhẩm để tìm ra kết quả.
GV hướng dẫn HS làm mẫu một phép tính bằng hai cách để HS nhận ra cách làm nhanh nhất.
Cho HS tự làm vào vở các phép tính còn lại.
Bài 3: Cho HS tự làm vào vở.
HS nêu cách làm và kết quả.
GV khuyến khích HS áp dụng tính chất vừa học để làm nhanh hơn.
Bài 4: GV ghi lên bảng :
 (7 –5) x 3 và 7x3 – 5x3
Gọi hai em lên bảng làm bài, cả lớp làm vở nháp.
Gọi HS nhận xét kết quả , so sánh hai kết quả 
Cho HS nêu cách nhân một hiệu nhân với một số. Cho HS nêu lại .
4. Củng cố, dặn dò:.
- GV nhận xét tiết học 
-VN làm bài tập1,2, 3 và bài trong vở bài tập 
2 hs lênbảng
3 x (7- 5) = 3 x 2 = 6 
3 x 7- 3 x 5 = 21-15 = 6
Vậy:
3 x (7- 5) = 3 x 7- 3 x 5
- Khi nhân một số với một hiệu, ta có thể nhân lần lượt số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau.
HS nêu nhiều lần.
A
b
c
 a x (b-c)
a xb – a xc
3
7
3
3x (7 -3)=12
3x 7 -3x5)= 12
6
9
5
6x (9-5)=24
6x9-6x5=24
8
5
2
8x(5-2)=24
8x5 – 8x2)=24
a/ 47 x9 = 47x(10-1)
 = 47x10-47
 = 470-47=423
b/ 24x99 = 24 x (100 -1)
 = 24x100-24x1
 = 2400-24
 = 2376
Bài giải
Số giá để trứng còn lại sau khi bán là
40-10=30(giá)
Số quả trứng còn lại là:
175 x30 = 5250(quả)
Đáp số: 5250 quả
(7 – 5) x 3 = 7 x 3 – 5 x 3
Nhân một hiệu với một số ta nhân lần lượt số bị trừ và số trừ với số đó, rồi trừ hai kết quả cho nhau
- HS nêu lại ND bài.
- Ghi bài, làm bài tập
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
 Đạo đức
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ (tiết1)
I. Mục đích, yêu cầu
1.Học xong bài này HS nhận thức được:
- Hiểu công lao sinh thành , dạy dỗ của ông bà , cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà , cha mẹ.
2. HS biết thực hiện những hành vi , những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống..
3. Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II/ Đồ dùng dạy học 
- SGK đạo đức 4.
- Đồ dùng để chơi đóng vai.
- Bài hát cho con – nhạc và lời của Phạm Trọng Cỗu
III/. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KTBC: 
- Nêu những tấm gương có hành vi đạo đức đẹp theo các nội dung đã học.
B. Dạy bài mới 
1.Khởi động: 
- Hát tập thể bài Cho con- Nhạc và lời : Phạm Trọng Cầu.
- Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu của cha mẹ đối với mình? Là người con trong gia đình em phải làm gì để cha mẹ vui lòng?
2. Hoạt động 1: Thảo luận tiểu phẩm: 
Phần thưởng. 
?Em có nhận xét gì về việc làm của Hng?
?Bà Hưng sẽ cảm thấy thế nào qua việc làm của Hưng ?
-Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi :
?Chúng ta phải đối xử với ông bà cha mẹ ntn?
Vì sao? 
?Nêu những câu thơ khuyên răn chúng ta phải biết yêu thương ,hiếu thảo với ông bà , cha mẹ ?
TK:Nội dung truyện ý nghĩa truyện :Phải hiếu thảo..
-Yêu cầu hs đọc ghi nhớ
3.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
? Nêu yêu cầu ?
-Giáo viên lần lượt, đưa ra từng tình huống ,1 hs đọc ,hs khác bày tỏ ý kiến bằng thẻ kết hợp giải thích lý do chọn thẻ .
- Nx.
- Gọi hs đọc lại đáp án .
TK:?Thế nào là hiếu thảo với ông bà ,cha mẹ?
?Chúng ta không nên làm gì với cha mẹ ,ông bà?
4.Hoạt động 3:Cặp đôi.
-Yêu cầu các nhóm làm việc cặp đôi :Kể những việc làm hiếu thảo với mọi người ?Kể những việc thể hiện cha hiếu thảo và giải thích vì sao?
- Gọi đại dịên trình bày.
- Nx, bổ sung .
?Khi cha mẹ ,ông bà bị ốm mệt ,chúng ta phải làm gì?
?Khi ông bà,cha mẹ đi xa về chúng ta phải làm gì ?
? Có cần quan tâm đến sở thích của ông bà,cha mẹ không ? Vì sao?
TK: Tuyên dương hs biết hiếu thảo .nhắc nhở hs phải biết hiếu thảo.
3.Củng cố dặn dò :
?Thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ?
?Vì sao phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ ?
- HS nêu, tuyên dương các bạn thực hiện tốt các chủ đề đạo đức đã học.
- Cả lớp hát bài cho con
Hs nêu
2 đến 3 học sinh đọc
1. Tìm hiểu truyện phần thưởng .
- Rất quý bà ,biết quan tâm chăm sóc bà .
- Rất vui .
- Phải kính trọng ,quan tâm ,chăm sóc,hiếu thảo vì ông bà, cha mẹ là những người sinh ra, nuôi nấng và yêu thương chúng ta.
+ Công chacơm cha áo mẹ .
+Mẹ cha ở chốn lều tranh /Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.
-2 hs đọc 
Bày tỏ ý kiến –Bài tập 1
-Bày tỏ ý kiến 
Đáp án :- Đúng : ý 2,4,5.
 - Sai: ý 1,3.
- Không đòi hỏi khi mọi người bận,mệt 
-Hs thảo luận cặp đôi ,tự liên hệ .
- Chăm sóc, động viên: quạt, lấy nước, kể chuyện
- Lấy nước, không được quấy rầy
- Có cần vì đem lại niềm vui cho mọi người.
- HS đọc ghi nhớ.
- Ghi bài
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Kỹ thuật
Bài 7: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT
I/ Mục tiêu:
 -HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
 -Gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình, đúng kỹ thuật. 
 -Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải )
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
 +Len (hoặc sợi), khác với màu vải.
 +Kim khâu len, kéo cắt vải, t ... ông mở rộng, HS đánh ký hiệu (-); với cách kể bài mở rộng, đánh kí hiệu (+).
GV nhận xét , kết luận lời giải đúng.
Bài tập 2 
- HS đọc yêu cầu của bài tập và nội dung . 
- Cả lớp mở SGK, tìm kết bài của các truyện Một người chính trực ( tr. 36, 37-SGK), Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3:
HS đọc yêu cầu của bài tập, lựa chọn viết kết bài theo kiểu mở rộng cho một trong hai truyện trên, suy nghĩ, làm bài cá nhân.
GV nhắc nhở các em cần lưu ý viết kết bài theo lối mở rộng sao cho liền mạch với đoạn văn trên 
Nhiều HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. GV nhận xét.
3/Củng cố- Dặn dò
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà 
- 2 hs lên bảng
- 2 HS đọc phần mở đầu truyện theo cách gián tiếp.
- Nghe, nêu tên bài.
-Thế rồi.......... Nam ta
HS đọc nội dung của bài tập, đọc mẫu (122)
- HS suy nghĩ, thêm vào cuối truyện 1 lời nhận xét, đánh giá làm đoạn kết bài.
Vd: Trạng nguyên Nguyễn Hiền có ý chí, nghị lực và ông đã thành đạt.
- Cách viết bài thứ nhất chỉ có kết cục của câu chuyện không bình luận thêm là cách kết bài không mở rộng
- Cách kết bài thứ hai đoạn kết trở thành 1 đoạn thuộc thân bài. Sau khi cho biết kết cục nêu ý nghĩa, có lời đánh giá, nhận xét, bình luận thêm về câu chuyện là cách kết bài mở rộng 
HS xung phong đọc thuộc ghi nhớ ngay tại lớp.
Từng cặp HS trao đổi, trả lời câu hỏi.
a/ Là kết bài không mở rộng vì chỉ nêu kết thúc câu chuyện Thỏ và Rùa
-b/c/d/e là kết bài mở rộng vì đưa thêm ra những lời bình luận , nhận xét xung quanh kết cục của câu chuyện 
- HS phát biểu ý kiến.
- 2 kết bài của hai câu chuyện đó là kết bài không mở rộng.
-Một người chính trực: Câu chuyện về sự khảng khái, chính trực của Tô Hiến Thành được truyền tụng mãi đến muôn đời sau. Những người như ông làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.
- Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm thương yêu, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- 5 hs đọc bài
- HS ghi bài.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Thứ sáu ngày 06 .tháng 11 năm 2009
Kiểm tra giữa học kì I
(đề do phòng GD ra)
Thứ bảy ngày 07 .tháng 11 năm 2009
(dạy thời khóa biểu thứ 6)
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:.
Luyện từ và câu
Tính từ
(tiếp theo)
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức 
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất . 
2. Kĩ năng 
- Bước đầu biết sử dụng những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm,tính chất.
3. Thái độ : 
- ý thức sử dụng đúng thể loại từ .
II. Đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ
- Gọi hai HS lên bảng làm bài 3, 4 tiết trước.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
2.Phần nhận xét: 
Bài tập 1: 
- HS nêu yêu cầu của bài .
- Cả lớp đọc thầm bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
? Em có nhận xét gì về các từ chỉ đặc điểm của tờ giấy trắng?
- GV cùng cả lớp nhận xét bài làm và chốt lại lời giải đúng. 
- GV đưa ra kết luận: Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép hoặc từ láy từ tính từ trắng đã cho.
Bài tập 2: 
- Hai HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Cả lớp đọc thầm lại bài suy nghĩ làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng 
- GV đưa ra kết luận.
3. Phần ghi nhớ:
 Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK về 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. 
4. Phần luyện tập:
Bài tập 1: 
 Gọi một HS đọc nội dung của bài tập 1.
 Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở bài tập. GV phát bảng nhóm cho 3 em. Các em gạch dưới những từ ngữ biểu thị mức độ đặc điểm, tính chất trong đoạn văn
 Những bài làm trên bảng nhóm trình bày kết quả,Gv và HS nhận xét, rút ra lời giải đúng.
Bài tập 2:
 HS đọc yêu cầu của đề.
 GV phát phiếu cho 3 nhóm và ba quển từ điển cho các nhóm làm bài.
 Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
 Cả lớp và Gv nhận xét bổ sung thêm những từ ngữ mới.
 GV khen nhóm tìm được từ đúng và nhiều từ nhất.
Bài tập 3:
 HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, đặt câu của mình.
 HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
 Cả lớp và GV nhận xét nhanh. 
3/Củng cố – Dặn dò
? Tính từ là gì? Có những cách biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất nào?
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà chuẩn bị bài sau
2 hs lên bảng
a/Tờ giấy này trắng: mức độ trắng bình thường
b/ Tờ giấy này trăng trắng: mức độ trắng ít
c/ Tờ giấy này trắng tinh: mức độ trắng cao
- ở mức độ trắng ít thường dùng tính từ trăng trắng ( từ láy)
ở mức độ trắng bình thường dùng tính từ trắng (tính từ đã cho)
ở mức độ trắng cao thường dùng tính từ trắng tinh ( từ ghép)
- Có ba cách thể hiện mức độ của đặc điểm tính chất
+ Tạo ra từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho
+ thêm các từ rất, quá, lắm... vào trước hoặc sau tính từ : trắng lắm, rất trắng, trắng quá
+ Tạo ra phép so sánh với các từ hơn, nhất... trắng hơn, trắng nhất
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
 HS gạch dưới những từ ngữ biểu thị mức độ đặc điểm, tính chất trong đoạn văn:
. . . đậm, ngọt, rất, lắm, ngà, ngọc, ... Mỗi mùa xuân Đắc Lắk lại khoắc lên mình một màu trắng ngà ngọc và tỏa ra mùi hương ...... tinh khiết hơn.
Cách 1: tạo từ ghép, từ láy với tính từ đỏ: đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ hon hỏn, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ chói...
Cách 2: Thêm các từ rất, quá, lắm: rất đỏ, đỏ lắm, quá đỏ, đỏ quá
Cách 3: Tạo ra phép so sánh: đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son, đỏ như máu, 
 cao: cao cao, cao vút, rất cao
 Vui: vui vui, vui vẻ, vui hơn
3 hs lên bảng đặt câu:
- Bầu trời cao vời vợi.
- Quả ớt đỏ chót.
- Em vui như tết.
- HS nêu 3 cách: Tạo ra từ ghép hoặc từ láy, thêm các từ rất, quá, lắm, tạo ra phép so sánh
- HS ghi bài, làm lại các bài tập, chuẩn bị bài giờ sau.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Tập làm văn
 Kể chuyện ( kiểm tra viết)
I/Mục đích, yêu cầu 
- Học sinh thực hành viết được bài văn kể chuyện
- Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có nhân vật sự kiện, cốt truyện( mở bài), diễn biến và kết thúc
- Lời kể tự nhiên, chân thật, dùng từ hay, giàu trí tưởng tượng và sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ viết phần gợi ý, Vở viết TLV.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC : Gọi HS nhắc lại kiến thức cần nhớ trong tiết trước.
 - Một, hai HS làm lại bài tập III.3- đọc phần mở đầu truyện theo cách gián tiếp
B/ Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Thực hành viết
- Cho hs sử dụng 3 gợi ý trong sgk ( 124) để làm bài
-Lưu ý:
+ Đề 1 là đề mở
+ Nội dung đề gắn với chủ điểm đã học
+ Khích lệ HS sáng tạo khi viết mở bài và kết bài.
- Cho hs viết bài
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài tập.
- Gv thu bài chấm
3/ Củng cố – dặn dò
GV nhận xét giờ học
Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- 2 hs lên bảng làm
hs nghe
- HS lựa chọn 1 trong 3 đề để viết bài, dựa vào các gợi ý SGK.
- HS viết bài
- HS ghi bài, chuẩn bị ND bài giờ sau.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 
Khoa học
Nước cần cho sự sống
I/ Mục đích, yêu cầu
1Kiến thức :
- Nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật
- Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp , công nghiệp và vui chơi giải trí.
2. Kĩ năng :
- Trình bày được về vai trò của nước trong sự sống và trong sản xuất.
3. Thái độ 
- Có ý thức giữ gìn nguồn nước sạch, không lãng phí nước..
II. Đồ dùng dạy – học
- Hình trang SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.KTBC:
 ? Nêu sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động thực vật.
* Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động thực vật.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
a) GV yêu cầu HS nộp các tranh ảnh đã sưu tầm được
b) Chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
- GV giao lại tư liệu , tranh ảnh có liên quan cho các nhóm làm việc cùng bảng nhóm băng dính và bút dạ
Bước 2: Trình bày và đánh giá
a) GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
? Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước? 
? Nếu không có nước cuộc sống của động vật sẽ ra sao?
? Đối với thực vật nước có tầmquan trọng như thế nào?
b)GV cho cả lớp cùng thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung.
Kết luận:Như mục bạn cần biết SGK trang 50
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
* Mục tiêu: Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Động não.
Gv nêu câu hỏi và lần lượt yêu cầu mỗi HS đưa ra một ý kiến về: Con người còn sử dụng nước vào việc gì khác.
? Trong cuộc sống hằng ngày con người cần nước vào việc gì?
? Nhu cầu nước cho hoạt động của con người được chia ra làm mấy loại?
GV ghi tất cả những ý kiến trên lên bảng.
Bước 2: Thảo luận phân loại các nhóm ý kiến
Dựa trên danh mục các ý kiến HS đã nêu ở bước 1, HS và GV cùng nhau phân loại chúng vào các nhóm khác nhau.
Bước 3:Thảo luận từng vấn đề cụ thể
GV lần lượt hỏi về từng vấn đề và yêu cầu HS đưa ví dụ minh hoạ.
HS có thể sử dụng thông tin từ mục bạn cần biết trang 51 SGK và tư liệu đã sưu tầm.
GV khuyến khích HS tìm dẫn chứng có liên quan đến nhu cầu về nước trong các hoạt động ở địa phương
3/Củng cố - dặn dò
- HS đọc mục bạn cần biết
- Gv nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
2-3 HS nêu, HS nghe nhận xét.
- HS thảo luận theo nhóm
+ Nhóm 1: trình bày về vai trò của nước đối với cơ thể con người
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về vai trò của nước đối với động vật.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật
- Đại diện các nhóm trình bày
- Con người sẽ chết khát, cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng....
- Động vật sẽ chết khát, một số động vật sống dưới nước sẽ có nguy cơ tuyệt chủng
- Cây hấp thụ thức ăn và quang hợp....
- HS đọc Ghi nhớ(bóng đèn tỏa sáng 50)
- uống, nấu cơm, nấu canh, tắm lau nhà, tưới cây, bơi lội ...
- Chia ra làm 3 loại: Sinh hoạt, vui chơi, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
- HS thảo luậ trong nhóm bàn.
- Đại diện HS nêu trước lớp.
- HS nhận xét.
- Cả lớp liên hệ tại địa phương.
- HS đọc bóng đèn tỏa sáng 50, 51
- Ghi bài.
Rút kinh nghiệm bài dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12.doc