Giáo án lớp 5 năm 2011, 2012 - Tuần 11, 12

Giáo án lớp 5 năm 2011, 2012 - Tuần 11, 12

I. Mục tiêu

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật và nội dung bài

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Có ý thức làm

đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh

II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh,bảng phụ,sgk

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 50 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1087Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 năm 2011, 2012 - Tuần 11, 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11:
Thứ hai ngày tháng 10 năm 2010
Chào cờ
---------------------------------------------------------------
Tập đọc
Tiết 21: Chuyện một khu rừng nhỏ
I. Mục tiêu
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật và nội dung bài 
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Có ý thức làm 
đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh,bảng phụ,sgk
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1.Giới thiệu chủ điểm
- GV giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm Giữ lấy màu xanh và bài học
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài
 a) luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài
? Bài chia làm mấy đoạn?
- lần 1:đọc sửa phát âm
- lần 2:đọc giải nghĩa từ:săm soi,cầu viện
-HD đọc câu văn dài:Một sớm...xanh biếc/sà xuống cành lựu”
- Luyện đọc nhóm.
- GV HD và đọc mẫu 
 b)Tìm hiểu bài 
-Gv nêu câu hỏi 
? Bé Thu Thu thích ra ban công để làm gì?
? Mỗi loài cây ở ban công nhà bé Thu có đặc điẻm gì nổi bật?
Ghi:+cây quỳnh, Hoa ti-gôn, Cây hoa giấy Cây đa ấn độ.
? Bạn Thu chưa vui vì điều gì?
?Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
Em hiểu: " Đất lành chim đậu" là thế nào?
? Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?
? Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
? Em hãy nêu nội dung bài?
c) Đọc diễn cảm 
- HD đọc diễn cảm đoạn 3
- Luyện đọc theo cặp
- HS thi đọc
- nhận xét ,ghi điểm
 3. Củng cố dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài
- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học
- HS nghe
- 1 HS đọc toàn bài
+3 đoạn
-3 HS đọc nối tiếp
-3 hs đọc nối tiếp.
- HS nêu cách đọc và đọc.
- nhóm 3 em đọc – 2 nhóm thi đọc.
- Lớp đọc thầm bài và câu hỏi
+ để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây .
+ cây quỳnh lá dày, giữ nước. cây hoa ti- gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy. Cây đa ấn Độ bật ra búp đỏ hồng nhọn hoắt.
+vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.
+ vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn 
+có nghĩa là nơi tốt đẹp thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống làm ăn
+ Hai ông cháu rất yêu thiên nhiên cây cối, chim chóc. 
+ Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống .....
* Bài văn nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu bé Thu và muốn mọi người luôn làm đẹp môi trường xung quanh.
- HS nêu cách đọc và đọc.
- HS đọc theo cặp
- HS thi đọc-nhận xét
*Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................
Toán
tiết 51: Trừ hai số thập phân
i. Mục tiêu
- Giúp HS : Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân.
- áp dụng phép trừ hai số thập phân để giải các bài toán có liên quan.
- Hs tự giác làm bài.
 II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ,sgk,vbt.
 III.Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 2 VBT.
- Nhận xét ,ghi điểm .
2. Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Phép trừ hai số thập phân
*Ví dụ1: -Gv nêu đề toán.
? Để tính được độ dài đoạn thẳng BC chúng ta phải làm thế nào ?
- 4,29 – 1,84 chính là một phép trừ hai số thập phân.
- Yêu cầu hs tìm cách thực hiện 
- Gọi HS nêu cách tính.
* Giới thiệu cách đặt tính
 4,29 
 - 1,84 
 2,45 
? Em có nhận xét gì về dấu phẩy của số bị trừ, sốtrừ,hiệu?
* Ví dụ 2: Đặt tính rồi tính
45,8 – 19,26 = ?
? Em có nhận xét gì về các chữ số ở phần thập phân của số trừ?
? Làm thế nào để các chữ số ở phần thập phân của 2 số bằng nhau?
? Qua hai ví dụ , bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép trừ hai số thập phân ?
* Ghi nhớ: SGK
c. Luyện tập.
Bài 1: Tính.
- HD HS tự làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
? Nêu lại cách đặt tínhvà tính.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
HD HS làm theo cặp.
? Muốn trừ hai số thập phân ta làm thế nào?
Bài 3: Giải toán.
- HD HS tự làm bài. 
+ Tìm tổng số đường lấy ra.
+ Tính số đường còn lại.
- Gọi hs trình bày.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò.
? Nêu cách trừ hai số thập phân?
- Dặn về làm bài tập 1,2,3 VBT.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng thực hiện 
- HS đọc lại đề và phân tích đề. 
+ lấy độ dài đường gấp khúc ABC trừ đi độ dài đoạn thẳng AB: 4,29 – 1,84
 4,29m = 429 cm ; 1,84m = 184 cm
-HS thực hiện: Độ dài đoạn thẳng BC là 
 429 – 184 = 245 (cm) = 2,45m
 Vậy : 4,29 – 1,84 = 2,45
- Hs theo dõi cùng thực hiện
+ Các dấu phẩy thẳng cột với nhau.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
 45,80
 - 19,26
 26,54 
+ ít hơn chữ số ở phần thập phân của số trừ
+ Thêm 0 vào tận cùng bên phải số bị trừ
- HS nêu nối tiếp.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
* Làm cá nhân.
- 3 em lên bảng, lớp làm vbt. 
 72,1 5,12 69 
 - 30,4 - 0,68 - 7,85 
 41,7 4,44 61,15 
*Làm theo cặp.
- 2 cặp làm bảng phụ, lớp làm vbt- nhận xét.
* Làm cá nhân.
- Đọc đề toán, tóm tắt, nêu cách làm.
-1 em làm bảng phụ, lớp làm vbt- nhận xét.
Bài giải.
Số ki-lô-gam đường lấy ra tất cả là:
10,5 + 8 = 18,5 ( kg )
Số ki-lô-gam đường còn lại trong thùng là:
28,75 – 18,5 = 10,25 ( kg )
Đáp số: 10,25 kg.
*Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................
Đạo đức
Tiết 11: thực hành giữa kì I
I. Mục tiêu.
- Ôn tập củng cố 5 bài đạo đức đã học: Em là HS lớp 5, Có trách nhiệm về việc làm của mình, Có chí thì nên, Nhớ ơn tổ tiên, Tình bạn.
II. Chuẩn bị.
- Bài tập. Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: trực tiếp.
2. Các hoạt động.
Hoạt động 1: Kể chuyện các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
* Mục tiêu: HS biết thừa nhận và học tập theo các tấm gương tốt. 
* Cách tiến hành.
- Yêu cầu HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu.
- Giới thiệu thêm các tấm gương khác.
* KL: Chúng ta cần học tập theo các tấm gương đó để mau tiến bộ.
Hoạt động2: Xử lí tình huống.
* Mục tiêu: HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất, thể hiện ý chí vượt lên khó khăn.
* Cách tiến hành. 
- Giao cho mỗi nhóm xử lí một tình huống.
* KL: Trong những tình huống như trên người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học...Biết vượt qua khó khăn đế sống và tiếp tục học tập mới là người có chí.
Hoạt động3: HS đọc ca dao tục ngữ , kể chuyên, đọc thơ về các chủ đề biết ơn tổ tiên.( Bài tập 3)
* Mục tiêu: Giúp HS biết ơn tổ tiên, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
 * Cách tiến hành
? Em hãy đọc một câu ca dao , tục ngữ về chủ đề biết ơn tổ tiên?
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét, khen ngợi 
3. Củng cố, dặn dò.
- Tổng kết bài,
- Nhận xét giờ học.
* Làm việc cặp đôi.
- Nối tiếp trình bày.
- Thảo luận về những điều có thể học tập từ các tấm gương đó.
* Làm việc nhóm.
- Thảo luận xử lí tình huống.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
* Nhóm 4.
- Các nhóm trao đổi tìm các câu ca dao tục ngữ, thơ nói về lòng biết ơn tổ tiên.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS cả lớp nhận xét
*Rút kinh nghiệm:............................................................................................................
Thể dục
Gv chuyên soạn giảng
--------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày tháng 10 năm 2010
Toán
tiết 52: Luyện tập
 i.Mục tiêu
- Giúp HS : Rèn luyện kỹ năng trừ hai số thập phân.
- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ với số thập phân.
- Biết thực hiện trừ một số cho một tổng.
- HS tự giác làm bài.
ii. Đồ dùng dạy học- Bảng số, bảng phụ.
iii. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Kiểm tra bài cũ
- GọiHS lên bảng làm bài tập 2 VBT.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài: trực tiếp.
b. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- GV yêu cầu HS tự đặt tính và tính.
- Gọi HS đọc kết quả.
- GV nhận xét và cho điểm 
? Nêu cách trừ hai số thập phân?
Bài 2:Tìm x
- HD HS cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Nhận xét chữa bài.
? Muốn tìm số hạng, số bị trừ, số trừ ta làm thế nào?
Bài 3: Giải toán.
- HD HS làm bài.
+ tìm cân nặng của quả dưa thứ 2
+ Tính cân nặng của quả dưa thứ 1và 2
+ Tìm cân nặng của quả dưa thứ 3
- Gọi hs đọc bài làm
- Nhận xét, chữa bài.
? Nêu lại cách giải bài toán?
Bài 4: Tính rồi so sánh giá trị của biểu thức
- HD HS làm bài
? Khi thay đổi các chữ bằng cùng một bộ số thì giá trị của biểu thức a – b – c và a – (b+c) như thế nào so với nhau ?
* KL: Vậy ta có : a – b – c = a – (b + c)
3.Củng cố dặn dò
- Dặn về làm bài tập 2,3 vbt
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng thực hiện 
* Làm cá nhân.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
 68,72 52,37 60
 - 29,91 - 8,64 12,45 
 38,81 43,73 47,55 
* Làm cá nhân
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
a) + 4,32 = 8,67 b) 6,85 + = 10,29
 = 8,67 – 4,32 = 10,29 – 6,85
 = 4,35 = 3,44
* Làm cá nhân
- HS đọc đề bài toán , phân tích làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
Bài giải
Quả dưa thứ hai cân nặng là :
4,8 – 1,2 = 3,6 (kg)
Quả dưa thứ nhất và quả dưa thứ hai cân nặng là :
4,8 + 3,6 = 8,4 (kg)
Quả dưa thứ ba cân nặng là :
14,5 – 8,4 = 6,1 (kg)
 Đáp số : 6,1 kg
* Làm cặp đôi.
- Thảo luận làm bài.
 a-b-c a-(b+c)
8,9-2,3-3,5=3,1 8,9-(2,3+3,5)=3,1
12,38-4,3-2,08=6 12,38-(4,3+2,08)=6
+ Giá trị của 2 biểu thức bằng nhau.
*Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................
Chính tả
Tiết 11: Luật bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu
- Nghe- viết chính xác đẹp một đoạn trong luật bảo vệ môi trường
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu l/n hoặc âm cuối ng/ n
- Trình bày sạch ,đẹp ,đúng mẫu chữ.
- Có ý thức rèn chữ viết.
*GDBVMT:HS có ý thức bảo vệ ,giữ gìn tài nguyên môi trường rừng
II. Đồ dùng dạy học: - thẻ chữ, bài viết mẫu, bảng phụ,
 - sgk, vbt, vở chính tả
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. giới thiệu bài:Trực tiếp
2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung 
- Gọi hs đọc bài viết
? Điều 3 khoản 3 trong luật bảo vệ môi trừơng có nội dung gì?
b) viết từ khó
? Trong bài có từ nào khó viết?
- GV đọc từ khó.
c)Nhận xét chính tả
? Nêu cách trình bày bài viết?
d)Viết chính tả
- Gv đọc mẫu lần 2.
- Cho HS quan sát bài viết mẫu.
- GV đọc chậm HS viết bài
-Gv đọc toàn bài.
3. Hướng dẫn làm bài chính tả
Bài 2(a)Tìm từ:
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi HS lên làm trên bảng lớp
- Nhận xét, kết luận 
Bài 3(b): Thi tìm nhanh.
- Tổ chức HS thi tìm từ láy theo nhóm
-  ... xét, kết luận.
*GDMT: GV giảng bầu trời và trăng rất cần thiết đối với cuộc sống chúng ta vì vậy chúng ta cần bảo vệ chúng bằng cách giứ gìn môi trường không khí sạch đẹp.
Bài 4: Đặt câu với quan hệ từ
- Tổ chức trò chơi tiếp sức
- Gv nêu cách chơi,nội dung chơi
- Nhận xét, kết luận.
3. Củng cố dặn dò
? Quan hệ từ dùng để làm gì?
– Dặn về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng đặt câu
- 2 hs đặt câu 
*Làm cá nhân.
- HS tự làm bài, 1 hs làm bảng phụ.
-1 hs trình bày bảng phụ –lớp nhận xét.
*Làm theo cặp.
- HS đọc yêu cầu
- HS trao đổi làm bài 
a) Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao
b) Một vầng trăng tròn, to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời, sau rặng tre 
c)Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa
d)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân ở nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và thương yêu tôi hết mực, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt , day dứt bằng mảnh đất cộc cằn này.
*Làm nhóm.
- Nhóm 4 em làm bài,2nhóm làm bảng phụ.
- 2 nhóm trình bày,lớp nhận xét,chữa bài.
*Làm nhóm
- HS đọc yêu cầu bài.
- Chia lớp làm 2 nhóm thi đặt câu có quan hệ từ (mà, thì, bằng) viết ra giấy trong thời gian 3 phút, nhóm nào đặt được nhiêu câu sẽ thắng 
*Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................
Địa lí
Tiết 12: CễNG NGHIỆP
I. Mục tiêu:
- Nờu được vai trũ của cụng nghiệp và thủ cụng nghiệp.
- Biết nước ta cú nhiều ngành cụng nghiệp và thủ cụng nghiệp.
- Kể tờn sản phẩm của một số ngành cụng nghiệp và thủ công nghiệp.
- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
- SDNLTK&HQ: sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nhứngản phẩm do ngành công sản xuất.
+ Rèn kĩ năng thảo luận nhóm,quan sát và chỉ lược đồ.
+ HS có ý thức tìm hiểu hoạt động ngành công nghiệp ,thủ công nghiệp nước ta.
*GDBVMT:HS biết sự ô nhiễm môi trường do dân số đông và hoạt động sản xuất ở việt Nam. Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học: -Bản đồ hành chớnh Việt Nam.
 - Phiếu học tập ,tranh ảnh
III.Hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ.
? Ngành lõm nghiệp cú những hoạt động gỡ? Phõn bố chủ yếu ở đõu?
? Nước ta cú những điều kiện nào để phỏt triển ngành thuỷ sản?
-Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới.
*Giới thiệu bài: Trực tiếp.
Hoạt động 1: Các ngành công nghiệp.
- Yêu cầu hs quan sát tranh sgk và nêu nội dung tranh
? Hãy kể tên một số các ngành công nghiệp khác?
? Ngành công nghiệp có vai trò gì đối với đời sống, sản xuất của nhân dân?
? ở tỉnh ta có ngành công nghiệp nào ?
- Gv kết luận:sgk
? Khi sử dụng các sản phẩm của ngành công nghiệp em sử dụng như thế nào cho hợp lí?
Hoạt động 2: Ngành thủ công nghiệp
Yêu cầu hs quan sát tranh, trao đổi theo cặp
? Trong các ảnh đó là những nghề thủ công nào?
? Ngoài các nghề này còn có những nghề nào khác? 
? Địa phương ta cú nghề thủ công nào?
? Em hóy nờu đặc điểm của nghề thủ cụng ở nước ta?
? Nghề thủ cụng cú vai trũ gỡ đối với đời sống nhõn dõn ta?
-Nhận xét, kết luận
3.Củng cố dặn dò.
? Ngành công nghiệp và thủ công nghiệp nước ta có vai trò gì?
? Ngành công nghiệp phát triển có ảnh hưởng gì đến môi trường?
- Dặn về đọc bài,chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời cõu hỏi .
*Làm cá nhân.
-HS quan sát tranh và nêu. 
+Tranh 1:Ngành cơ khí
+Tranh2:Ngành điện.
+Tranh3, 4:Sản xuất hàng tiêu dùng.
-Hs phát biểu.
+ Cung cấp máy móc sản xuất,đồ dùng cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt của nhân dân vải vúc, quần ỏo, xà phũng, mỏy giặt, điều hoà, tủ lạnh, máy cày, gặt, tuốt lúa....
- Hs phát biểu.
- HS cả lớp theo dừi, nhận xột.
- HS phát biểu.
*Làm theo cặp
- HS quan sát tranh, đọc mục 2 sgk trả lời
+Tranh1:nghề gốm, trạm khắc gỗ, khắc đá
+ Nghề đan nón,đan quạt, làm chiếu....
- HS cả lớp theo dừi nhận xột.
+ Nghề thủ cụng ở nước ta cú nhiều và nổi tiếng như: lụa Hà Đụng; gốm sứ Bỏt Tràng, gốm Biờn Hoà, chiếu Nga Sơn,...
+ Đú là cỏc nghề chủ yếu dựa vào truyền thống, và sự khộo lộo của người thợ và nguồn nguyờn liệu cú sẵn.
+ Nghề thủ cụng tạo cụng ăn việc làm cho nhiều lao độg.
+ Tận dụng nguồn nguyờn liệu rẻ, dễ kiếm trong dõn gian.
+ Cỏc sản phẩm cú giỏ trị cao trong xuất khẩu.
- 2 hs nêu.
-Làm ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.
Kĩ thuật
Gv chuyên soạn giảng
--------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 5 tháng 11 năm 2010
Toán 
Tiết 60 : Kiểm tra giữa kì I
------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết 24: Luyện tập tả người
( Quan sát và chọn lọc chi tiết)
I. Mục tiêu
- phát hiện những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về hanùh dáng hoạt động của nhân vật qua bài văn mẫu Bà tôi và người thợ rèn
- Biết cách quan sát hay viết một bài văn tả người phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết nổi bật và gây ấn tượng
- Vận dụng để ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp .
 II. Đồ dùng dạy học : - giấy khổ to, bút dạ
 III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. kiểm tra bài cũ
- Chấm dàn ý chi tiết bài văn tả một người trong gia đình.
? Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người 
- Nhận xét 
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài:Trực tiếp.
b Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1: Đọc đoạn văn ghi đặc điểm...
- Chia nhóm, HD hs làm bài.
- Gọi hs trình bày.
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?
Bài 2:Đọc và ghi lại chi tiết tả người thợ
- HD HS làm theo cặp
- Gọi hs trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?
? Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn?
KL:Biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho người này khác biệt với mọi người xung quanh, bài văn hấp dẫn hơn , không lan tràn dài dòng.
 3. Củng cố dặn dò
? Để viết bài văn tả người với chi tiết đặc sắc,gây ấn tượng ta phải làm gì?
- Dặn về học bài
 - Nhận xét tiết học. 
- 4 hs nộp bài.
- 2 hs nêu.
*Làm nhóm.
- Nhóm 4 hs làm bài, 1 nhóm làm bảng phụ- trình bày-lớp nhận xét.
*Đặc điểm ngoại hình của người bà:
+Mái tóc đen, dày kì lạ, phủ kín vai,xõa xuống ngực....
+ Giọng nói: trầm bổng, ngân nga.... 
+Đôi mắt: hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền....
+ Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn....
- Tác giả quan sát kĩ, chọn lọc chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để tả
*Làm theo cặp.
- HS trao đổi làm vbt- 1cặp làm bảng phụ 
- Đại diện cặp trình bày- nhận xét
- Tác giả quan sát kĩ từng hoạt động của anh thợ rèn:bắt thỏi thép, quai búa, đập.
- Cảm giác như đang chứng kiến anh thợ làm việc và thấy rất tò mò...
*Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................
Khoa học
Tiết 24: đồng và hợp kim của đồng
I. Mục tiêu
- Quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng . Nêu một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng 
- Kể tên một số đồ dùng được làm bằng đồng hoặc từ hợp kim của đồng
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng có trong gia đình
*GDBVMT: HS biết một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II.Đồ dùng dạyhọc: - dây đồng, tranh ảnh, đồ dùng làm từ đồng
 - phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu nguồn gốc và tính chất của sắt?
? Nêu sự khác nhau giữa sắt, gang, thép?
-Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
*Giơí thiệu bài: trực tiếp
 Hoạt động 1: Tính chất của đồng
*Mục tiêu:Quan sát, phát hiện tính chất của đồng
-Gv chia nhóm,giao mỗi nhóm một sợi dây đồng
- Yêu cầu nêu: Màu sắc, độ sáng, tính cứng, rắn của sợi dây đồng. 
*Kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sắt, dễ uốn, dễ dát mỏng. 
 Hoạt động 2:Nguồn gốc và tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
*Mục tiêu: HS nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
*Cách tiến hành :
- GV chia nhóm- giao phiếu.
-Yêu cầu hs đọc bảng thông tin sgk và hoàn thành phiếu.
- Gọi hs trình bày 
? Theo em đồng có ở đâu?
*Kết luận: Đồng là kim loại, đồng- thiếc, đồng-kẽm đều là hợp kim của đồng .
Hoạt động 3: Đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng 
*Mục tiêu : HS kể được tên một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng 
*Cách tiến hành: 
+ Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50,51 sgk
+ Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng? 
? Gia đình em có đồ dùng nào được làm từ đồng?
+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng trong gia đình .
*Nhận xét, kết luận:
- Gọi hs đọc sgk.
3. Củng cố dặn dò 
? Nêu tính chất của đồng và cách bảo quản đồ dùng bằng đồng ?
*GDMT:? Nêu ích lợi của đồng và hợp kim của đồng?
- Thực hiện bảo quản đồ dùng bằng đồng trong gia đình 
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời- lớp nhận xét.
*Làm nhóm
- Nhóm 4 em quan sát, thảo luận
- Trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung.
*Làm nhóm
- Nhóm 4 em thảo luận, ghi phiếu.
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung.
+ Có trong tự nhiênvà trong quặng đồng.
* Làm theo cặp 
-HS trao đổi, phát biểu.
H1:dây đồng ->đồng
H2:đồ đạc, tượng ->hợp kim
H3:Kèn->hợp kim
H4:chuông->hợp kim...
- HS kể: dây điện, chậu, mâm...
- Hs nêu.
- HS nêu: Lau chùi sạch sẽ.
- 2 hs đọc 
*Rút kinh nghiệm:...................................................................................................................
Thể dục
Gv chuyên soạn giảng
------------------------------------------------------------
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 12
1. nhận xét chung các mặt trong tuần.
- Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép chào hỏi thầy cô, đoàn kết với bạn bè. Tuy nhiên vẫn có một số em chưa thực sự lễ phép với thầy cô.
- Học tập: Duy trì nề nếp đi học đúng giờ, học bài đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài như : Oanh, Uyên, Quang, ....Tuy nhiên vẫn còn có một số em trong giờ học chưa chú ý nghe giảng, quên đồ dùng học tập, đọc bài còn yếu, tính toán chậm như : Dũng, Lý, Hiển, Sơn.
- Thể dục vệ sinh sạch sẽ, đều, trang phục chưa gọn gàng sạch sẽ
- Lao động tích cực, nhiệt tình.
2. Phương hướng tuần tới.
- Duy trì nề nếp học tập, giúp nhau trong học tập cùng tiến bộ.
- Giữ gìn vệ sinh chung trong trường, lớp học, tạo thói quen vứt rác đúng nơi quy định.
- Thực hiện nghiêm túc thể dục đầu giờ, múa hát tập thể giữa giờ.
-Thực hiện tốt an toàn giao thông.
- Ôn tập chuẩn bị thi giữa kì I.
Hết tuần 12

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11-12.doc