Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 31

Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 31

I. Mục tiêu.

- Đọc : lưu loát, diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

- Hiểu từ ngữ, diễn biến của truyện.

- Hiểu nội dung bài : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng dạy- học.

- Tranh minh hoạ trong SGK.

III. Các hoạt động dạy- học.

1. Ổn định.

2. Kiểm tra. - HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam. Nội dung bài ?

 - GV nhận xét.

 

doc 16 trang Người đăng huong21 Lượt xem 816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Soạn ngày: Thứ hai ngày 25 háng 3 năm 2013
Ngày dạy: Thứ hai ngày 1 tháng 4 năm 2013
tập đọc
Tiết số 61. công việc đầu tiên
I. Mục tiêu.
- Đọc : lưu loát, diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
- Hiểu từ ngữ, diễn biến của truyện.
- Hiểu nội dung bài : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy- học.
- Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam. Nội dung bài ?
	- GV nhận xét.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
1. Luyện đọc
- 1HS giỏi đọc cả bài. 
- GV chia đoạn (3 đoạn).
- 3HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt), kết hợp sửa lỗi phát âm (giấy lớn, lục đục, lưng quần,...) và giải nghĩa từ ( thoát li, lính mã tà,...) 
- Luyện đọc theo cặp. 
- Gọi một số học sinh đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu bài.
2. Tìm hiểu bài
- HS đọc lướt bài, trao đổi cặp trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
- 3 HS lần lượt điều khiển lớp trao đổi nội dung trả lời từng câu hỏi SGK :
+Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì ? +Chi tiết cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc này ? (bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên)
+ Chị út nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? 
+Vì sao chị út muốn thoát li ? (yêu nước, ham hoạt động, muốn làm nhiều việc cho CM)
- HS thảo luận nhóm : Nội dung bài?
- HS đại diện nhóm nêu nội dung bài, lớp bổ sung thống nhất.
3. Luyện đọc diễn cảm : 3 HS nối tiếp. Luyện đọc diễn cảm theo cặp đoạn 1. Thi đọc diễn cảm, nhận xét, cho điểm
1. Luyện đọc
- Đ1 : Một hôm... không biết giấy gì
- Đ2 : Tiếp... chạy rầm rầm.
- Đ3 : Còn lại
- Giọng đọc : diễn tả tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái buổi đầu làm việc cho cách mạng.
- Lời anh Ba : ân cần - mừng rỡ
- Lời út : mừng rỡ - thiết tha
2. Tìm hiểu bài
 - rải truyền đơn
- bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên.
- giả bán cá, lính mã tà.
- thoát li, ham hoạt động, làm nhiều việc
3. Đọc diễn cảm
- Anh lấy ... có dám rải truyền đơn không? Tôi vừa mừng vừa lo... Được nhưng rải thế nào... anh nhắc... em một mực nói rằng / có ... không biết chữ nên không biết giấy gì .
4. Củng cố - Dặn dò :
- Cảm nghĩ của em sau bài học ? GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết số 146. phép trừ
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Củng cố các kĩ năng thực hành phép trừ số tự nhiên, số thập phân, phân số .
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ, giải toán có lời văn.
- Làm bài tập 1,2,3.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Gọi HS nêu tính chất cơ bản của phép cộng.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
1. Hướng dẫn luyện tập
- Nêu câu hỏi, kết hợp ghi bảng hướng dẫn HS ôn : tên gọi thành phần, kết quả, tính chất của phép trừ (SGK).
Bài tập 1. :
- Gọi HS đọc các phép trừ, nêu yêu cầu. 
- HS lớp nghiên cứu mẫu,làm bài cá nhân, 3 HS làm bảng phụ 
- Chữa bài bảng, 3 HS lần lượt nêu cách thực hiện từng phép trừ, lớp nhận xét.
- Lưu ý HS trừ phân số khác mẫu, trừ số tự nhiên cho phân số.
Bài tập 2
- 1 HS nêu yêu cầu. Làm bài cá nhân, đổi vở kiểm tra kết quả. Hỏi :
+ Tên gọi của x trong phép cộng, phép trừ
+ Cách tìm số hạng chưa biết? số bị trừ?
Bài tập 3: HS đọc bài, nêu yêu cầu bài ( tính tổng diện tích trồng lúa, trồng hoa).
+ Bài toán cho biết gì ?(trồng lúa 540,8 ha; trồng hoa : ít hơn 385,5 ha)
- HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng phụ. 
- Chấm, chữa bài. Hỏi : Cách tính tổng diện tích đất? (tìm đất trồng hoa; cộng đất trồng lúa và đất trồng hoa).
 a - b = c
 Tính chất : a - 0 = a
 a - a = 0
Bài tập 1
 27069 thử lại 17532
- 9537 + 9537
 17532 27069
 - = thử lại + =
Bài tập 2 : 
x + 5,84 = 9,16
x = 9,16 - 5,84
x = 3,32
x - 0,35 = 2,55
x = 2,55 + 0,35
x = 2,9
Bài tập 3 
Diện tích đất trồng hoa là:
 540,8 - 385,5 = 155,3(ha)
Tổng diện tích đất trồng lúa, trồng hoa là :
 540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
 Đáp số: 696,1ha
4. Củng cố - dặn dò:
- Hỏi cách tìm số trừ, số bị trừ? Bài sau Luyện tập. 
đạo đức
Tiết số 31. bảo vệ tài nguyên thiên nhiên( tiết 2)
I. Mục tiêu : Học xong bài, HS biết
- Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Kết hợp GD các KNS cho HS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin; KN tư duy phê phán; KN ra quyết định; KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
- GD cho học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên biển, đảo.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên (mỏ than, dầu mỏ, rừng,..) 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - HS kể ví dụ về tài nguyên thiên nhiên ? Điều kiện để bảo đảm cuộc sống hôm nay và mai sau ? (sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên)
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: 
- HS lần lượt giới thiệu một TNTN mình biết (than, dầu khí, nước,...).
- Lớp nhận xét, bổ sung, xem tranh ảnh tài nguyên rừng, nước, dầu khí, than đá,...
- Kết luận : Tài nguyên thiên nhiên nước ta không nhiều. Cần sử dụng tiết kiệm, hợp lí, bảo vệ tài nguyên.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 4, SGK.
- 1HS đọc bài, làm bài theo cặp vào VBT
- HS trình bày, lớp bổ sung.
- Kết luận : Việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - không bảo vệ tài nguyên.
* Hoạt động 3. Làm bài tập 5, SGK
- Thảo luận nhóm : tìm biện pháp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (điện , nước, chất đốt,...)
- Đại diện từng nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Kết luận : Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên. Cần thực hiện bảo vệ tài nguyên phù hợp với khả năng.
* Hoạt động tiếp nối 
- Tìm hiểu về cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở địa phương.
1. Giới thiệu 
- Không khí
- Nước 
- Cây xanh
- ánh sáng mặt trời.
- ....
2. Bài tập 4
Bảo vệ
Không bảo vệ
- Không khai thác nước ngầm bừa bãi.
- Sử dụng tiết kiệm điện nướcgiấy viết
- Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia
- Đốt rẫy làm cháy rừng.
- Phá rừng đầu nguồn.
- Săn bắt các loài thú quý hiếm
3.Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
- Tắt điện khi ra khỏi phòng, khi không dùng, sử dụng khi thật cần.
- Không xé vở, viết vẽ bậy vào sách vở. Thu gom giấy lộn làm kế hoạch nhỏ...
- Không lãng phí nước : đổ, dùng bừa bãi,..
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn về nhà học phần ghi nhớ, chuẩn bị nội dung tiết sau.
Soạn ngày: Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2013
Ngày dạy: Thứ ba ngày 2 tháng 4 năm 2013
Toán
Tiết số 152. luyện tập 
I. Mục tiêu : Giúp HS
- Củng cố việc vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán. (Làm bài tập 1,2).
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
Bài tập 1
- HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng phụ.
- 2 HS trình bày bài làm, lớp nhận xét. Hỏi :
+ Cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu số ?
+ Cách cộng trừ số thập phân ?
Bài toán 2
- 1 HS nêu yêu cầu. Thảo luận cặp 
+ Cách tính thuận tiện ? (đổi chỗ số hạng ; một số trừ một tổng)
- Làm bài vào vở, chấm, HS làm bài sai ghi bảng, chữa.
Bài tập 1
-+=-+===
594,72 + 406,38 - 329,47
 = 1001,1 - 329,47
 = 671,63
Bài tập 2
83,45-30,98- 42,47 
= 83,45-(30,98 + 42,47)
 = 83,45 - 73,95 = 9,5
4. Củng cố-Dặn dò: 
- Hỏi : Quy tắc cộng, trừ số thập phân ? Cộng trừ phân số khác mẫu số ?
- Bài sau Ôn Phép nhân.
luyện từ và câu
Tiết số 61. mở rộng vốn từ : nam và nữ
I. Mục tiêu.
- Biết từ ngữ chỉ những phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam. 
- Đặt câu với các câu tục ngữ để tích cực hoá vốn từ.
II. Đồ dùng dạy- học.
- Kẻ bảng phụ bài 1a.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - 3 HS nêu ví dụ làm rõ ba tác dụng của dấu phảy.
	- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
Bài tập 1 
- 1 HS nêu y/c, lớp đọc thầm, trao đổi cặp, làm vở bài tập.
- HS lần lượt giải thích các từ.
- Hỏi : Từ ngữ chỉ phẩm chất khác của phụ nữ Việt Nam ? HS thi tìm.
Bài tập 2
- 1 HS nêu yêu cầu. Trao đổi nhóm 
+ Phẩm chất của phụ nữ VN qua các câu tục ngữ ?
- HS các nhóm nêu ý kiến (mỗi nhóm 1 câu) .Thống nhất.
- HS đọc thuộc các câu tục ngữ.
Bài 1
- Anh hùng : có tài năng khí phách, làm nên những việc phi thường.
- Bất khuất : không chịu khuất phục trước kẻ thù.
- Trung hậu : chân thành và tốt bụng với mọi người
- Đảm đang : biết gánh vác, lo toan mọi việc.
Bài 2
 a. Mẹ bao giờ cũng nhường những gì tốt nhất cho con : thương con, đức hi sinh, nhường nhịn.
b.Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, giữ gìn hạnh phúc, tổ ấm gia đình.
c. Dũng cảm, anh hùng.
4. Củng cố - Dặn dò 
- Dặn : Thuộc các câu tục ngữ. Bài sau Ôn tập về dấu câu (dấu phảy)
Kể chuyện
Tiết số 31. kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục đích, yêu cầu.
+ Rèn kỹ năng nói:
- Biết kể bằng lời của mình câu chuyện có ý nghĩa nói về việc làm tốt của 1 bạn.
- Hiểu câu chuyện, trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
+ Rèn kỹ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời bạn kể.
II.Đồ dùng dạy học.
-Tranh minh hoạ. Bảng phụ.
III.các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Gọi học sinh kể câu chuyện đã học ở tiết trước.
	 - GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt dộng của GV và HS
Nội dung bài học
- GV giới thiệu yêu cầu tiết học.
HS mở SGK
- 2-3 HS đọc đề bài
- GV ghi đề và gạch chân những từ cần chú ý.
- HS nêu - GV hướng dẫn thêm.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý trong SGK.
- HS suy nghĩ và giới thiệu câu chuyện mình định kể.
- 1 HS đọc lại gợi ý.
- HS nháp nhanh dàn ý câu chuyện.
- GV hướng dẫn HS kể chuyện theo nhóm 2: trong nhóm từng cặp kể cho nhau nghe, sau mỗi câu chuyện HS lại trao đổi về ý nghĩa.
- HS thi kể trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- HS khác nhận xét lời kể của bạn, 
bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
a) Đề bài
 Kể về việc làm tốt của bạn em.
* Gợi ý:
Em kể về việc làm tốt của bạn nào?
Bạn em đã làm việc đó như thế nào?
Cảm nghĩ của em về việc làm tốt đó?
* Dàn ý:
b) Thực ... xét bài vừa chấm.
- HS tự làm bài tập vào vở.
- GV gợi ý thêm cho HS.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS khác nhận xét, chữa bài.
- GV chốt lại ý đúng.
1. Nghe-viết: Tà áo dài Việt Nam
- ND: Bài giới thiệu đặc điểm 2 loại áo dài Việt Nam. Từ những năm 30 của thế kỷ XX áo dài cổ truyền đã được cải tiến thành áo dài tân thời.
Từ dễ sai: những năm 30, Thế kỷ XX
2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2:
+ Kỳ thi văn hoá, văn nghệ: Huy chương Vàng-Bạc-Đồng
+Nghệ sĩ tài năng: Nghệ sĩ Nhân dân-Ưu tú
+ Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Vàng-Quả bóng Vàng
Bài tập 3: 
Nhân,Nhà,Vì, Kỉ niệm
Huy chương Đồng, Giải nhất tuyệt đối, Huy chương Vàng, Giải nhất về thực nghiệm.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các huân chương, huy chương, kỷ niệm chương.
luyện từ và câu
Tiết số 62. ÔN TậP Về DấU CÂU (DấU PHảY)
I. Mục tiêu.
- Tiếp tục luyện tập, củng cố kiến thức về dấu phảy : tác dụng, phân tích chỗ sai khi dùng dấu phẩy, biết chữa lỗi khi dùng dấu phảy.
- Hiểu sự tai hại nếu dùng sai dấu phẩy, có ý thức thận trọng khi dùng dấu phảy.
 II. Đồ dùng dạy- học.
- Kẻ bảng bài 1 (2 cột : Các câu văn / Tác dụng)
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - 2 HS đọc câu đã đặt có câu tục ngữ về chủ đề nam và nữ.
	- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
Bài tập 1
- 1HS đọc y/c, 1 HS đọc đoạn văn, làm bài cá nhân vở bài tập (xếp câu văn vào ô thích hợp)
- 3 HS làm bảng phụ, trình bày trên bảng.
- Chữa bài, nhận xét, chốt lời giải đúng. 
Bài tập 2
- 1 HS đọc mẩu chuyện Anh chàng láu lỉnh. 1 HS nêu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm : Dấu câu anh hàng thịt thêm vào ? Lời phê viết thế nào là đúng ?
- Từng nhóm viết 2 câu bảng phụ, trình bày. Chấm bài các nhóm, thống nhất cách viết câu.
Bài tập 3
- Thảo luận cặp : Tìm dấu phảy đặt sai, sửa lại cho đúng.
- Lớp làm vở bài tập, chấm. HS làm sai sửa.
Bài tập 1
Tác dụng
Câu văn
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ
- Chiếc áo tân thời... hiện đại, trẻ trung.
- Trong tà ... hơn.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.
- Trong tà áo dài,... và thanh thoát hơn.
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép
- Những đợt sóng... như vòi rồng.
- Con tàu... bao lơn
 Bài tập 2
- Lời phê : Bò cày không được thịt.
- Đã thêm : Bò cày không được, thịt.
- Cần viết : Bò cày, không được thịt.
Bài tập 3
Dùng sai
Sửa lại
Sách Ghi-nét ghi nhận, .... hành tinh.
Sách Ghi- nét ghi nhận... (bỏ dấu phảy dùng thừa)
Cuối mùa hè, năm 1994..., nước Mĩ.
Cuối mùa hè năm 1994...
Để có thể, đưa chị...
Để có thể đưa chị đến bệnh viện,...
4. Củng cố - Dặn dò
- Hỏi : Tác dụng của dấu phảy ? Chuẩn bị bài sau : Ôn tập về dấu phảy
Soạn ngày: Thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2013
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 5 tháng 4 năm 2013
Toán
Tiết số 155. PHéP chia
I. Mục tiêu : Giúp HS.
- Củng cố các kĩ năng thực hành phép chia số tự nhiên, số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, giải toán. (Làm BT 1,2,3).
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.	- Nêu tính chất của phép nhân ?
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
1. Hướng dẫn ôn tập.
- Nêu câu hỏi, kết hợp ghi bảng hướng dẫn HS ôn : tên gọi thành phần, kết quả, tính chất của phép chia. (SGK).
2. Luyện tập.
Bài tập 1. :
- Gọi HS nêu yêu cầu, quan sát mẫu, nhận xét 
- HS làm bài cá nhân, 4HS làm bảng phụ. 
- Chữa bài bảng, HS lần lượt nêu cách thực hiện từng phép chia, lớp nhận xét.
- Lưu ý HS cách thử lại của phép chia hết - có dư.
Bài tập 2
- HS nêu yêu cầu, gọi tên phép chia, nêu cách chia phân số.
- HS làm vở, đổi vở kiểm tra kết quả.
- Gọi HS đọc kết quả, thống nhất lời giải.
Bài tập 3
- HS trao đổi cặp : Yêu cầu ? Cách chia nhẩm một số cho 0,1; 0,01 ; 0,25 ; 0,5 ?
- HS từng cặp thi điền kết quả, giải thích cách làm. 
a : b = c
a. Trong phép chia hết :
- a : 1 = a a : a = 1 0 : a = 0
- Không có phép chia cho số 0
b. Trong phép chia có dư : 
- Số dư phải bé hơn số chia.
Bài tập 1
75,9,5 3,5 97,6,5 21,7 
 5 9 21, 7 10 8 5 4,5
 2 4 5 0 00
 0 0
Thử lại : 21,7 x 3,5 = 75,95 ; 
 4,5 x 21,7 = 97,65
Bài tập 2
 : = x ==
 : = = 
Bài tập 3 : 
 25 : 0,1 = 250 11 : 0,25 = 44
 25 x 10 = 250 11 x 4 = 44
48 x 100= 4800 32 : 0,5 =64
48 : 0,01 = 4800 32 x 2 = 64
4. Củng cố - dặn dò:
- HS nêu quy tắc chia phân số, chia một tổng cho một số.
- Bài sau Luyện tập 
tập làm văn
Tiết số 62. ÔN Tập tả cảnh
I. Mục tiêu.
- Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý bài văn tả cảnh với những ý riêng của mình.
- Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh - rõ ràng, tự nhiên
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng lớp ghi 4 đề văn. Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - Kiểm tra phần ghi chép quan sát một cảnh đã chọn của HS.
	- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
Bài tập 1
- 1 HS đọc nội dung, gợi ý HS : chọn tả cảnh đã quen, đã thấy, đã ngắm.
- 4 - 5 HS nói đề bài đã chọn, 2 HS đọc gợi ý SGK.
- Nhắc : dàn ý xây dựng theo thể hiện sự quan sát riêng, là ý của mỗi HS, giúp cho trình bày miệng.
- Lớp làm vở bài tập, 3 HS bảng phụ (lập dàn ý 3 đề khác nhau).
- 3HS lần lượt trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý.
- HS tự sửa dàn ý.
Bài tập 2
- 1HS nêu yêu cầu, tổ chức HS trình bày dàn ý theo nhóm : không cầm đọc, nói ngắn gọn, diễn đạt thành câu
- Đại diện từng nhóm thi trình bày.
- Tổ chức lớp trao đổi các phần của dàn ý, cách trình bày, diễn đạt,... sau khi mỗi HS trình bày.
- HS bình chọn người trình bày hay nhất.
1. Lập dàn ý miêu tả một trong những cảnh sau :
a. Một ngày mới bắt đầu ở quê em.
b. Một đêm trăng đẹp.
c. Trường em trước buổi học.
d. Một khu vui chơi giải trí mà em thích.
2. Dàn ý : Tả cảnh trường em trước buổi học
Mở bài : Cảnh trường thật sinh động trước giờ học buổi sáng
Thân bài: 
- Nửa tiếng trước giờ học:
- Cô giáo bao qoát sân trường, lớp học
HS bước vào trường
Tiếng trống vanh lên
Kết bài:
Ngôi trường, thầy cô, bạn bè thân thương
Mỗi ngày đến trường là một niềm vui 
4. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau: Trả bài văn tả con vật
lịch sử
Tiết số 31. Tìm hiểu cố đô hoa lư
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu biết về Đinh Bộ Lĩnh, cố đô Hoa Lư.
- Xác định được vị trí, mô tả đặc điểm của cố đô Hoa Lư. 
- Tự hào là người con của đất cố đô.
II. Đồ dùng dạy- học.
- Tranh ảnh cố đô Hoa Lư .
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
1. ổn định.
2. Kiểm tra.- Vai trò của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
	- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
1.Giới thiệu về Đinh Bộ Lĩnh
Hoạt động 1. (làmviệc theo cặp)
- Trao đổi những hiểu biết về Đinh Bộ Lĩnh? (nơi sinh, quê, thủa ấu thơ, dẹp loạn 12 sứ quân,...)
- Đại diện học sinh trình bày.
- GV kết luận, tổng kết các ý chính về cuộc đời của vua Đinh Bộ Lĩnh.
2.Giới thiệu về cố đô Hoa Lư
Hoạt động 2. (Làm việc theo nhóm) 
- Thảo luận nhóm :
+ Nêu vị trí của cố đô Hoa Lư?
+ Quan sát bản đồ của cố đô Hoa Lư
+ Chỉ đền thờ, lăng vua Đinh, vua Lê.
- Đại diện HS trình bày. 
- Giới thiệu đền, lăng vua Đinh, vua Lê, hội Trường Yên (từ 8/3 - 10/3 ÂL, tưởng nhớ Đinh Tiên Hoàng)
1. Giới thiệu về Đinh Bộ Lĩnh
- Sinh khoảng năm 924, thuộc làng Đại Hữu, châu Đại Hoà (nay là Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình)
- Bố là Đinh Công Trứ, thứ sử Hoan Châu (Nghệ An), mất sớm.
- Thủa nhỏ chăn trâu cắt cỏ cho chú, thường tổ chức đánh trận giả, lấy hoa lau làm cờ và được tôn làm thủ lĩnh, lấy động Hoa Lư làm căn cứ...
- Năm 968 dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
2.Giới thiệu về cố đô Hoa Lư
- Thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa lư, Ninh Bình, tồn tại 42 năm (968 - 1010)
- Đền vua Đinh, vua Lê xây dựng trên nền cung điện xưa để tưởng nhớ 2 anh hùng dân tộc : Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn.
- Đền vua Đinh : là công trình kiến trúc, điêu khắc quý thế kỉ 17 với các bức chạm rồng. Gồm 3 toà :
+ Bái đường : thờ công đồng
+ Thiêu hương : thờ công thần nhà Đinh 
+ Chính cung : thờ vua Đinh và các con
- Đền vua Lê : thờ vua Lê , hoàng hậu Dương Vân Nga, Lê Long Đĩnh (vua thứ ba triều tiền Lê).
- Lăng vua Đinh, vua Lê : trên núi Mã Yên
4. Củng cố - dặn dò
- Kể một số truyền thuyết về Đinh Bộ Lĩnh. (giết trâu khao quân, rồng vàng chở qua sông,...). Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Tiết số 62. môi trường
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
- Hệ thống lại một số hình thức sinh sản của thực vật động vật.
- Nhận biết một số hoa thụ phấn nhờ gió, côn trùng.
- Nhận biết một số loài động vật đẻ trứng, đẻ con.
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình trang 124, 125, 126 /SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. - HS nói về sự nuôi con của hổ, hươu.
 - GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới. a. GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 b. Nội dung.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Làm bài tập 1
- Cho HS làm bài cá nhân (vở bài tập)
- Gọi HS đọc phần đã điền từ hoàn chỉnh.
- Thực hành chỉ nhị, nhuỵ trên hoa hồng, hoa loa kèn.
- Cho HS quan sát tranh hoa hồng, hướng dương, ngô. Hỏi:Phân biệt hoa thụ phấn nhờ côn trùng, gió?
* Hoạt động 2 : Làm việc với phiếu học tập
- HS làm việc theo nhóm : Chọn từ điền vào chỗ trống.
- Các nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung.
- HS thi điền tên động vật vào bảng (cùng thời gian, nhóm nào điền đúng, nhiều tên động vật là thắng)
- Kết luận : Động vật đẻ con- động vật đẻ trứng.
1. Bài tập 1
- Hoa là cơ quan sinh dục của thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ
- Thụ phấn nhờ côn trùng: hoa hồng, hoa hướng dương
- Thụ phấn nhờ gió: Ngô
2. Bài tập 2
- Đa số loài vật chia thành 2 giống : Đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là sự thụ tinh.
- Hợp tử phân chia nhiều lần phát triển thành cơ thể mới , mang đặc tính của bố và mẹ
Đẻ trứng
Đẻ con
Chim cánh cụt, cá
vàng, bướm, cá sấu, rắn...
Sư tử, hươu cao cổ, (chuột, dơi, cá heo)...
4. Củng cố - Dặn dò.
- Vẽ bảng sơ đồ nhị và nhuỵ, HS chỉ sơ đồ nói về sự thụ phấn, thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
Kí duyệt của ban giám hiệu
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 31.doc