Giáo án Lớp 5 - Tuần 18 - Trường tiểu học Cổ Tiết – Trần Thọ Ngân

Giáo án Lớp 5 - Tuần 18 - Trường tiểu học Cổ Tiết – Trần Thọ Ngân

MỤC TIÊU:

Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu ( HS trả lời1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 1 của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 

doc 24 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 935Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 18 - Trường tiểu học Cổ Tiết – Trần Thọ Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009
Tiếng việt
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I . ( T1 )
I- Mục tiêu:
Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu ( HS trả lời1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 1 của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
II-Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17 sách tiếng việt 5 tập 1 (17 phiếu) để HS bốc thăm.
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê ở bài tập 2.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:- Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1.
2- Bài mới
a- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (7 HS):
Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
-GV cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
b-Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 11 đến tuần 13:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV phát phiếu thảo luận.
- Cho HS thảo luận nhóm 4.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Mời 2 HS đọc lại .
- HS thảo luận nhóm theo nội dung phiếu học tập.
-Đai diện nhóm trình bày.
 Chủ điểm
 Tên bài
 Tác giả 
 Thể loại 
Giữ lấy màu xanh
- Chuyện một khu vườn nhỏ.
- Tiếng vọng.
- Mùa thảo quả.
- Hành trình của bầy ong.
- Người gác rừng tí hon.
- Trồng rừng ngập mặn.
Vân Long 
Nguyễn Quang Thiều
Ma Văn Kháng
Nguyễn Đức Mậu
Nguyễn Thị Cẩm Châu
Phan Nguyên Hồng
Văn
Thơ
Văn
Thơ
Văn
Văn
c-Bài tập 3: 
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV nhắc HS: Cần nói về bạn nhỏ – con người gác rừng – như kể về một người bạn cùng lớp chứ không phải như nhận xét khách quan về một nhân vật trong truyện.
- Cho HS làm bài, sau đó trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nghe.
- HS làm bài vào giấy nháp sau đó trình bày.
- Nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về ôn tập.
Toán
Tiết 86 : Diện tích hình tam giác
I- Mục tiêu: Giúp HS:
-Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
-Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng dạy học toán
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS làm lại bài tập 1, 2 SGK.
2-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
b-Giới thiệu tính diện tích hình tam giác:
- GV chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau.
- GV lấy một hình tam giác cắt cắt theo đường cao, sau đó ghép thành hình chữ nhật.
- Chiều dài HCN bằng cạnh nào của hình tam giác?
- Chiều rộng HCN có bằng chiều cao của hình tam giác không?
- Diện tích HCN gấp mấy lần diện tích hình tam giác?
- Dựa vào công thức tính diện tích HCN, em hãy suy ra cách tính diện tích hình tam giác?
*Quy tắc: Muốn tính S hình tam giác ta làm thế nào?
*Công thức: 
S: Diện tích tam giác
a cạnh đáy, h là chiều cao
c- Thực hành 
Bài tập 1 (88): Tính S hình tam giác.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (88): ( Không yêu cầu học sinh yếu làm ) Tính S hình tam giác.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
3-Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
-2 học sinh làm 
- Lớp chữa bài
- Cạnh đáy của hình tam giác.
- Chiều rộng hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác.
- Gấp hai lần. 
S ABCD = DC AD = DC EH nên S EDC = DC EH : 2
- HS nêu công thức tính diện tích tam giác:
 S = hoặc S = a h : 2
*Kết quả:
Diện tích hình tam giác là:
 8 6 : 2 = 24 (cm2)
Diện tích hình tam giác là 
 2,3 1,2 : 2 = 1,38 (dm2)
*Kết quả:
5m = 50 dm 
Diện tích hình tam giác là 
 50 24 : 2 = 600 (dm2)
Diện tích hình tam giác là 
 42,5 5,2 : 2 = 110,5 (m2)
 Đáp số: 600 dm2
 110,5 m2
Lịch sử:
Kiểm tra định kì cuối học kì I
I- Mục tiêu:
- Kiểm tra, đánh giá việc nắm kiến thức lịch sử của HS ở chương trình học kì I.
- HS nắm được được các sự kiện LS tiêu biểu của LS Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1950.
- Trình bày bài kiểm tra rõ ràng, chính xác.
- GD lòng tự hào, truyền thống yêu nước và đấu tranh giữ nước của dân tộc VN.
II- Đồ dùng dạy học : 
GV : Chuẩn bị đề kiểm tra, giấy kiểm tra in sẵn.
III- các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra :
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2- Bài mới : 
- GV giới thiệu mục đích giờ kiểm tra. Nêu nhiệm vụ, yêu cầu giờ kiểm tra.
Đề bài : GV chép đề bài lên bảng 
1. Cuối bản tuyên ngôn độc lập , Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì ? 
2 Tại sao nguyễn Tất Thành quyết trí ra đi tìm đường cứu nước ?
3.Chiến dịch Điện Biên Phủ được diễn ra trong bao nhiêu ngày ?Và chia làm mấy đợt ?
- GV nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc.
3- Củng cố- Dặn dò :
- Thu bài của HS. Nhận xét giờ kiểm tra
- Dặn HS về nhà ôn lại các nội dung đã học ở HKI.
- HS làm bài.
Kĩ thuật
Thức ăn nuôi gà 
I- Mục đích yêu cầu: HS phải : 
- Liệt kê được tên 1 số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
- Nêu được tác dụng và sử dụng 1 số thức ăn thường dùng nuôi gà.
- Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.
II Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ 1 số loại thức ăn chủ yếu nuôi gà.
- 1 số mẫu tgức ăn nuôi gà.
- Phiếu học tập và phiếu đánh giá kết quả học tập.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài và ghi bài
2. Nội dung:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà : 
- Động vật cần những điều kiện nào để tồn tại , sinh trưởng và phát triển? 
- Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu?
- Tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà? 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà : 
- Kể tên các loại thức ăn nuôi gà? 
Hoạt động 3 : Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà : 
- Thức ăn của gà được chia làm mấy loại? Hãy kể tên các loại thức ăn?
GV nhấn mạnh: Trong các nhóm thức ăn trên thì nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường cần cho ăn thường xuyên và nhiều vì là thức ăn chính. Các nhóm thức ăn khác cũng phải cung cấp thường xuyên ( riêng chất khoáng chỉ cho gà ăn 1 lượng rất ít)
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học .
- Yêu cầu HS về nhà học bài và thực hành nuôi gà (Nếu có).
- Nước, không khí, ánh sáng và các chất dinh dưỡng 
- Từ nhiều loại thức ăn khác nhau
-Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể của gà. Khi nuôi gà cần cung cấp đầy đủ các loại thức ăn thích hợp.
- HS thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp:
(thóc, ngô, tấm, gạo, khoai, sắn, rau xanh, cào cào, châu chấu, ốc, tép, vừng, bột khoáng)
- HS đọc mục 2 SGK
Gồm 5 nhóm: Nhóm thức ăn cung cấp : 
+ chất bột đường.
+ chất đạm.
+ chất khoáng.
+ vi ta min.
+ thức ăn tổng hợp)
Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2009
Toán
Tiết 87 : Luyện tập
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
- Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài hai cạnh góc vuông của hình tam giác vuông).
II-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ:
 Cho HS làm lại bài tập 1, 2 SGK.
2-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
b-Luyện tập:
Bài tập 1 (88): Tính S hình tam giác.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (88): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
- Mời 2 HS nêu kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (88): Tính S hình tam giác vuông.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
+ Yêu cầu HS tìm cạnh đáy và đường cao.
+Sử dụng công thức tính S hình tam giác.
- Cho HS làm vào bảng vở. 
- Mời 2 HS lên chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Muốn tính diện tích hình tam giác vuông ta làm thế nào?
*Bài tập 4 (89): 
Học sinh yếu chỉ làm phần a
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS cách đo và tính diện tích.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập
-Học sinh làm bài 
Lớp chữa bài 
Kết quả:
Diện tích hình tam giác là:
 30,5 12 : 2 = 183 (dm2)
Đổi 16 dm = 1,6 m 
 Diện tích hình tam giác là
1,6 5,3 : 2 = 4,24 (m2)
 đáp số: 183 dm2; 4,24 m2
*Kết quả:
-Hình tam giác ABC coi AC là đáy thì AB là đường cao.
-Hình tam giác DEG coi DE là đáy thì DG là đường cao.
*Bài giải:
a) Diện tích hình tam giác vuông ABC là:
 4 3 : 2 = 6 (cm2)
 Đáp số: 6 cm2
b) Diện tích hình tam giác vuông DEG là:
 5 3 : 2 = 7,5 (cm2)
 Đáp số: 7,5 cm2
-Ta lấy tích độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2.
*Bài giải:
a) Đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật ABCD:
 AB = DC = 4cm ; AD = BC = 3cm
Diện tích hình tam giác ABC là:
 4 3 : 2 = 6 (cm2)
b) Đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật MNPQ và cạnh ME:
 MN = PQ = 4cm ; MQ = NP = 3cm
 ME = 1cm ; EN = 3cm
Diện tích hình chữ nhật MNPQ là:
4 3 = 12 (cm2)
S tam giác MQE là:
3 1 : 2 = 1,5 (cm2)
S tam giác NEP là:
3 3 : 2 = 4,5 (cm2)
S. MQE + S. NEP là:
1,5 + 4,5 = 6 (cm2)
S tam giác EQP là: 
12 – 6 = 6 (cm2)
Tiếng việt
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I . ( T2 )
I- Mục tiêu:
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
-Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
-Biết thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ được học.
II- Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê để HS làm bài tập 2.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Giới thiệu bài:
2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (7 HS):
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về ... trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: (SGV – Tr. 129)
-HS thực hành và thảo luận theo nhóm 4.
+Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét.
2.3-Hoạt động 2: Thảo luận.
*Mục tiêu: HS kể được tên một số hỗn hợp.
*Cách tiến hành: -Cho HS thảo kuận nhóm 7 theo nội dung:
+Theo bạn không khí là một chất hay là một hỗn hợp? Kể tên một số hỗn hợp khác?
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận: SGV – Tr. 130
2.4-Hoạt động 3: Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp
*Mục tiêu: HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp.
*Cách tiến hành: - GV tổ chức và hướng dẫn học sinh chơi theo tổ.
- GV đọc câu hỏi, các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án và bảng sau đó lắc chuông để trả lời.
- GV kết luận nhóm thắng cuộc. ( Đáp án: H.1-Làm lắng ; H.2-Sảy ; H.3-Lọc )
2.5-Hoạt động 4: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp
*Mục tiêu: HS biết cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
*Cách tiến hành: 
-Bước 1: Làm việc theo nhóm 5.
+Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hành theo mục thực hành trong SGK.
-Bước 2: thảo luận cả lớp
+Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: SGV-Tr.132.
-HS thực hành như yêu cầu trong SGK.
-HS trình bày.
-Nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò: - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. GV nhận xét giờ học.
Thứ bảy ngày 2 tháng 1 năm 2010
Toán
Tiết 90 : Hình thang
I- Mục tiêu: Giúp HS: 
- Hình thành được biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số hình đã học.
- Biết vẽ hình để rèn luyện kĩ năng nhận diện hình thang và một số đặc điểm của hình thang.
II- Đồ dùng dạy học:
Các dụng cụ học tập, 4 thanh nhựa trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2-Bài mới 
a-Hình thành biểu tượng về hình thang:
-Cho HS quan sát hình vẽ cái thang trong SGK để nhận ra hình ảnh của cái thang.
b-Nhận biết một số đặc điểm của hình thang:
- Cho HS quan sát hình thang mô hình lắp ghép và hình vẽ:
+Hình thang ABCD có mấy cạnh?
+Có hai cạnh nào song song với nhau?
+Em có nhận xét gì về đặc điểm hình thang?
- Cho HS quan sát và nêu đường cao, chiều cao của hình thang.
- Đường cao có quan hệ NTN với hai đáy?
- GV kết luận về đặc điểm của hình thang.
- HS chỉ vào hình thang ABCD, nêu đặc điểm. 
c-Thực hành:
*Bài tập 1 (91): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS trao đổi nhóm 2. 
- Chữa bài.
*Bài tập 2 (92): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS tự làm vào vở. Chữa bài. 
- Lưu ý: Hình thang có 1 cặp cạnh đối diện //.
*Bài tập 3 (92): ( Không yêu cầu học sinh yếu làm)
-Mời 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS vẽ vào SGK.
- GV nhận xét.
*Bài tập 4 (92): 
(Các bước thực hiện tương tự bài 2).
 A B
 D C
-Thế nào là hình thang vuông? 
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
-HS nối tiếp nhau lên bảng chỉ.
+Có 4 cạnh.
+Có hai cạnh AB và CD song song với nhau. 
+Hình thang có hai cạnh đối diện song song với nhau.
-AH là đường cao, độ dài AH là chiều cao của hình thang.
- Đường cao vuông góc với hai đáy.
*Lời giải:
Các hình thang là: hình 1, hình 2, hình 4, 
hình 5, hình 6
*Lời giải: 
-Bốn cạnh và bốn góc: hình 1, hình 2, hình 3
-Hai cặp cạnh đối diện //: hình 1, hình 2.
-Chỉ có một cặp cạnh đối diện //: hình 3
- Có bốn góc vuông: hình 1
-HS tự vẽ.
 A B
 N M
*Kết quả:
- Góc A, D là góc vuông.
- Hình thang vuông là hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy. 
- Học sinh trả lời
Tiếng việt
Kiểm tra đọc hiểu
(Đọc hiểu, luyện từ và câu)
I – Mục đích- Yêu cầu:
 - Kiểm tra đọc hiểu, luyện từ và câu; đánh giá kết quả đọc hiểu, luyện từ và câu của HS.
 - HS đọc thầm một văn bản ngoài SGK và làm bài tập trắc nghiệm kiểm tra đọc hiểu, kiểm tra kiến thức về từ và câu.
 - HS tự giác khi làm bài.
II- Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Chuẩn bị đề bài, giấy kiểm tra.
 - HS: Giấy nháp, bút.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2- Bài mới: 
- GV giới thiệu bài, nêu yêu cầu, mục đích của giờ kiểm tra, ghi bài lên bảng.
- GV phát đề kiểm tra tới từng HS.
- Hướng dẫn HS đọc kĩ yêu cầu của từng bài..
- GV theo dõi, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc.
3- Củng cố – Dặn dò:
- Thu bài của HS.
- GV nhận xét giờ kiểm tra.
- HS làm bài (Đọc thầm bài đọc, khoanh vào ý đúng trong mỗi câu hỏi)
- Nộp bài cho GV.
Đề bài:
A- Đọc thầm bài đọc sau.
Vầng trăng quê em
	Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên sau luỹ tre xanh thẫm. Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng. ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì luỹ tre được tắm đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước . Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt . Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà . Nhaf nào nhà ấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu ở giữa sân, ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới ánh trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình tronhánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gầu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát làm cho tóc của mẹ bay bay.
	Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ còn vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em.
 Phan Sĩ Châu
B- Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào ý đúng trong mỗi câu hỏi
1. Bài văn miêu tả cảnh gì?
Cảnh trăng lên ở làng quê
Cảnh sinh hoạt ở làng quê
Cảnh làng quê dưới ánh trăng
2. Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê?
Cánh đồng lúa, tiếng hát, luỹ tre
Cánh đồng lúa, luỹ tre, cây đa.
Cánh đồng lúa, cây đa, tiếng hát
3. Dưới ánh trăng, người dân quây quần ngoài sân làm gì?
Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, uống nước.
Ngồi ngắm trăng, tụ họp, ca hát.
Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, ca hát.
4. Vì sao chú bé hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ?
Vì dưới ánh trăng, chú bé thấy vầng trán mẹ hiện ra rất đẹp.
Vì dưới ánh trăng, chú bé thấy làn da nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ.
 c) Vì dưới ánh trăng, chú bé thấy làn gió làm những sợi tóc của mẹ bay bay
5. Cách nhân hoá trong câu “ Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già” cho thấy điều gì hay?
a) ánh trăng che chở cho mái tóc của các cụ già ở làng quê.
b) ánh trăng có thái đọ gần gũi và quý trọng các cụ già ở làng quê.
ánh trăng gần gũi và thấm đượm tình cảm yêu thương con người.
6. Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “ nhô”( trong câu văn Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên sau luỹ tre ...) ?
mọc, ngoi, dựng.
mọc, ngoi, nhú.
 c) mọc , nhú , đội
7. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ chìm trong câu Trăng chìm vào đáy nước?
 a) trôi
 b) lặn
 c) nổi
8. Trong các câu dưới đây , dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa?
Trăng đã lên cao. / Kết quả học tập cao hơn trước.
Trăng đậu vào ánh mắt. / Hạt đậu đã nảy mầm.
ánh trăng vàng chảy khắp nơi. / Thì giờ quý hơn vàng.
9. Trong câu “ Làng quê em đã yên vào giấc ngủ” đại từ em dùng để làm gì?
Thay thế danh từ.
Thay thế động từ.
Để xưng hô.
10. Câu nào dưới đây có dùng quan hệ từ?
Những mắt lá ánh lên tinh nghịch.
Ai nấy đều ngồi ngắm trăng.
Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già
Đáp án chấm: Mỗi câu chọn ý trả lời đúng được 0,5 điểm. Tổng điểm cả bài: 5 điểm.
 1)a 2)b 3)c 4)b 5)c 6)c 7)c 8)a 9)c 10) c
Tiếng việt:
Kiểm tra học kì I ( Chính tả, Tập làm văn )
I- Mục đích- Yêu cầu:
- Kiểm tra viết chính tả; tập làm văn.
- Đánh giá kĩ năng viết và vận dụng hiểu biết, vốn từ của học sinh
- Rèn kĩ năng viết văn, trình bày đúng các phần của một bài văn tả ngời.
- Giáo dục ý thức học tập.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Giấy kiểm tra in sẵn.
III- Các hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra :
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới :
a) Chính tả :Nghe - viết 
GV đọc cho HS viết bàiCông nhân sửa đường đoạn ‘ Bác tâm mẹ của Thư ...đưa lên hạ xuống nhịp nhàng’ trong thời gian 15 phút. 
Đọc lại cho HS soát lỗi.
b, Tập làm văn( Thời gian 35 phút )
Tả một người thân ( Ông bà ,cha, mẹ ,anh , em  ) của em.
Hoạt động tập thể
Sơ kết học kì I
I- mục tiêu :
 - Đánh giá kết quả học tập, các hoạt động và nề nếp của lớp trong học kì I của năm học, đề ra kế hoạch cho học kì II
 - Đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động của tuần tới, tháng tới.
 - Giáo dục HS ý thức kỉ luật, tinh thần phê và tự phê cao.
II- Các hoạt động:
1. Tổ chức : Hát
2. Nội dung :
a. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp trong tuần
b. Giáo viên nhận xét, đánh giá chung
- Sơ kết các hoạt động trong học kì I của lớp
*Nề nếp:
 - ổn định nề nếp lớp
 - Duy trì tốt các hoạt động tập thể, giờ truy bài.
*Học tập:
 - Bước đầu đã ổn định.
 - Việc chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho học tập đầy đủ.
 - Một số em có ý thức trong học tập: 
 - Một số em ý thức học tập chưa cao: Thái , Nam , Cường .
*Lao động, vệ sinh:
 - Thực hiện tốt các công tác vệ sinh cá nhân, trường lớp.
 - Chăm sóc bồn hoa.
c. Phương hướng trong học kì II:
*Nề nếp: 
 -Tiếp tục duy trì nề nếp, thực hiện tốt giờ giấc, nội quy của trường, l
 - Phát huy vai trò của mỗi cá nhân trong phong trào tự quản.
*Học tập:
- Tích cực, chăm chỉ trong học tập, pháy huy phong trào “đôi bạn cùng tiến”, giúp nhau trong học tập.
- Thi đua học tập tốt giành nhiều điểm cao kỉ niệm ngày lễ lớn như 26-3, 15-5, 19-5....
* Các hoạt động khác:
 - Thực hiện giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp, giữ vệ sinh môi trường.
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông.
* Kết quả học kì I:
 a- Học lực HSG: 3 em : Tuyên , ánh, Hải .
 HSTT: 6 em : Anh , Duyên , Hán Tuấn ,Lê Tuấn , Thành , Lâm.
 Còn 2 em xếp loại yếu môn toán, Cường , Nam .
 b- Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ 15 em
 3- Củng cố, dặn dò:
 - Tuyên dương những HS điển hình: Tuyên , ánh ,Hải , Lê Tuấn , Lâm.....
 - Dặn dò: Thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18.doc