Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 7

Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 7

I. Mục đích - yêu cầu.

- Đọc trôi chảy toần bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài. Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp.

- Hiểu được ý nghĩa của bài: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý giữa loài cá Heo với con người (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

II. Phương tiện dạy học.

- Tranh minh hoạ.

III. Các hoạt động dạy học.

1. Ổn định.

2. Kiểm tra: - Gọi học sinh đọc bài: Tác phẩm của Si-le và tên phát- xít và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 821Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 (buổi sáng) - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Ngày soạn: Thứ 2 ngày 1 tháng 10 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 2 ngày 8 tháng 10 năm 2012
Tập đọc
Tiết Số 13: NHững người bạn tốt
I. Mục đích - yêu cầu.
- Đọc trôi chảy toần bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài. Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp.
- Hiểu được ý nghĩa của bài: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý giữa loài cá Heo với con người (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II. Phương tiện dạy học.
- Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: - Gọi học sinh đọc bài: Tác phẩm của Si-le và tên phát- xít và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 3. Bài mới. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV ghi các từ chỉ tên riêng nước ngoài hướng dẫn HS đọc.
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài.
- GV chia đoạn ( 4 đoạn )
- GV cho học sinh luyện dọc nối tiếp vừa kết hợp sửa giọng đọc, lỗi phát âm, giải nghĩa các từ phần chú giải.
- Học sinh luyện đọc nối tiếp theo cặp.
- Gọ 1 - 2 học sinh đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu bài văn.
- GV cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1 SGK.
? Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn lại phải nhảy xuống biển ?
- Học sinh trả lời, lớp nhận xét.
- Học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
? Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ? 
? Theo em qua câu chuyện này ta thấy cá heo đáng quý ở điểm nào ?
? Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và cá heo với A-ri-ôn ?
? Ngoài câu chuyện này em còn biết điều thú vị gì về cá heo
- Học sinh trả lời câu hỏi, lớp + GV nhận xét.
- GV hệ thống nội dung bài.
? Câu chuyện này muốn ca ngợi điều gì ?
- Học sinh nêu nội dung bài, GV ghi bảng.
- GV gọi 4 học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn của bài.
- GV đưa bảng phụ chép sẵn đoạn 2.
- GV đọc diễm cảm đoạn 2.
? Theo em để đọc hay đoạn này ta cần đọc với giọng ntn ? Ta cần nhấn giọng vào những từ ngữ nào ?
- Học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Gọi 3 học sinh thi đọc diễn cảm.
- Lớp + GV nhận xét, đánh giá.
1. Luyện đọc.
- a-ri-ôn, xi-xin, boong tàu, dong buồm, hành trình, sửng sốt, ...
2. Tìm hiểu bài.
- Say sưa, thưởng thức, tiếng hát.
- Sửng sốt, không tin vào mắt mình.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV n/x giờ học. Dặn HS về nhà luyện đọc diễn cảm, chuẩn bị trước bài sau
Toán
Tiết Số 31: Luyện tập chung
I. Mục tiêu. Giúp học sinh củng cố về:
- Quan hệ giữa 1 và 1/ 10, 1/10 và 1/100; 1/ 100 và 1/1000.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Giải các bài toán có liên quan đến trung bình cộng.
- Bài tập cần làm: 1, 2, 3.
III. Các hoạt động dạy học.
 1. ổn định.
 2. Kiểm tra: - GV kiểm tra vở bài tập của học sinh. 
 3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV nêu yêu cầu bài tập 1.
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- Lớp + GV nhận xét bài làm.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2.
- GV gọi học sinh đọc bài tập 2.
 ? Bài tập yêu cầu gì ?
- GV lần lượt cho học sinh làm các ý của bài tập 2.
- GV chữa bài.
- Học sinh đọc bài tập 3.
? Bài tập cho biết gì ? Hỏi gì ?
- Gọi HS nêu cách làm, học sinh làm bài, 1 HS lên bảng.
 - Lớp + GV chữa bài.
Bài 1.
- 1 gấp 1/10 là 10 lần.
- 1/10 gấp 1/100 là 10 lần.
- 1/100 gấp 1/1000 là 10 lần.
Bài 2. SGK
Bài 3.
Trung bình 1 giờ chảy được là.
 ( bể)
 Đáp số: bể
4.Củng cố - dặn dò.
- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
đạo đức
Tiết Số 7: Nhớ ơn tổ tiên
I. Mục tiêu.
 Học xong bài này học sinh biết:
- Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.
- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hộp với khả năng.
- Biết nhớ ơn tổ tiên, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra:- GV kiểm tra phần ghi nhớ trong bài trước.
3. Bài mới. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
* Hoạt động 1.
+ Mục tiêu: Giúp học sinh biết được một số biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên.
+ Cách tiến hành:
- GV gọi học sinh đọc câu chuyện.
- GV lần lượt tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi.
? Nhân ngày tết cổ truyền bố Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên ?
? Theo em bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên ?
? Vì sao Việt lại muốn lau rọn bàn thờ giúp mẹ ?
- Học sinh trả lời, Lớp + GV nhận xét.
	GV KL: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể.
* Hoạt động 2:
+ Mục tiêu: Giúp học sinh biết được những việc làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
+ Cách tiến hành.
- GV cho học sinh làm bài tập 1 trong SGK.
- Học sinh thảo luận cặp đôi nêu ý kiến về từng việc làm.
- Gọi học sinh nêu ý kiến của mình.
- Lớp + GV nhận xét.
	GV KL: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực phù hợp với khả năng như các việc ở ý a, b,c,d.
* Hoạt động 3. Liên hệ
+ Mục tiêu: Học sinh biết tự đánh giá bản thân qua đối chiếu với những vệc làm cần thiết để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
+ Cách tiến hành.
- GV lần lượt cho học sinh kể ra những việc làm thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được.
- GV nhận xét, tuyên dương những học sinh đã biết thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
* Hoạt đông nối tiếp.
- GV yêu cầu học sinh chuẩn bị tiết sau: Sưu tầm tranh ảnh,... nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương, các câu ca dao, tục ngữ nói về chủ đề nhớ ơn tổ tiên; tìm hiểu các truyên thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình.
4. Củng cố - Dặn dò.
- Gọi học sinh đọc lại phần ghi nhớ. Dặn học sinh chuẩn bị trước bài sau.
Địa lí
Tiết số 7 : Ôn tập
I. Mục tiêu. Giúp học sinh củng cố, ôn tập về các nội dung, kiến thức sau :
- Xác định và nêu được vị trí địa lí nước ta trên bản đồ.
- Nêu tên và chỉ được vị trí của một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
- Nêu tên và chỉ đuợc vị trí một số dãy núi lớn, đồng bằng lớn, sông lớn của
nước ta trên bản đồ.
 - Nêu được đặc điểm chính của các yếu tố dịa lí tự nhiên Việt Nam : địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
II. Đồ dùng dạy học. 
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam ; các hình minh hoạ trong SGK; VBT địa lí 
III. Hoạt động dạy học.
1. ổn định :
2. Kiểm tra : - Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn ?
3. Bài mới : GTB: GV giới thiệu - ghi đầu bài.
1. Thực hành một số kĩ năng địa lí liên quan đến các yếu tố địa lí tự nhiên VN.
* HĐ 1: - GV gọi một số HS lên bảng chỉ và mô tả về:
+ Vị trí và giới hạn của nước ta.
+ Vùng biển của nước ta. Một số đảo và quần đảo của nước ta.
- HS nối tiếp lên bảng trình bày. Ví dụ: Vị trí : Nước ta nằm ở khu vực Đông Nam á ... Các quần đảo : Quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quốc, ...
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
* HĐ2 : Trò chơi : "Đối đáp nhanh" ( Làm việc theo nhóm )
- GV chia HS thành 2 nhóm bằng nhau ( số lượng ) gắn số thứ tự bắt đầu từ 1 ...HS số 1 ở nhóm 1 nói tên một dãy núi hoặc tên 1 đồng bằng thì HS số 1 ở nhóm 2 chỉ lên bản đồ đối tượng địa lí đó. Nếu chỉ đúng được 2 điểm. Sau đó HS số 2 ở nhóm 2 ( cách làm như trên... ).
- HS các nhóm tham gia trò chơi ...
- GV theo dõi và cho điểm các nhóm
- GV đánh giá tổng số điểm, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
2. Ôn tập đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam 
* HĐ3 : Làm việc theo bàn.
- GV yêu cầu HS mở VBT trang 10 và hoàn thành bảng của bài tập 4.
- GV kẻ nhanh bảng đó lên bảng.
- HS cùng bàn trao đổi để hoàn thiện bài tập 4 trong VBT rồi trình bày trước lớp.
Các yếu tố tự nhiên
Đặc điểm chính
Địa hình 
Trên phần đất liền : 3/4 diện tích là đồi núi ; ...
Khoáng sản 
Nước ta có nhiều loại khoáng sản : a-pa-tít, sắt, ...
Khí hậu
Sông ngòi
Đất
Rừng 
4. Củng cố dặn dò. - GV tóm tắt ý chính của bài 
	 - GVđánh giá, nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: Thứ 3 ngày 2 tháng 10 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 3 ngày 9 tháng 10 năm 2012
Toán
Tiết Số 32: Khái niệm số thập phân
I. Mục tiêu. Giúp học sinh:
- Nhận biết được khái niệm ban đầu về số thập phân.
- Biết đọc, viết số thập phân đơn giản.
- Bài tập cần làm: 1, 2.
II. Đồ dung dạy học.
	- Các bảng trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: GV kiểm tra vở bài tập học sinh.
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV đưa bảng a.
? Có 3 đoạn thẳng có số đo như sau bảng sau:
- GV gọi học sinh đọc bảng.
? Đoạn thẳng có mấy m, dm, cm ?
? 1dm = m .
- HS nêu GV ghi bảng 1/10m có thể viết thành 0,1 m.
- Các đoạn thẳng sau GV làm tương tự như đoạn thẳng 1.
? Các phân số thập phân được viết thành các số thập phân nào ?
- GV ghi bảng lần lượt các số thập phân 0,1; 0,01; 0,001.
 GV KL: Các số 0,1; 0, 01; 0, 001 là các số thập phân.
- GV giới thiệu cách đọc số thập phân.
- Gọi học sinh đọc các số thập phân.
? Số thập phân chính bằng phân số thập phân nào ?
- Các số sau giáo viên làm tương tự.
- Bảng b GV làm tương tự như bảng a.
- GV lần lượt cho học sinh làm các bài tập trong SGK.
- Sau mỗi bài tập Lớp + GV chữa bài.
1. Giới thiệu số thập phân.
m
dm
cm
mm
0
1
0
0
1
0
0
0
1
1 dm hay m còn viết là 0,1 m
1 cm hay m còn viết là 0,01 m
1 mm hay m còn viết là 0,001 m
- 0,1 ; 0,01 ; 0,001
0,1 đọc là: Không phảy một.
O, 1 = 
...........................
2. Như SGK
3. Thực hành.
Bài tập 1
+ Các phân số thập phân : ; ; 
+ Các số thập phân : 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; ..,
Bài 2
5dm =m = 0,5 m
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV hệ thống ND bài, n/x giờ học. Dặn HS về nhà xem trước bài sau.
Luyện từ và câu
Tiết số 13: Từ nhiều nghĩa
I. Mục tiêu.
	- Học sinh hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều nghĩa.
	- Phân biệt được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu văn. Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người, động vật, ...
	- Nắm đực từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có từ nhiều nghĩa (BT1, mục III); tìm được sự chuyển nghĩa của 3 trong 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật (BT2).
II. Đồ dùng học tập.
	- Bảng phụ chép bài tập 1, 2.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: Gọi học sinh lên bảng chữa bài tập 2 tiết trước.
3. Bài mới: GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV đưa bảng phu chép sẵn bài tập 1, gọi học sinh đọc bài.
- Học sinh làm bài.
- Lớp + GV nhận xét chữa bài.
GV KL: Nghĩ ... i đúng, khắc sâu cho HS về nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- 1 HS đọc trước lớp, HS khác đọc thầm.
HS cùng bàn thảo luận rồi trình bày trước lớp.
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lời giải đúng.
+ Hoạt động của đồng hồ có thể coi là sự di chuyển được không ? 
+ Hoạt động của tàu trên đường ray có thể coi là sự di chuyển được không ? 
- GV kết luận : Từ chạy là từ nhiều nghĩa ...
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- GV giúp HS yếu khi làm bài
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lời giải đúng
+ Nghĩa gốc của từ ăn là gì ?
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài 4.
- 1 số HS lên bảng làm, 2 HS làm bảng nhóm HS khác làm vào VBT rồi đọc câu văn trước lớp.
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV tuyên dương HS có câu đúng, diễn đạt rõ ràng.
Bài 1.
Đáp án : 1- D ; 2- C; 3- A ; 4 - B
Bài 2.
Đáp án : Dòng b
+ ... là hoạt động của máy móc, tạo ra âm thanh.
+ ...sự di chuyển của phơng tiện giao thông.
Bài 3.
Nghĩa gốc của từ ăn là câu c.
Nghĩa chuyển của từ ăn là câu a, câu 
Bài 4.
a) Bé Nga đang tập đi.
 Em đi dép quai hậu đến trường.
b) Chú bộ đội đứng gác.
 Trời hôm nay đứng gió.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Tiết Số 14: Đội hình đội ngũ;trò chơi: Lăn bóng bằng tay
I. Mục tiêu.
	- Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: ttạp hợp hàng, điểm số báo cáo. Yêu cầu nhanh đúng khẩu lệnh.
	- Chơi trò chơi: Chuyển đồ vật . Yêu cầu đúng kĩ thuật, nhanh nhẹn, đúng luật, hào hứng chủ động khi chơi.
II. Địa điểm - Phương tiện.
	- Kẻ sân chơi trò chơi, còi, bóng,.....
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
 A. Phần mở đầu.
	- Giáo viên nhận lớp, kiểm tra sức khoẻ, trang phục và phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ giờ học.
	- Giáo viên cho học sinh chạy chậm theo vòng tròn.
	- Cho học sinh khởi động các khớp.
 B. Phần cơ bản.
* Đội hình đội ngũ.
- Giáo viên lần lượt cho học sinh tập luyện các nội dung: Tập hợp, dóng hàng, điểm số báo cáo, dàn hàng, .....
- Lần 1 GV hô khẩu lệnh cho học sinh tập, sau đó GV nhận xét sửa sai cho học sinh những lỗi sai kỹ thuật.
- Lần tiếp theo lớp trưởng hô nhịp cho lớp tập, GV quan sát uốn nắn cho học sinh, hướng dẫn học sinh yếu.
- GV chia lớp thành 3 tổ, các tổ luyện tập theo sự điều hành của tổ trưởng, GV bao quát chung.
- GV cho học sinh thi tập hợp hàng,... giữa các tổ.
- GV nhậnn xét, đánh giá.
* Chơi trò chơi: Lăn bóng bằng tay.
- GV giới thiệu trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi.
- GV gọi 3 học sinh lên chơi thử.
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi, giáo viên làm trọng tài.
- GV tổng kết thi đua trong trò chơi.
C. Phần kết thúc.
- GV tập chung lớp, cho lớp đi đều thành vòng tròn hít thở sâu thả lỏng cơ thể.
- Giáo viên nhận xét giờ học .
- Dặn học sinh về nhà tiếp ôn luyện các động tác đội hình đội ngũ, chơi trò chơi: Lăn bóng bằng tay.
Ngày soạn: Thứ 6 ngày 5 tháng 10 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 12 tháng 10 năm 2012
Toán
Tiết Số 35: Luyện tập
I. Mục tiêu. - Giúp học sinh:
 + Biết chuyển một số thập phân thành hỗn số và chuyển một hỗn số thành một số thập phân.
 + Củng cố về chuyển số đo dưới dạng số thập phân.
- Bài tập cần làm: 1, 2 ( 3phân số thứ 2,3,4), 3.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định :
2. Kiểm tra :GV kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh, chấm, n/x cho điểm.
3. Bài mới : x GTB: GV giới thiệu-ghi đầu bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
? Bài tập yêu cầu gì ?
? Muốn chuyển một phân số thành hỗn số, thành số thập phân ta làm ntn? 
- Học sinh nêu cách làm và làm bài, 2 HS lên bảng làm.
- Lớp - GV chữa bài.
? Bài tập 2 yêu cầu gì ?
- GV hướng dẫn cho học sinh làm bài.
- Học sinh làm bài vào vở, 2 Học sinh làm bài trên bảng.
- Gọi học sinh dưới lớp đọc bài làm.
- Lớp + GV chữa bài.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- GV hướng dẫn mẫu cho học sinh.
- Học sinh làm bài theo yêu cầu.
- Học sinh dưới lớp trao đổi vở, kiểm tra bài lẫn nhau.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 1:
 = 16= 16,2
734 = = 73
56,08 ; 6,05
Bài 2:Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân, rồi đọc các số thập phân đó.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ trống.
 2,1 m = 21 dm; 
 8,3 m = 830 cm,
 5,27 m = 527 cm; 
 3,15 m = 315 cm
4. Củng cố - Dặn dò.
	- GV hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học.
	- Dặn học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Tiết Số 14: Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích - yêu cầu.
 - Dựa vào kết quả quan sát cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước. Học sinh biết chuyển một phần của dàn ý thành một đoạn văn, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh và cảm xúc của người tả.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Dàn ý của bài văn tả cảnh.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định :
2. Kiểm tra :
	- Gọi học sinh đọc lại dàn ý bài văn tả cảnh sông nước đã lập ở tiết trước.
 - GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới : a. GTB: GV giới thiệu - ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
- GV đọc và chép đề bài lên bảng.
- Gọi học sinh đọc lại đề bài.
? Đề bài yêu cầu gì ?
- Học sinh nêu - GV kẻ chân những từ thể hiện yêu cầu chính của đề bài.
- GV kiểm tra dàn ý đã lập trong tiết học trước.
- Học sinh đọc thầm phần gợi ý trong sách giáo khoa, một học sinh đọc to phần gợi ý.
- GV lưu ý cho học sinh chỉ chọn một đoạn trong dàn ý để chuyển thành một đoạn văn, phần thân bài gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận nên chỉ chọn một phần tiêu biểu.
- Học sinh viết đoạn văn vào vở bài tập, 2 HS viết bài vào trong giấy khổ lớn.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
- Lớp + GV nhận xét, chữa bài.
- Học sinh viết vào giấy khổ lớn trình bày bài làm.
- Gọi học sinh nhẫn xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Giáo viên cho học sinh sửa lại đoạn văn của mình.
4. Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Tiết Số 7: Đảng cộng sản việt nam ra đời
I. Mục tiêu.
	Học xong bài này học sinh biết:
- Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc là người chỉ trì hội nghị thành lập đảng cộng sản VN.
- Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi.
 II. Phương tiện dạy học.
- Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra: Tai sao N T T lại quyết chí ra đi tìm đường cứu nước ? 
3. Bài mới. a. GTB: GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài
- GV giới thiệu bối cảnh lịch sử của cách mạng VN trước khi có đảng ra đời.
- GV cho học sinh đọc đoạn: " Từ năm 1929 ........ làm được"
? Đảng cộng sản VN được thành lập trong hoàn cảnh nào ?
? Nguyễn ái Quốc có vai trò như thế nào trong hội nghị thành lập đảng ?
- Học sinh trả lời, lớp + GV nhận xét bổ sung.
- GV cho học sinh đọc đoạn 2.
? Tình hình đặt ra yêu cầu gì ?
? Ai có thể làm được điều đó ?
? Vì sao chỉ có Nguyễn ái Quốc mới có thể thống nhất các tổ chức đảng ở VN ?
? Hội nghị thành lập đảng được diễn ra ở đâu?
? Các đảng được hợp nhất có tên là gì ?
? Việc thành lập đảng cộng sản Việt Nam có ý nghĩa gì ?
- Học sinh trả lời các câu hỏi, Lớp + GV nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV hệ thống nội dung bài.
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố - Dặn dò.
- GV tóm tắt nội dung bài, giáo dục tư tưởng cho học sinh.
- GV nhận xét giờ học, dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Tiết số 14 : Phòng bệnh viêm não
I. Mục tiêu. Sau bài học, HS có khả năng :
- Nêu được tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền bệnh viêm não.
- Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
- Biết thực hiện các việc cần làm để phòng bệnh viêm não.
- Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và diệt muỗi.
II. Đồ dùng dạy - học.	-Thông tin và hình trang 30, 31 SGK.
	 - Mỗi nhóm một bảng con, phấn và một lá cờ nhỏ.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định :
2. Kiểm tra : - Nêu tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết ? 
	 - Hãy nêu các cách đề phòng bệnh sốt xuất huyết ?
3. Bài mới : a. GTB: GV giới thiệu-ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
1.Tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền và sự nguy hiển của bệnh viêm não.
 * HĐ 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
+ Mục tiêu: HS có khả năng :
 - Nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm não.
 - Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
+ Cách tiến hành.
- GV yêu cầu các nhóm đọc các câu hỏi và các câu trả lời trang 30 rồi tìm xem mỗi câu hỏi ứng câu trả lời nào. Thư kí viết vào bảng con. Cử một bạn phất cờ báo hiệu là nhóm đã làm xong.
- GV ghi rõ nhóm xong trước , tuyên dương.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau : 
+ Tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì ?
+ Lứa tuổi nào thường mắc bệnh viêm não nhiều nhất ? 
+Bệnh viêm não lây truyền như thế nào? 
+Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?
- GV nhận xét, tổng kết về kiến thức cơ bản về bệnh viêm não.
2. Những việc nên làm để phòng bệnh viêm não
* HĐ 2: Quan sát và thảo luận ( Làm việc theo bàn ) 
+ Mục tiêu: Biết thực hiện các cách diệt muỗi và tránh không để muỗi đốt. Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
+ Cách tiến hành.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trang 30,31 SGK và trả lời câu hỏi : 
+ Người trong hình đang làm gì ? 
+ Làm như vậy có tác dụng gì ? 
+ Theo em, cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì ?
- HS cùng bàn quan sát tranh, thảo luận rồi trình bày trước lớp.
- GV, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận các phòng bệnh sốt rét tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở ,....
- HS đọc phần : Bóng đèn toả sáng ( SGK )
* HĐ3 : Cuộc thi " Tuyên truyền phòng, chống bệnh sốt rét ".
- GV nêu yêu cầu : Nếu em là một cán bộ ý tế dự phòng em sẽ tuyên truyền những gì để mọi người hiểu và biết cách phòng chống bệnh viêm não.
HS làm việc cá nhân để suy nghĩ những nội dung cần tuyên truyền rồi trình bày trước lớp.
- GV cho HS cả lớp bình chọn bạn tuyên truyền xuất sắc nhất.
- GV khen ngợi HS tích cực tham gia cuộc thi.
3. Củng cố dặn dò :- GV tóm tắt ý chính của bài.
	- Đánh giá nhận xét giờ học ; Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
Kí duyệt của ban giám hiệu
.....................................................................................................................
....................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA SANG TUAN 7.doc