Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 13

Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 13

I. Mục đích - yêu cầu.

 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn.Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng.

 - Hiểu được nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của 1 công dân nhỏ tuổi. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3b)

- GD học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, .

II. Đồ dùng day học.

- Tranh minh hoạ trong bài.

III. Các hoạt động dạy học.

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 13 
Ngày soạn: Thứ 2 ngày 12 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 19 tháng 11 năm 2012
Tập đọc
Tiết số 25: người gác rừng tí hon 
I. Mục đích - yêu cầu.
 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn.Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng.
 - Hiểu được nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của 1 công dân nhỏ tuổi. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3b) 
- GD học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, .... 
II. Đồ dùng day học.
- Tranh minh hoạ trong bài. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. Gọi học sinh đọc bài: Hành trình của bầy ong. Và trả lời câu hỏi về nội dung bài. GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV gọi học sinh đọc bài
- GV chia đoạn( 3 đoạn).
- GV gọi học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn của bài kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc, giải nghĩa các từ khó phần chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Gọi một số học sinh đọc cả bài.
- Lớp + GV nhận xét.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HS đọc thầm đoạn 1( Từ đầu đến ra bìa rừng).
? Theo lối Ba thường đi tuần rừng bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì ?
- Học sinh trả lời, lớp nhận xét.
? ý đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Học sinh nêu ý, GV ghi bảng.
- Học sinh đọc 2 ( Còn lại)
? Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông, dũng cảm ?
? Vì sao bạn nhỏ lại tự nguyện tham gia bắt giữ bọn trộm gỗ 
? Em học tập được điều gì ở bạn nhỏ ?
- Các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi, lớp + GV nx, bổ sung.
? Nội dung đoạn 2 nói lên điều gì ?
- Học sinh nêu, GV ghi bảng.
? Nội dung bài văn này nói lên điều gì ?
- Học sinh nêu, GV ghi bảng.
- GV cho HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- GV đưa bảng phụ chép sẵn đoạn 3.
? Để đọc hay đoạn này ta cần đọc với giọng ntn và nhấn giọng vào những từ ngữ nào ?
- GV hướng dẫn giọng đọc, cách nhấn giọng.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Gọi đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm.
- Lớp + GV nhận xét, đánh giá.
I. Luyện đọc.
- rô bốt, gác rừng, rắn rỏi, bành bạch, ...
II. Tìm hiểu bài.
1. Tình yêu rừng của chú bé. 
- đi tuần rừng, phát hiện dấu chân, cây bị chặt, ..
2. Sự thông minh, dũng cảm của chú bé.
- báo công an, phối hợp bắt trộm, bành bạch, ..
III. Luyện đọc diễn cảm.
 Đoạn 3
4. Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS luyện đọc diễn cảm cả bài và xem trước bài sau.
Toán
TIếT Số 61: luyện tập chung 
I. Mục tiêu. Giúp học sinh:
- Củng cố về cách cộng, trừ và nhân số thập phân.
- Bước đầu biết nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 4a.
II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra : - Gọi HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
3. Bài mới: GTB - GV giới thiệu - ghi đầu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV gọi học sinh nêu yêu cầu BT 1.
- Học sinh làm bài vào vở, 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Lớp + GV nhận xét, chữa bài.
? Bài tập 2 yêu cầu gì ?
? Muốn nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, .. và 0,1; 0,01; .. ta làm ntn ?
- Học sinh làm bài, 2 HS lên bảng.
- Lớp + GV chữa bài.
- Học sinh đọc bài 4.
? Bài toán yêu cầu gì ?
- HS làm bài, hai học sinh làm trên bảng.
- Lớp + GV nhận xét, chữa bài.
? Em có nhận xét gì về giá trị của 2 biểu thức trên ?
? Muốn nhân một số với một tổng ta làm ntn ?
- HS nêu, lớp + GV nhận xét, bổ sung.
- GV cho HS áp dụng và làm bài 
Bài 1. Đặt tính và tính.
375,86 + 29,05 = 404,91
80,475 - 26,827 = 53,648
48,16 x 3,4 = 163,744
 Bài 2. Nhân nhẩm.
78,29 x 10 = 782,9 0,68 x 10 = 6,8
78,29 x 0,1 = 7,829 0,68 x 0,1 = 0,068
265,307 x 100 = 26530,7 
265,307 x 0,01 = 2,65307 
Bài 4.
a)
a
b
c
a x (b x c)
a x c + b x c
2,4
3,8
1,2
10, 944
10,944
6,5
2,7
0,8
21,75
21,75
4. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
Tiết số 13: kính già, yêu trẻ (TIết 2)
I. Mục tiêu. Học xong bài này học sinh biết:
- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống và đã có 
nhiều đóng góp cho xã hội, trẻ em có quyền được gia đình và xã hội quan tâm, chăm sóc.
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ nhường nhịn đối với cụ già, em nhỏ.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ, không đồng tình với những việc làm, hành vi không đúng với người già, em nhỏ.
II. Tài liệu, phương tiện.
	- Học thuộc nội dung bài, liên hệ thực tế.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Gọi học sinh nêu nội dung phần bài học trong tiết trước.
3. Bài mới: GTB: 
* Hoạt động 1: Làm bài tập 2.
+ Mục tiêu: Học sinh biết chọn cách ứng xử phù hợp với các tình huống để thể hiện tình cảm kình già, yêu trẻ.
+ Cách tiến hành:
- GV gọi học sinh đọc bài tập 2. GV chia lớp thành các nhóm, phân công mỗi nhóm xử lí một tình huống vài đóng vai tình huống đó.
- Các nhóm thảo luận và đóng vài.
- Gọi lần lượt các nhóm lên trình bày cách xử lí tình huống của nhóm mình thông qua việc đóng vai. Lớp + GV nhận xét, bổ sung và bình chọn nhòm có cách xử lí hay, diễn xuất tốt nhất.
 * Hoạt động 2: làm bài tập 3 và 4.
+ Mục tiêu: Học sinh biết được những ngày tổ chức và những ngày dành cho người già, em nhỏ. 
+ Cách tiến hành:
- GV nêu nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận.
- Các nhòm trình bày kết quả thảo luận, lớp + GV nhận xét, bổ sung.
 GV KL: Ngày dành cho người cao tuổi là 1/ 10; cho trẻ em: Ngày quốc tế thiếu nhi 1/ 6; tổ chức dành cho người cao tuổi: Hội người cao tuổi; tổ chức dành cho trẻ em: Đội TNTP HCM, Sao nhi đồng.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về truyền thống" Kính già, yêu trẻ".
+ Mục tiêu: Học sinh biết được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta luôn quan tâm, chăm sóc người già, em nhỏ.
+ Cách tiến hành:
- GV chia lớp làm 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm hiểu phong tục tập quán tốt đẹp của thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc VN ta.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhòm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, đánh giá chung.
 4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà chuẩn bị trước bài sau.
Địa lí
Tiết số 13: công nghiệp ( tiếp)
I. Mục tiêu. Học xong bài này học sinh:
- Chỉ được trên bản đồ sự phân bổ các ngành công nghiệp ở nước ta.
- Nêu được tình hình phân bố của các ngành công nghiệp.
- Xác định được trên lược đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn: HN, TP HCM, Bà Riạ - Vũng Tàu, ....
- Biết một số điều kiện đề hình thành các trung tâm công nghiệp ở TP HCM.
II. Đồ dùng day học.
- Bản đồ kinh tế VN, tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. ? Hãy kể tên một số ngành công nghiệp ở nước ta ? Tại sao nước ta lại có các nghề thủ công truyền thống lâu đời. GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
* HĐ1: Sự phân bố các ngành công nghiệp.
- GV cho học sinh đọc phần 3 và quan sát lược đồ công nghiệp VN.
? Dựa vào sơ đồ, em hãy nơi có các ngành công nghiệp: than, dầu mỏ, apatít, công nghiệp điện, .... ?
 - Học sinh lên xác định trên lược đồ.
- Học sinh nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
? Em có nhận xét gì về sự phân bố các ngành công nghiệp ở nước ta ?
- HS nêu nhận xét, lớp + GV nhận xét, bổ sung.
	GV KL: Công nghiệp nước ta chủ yếu phân bố ở đồng bằng và ven biển; khai thác khoáng sản ở Quảng Ninh, Lào Cai, .... Điện ở Phả lại, Hoà Bình, ...
*HĐ2: Các trung tâm công nghiệp lớn.
- GV cho học sinh quan sát hình 3 và trả lời câu hỏi.
? Em hãy cho biết các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta là những trung tâm công nghiệp nào ?
- Học sinh kể tên các trung tâm công nghiệp lớn. Lớp + GV nhận xét, bổ sung.
- GV cho học sinh quan sát hình 4.
? Em hãy nêu các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước ?
- HS nêu, lớp + GV nhận xét, bổ sung.
 GV KL: Nước ta có các trung tâm công nghiệp lớn là: HN, HCM, HP, Việt Trì, .. Điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta: giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc, lao động có trình độ cao, có nhiều đầu tư nước ngoài, .....
- GV hệ thống nội dung bài. Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét giờ học . Dặn HS về nhà học phần ghi nhớ và tìm hiểu trước bài sau.
Ngày soạn: Thứ 3 ngày 13 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 20 tháng 11 năm 2012
Toán
Tiết Số 62: luyện tập chung 
I. Mục tiêu. Giúp học sinh: 
- Củng cố cho học sinh về các phép tính cộng, trừ, nhân số thập phân.
- Biết vận dụng tính chất một tổng các số thập phân với một số thập phân. 
 - Bài tập cần làm: 1, 2, 3b, 4. 
 II. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. ? Muốn nhân một tổng các số thập phân với một stp ta làm ntn ?
	- GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài:
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV đọc yêu cầu bài tập 1.
? Bài tập 1 yêu cầu gì ? 
 - HS làm bài vảo vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp + GV chữa bài.
? Bài 2 yêu cầu gì ? 
? Để tính theo hai cách ta làm ntn?
- HS nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở.
- Lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 3.
? Muốn tính bằng cách thuận tiện nhất ta làm ntn ?
- Học sinh cách làm.
- Học sinh làm bài.
Lớp + GV chữa bài.
- Gọi học sinh đọc bài tập 4.
? Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
 - GV hướng dẫn HS cách làm.
- Học sinh làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Lớp + GV chữa bài.
- GV cho điểm những bài làm đúng
Bài 1.Tính. 
a) 375,84 - 95,69 + 36,78
= 290,15 + 36,78 = 316,93
b) 7,7 + 7,3 x 7,4
= 7,7 + 54,02 = 61,72
Bài 2. Tính bằng 2 cách.
a) cách 1. 
 (6,75 + 3,25) x 4,2 = 10 x 4,2 = 42
 Cách 2.
 (6,75 +3,25) x 4,2 = 6,75 x 4,2 + 3,25 x 4,2
= 2835 + 13,65 = 42
Bài 3. a) Tính bằng cách thuận tiện nhất.
b) Tính nhẩm.
a) x = 1 b) x = 6,2
Bài 4.
Mua một mét vải hết số tiền là:
60 000 : 4 = 15 000( đồng)
Mua 6,8 mét vải hết số tiền là:
15 000 x 6,8 = 102 000( đồng)
Mua 6,8m vải phải trả nhiều hơn 4m vải là: 102 000 - 60 000 = 42 000 ( đồng)
Đ/ S: 42 000 đồng.
4. Củng cố - dặn dò.
- Gọi học sinh nêu lại cách nhân 2 số thập phân, GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Tiết Số 25: mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
I. Mục đích - yêu cầu.
- Hiểu được khu bảo tồn sinh học qua đoạn văn gợi ý ở bài tập 1; xếp các từ ngữ chỉ hành động đ ... an hệ từ câu văn rườm rà.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà học bài ghi nhớ các quan hệ từ, cặp quan hệ từ và ý nghĩa của chúng - chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Tiết số 26 : học động tác nhảy 
 Trò chơi “Chạy nhanh theo số”
I. Mục tiêu:
 - Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số”- YC chơi chủ động và nhiệt tình.
- Ôn 6 động tác đã học, học động tác nhảy- YC cơ bản thực hiện đúng động tác.
II. Địa điểm, phương tiện
 - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn luyện tập.
 - Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Thời lượng
A. Phần mở đầu
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường hít thở sâu, xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
B. Phần cơ bản
* Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số”.
- GV nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Cho HS chơi thử 1 lần.
- Tổ chức cho HS chơi chính thức theo hình thức thi đua nhau.
- GV làm trọng tài cuộc chơi- nhận xét, tuyên dương những em tham gia trò chơi nhiệt tình.
* Ôn 6 động tác của bài thể dục.
- Ôn 6 động tác: vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng của bài thể dục.
- GV hô và thao tác lại các động tác - HS tập theo.
- Lớp tập lại 6 động tác dưới sự điều khiển của GV.
GV quan sát uốn sửa kỹ thuật từng động tác cho HS.
- Cho HS tập luyện theo tổ - dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- GV đôn đốc HS tập luyện tích cực, nhắc nhở một số lỗi sai mà HS thường mắc phải
* Học động tác nhảy.
- GV nêu tên động tác và làm mẫu động tác- lần 1 làm mẫu toàn bộ động tác, lần 2 vừa phân tích vừa làm mẫu chậm.
- Cho HS tập theo nhịp hô chậm.
Chú ý: GV có thể cho các em tập riêng ở các động tác tay sau đó mới phối hợp với động tác của chân.
- GV hô cho HS tập- nhịp hô tăng dần đến mức vừa phải để HS kịp phối hợp các động tác.
- Lớp trưởng điều khiển cho lớp tập. GV quan sát uốn sửa cho HS.
C. Phần kết thúc
- Thực hiện một số động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
1-2 p
2-3 p
18-22p
6-7p
 1-2 lần
9-10p
 1-2 lần
 5-6 lần
5-7p
 1-2 lần
3-4 lần
4-6 p
Ngày soạn: Thứ 6 ngày 16 tháng 11 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 23 tháng 11 năm 2012
toán
Tiết Số 65: chia một stp cho 10, 100, 1000, ....
I. Mục tiêu. Giúp học sinh:
- HS hiểu và bước đầu thực hành quy tắc chia một STP cho 10, 100, 1000
- GDHS lòng ham học toán, say mê, tìm tòi. 
- Bài tập cần làm: 1, 2a.b, 3. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. 
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
	b. Nội dung.
Các hoạt động của thày và trò
Nội dung
* GV hướng dẫn HS thực hiện chia 1 STP cho 10, 100, 1000
- GV nêu ví dụ - yêu cầu học sinh đặt tính và thực hiện tính.
- 1 HS lên bảng làm bài tập.
? Em có nhận xét gì về SBC 213,8 và thương 21,38 ?
( Chuyển dấu phẩy của số 213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được 21,38)
? Như vậy khi cần tìm thương 213,8 : 10 không cần thực hiện phép tính ta có thể viết ngay thương ntn?
* GV nêu VD - yêu cầu học sinh thực hiện đặt tính và tính.
- 1 HS làm bảng- lớp làm nháp.
? Em có nhận xét gì về SBC và thương?
(Nếu chuyển dấu phảy của 89,13 sang bên trái hai chữ số thì ta được số 0,8913)
? Như vậy khi cần tìm thương 89,13 : 1000 không cần thực hiện phép tính ta có thể viết ngay thương ntn?
? Qua hai VD trên em cho biết muốn chi 1 STP cho 10, 100, 1000 ta làm ntn?
- 2 HS nêu quy tắc SGK.
* Thực hành.
Bài 1:- YC học sinh tính nhẩm.
- Gọi HS tiếp nối nhau nêu kết quả.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài tập.
- 2 HS làm bảng - lớp làm vở.
? Em có nhận xét gì về cách làm khi chi 1 STP cho 10 và nhân 1 STP với 0,1?
Bài 3:- 1 HS đọc đề toán.
? BT cho biết gì?
 BT hỏi gì?
- HS tự làm bài vở- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS - GV nhận xét bài làm đúng và cho điểm.
1. Ví dụ 1:
213,8 : 10 = 21,38
Nhận xét: Nếu chuyển dấu phảy của số 213,8 sang bên trái 1 chữ số thì ta được số 21,38.
2. Ví dụ 2: 89,13 : 100 = 0,8913.
Nhận xét. Chuyển dấu phảy của số 89,13 sang bên trái hai chữ số ta được số 0,8913.
* Quy tắc: SGK/ 66.
3. Thực hành.
Bài 1. Tính nhẩm.
a. 43,2 : 10 = 4,32.
0,65 : 10 = 0,065.
432,9 : 100 = 4,329.
Bài 2. Tính nhẩm rồi so sánh kết quả.
a. 12,9 : 10 = 12,9 x 0,1
 1,29 = 1,29
b. 123,4 : 100 = 123,4 x 0,01
 1,234 = 1,234
Bài 3. Bài giải.
Số tấn gạo đã lấy đi là.
 537,25 : 10 = 53,725 (tấn).
Số tấn gạo còn lại là.
 537,25 - 53,725 = 483,525 (tấn)
 ĐS; 483,525 tấn.
4. Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài - chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Tiết số 26: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)
I. Mục đích yêu cầu.
- Củng cố kiến thức về đoạn văn.
- HS viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ ghi yêu cầu của BT 1- gợi ý 4.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
 - Gọi 1-2 HS trình bày dàn ý bài văn tả một người em thường gặp.
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Bài 1: - HS đọc yêu cầu và nội dung của đề bài.
- gọi HS đọc phần gợi ý.
+ GV gọi đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ chuyển thành đoạn văn.
- GV nêu một số yêu cầu trước khi học sinh viết đoạn văn.
+ Đây chỉ là một đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng vẫn phải có câu mở đoạn.
+ Phần thân đoạn nêu đủ, đúng sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình, thể hiện được thái độ của em với người đó.
+ Các câu trong đoạn cần được sắp xếp hợp lý. Câu sau làm rõ cho câu trước. Trong đoạn văn em có thể tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật cũng có thể tả riêng một số nét tiêu biểu của ngoại hình.
- HS tự làm bài.
- GV đi giúp đỡ những HS yếu chưa nắm vững bài.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV chú ý nghe và sửa lỗi diễn đạt, cách dùng từ cho HS.
+ Đánh giá và cho điểm những bài văn viết có ý riêng sáng tạo, câu văn giầu hình ảnh.
Đề bài. Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong bài trước, hãy viết một đoạn văn tả ngoại hình một người mà em thường gặp.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà học cách miêu tả của bài văn để lập dàn ý cho bài văn tả ngời mà em thờng gặp.
Lịc sử
Tiết Số 13: "thà hi sinh tất cả,
chứ nhất định không chịu mất nước"
I. Mục tiêu. Qua bài này giúp học sinh biết:
- Ngày 12/ 12/ 1946 nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
- Tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
II. Đồ dùng day học.
- Tranh minh hoạ, phiếu bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. ? Em hãy nêu tình hình của nước ta sau cách mạng tháng tám ? 
3. Bài mới: a. GTB; GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài:
- GV gọi học sinh đọc phần chữ in nhỏ.
- GV giới thiệu tình thế cách mạng dẫn đến kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
? Em có nhận xét gì về thái độ của thực dân Pháp ?
- Học sinh nêu, lớp nhận xét bổ sung.
GVKL: Thực dân Pháp âm mu chiếm nước ta một lần nữa. để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân ta không còn con đường nào khác buộc phải đứng lên cầm súng chống lại thực dân Pháp.
? Trước tình thế ấy trung ương đảng, chính phủ và Bác Hồ đã làm gì ?
? Lời kêu gọi thể hiện điều gì ?
- Lớp + GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi học sinh đọc đoạn " Hà Nội ... kháng chiến nhất định thắng lợi"
? Tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của nhân dân thủ đô Hà nội thể hiện ntn ?
? Nhân dân trong cả nớc đã thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao ?
? Vì sao nhân dân ta lại có quyết tâm như vậy ?
- GV chia lớp làm 4 nhóm các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét, đánh giá chung.
- GV tóm tắt nội dung bài.
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
? Được sống trong hoà bình như ngày hôm nay, em có suy nghĩ gì khi học song bài này ? Học sinh nêu suy nghĩ, GV nhận xét, tuyên dương học sinh.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Tiết số 26: đá vôi	 
I. Mục tiêu. Sau bài học, HS biết.
- Kể tên một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng.
- Nêu được ích lợi của đá vôi.
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
II. Đồ dùng dạy học.
- Thông tin và hình trang 54SGK. Một số viên đá vôi và a-xít loãng.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. ? Em hãy nêu tính chất của nhôm?
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
	b. Nội dung.
* HĐ 1: Làm việc với thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.
+ Mục tiêu: HS kể được một số vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và nêu được lợi ích của đá vôi.
+ Cách tiến hành.
 B1: Làm việc theo nhóm. ? Kể tên một số vùng núi đá vôi mà em biết?
 B2: Làm việc cả lớp.
- Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
	KL: Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng như Hương Tích (Hà Tây), Bích Động (Ninh Bình), Phong Nha (Quảng Bình) và các hang động khác ở Hạ Long.
* HĐ2: Làm việc với mẫu vật và quan sát hình.
+ MT: HS biết làm thí nghiệm và q/s hình để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
+ Cách tiến hành.
B1: Làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng điều hành nhóm mình làm việc như HD ở mục thực hành trong SGK và ghi vào bảng.
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1. Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội.
- Trên mặt đá vôi, chỗ cọ sát vào đá cuội bị bào mòn.
- Trên mặt đá cuội, chỗ cọ sát vào đá vôi có màu trắng do đá vôi vụn ra dính vào.
- Đá vôi mềm hơn đá cuội.
2. Nhỏ một vài giọt giấm (hoặc axit loãng) lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội.
- Trên hòn đá vôi có sủi bọt và khí bay lên.
- Trên hòn đá cuội không có phản ứng gì.
- Đá vôi tác dụng với giấm (axits) tạo thành một chất khác.
- Đá cuội không có phản ứng với axít.
B2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, uốn nắn nếu phần mô tả thí nghiệm hoặc phần giải thích của HS chưa chính xác.
KL: Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của axít thì đá vôi bị sủi bọt.
4. Củng cố dặn dò.
? Làm thế nào để nhận biết 1 hòn đá có phải là đá vôi hay không?
(dùng axít nhỏ lên- sủi bọt).
- GV nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà học bài - chuẩn bị bài sau.
Ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 13.doc