Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản - Tuần 14, thứ 5, 6

Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản - Tuần 14, thứ 5, 6

 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hệ thống những kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ.

2. Kĩ năng: Biết sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn.

3. Giáo dục: HS học tốt luyện từ và câu.

- Gd kĩ năng sống : - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, - KN giải quyết v/đ

 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Phiếu khổ to để ghi định nghĩa về động từ, tính từ, quan hệ từ.

- Và tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại động từ, tính từ, quan hệ từ BT1

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1 Kiểm tra bài cũ:

 2 Dạy bài mới:

 

doc 8 trang Người đăng huong21 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản - Tuần 14, thứ 5, 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2011
MÔN	Luyện từ và câu 
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hệ thống những kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn.
3. Giáo dục: HS học tốt luyện từ và câu.
- Gd kĩ năng sống : - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, - KN giải quyết v/đ
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Phiếu khổ to để ghi định nghĩa về động từ, tính từ, quan hệ từ.
Và tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại động từ, tính từ, quan hệ từ BT1
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1 Kiểm tra bài cũ: 
 2 Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi bảng
+ Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1
- Gọi HS nhắc lại những kiến thức đã học về ĐT, TT, QHT
GV gắn bảng định nghĩa về ĐT, TT, QHT
- Động từ : Trả lới, nhìn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ
- Quan hệ từ: Xa, vời vợi, lớn
- Tính từ : Qua , ở, với
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc lại bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa.
- Tìm những ĐT, TT, QHT có trong bài thơ.
VD: Trưa tháng 6 trời nắng như đổ lửa. Nước ở dưới các thửa ruộng nóng như có ai nấu lên. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt ruộng. Còn lũ cua nóng quá không chịu được, phải ngoi lên bờ. Vậy mà dưới trời nắng chang chang, mẹ em lội xuống ruộng để cấy lúa. Mẹ đội chếc nón lá.mặt mẹ đỏ bừng. Lưng mẹ phơi giữa nắng, . . .Mỗi hạt gạo làm ra chứa bao giọt mồ hôi và nổi vất vả của mẹ
3. Củng cố- Dặn dò : 
- HS đọc lại định nghĩa của ĐT, TT, QHT
- Về nhà xem lại bài tập.
- Nhận xét giờ học:
– HS nhắc lại
- HS đọc yêu cầu bài tập ( đọc cả mẫu), lớp theo dõi.
- HS đọc lại
- HS làm bài vào vở BT – Gọi 3 em lên điền ở bảng lớp
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS viết đoạn văn theo yêu cầu của đề ra vào vở, vài em viết vào bảng phụ
- HS đọc nối tiếp đoạn văn đã viết, lớp nhận xét và tìm chọn đoạn văn hay nhất.
MÔN	Toán 
LUYỆN TẬP
 I. MỤC TIÊU
Kiến thức: Giúp HS củng cố quy tắc thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số 
thập phân.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
Giáo dục: HS học tốt môn toán.
- Gd kĩ năng sống : - KN giải quyết v/đ, - KN ra quyết định 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ chép sẵn bài tập 1.
2 bảng phụ trống cho HS giải bài tập 3 và 4.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1 Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- Thực hiện phép chia 2 : 12,5 và 18 : 4,5 vào bảng con.
 2 Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hướng dẫn HS thực hành làm bài tập rồi chữa bài
Bài 1:
- HS thực hiện phép tính vào vở gọi hai em làm bài bảng lớp.
- GV nhận xét rút ra quy tắc
Quy tắc
+ Khia một số cho 0,5 , ta nhân số đó với 2.
+ Khia một số cho 0,2 , ta nhân số đó với 5.
+ Khia một số cho 0,25, ta nhân số đó với 4.
Bài 2: 
- Cả lớp và GV nhận xét- chữa bài
Bài 3: 
- Cả lớp và GV nhận xét- Chữa bài
Bài 4: Trình tự thực hiện như bài 3.
3. Củng cố- Dặn dò:
- HS nhắc lại cách chia một số cho 0,5 ; 0,2 và 0,25.
- Xem lại bài tập ở nhà và vận dụng tốt kiến thức đã học.
- Nhận xét giờ học:
- GV gắn bài tập lên bảng.
- HS nhận xét kết quả
a) 5 : 0,5 và 5 x 2
 10 và 10
b) 3 : 0,2 và 3 x 5
 15 và 15
52 : 0,5 và 52 x 2 
 104 và 104
18 : 0,25 và 18 x 4 
 72 và 72
- 2-3 HS đọc lại qui tắc
- HS làm bài vào vở, hai em lên bảng chữa bài.
a) X x 8,6 = 387
 X = 387 : 8,6
 X = 45
b) 9,5 x X = 399
 X = 399 : 9,5
 X = 42
- HS đọc bài. Nêu tóm tắt GV ghi bảng.
Một em nêu cách tính.
HS làm bài vào vỡ 1 em làm bài vào bảng phụ.
Bài giải:
Số dầu ở cả hai thùng là:
21 + 15 = 36 (l)
Số chai dầu là:
36 : 0,75 = 48 (chai)
Đáp số: 48 chai
Bài giải:
Diện tích hình vuông (cũng là diện tích hình chữ nhật) là:
25 x 25 = 625 (m2)
Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật là:
625 : 12,5 = 50 (m)
Chu vi thửa ruộng hình chữ nhật là:
(50 + 12,5) x 2 = 125 (m)
 Đáp số: 125 m
MÔN	Kể chuyện 
PA-XTƠ VÀ EM BÉ
 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu
 thương con người hết mực của bác sĩ Pa-x tơ đã khiến ông cống hiến được cho loài
 người một phát minh khoa học lớn lao.
Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng nói: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn
 và toàn bộ câu chuyện Pa-xtơ và em bé bằng lời của mình. 
 + rèn kĩ năng nghe: 
 - Lắng nghe GV kể chuyện , nhớ cốt chuyện.
 - Nghe bạn kể chuyện, nhận xét được lời kể của bạn, kể tiếp lời của bạn.
 3. Giáo dục: HS biết sống nhân hậu yêu thương con người.
- Gd kĩ năng sống : - KN giao tiếp, - KN ra quyết định 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Tranh như SGK phóng to.
 - Bảng phụ ghi thời gian và tên nhân vật.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ:
 HS kể lại một việc làm tốt (hoặc một hành động dũng cảm) bảo vệ môi trường em 
 đã làm hoặc đã chứng kiến.
 2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài: Ghi bảng
- GV kể lại câu chuyện ( kể 2 hoặc 3 lần)
- GV kể lần 1
- GV gắn bảng các tên riêng, từ mượn nước ngoài và ngày tháng đáng ghi nhớ: bác sĩ Lu-I Pa-xtơ, cậu bé Giô-dép, thuốc vắc xin, 6-7-1885 (ngày Giô-dép được đưa đến gặp bác sĩ Pa-xtơ) 7-7-1885 (ngày những giọt vắc-xin chống bệnh dại đầu tiên được tiêm thử nghiệm trên cơ thể con người).
- GV kể lần 2, GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to (6 tranh ứng với 6 đoạn) 
* Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- GV nhắc HS kết hợp kể chuyện với trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện 
a) Kể chuyện theo nhóm
b) HS thi kể trước lớp:
- Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm chọn 3 bạn thi kể toàn bộ chuyện, mỗi HS kể xong trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
3. Củng cố- Dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung câu chuyện.
- tập kể chuyện ở nhà.
- Nhận xét giờ học:
- HS quan sát tranh minh hoạ đọc thầm yêu cầu của bài kể chuyện .
- HS nghe. Kể
- Một HS lần lượt đọc yêu cầu từng bài tập.
- HS cùng kể chuyện trong nhóm và trao đổi về nội dung ý nghĩa của câu chuyện.
-Vài HS thi kể nối tiếp trước lớp
- Lớp bình chọn bạn kể hay nhất, hiểu câu chuyện nhất.
MÔN	Địa lí 
GIAO THÔNG VẬN TẢI
 I. MỤC TIÊU
Kiến thức: 
Biết được nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông. Loại hình vận tải đường
 ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách.
Kĩ năng: 
Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta.
Xác định được trên bản đồ giao thông Việt Nam môt số tuyến đường giao thông, các sân
 bay quốc tế và cảng biển lớn.
Giáo dục: 
HS có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi đi đường.
- Gd kĩ năng sống : - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, - KN tự nhận thức
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bản đồ về giao thông Việt Nam.
Một số tranh ảnh về loại hình và phương tiện giao thông.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1 Kiểm tra bài cũ:
Nêu điều kiện để TP HCM trở thành khu công nghiệp lớn nhất nước ta?
 2 Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1) Các loại hình giao thông vận tải.
Hoạt động 1: ( làm việc theo cặp)
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận::
- Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không.
- Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách.
+ Cho HS kể tên những phương tiện giao thông thường được sử dụng:
+ : Vì sao loại hình vận tải đường ô tô quan trọng nhất?
Gv kết luận:
2) Phân bố một số loại hình giao thông.
Hoạt động 2: (làm việc cá nhân)
- GV hướng dẫn tìm theo hướng Bắc – Nam
Kết luận:
3. Củng Cố- Dặn dò:
- HS đọc phần tóm tắt bài học SGK
- Về nhà học bài và chú ý thực hiện tốt những kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế (bảo vệ đường và phương tiện giao thông, chấp hành tôt luật giao thông
- Nhận xét giờ học.
- HS trả lời câu hỏi mục 1 trong SGK
- HS trình bày kết quả
+ HS lần lượt kể.
- Vì ô tô có thể đi lại trên nhiều dạng địa hình len lỏi vào các ngóc ngách nhỏ và giao hàng ở nhiều địa điểm khác nhau, . . .
- HS làm bài tập mục 2 SGK
- HS trình bày kết quả(chỉ trên lược đồ) vị trí đường sắt Bắc – nam, quốc lộ 1A, các sân bay, cảng biển
Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011
MÔN	Toán 
 CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: Giúp HS biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập 
phân.
Kĩ năng: Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến phép chia một số thập phân
 cho một số thập phân.
Giáo dục: HS có ý thức học và học tốt môn toán.
- Gd kĩ năng sống : - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, - KN giải quyết v/đ
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng phụ ghi sẵn ví dụ 1.
Bảng phụ ghi quy tắc.
Bảng phụ cho HS làm bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
HS nêu quy tắc chia một số cho 0,5 ; 0,2 và 0,25.
Vài em nêu miệng kết quả: 6 : 0,5 ; 6 : 0,2 và 6 : 0,25.
 2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
a) Ví dụ 1: GV gắn bảng phụ - HS đọc và nêu phép tính 
23,56 : 6,2 = ?(kg)
- GV đăt và hướng dẫn chia như SGK.
Vậy: 23,56 : 6,2 = 3,8 (kg)
b) Ví dụ 2: Hướng dẫn chia như SGK
- GV gắn quy tắc lên bảng. 
Thực hành.
Bài 1:
Bài 2: 
- GV ghi bảng tóm tắt.
- GV gắn bảng phụ chữa bài.
Bài 3: Thực hiện như bài 2:
3. Củng cố - Dặn dò:
- Học thuộc quy tắc và xem lại bài tập ở nhà.
 - Nhận xét giờ học.
- HS nhân SBC và SC với 10 rồi thực hiện phép chia.
– HS theo dõi và rút ra cách chia (quy tắc)
– HS đọc lại
- HS thực hiện phép tính vào bảng con, mỗi phép tính gọi một em lên làm bảng lớp rồi chữa bài.
a) 3,4 b) 1,58
c) 51,52 d) 12
- HS đọc đề bài, nêu tóm tắt. 
- HS tự giải vào vỡ 1 em làm bài vào bảng phụ.
Bài giải:
1 lít dầu hoả cân nặng là:
3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
8 lít dầu hoả cân nặng là:
0,76 x 8 = 6,08 (kg)
Đáp số: 6,08 kg
Bài giải:
Ta có; 429,5 : 2,8 = 153 (dư 1,1)
Vậy: 492,5 m vải may được nhiều nhất 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1 m vải.
Đáp số: 153 bộ quần áo, thừa 1,1m
- HS nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
MÔN Tập làm văn 
 LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. MỤC TIÊU
Kiến thức: Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, hs biết thực hành viết 
biên bản cuộc họp.
Kĩ năng: Viết được biên bản với đầy đủ yêu cầu.
Giáo dục: HS có ý thức học tốt tập làm văn.
- Gd kĩ năng sống : - KN giao tiếp, - KN giải quyết v/đ, - KN ra quyết định 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 1; dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ đã học ở tiết trước.
2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
a) Gọi HS đọc để bài và gợi ý 1,2,3 SGK .
GV kiểm tra việc HS chuẩn bị bài tập , mời
HS nói tên biên bản trước lớp.
GV nhắc HS trình bày đúng thể thức của
biên bản theo biên bản mẫu (Đại hội chi đội).
- GV gắn phiếu ghi nội dung gợi ý 3, dàn bài 3 phần của một biên bản cuộc họp 
- GV ghi điểm.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Học thuộc ghi nhớ tập ghi biên bản.
Nhận xét giờ học.
- HS đọc lại .
- HS viết biên bản theo nhóm (chọn những
em có cùng tên biên bản làm một nhóm).
- Đại diện nhóm thi đọc biên bản, lớp theo dõi, nhận xét (đứng thể thức, viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin và viết nhanh)
- HS nhắc lại thể thức của một biên bản và tác dụng của biên bản.
 SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN 14
I-Mục tiêu 
Tổng kết các hoạt động tuần qua . Yêu cầu chính xác , khách quan .
 Triển khai kế hoạch tuần đến .Yêu cầu vừa sức, khoa học, rõ ràng .
Sinh hoạt văn nghệ tập thể, chơi trò chơi. Yêu cầu HS tham gia chơi tích cực, vô tư .
 II-Chuẩn bị TB - ĐDDH: 
- GV: Sổ chủ nhiệm. 
 - Học sinh: Sổ theo dõi của các tổ trưởng. 
- Dự kiến hình thức tổ chức dạy học : cá nhân, nhóm đôi, nhóm, cả lớp. 
 III-Nội dung; phương pháp giảng dạy của GV , yêu cầu cần học của từng đối tượng hs 
1-Tổng kết các hoạt động tuần qua 
+ GV yêu cầu các tổ trưởng lên báo cáo các hoạt động của tổ mình. 
+ GV nhận xét, đánh gíá, tuyên dương những HS tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ .Ph bình , trách phạt những HS vi phạm (trực nhật lớp ,..
+ Ghi nhận , giải thích những ý kiến của HS.
2-Triển khai kế hoạch tuần đến :
 - Tiếp tục thực hiện tốt những nội quy của trường lớp. 
 - Lễ phép với người lớn , nhường nhịn em nhỏ. 
 - Học bài và làm bài trước khi đến lớp. 
 - Phân nhóm học ở nhà
 - Phân công HS bị vi phạm trực nhật lớp .
 - Thu các khoản tiền. 
3-Sinh hoạt văn nghệ tập thể 
 - Cho cả lớp chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”, ai vi phạm sẽ hát trước lớp 1 bài hát. 
 - Cho cả lớp thi hát các bài hát thiếu nhi và nhi đồng.

Tài liệu đính kèm:

  • doct 5-6.doc