Giáo án lớp 5 năm 2011, 2012 - Tuần 25, 26

Giáo án lớp 5 năm 2011, 2012 - Tuần 25, 26

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài: giọng đọc trang trọng, tha thiết.

- Hiểu các từ ngữ trong bài:Đền hùng, Nam quốc sơn hà, Ngọc Phả, ngã Ba hạc, .

- Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người con đối với tổ tiên.

- HS nhớ đến cội nguồn , tổ tiên.

II. Chuẩn bị :

1. Đồ dùng dạy học:

– Gv : - Trang ảnh về đền Hùng , sgk, bảng phụ.

- HS : sgk.

2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp hỏi đáp(KTđặt câu hỏi), TLnhóm(KT khăn phủ bàn), trực quan.

 

doc 58 trang Người đăng huong21 Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 năm 2011, 2012 - Tuần 25, 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày tháng 2 năm 2011
Chào cờ
------------------------------------
Thể dục
------------------------------------------
Tập đọc
Tiết 49 : Phong cảnh đền Hùng
Những kiến thức đã biết 
Những kiến thức mới cần hình thành cho hs
- HS biết đọc đúng, đọc ngắt nghỉ hơi sau dấu câu, đọc diễn cảm.
- HS đọc hiểu các từ: Đền hùng, Nam quốc sơn hà, Ngọc Phả, ngã Ba hạc, ...
- Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người con đối với tổ tiên.
- HS nhớ đến cội nguồn, tổ tiên.
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài: giọng đọc trang trọng, tha thiết.
- Hiểu các từ ngữ trong bài:Đền hùng, Nam quốc sơn hà, Ngọc Phả, ngã Ba hạc, ...
- Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người con đối với tổ tiên.
- HS nhớ đến cội nguồn , tổ tiên.
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dùng dạy học:
– Gv : - Trang ảnh về đền Hùng , sgk, bảng phụ.
- HS : sgk.
2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp hỏi đáp(KTđặt câu hỏi), TLnhóm(KT khăn phủ bàn), trực quan.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A.Khởi động 5’ ôn bài đã học.
- Đọc bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi.
? Hộp thư mật dùng để làm gì?
? Qua những vật có hình chữ V, liên tục muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Giới thiệu bài: trực tiếp: 2’
Hoạt động 1: Luyện đọc: 12’
- Gọi hs đọc mẫu.
? Bài chia làm mấy đoạn?
-Lần 1: Đọc sửa phát âm.
-Lần 2: Đọc giải nghĩa từ :Đền hùng, Nam quốc sơn hà, Ngọc Phả, ngã Ba hạc
- Đọc ngắt nhịp câu văn dài:Trước đền....... cánh bướm nhiều màu sắc/ bay dập...
- Luyện đọc nhóm
- GVnêu cách đọc và đọc mẫu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: 10’
? Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng? 
- GV giảng về truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên.
? Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
GV: Những từ ngữ đó cho thấy cảnh thiên nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
? Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó.
? Em hiểu câu ca dau sau như thế nào?
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
? Bài văn nói lên điều gì?
Hoạt động 3: Luyện diễn cảm: 6’
- HD HS đọc diễn cảm đoạn 2.
- Luyện đọc theo cặp;
- Thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động nối tiếp 5’
? Để đền đáp những công ơn các vua hùng có công dựng nước và giữ nước em cần làm gì?
- Dặn hs về đọc lại bài, đi thăm đền Hùng nếu có điều kiện.
- GV nhận xét tiết học
- 2 hs đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 1hs đọc toàn bài.
+ 3 đoạn.
- 3 hs đọc nối tiếp 
- 3 hs đọc nối tiếp 
- HS nêu cách đọc và đọc.
- Đọc nhóm 3 - Hai nhóm thi đọc.
* HS đọc thầm bài trả lời câu hỏi.
+ Các vua Hùng là người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu vùng Phú Thọ, cách đây 4.000 năm.
+ Những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, cánh bướm dập dờn bay lượn: Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi. Bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững. Xa xa là núi Sóc Sơn...
+Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Thánh Gióng
+Chiếc nỏ thần . Sự tích trăm trứng
+ Nhắc nhở, khuyên răn mọi người: dù đi bất cứ dâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn.
* Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với tổ tiên
- HS nêu cách đọc và đọc.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc cá nhân.
- Lớp nhận xét.
Rút kinh nghiệm:...................................................................................................................
Toán
Tiết 121: bảng đơn vị đo thời gian
Những kiến thức HS đã biết
Những kiến thức mới cần hình thành 
- HS biết các đơn vị thời gian và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian 
- Biết thực hiện phép tính với các số đo.
Mối quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ
và phút, giờ phút và giây.
I.mục tiêu
- Ôn lại các đơn vị thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông 
dụng. Quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ
và phút, giờ phút và giây.
- Biết vận dụng kiến thức vào làm bài tập.
- HS có ý thức tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dùng dạy học:
- GV : Bảng đơn vị đo thời gian, bảng phụ, sgk, vbt.
- HS : sgk, vbt, nháp
2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp hỏi đáp(KTđặt câu hỏi), TLnhóm(KT khăn phủ bàn), trực quan.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Khởi động 5’ ôn bài đã học.
- Gọi hs lên bảng làm bài tập 2 vbt.
- Nhận xét, ghi điểm.
B.Giới thiệu bài: trực tiếp:1’
Hoạt động 1:Bảng đơn vị đo thời gian:8’
-Yêu cầu hs viết ra nháp tên tất cả các đơn vị đo thời gian đã học
? Một thế kỉ gồm bao nhiêu năm?
? Một năm có bao nhiêu tháng?
? Một năm thường có bao nhiêu ngày?
? Năm nhuận có bao nhiêu ngày?
? Cho biết năm 2000 là năm nhuận thì các năm nhuận tiếp theo là năm nào?
? Nêu tên các tháng trong năm?
? Nêu tên các tháng có 30, 31 ngày?
- GV hướng dẫn HS nhớ các ngày của từng tháng bằng cách dựa vào 1 nắm tay 
Hoạt động 2: Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian : 8’(KT khăn phủ bàn)
- GV treo bảng, mỗi tổ giải quyết 1 nhiệm vụ, thảo luận nhóm đôi .
? Một năm rưỡi là bao nhiêu năm?
? 2 giờ bằng bao nhiêu phút?
 3
? 216 phút là bao nhiêu giờ, làm thế nào để biết?
- Gọi các nhóm trình bầy kết quả.
- Nhận xét, kết luận: Khi chuyển từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ :ta lấy số đo của đơn vị lớn nhân với cơ số (giữa đơn vị lớn và đơn vị nhỏ).
-Khi chuyển từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn, ta lấy số đo của đơn vị nhỏ chia cho cơ số (giữa đơn vị lớn và đơn vị nhỏ)
Hoạt động 3: Luyện tập: 15’
Bài 1: Đọc tên các thế kỉ.
- Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi làm bài.
- Yêu cầu hs trình bầy kết quả.
- Nhận xét, kết luận.
*Lưu ý : Cách để xác định thế kỉ nhanh nhất là bỏ 2 chữ số cuối cùng của số chỉ năm, cộng thêm 1 vào số còn lại ta được số chỉ thế kỉ của năm đó.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống.
- HD hs tự làm bài 
- Gọi hs đọc bài làm, giải thích cách làm.
- Nhận xét, chữa bài..
? Hãy so sánh đơn vị mới cần chuyển sang với đơn vị đo đã cho như thế nào?
Bài 3: Viết số thập phân.
- HD hs cách làm: Lấy đơn vị đo đã cho nhân với cơ số giữa hai đơn vị.
- Gọi hs trình bày- nhận xét. 
? Đơn vị mới cần chuyển sang so với đơn vị đo đã cho như thế nào?
Hoạt động nối tiếp 3’
- Tổng kết bài. 
- Dặn về làm bài 1, 2, 3 VBT. 
- Nhận xét giờ học.
- 2 hs lên bảng làm bài.
- HS viết ra nháp, đọc kết quả viết.
- Nối tiếp trả lời.
 1 thế kỉ = 100 năm 
 1 năm =12 tháng
 1 năm =365 ngày
 1 năm nhuận =366 ngày
- 2004, 2008, 2012
- Số chỉ năm nhuận là số chia hết cho 4.
- HS nêu từ tháng 1 đến tháng 12.
- Tháng một, ba, năm, bảy, tám, mưòi, mười hai.....
- HS thảo luận, trả lời
+ Một năm rưỡi =1,5 năm
 = 12 tháng x 1,5 =18 tháng.
+ 2 giờ =60 phút x 2 = 40 phút
 3 3
- Lấy số phút của 1 giờ nhân với số giờ 
- 0,5 giờ = 60 phút x 0,5 = 30 phút 
-216 phút =3 giờ = 3,6 giờ.
- Lấy 216 chia cho 60,thường là số giờ,số dư là số phút 
 216 60	 216 60
 36 3 360 3,6
 00
260 phút = 3 giờ 36 phút
216 phút = 3,6 giờ 
* Làm cặp đôi.
Trả lời:
Kính viễn vọng:năm 1671,thế kĩ 17.
Bút chì:năm 1794,thế kỉ 18.
Đầu máy xe lửa:năm 1804,thế kỉ 19.
Xe đạp:năm 1869,thế kỉ 19.
Ô tô:năm 1886,thế kỉ 19.
Máy bay:năm 1903,thế kỉ 20.
* Làm cá nhân.
- 2 hs làm bảng phụ, lớp làm vbt.
Bài giải:
a) 6 năm = 72 tháng (12 x 6 =72) 
4năm 2 tháng = 50 tháng(12 x 4 +2=50)
 3 năm rưỡi =42 tháng (12 x 3,5 = 42)
 3 ngày = 72 giờ 
 0,5 ngày =12 giờ
 3 ngày rưỡi =84 giờ
* Làm cá nhân.
- 2 hs lên bảng làm, lớp làm vbt.
Bài giải:
a) 72 phút = 1,2 giờ. b)3 giây = 0,5 phút
135 giây =2,25 phút ; 270 phút = 4,5giờ.
- Chuyển từ đơn vị đo sang đơn vị lớn .Lấy số đo của đơn vị nhỏ chia cho hệ số của 2 đơn vị.
Rút kinh nghiệm:...................................................................................................................
Đạo đức
GV cuyên soạn giảng
------------------------------------------
Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011
Toán
Tiết 122: Cộng số đo thời gian 
Những kiến thức đã biết có liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới cần hình thành cho hs
- HS biết thực hiện các phép tính cộng.
- Biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
I.mục tiêu
- Biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
- HS có ý thức tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dùng dạy học:
- GV : - Bảng phụ, sgk, vbt, phiếu học tập.
- HS : sgk, vbt, nháp.
2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp hỏi đáp(KTđặt câu hỏi), TLnhóm(KT khăn phủ bàn), luyện tập thực hành, phương pháp động não.
III. các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Khởi động 5’ ôn bài đã học.
- Gọi hs lên bảng làm bài tập 1,2 VBT.
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Giới thiệu bài: trực tiếp: 1’
Hoạt động 1: Cộng số đo thời gian: 18’
*)Ví dụ 1: SGK
- GV đưa ví dụ lên bảng.
? Bài toán yêu cầu gì?
- Gv tóm tắt bằng sơ đồ lên bảng.
? Bài toán yêu cầu làm gì?
? Để tính được thời gian xe đi từ Hà nội đến Vinh chúng ta phải làm như thế nào?
-Yêu cầu hs thảo luận cách đặt tính.
- Gọi 1 hs lên bảng đặt phép tính, hs dưới lớp làm ra nháp.
- Hãy nêu cách đặt tính.
* kết luận. 
- Đặt đơn vị đo thời gian nọ dướic số kia sao cho các đơn vị đo thẳng cột nhau.
- Cộng từ phải sang trái. Cộng các số đo ở từng đơn vị với nhau và kèm kèm đơn vị đo.
*Ví dụ 2: 
- HD tương tự VD 1
? Nhận xét gì về số đo của đơn vị bé hơn?
- Gv lưu ý :cách công số đo thời gian. 
-Yêu cầu hs nhắc lại cách làm.
Hoạt động 2: Luyện tập: 12’
Bài 1: Tính.
- HD hs vận dụng cách cộng hai phân số 
- Nhận xét, chữa bài.
? Hãy so sánh cách đặt tính và tính các số đo thời gian với cách đặt tính và tính với số tự nhiên?(giống ,khác)
Bài 2: Giải toán
- HD hs làm bài theo cặp.
- Gọi hs trình bày.
- Nhận xét, chữa bài.
- Chú ý: Trong giải toán có lời văn, ta chỉ viết kết quả cuối cùng vào phép tình, bỏ qua các bước đặt tính viết kèm đơn vị đo với số đo và không cần đặt đơn vị đo nào vào ngoặc đơn.
Hoạt động nối tiếp 5’
? Muốn cộng số đo thời gian ta làm thế nào?
- Dặn về làm bài tập 1, 2, 3 VBT.
- Nhận xét giờ học.
- 2 hs lên bảng làm bài.
- 1 hs đọc đề bài.
- HS nêu tóm tắt.
+Tính thời gian đi hết quãng đường từ Hà Nội đến Vinh ... 
Tiết 130: luyện tập
Những kiến thức đã biết có liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới cần hình thành cho hs
- HS biết về khái niệm vận tốc và thực hiện phép tính về vận tôc.
- HS thực hành tính vận tốc theo các đơn vị khác nhau.
I. Mục tiêu 
- Củng cố về khái niệm vận tốc.
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị khác nhau.
- HS có ý thức tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dùng dạy học:
– Gv : Bảng phụ, sgk, vbt, tranh ảnh, phiếu học tập.
- HS : sgk, vbt, nháp
2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp hỏi đáp(KTđặt câu hỏi), TLnhóm(KT khăn phủ bàn), luyện tập thưc hành
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A.Khởi động 5’ ôn bài đã học.
- HS lên bảng làm bài tập 1, 2 VBT.
? Muốn tính vận tốc của một chuyển động ta làm như thế nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
B.Giới thiệu bài: trực tiếp: 1’
Hoạt động 1: Luyện tập: 30’
Bài 1: Giải toán.
- HD hs tự làm bài.
? Muốn tính vận tốc ta làm như thế nào? 
-Nhận xét, chữa bài:
? V đà điểu 1050m/phút cho biết điều gì?
-Liên hệ thực tiễn:Trên thực tế đà điểu là loài vật chạy nhanh nhất. 
Bài 2: Viết vào ô trống (theo mẫu)
- HD mẫu:
Với s = 130km; t = 4 giờ thì:
V = 130 :4 = 32,5(km/giờ)
-Yêu cầu HS làm bài theo cặp, đọc bài làm.
- Nhận xét ,chữa bài. 
? Vận tốc.35m/giây cho biết điều gì ?
? Hãy đổi đơn vị vận tốc trường hợp (c) ra m/giây ?
Bài 3: Giải toán.
- HD hs tự làm bài
? Muốn tìm được vận tốc của ôtô ta làm như thế nào?
 ? Quãng đường người đó đi ôtô tính bằng cách nào?
? Thời gian đi bằng ôtô là bao nhiêu?
- GV nhận xét kết quả.
? Nêu lại cách làm bài ?
Hoạt động nối tiếp 4’
? Muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
- Dặn về làm bài 1,2,3,4 VBT.
- Nhận xét giờ học.
- 2 hs lên bảng làm bài.
-2 hs trả lời.
* Làm cá nhân
- HS đọc đề, nêu tóm tắt, và cách làm. 
+ Lấy quãng đường chia cho thời gian.
-1HS làm bảng phụ, lớp làm vbt.
Bài giải :
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m/phút)
Đáp số: 1050 (m/phút)
+1 phút đà điểu chạy được 1050mét.
* Làm theo cặp.
- HS đọc yêu cầu, nêu cách làm..
-1 cặp làm bảng phụ, lớp làm vbt.
Đáp số: 
a) 49 km/giờ b) 35m/giây c) 78m/phút
+Trong 1 giây đi được quãng đường là 35 m.
+Lấy 78 : 60 = 1,3 (m/giây)
* Làm cá nhân.
- HS đọc đề, phân tích, nêu cách làm.
-1 HS làm bảng phụ, lớp làm vbt..
Bài giải:
Quàng đường đi bằng ôtô là:
25 – 5 = 20(km)
Vận tốc của ôtô là:
20 : 0,5 = 40(km/giờ)
Đáp số: 40(km/giờ)
Rút kinh nghiệm:.......
Tập làm văn
Tiết 52: Trả bài văn tả đồ vật
Những kiến thức đã biết có liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới cần hình thành cho hs
- HS biết sửa lỗi bài văn, biết viết lại đoạn văn cho hay.
- Giúp hs biết sử dụng các hình ảnh sơ sánh, nhân hoá vào viết văn, dùng từ đặt câucho chính xác.
I. Mục tiêu:
- HS rút kinh nghiệm về cách viết văn tả đồ vật theo đề bài đã cho: bố cụ, trình tự miêu tả, quan sát và chọn chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
- Nhận xét được ưu, khuyết điểm của bạn và của mình khi được thầy (cô) chỉ rõ: biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi; biết viết lại một đoạn cho hay hơn.
- HS có tinh thần học hỏi những bài văn, đoạn văn hay.
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dùng dạy học:
– Gv : Bảng phụ, sgk, vbt, tranh ảnh, phiếu học tập.
- HS : sgk, vbt, nháp
2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp hỏi đáp(KTđặt câu hỏi), TLnhóm(KT khăn phủ bàn), luyện tập thưc hành
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A.Khởi động 5’ ôn bài đã học.
- Gọi hs đọc đoạn kịch viết lại
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Giới thiệu bài: trực tiếp: 1’
Hoạt động 1: Nhận xét chung bài viết của HS: 14’
- Gọi hs đọc lại đề bài.
- Gv nhận xét chung.
*Ưu điểm:-HS hiểu bài, viết đúng theo đề bài .Một số bài bố cục được, diễn đạt ý và câu văn tốt, liền mạch , lô gíc, biết dùng từ ngữ miêu tả, có sáng tạo và sử dụng hình ảnh so sáng , nhận hóa khi viết bài.Viết đúng chính tả, lời tả chân thật, trình bày rõ ràng sạch sẽ:Như em: Cắm, Ly, Thân
*Nhược điểm:Ngoài ra vẫn còn một số em bài viết còn sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt ý còn lủng củng, sử dụng từ ngữ chưa phù hợp, bố cụ chưa rõ ràng.
- GV trả bài cho hs.
Hoạt động 2: Hướng dẫn chữa bài: 7’
- Yêu cầu hs trao đổi bài và tự sửa lỗi.
- Gv giúp đỡ hs sửa lỗi.
Hoạt động 3: Học tập đoạn văn hay: 10’
- Gọi một số em đọc đoạn văn hay.
- Gợi ý hs viết lại đoạn văn
- Gọi hs đọc đoạn văn đã viết.
- GV nhận xét.
Hoạt động nối tiếp 3’
? Khi viết một bài văn các em cần chú ý những gì?
- Dặn về viết lại bài, chuẩn bị bài sau.
 - GV nhận xét tiết học,
- 2 HS đọc màn kịch đã viết lại
- 1 HS đọc lại 5 đề bài
- HS nhận bài, xem lại các lỗi 
- Một số hs lên bảng chữa lỗi. HS còn lại chữa lỗi trên nháp.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc bài văn hay- lớp nghe tìm ý hay. 
- HS viết lại đoạn văn vào vở.
-2-3 hs đọc lại bài của mình.
- HS lắng nghe.
 Rút kinh nghiệm:.................................................................................................................
 Khoa học
Tiết 52: Sự sinh sản của thực vật có hoa
Những kiến thức đã biết có liên quan đến bài học.
Những kiến thức mới cần hình thành cho hs
- HS biết một số loài hoa, phân biệt hoa đực hoa cái, biết cơ quan sinh sản của hoa.
- Nói về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả
- Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
I, Mục tiêu
- Nói về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả
- Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió 
- HS yêu thíh thiên nhiên có ý thức bảo vệ thên nhiên
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dùng dạy học:
– Gv : Bảng phụ, sgk, vbt, tranh ảnh, phiếu học tập. Hoa thật hoặc tranh ảnh về hoa, 
- HS : sgk, vbt, nháp
2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp hỏi đáp(KTđặt câu hỏi), TLnhóm(KT khăn phủ bàn), luyện tập thưc hành
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động hoc
A.Khởi động 5’ ôn bài đã học.
? Nói tên các bộ phận chính của nhị và nhụy ?
? Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì ?
- Nhận xét, kết luân :
B. Giới thiệu bài: Trực tiếp: 2’
 Hoạt động1: Thực hành làm bài tậ xử lý thông tin trong SGK: 8’
*Mục tiêu : HS nói được về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu hs đọc thông tin trang sgk và trả lời.
? Đầu nhụy nhận được hạt phấn của nhị gọi là gì
? Tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái gọi là gì?
? Hợp tử gọi là gì?
? Noãng gọi là gì?
? Bầu nhụy phát triển thành gì?
- Gv nhận xét, kết luận.
Hoạt động2: Trò chơi"ghép chữ vào hình"8’
* Mục tiêu : Củng cố cho hs kiến thức về sự thụ phấn, thụ tinh của thực vật có hoa
* Cách tiến hành:
- Gv chia lớp làm 3 đội, nêu yêu cầu.
+ Mỗi đội 3 hs lên gắn chú thích vào hinh cho phù hợp sau 2 phút đội nào gắn đúng và nhanh sẽ thắng cuộc.
- GV nhận xét và khen ngợi.
 Hoạt động3: Thảo luận: 12’(KT khăn phủ bàn)
* Mục tiêu:HS phân biệt được hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió
* Cách tiến hành:
+ Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số hoa thụ phấn nhờ gió và đặc điểm của chunghs:
 + Bạn có nhận xét gì về màu sắc hoặc hương thơm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió?
- Gọi hs trình bày.
- Nhận xét, kết luận sgk.
Hoạt động nối tiếp 5’
? Các loài hoa thụ phấn nhờ đâu?
? Gia đình em có những loài hoa nào? chúng được thụ phấn nhờ đâu?
- Dặn về đọc bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học:
- 2 HS chỉ vào hình 1 và nêu.
* Làm việc theo cặp:
- Hs trao đổi , trả lời.
+ Gọi là sự thụ phấn.
+Là sự thụ tinh.
+Là phôi
+ Là hạt 
+ Là quả.
* Làm theo nhóm.
- Các nhóm thực hiện yêu cầu.
*Làm theo nhóm
+ Hoa thụ phấn nhờ côn trùng:
Có màu sắc rực rỡ, hương thơm: như hoa bòng, cam, hồng, cúc, ..
+ Hoa thụ phấn nhờ gió: không có màu sắc đẹp:như hoa lúa, ngô
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bốa sung. 
Rút kinh nghiệm:..................................................................................................................-
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chủ đề : Yêu quý mẹ và cô giáo
Hoạt động 1: Vẽ tranh,làm bưu thiếp chúc mừng 
bà, mẹ, chị em gái
Những kiến thức hs đã biết
Những kiến thức mới cần hình thành cho hs
- HS biết xé dán giấy.
- Giúp hs biết làm bưu thiếp để chúc mừng bà, mẹ, chị em gái nhân ngày 8/3.
I. Mục tiêu:
Hướng dẫn hs vẽ tranh hoặc làm bưu thiếp chúc mừng bà, mẹ và các em chị gái nhân dịp ngày Quốc té phụ nữ 8/3.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
– Gv : Bìa màu khổ A4, bút màu, bút viết.
- HS : giấy vẽ, bút màu.
2. Phương pháp dạy học: - Phương pháp hỏi đáp, TL nhóm., trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động học
Hoạt động học
A. Khởi động: 3’ôn bài đã học.
- Hát một bài hát về chủ đề “Việt Nam-Tổ quốc em”
B. Giới thiệu bài: Trực tiếp :2’
Hoạt động 1: Gv hướng dẫn làm bưu thiếp:7’
- Gâp đôi tờ bìa, vẽ đường diềm, cắt /xé dán giấy màu thành các hoạ tiết để trang trí. Mặt trong cũng trang trí nhưng để một khoảng trống để ghi những lời chúc mừng.
Hoạt động 2:Thực hành làm bưu thiếp.15’
- Gv yêu cầu hs lấy giấy bút và gợi ý để hs thực hành .
+ Có thể vẽ bó hoa, bông hoa, con vật hoặc một thứ nào đó mà mẹ, bà, chị thích.
- GV quan sát hướng dẫn hs thực hành.
Hoạt động nối tiếp: 5’
- Gv nhận xét bài thực hành của hs .
- Dặn về làm bưu thiếp cho đẹp để tặng mẹ, bà, chị em.
- nhạn xét tiết học.
- Cả lớp hát.
- HS nghe hướng dẫn.
- HS thực hành làm bưu thiếp.
- HS nghe nhận xét.
*Rút kinh nghiệm:................................................................................................................-
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 26
1. nhận xét chung các mặt trong tuần.
- Đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép chào hỏi thầy cô, đoàn kết với bạn bè. Tuy nhiên vẫn có một số em chưa thực sự lễ phép với thầy cô.
- Học tập: Duy trì nề nếp đi học đúng giờ, học bài đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài như : Oanh, Uyên, Quang, ....Tuy nhiên vẫn còn có một số em trong giờ học chưa chú ý nghe giảng, quên đồ dùng học tập, đọc bài còn yếu, tính toán chậm như : Dũng, Lý, Hiển, Sơn.
- Thể dục vệ sinh sạch sẽ, đều, trang phục chưa gọn gàng sạch sẽ
- Lao động tích cực, nhiệt tình.
2. Phương hướng tuần tới.
- Duy trì nề nếp học tập, giúp nhau trong học tập cùng tiến bộ.
- Giữ gìn vệ sinh chung trong trờng, lớp học, tạo thói quen vứt rác đúng nơi quy định.
- Thực hiện nghiêm túc thể dục đầu giờ, múa hát tập thể giữa giờ.
-Thực hiện tốt an toàn giao thông.
...................................o0o...................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 25-26.doc