Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 10)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 10)

Mục tiêu:

 - Đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.

 - Hiểu ý nghĩa: Ca nhợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

II/ Đồ dùng dạy học: Phấn màu, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 39 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1016Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 (tiết 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ hai ngày 18 tháng 01 năm 2010
Chào cờ
Tập trung học sinh
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tập đọc
Tiết 41: Trí dũng song toàn
I/ Mục tiêu: 
	- Đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
	- Hiểu ý nghĩa: Ca nhợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
II/ Đồ dùng dạy học: Phấn màu, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài:
 a. Luyện đọc:
- GV đọc bài 1 lượt (hoặc 1 HS khá giỏi đọc.) đọc với giọng lưu loát, diễn cảm ở từng đoạn. GV kết hợp luyện đọc và tìm hiểu nghĩa một số từ ngữ khó: (phần chú giải SGK).
b. Tìm hiểu bài: 
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, đọc lướt câu hỏi và trả lời. GV cho 1 HS điều khiển lớp thảo luận. GV kết hợp cho HS hiểu nghĩa của từ: Cống nạp, hạ chỉ, tiếp kiến.
GV chốt ý, ghi nội dung.
c. Đọc diễn cảm: 
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm theo hình thức phân vai, 5 em một nhóm đọc mẫu 1 lượt sau đó cho HS nhận xét, tìm ra cách đọc hay.
- GV đọc mẫu đoạn cần đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- HS đọc bài cũ.
- HS dùng bút chì để đánh dấu đoạn.
- 4 HS đọc nối theo 4 đoạn.
- HS đọc theo cặp mỗi HS đọc 1 đoạn.
- Từ khó: Liễu Thăng, cống nạp, đồng trụ, nổi dậy, 
Lưu ý câu:
 Đồng Trụ// đến giờ// rêu vẫn mọc
Bạch Đằng/ thuở trước/ máu còn loang.
 - Cả lớp đọc thầm toàn bài.
- 1 HS đọc thành tiếng toàn bài.
Tìm hiểu bài:
- 2 HS ngồi cùng trao đổi và trả lời câu hỏi.
- 1 HS lên điều khiển các nhóm trả lời. Đại diện các nhóm lên trình bày và nêu nội dung.
(Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi danh dự đất nước khi đi sứ.)
Luyện đọc diễn cảm:
- HS tìm hiểu cách đọc hay.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.
- Về nhà tiếp tục luyện đọc.
Toán
Tiết 101: Luyện tập về tính diện tích
I/ Mục tiêu: 
	Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bảng nhóm, bảng phụ vẽ hình minh hoạ trong SGK.
III/ Hoạt dộng dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
 Cho chữa bài 2,3 tiết trước
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung.
2. Ví dụ: 
- GV đưa hình vẽ như SGK cho học sinh quan sát và tìm cách tính diện tích của mảnh đất.
3. Thực hành:
Bài 1:
- GV cho HS tự làm và chữa.
 A B
 P Q
Bài 2: Dành cho HS khá, giỏi.
- Gọi 1 HS đọc đề toán GV yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa và nhận xét.
- Giáo viên chấm một số bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ, tuyên dương HS.
- GV dặn HS chuẩn bị bài sau.
2 HS lên bảng chữa bài 
- HS quan sát và nhận thấy hình đó do các hình chữ nhật tạo thành. 
- HS thực hành chia cắt hình và tính diện tích.
Đáp số: 3607 m2
Qua đó HS nêu lại quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
- HS vẽ hình và đặt tên sau giải.
Độ dài của cạnh AB là: 
3,5 + 4,2 +3,5 = 11,2 (m)
Diện tích của hình chữ nhật ABCD là:
11,2 x 3,5 = 39,2 (m2)
Diện tích của hình chữ nhật MNPQ là:
6,5 x 4,2 = 27,3 (m2)
Diện tích của mảnh đất là:
39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
Đáp số: 66,5 m2
- HS có thể giải bằng cách khác.
- HS tự chia hình và giải bài 2 tương tự.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Đạo đức
	 Tiết 20: Uỷ ban nhân dân xã ( phường ) em
I/ Mục tiêu:
	- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân xã(phường) đối với cộng đồng.
	- Kể được một số công việc của Uỷ ban nhân dân xã(phường) đối với trẻ em trên địa phương.
	- Có ý thức tôn trọng Uỷ ban nhân dân xã(phường).
II/ Tài liêu và phương tiện: - Tranh ảnh về UBND
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện Đến Uỷ ban nhân dân phường.
MT: HS biết một số công việc của UBND xã ( phường ) và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND xã ( phường ).
Tiến hành:
- GV mời 1- 2 HS đoc truyện trong SGK.Thảo luận cả lớp câu hỏi sau :
- Bố Nga đến UBND phường để làm gì ?
( Bố đến UBND phường để làm giấy khai sinh cho em bé )
- UBND xã ( phường) làm các công việc gì ?
( Giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương )
- UBND xã ( phường ) có vai trò quan trọng nên mỗi người đều phải tông trọng và giúp đỡ UBND hoàn thành mọi công việc.
- Rút ra ghi nhớ – HS đọc lại ghi nhớ trong SGK.
Họat động 2 : Làm BT 1 – SGK
MT: HS biết một số công việc của UBND xã ( phường )
Tiến hành: GV chia nhóm và giao việc cho HS 
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến . Cả lớp nhận xét bổ sung
GV kết luận : UBND xã ( phường ) làm các việc ( b ,c ,d ,đ , e , h , i )
Hoạt động 3 : Làm BT 3 – SGK 
MT : HS nhận biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã ( phường 
Tiến hàn: GV giao nhiệm vụ cho HS.
- HS làm việc cá nhân. GV gọi một số HS lên trình bày ý kiến .
GV kết luận : 
 + (b , c) là hành vi, việc làm đúng + (a) là hành vi không nên làm .
Hoạt động tiếp nối: 
- Tìm hiểu về UBND xã tại nơi mình ở; các công việc chăm sóc trẻ em mà UBND xã Châu Minh đã làm. 
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
mĩ thuật
Tiết 21: Tập nặn tạo dáng: Đề tài tự chọn
( GV chuyên soạn giảng )
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ ba ngày 19 tháng 01 năm 2010
Lich sử
Tiết 21: Nước nhà bị chia cắt
I / Mục tiêu:
	- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954:
	+ Miền Bắc đươck giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
	+ Mĩ - Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ - Diệm: thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, thẳng tay giết hại những người chiến sĩ cách mạng và người dân vô tôi.
	- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
II/ Chuẩn bị đồ dùng: Tranh hiệp định Giơ-ne-vơ
III/ Hoạt động trên lớp:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp chiến thắng nào có ý nghĩa quyết định kết thúc kháng chiến? Đọc 2 câu thơ về chiến thắng đó?
3. Bài mới:
a - Nêu vấn đề: Nước Việt Nam ta có biết bao con sông mãi mãi đi vào LS: sông Lô nhấn chìm tàu chiến của Pháp, sông Bạch Đằng- mồ chôn quân Nam Hán,...Trong số ấy có một con sông đã chứng kiến nỗi đau chia cắt giữa 2 miền Nam - Bắc hơn 21 năm khi đất nước bị Mĩ Nguỵ phân đôi- đó là dòng sông Bến Hải. Các em tìm hiểu nỗi đau chia cắt đó qua bài hôm nay.
b - Giải quyết vấn đề
Hoạt động 1: Nguyên nhân chia cắt 2 miền Nam - Bắc: 
- HS đọc SGK
- Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định điều gì? - HS trả lời và chỉ bản đồ
Ngày 20-7-1954 thực dân Pháp buộc phải kí kết hiệp định Giơ-ne-vơ quy định: "sông Bến Hải là giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt 2 miền Nam - Bắc
Cán bộ MN tập kết ra Bắc học tập, Pháp rút vào Nam và sau 2 năm sẽ rút khỏi VN"
- Mĩ đã làm gì ở Miền Nam Việt Nam? Việc làm đó có theo đúng hiệp định Giơ-ne- vơ không? Ai là kẻ đã phá hoại hiệp định Giơ-ne- vơ?
(Trong thời gian Pháp rút quân Mĩ đã thay chân Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống lập ra chính phủ thân Mĩ. Vậy là nước ta lại rơi vào cuộc chiến tranh mới với 1 Đế quốc Mĩ còn tinh nhuệ hơn, sảo quyệt hơn. )
Hoạt động 2: Chính quyền Ngô Đình Diệm tàn sát đồng bào như thế nào?
- (Lùng sục tìm bắt, thẳng tay tàn sát những người tham gia kháng chiến chống Pháp, khủng bố tàn khốc, điên cuồng thực hiện chính sách tố cộng, diệt cộng, lê máy chém khắp MN)
- Ai là kẻ đã gây ra nỗi đau chia cắt? (Mĩ -Diệm là kẻ đã gây ra nỗi đau chia cắt, chúng biến sông Bến Hải là dòng sông chia cắt Bắc- Nam)
Hoạt động 3: Nhân dân MN đứng lên chống Mĩ. 
- Trước nỗi đau chia cắt ND MN phải làm gì? ( Bác Hồ kêu gọi: " Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không bao giờ thay đổi")
- HS nêu ghi nhớ bài. 
 Trong những năm tháng đau xót ấy, nhà thơ Tố Hữu thay mặt đồng bào MB gởi tới đồng bào MN 1 niềm tin tất thắng: " Ai vô đó với đồng bào, đồng chí Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
 Nói với nửa Việt Nam yêu quý Chúng ta con một cha, nhà một nóc
 Rằng nước ta là của chúng ta Thịt với xương tim óc dính liền "
4. Tổng kết, dặn dò : Về học bài - Chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 102: Luyện tập về tính diện tích (tiếp theo)
I/ Mục tiêu: 
	Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ những hình đã học.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bảng nhóm, bảng phụ vẽ hình minh hoạ trong SGK.
III/ Hoạt dộng dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra.
 Cho chữa bài 2, 3 tiết trước.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu.
2. Ví dụ: 
- GV đưa hình vẽ như SGK cho học sinh quan sát và tìm cách tính diện tích của mảnh đất.
3. Thực hành:
Bài1: GV cho HS tự làm và chữa.
 B
D
G
C
A
Bài 2: Dành cho HS khá, giỏi. 
- Gọi 1 HS đọc đề toán GV yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa và nhận xét.
 B C
A M N D
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ.
2 HS lên bảng chữa bài. 
- HS quan sát hình sau thực hành chia cắt hình sau tính diện tích hình thang ABCD, hình tam giác ADE,hình ABCDE và kết luận: Diện tích của mảnh đất là 1677,5 m2.
- HS đọc đề bài sau thảo luận cặp đôi về cách làm bài.
Bài giải
Độ dài cạnh BG là:
28 + 63 = 91 (m)
Diện tích tam giác BCG là:
91 x 30 : 2 = 1365 (m2)
Diện tích của hình tam giác là AEB là:
84 x 28 : 2 = 1176 (m2)
Diện tích hình chữ nhật ADGE là:
84 x 63 = 5292 (m2)
Diện tích của hình ABCD là:
1365 + 1176 + 5292 = 7833 (m2)
Vậy diện tích mảnh đất đó là 7833 m2
- HS làm bài cá nhân sau chữa bài
Bài giải
Diện tích của tam giác ABM là:
24,5 x 20,8 : 2 = 254,8 (m2)
Diện tích của hình thang BMNC là:
37,4 x (20,8 + 38) : 2 = 1099,56 (m2)
Diện tích của tam giác CND là:
38 x 25,3 : 2 = 480,7 (m2)
Diện tích của hình ABCD là:
254,8 + 1099,56 + 480,7 = 1835,06 (m2)
Vậy diện tích mảnh đất là 1835,06 m2
Chính tả ( nghe - viết)
Tiết 21: Trí dũng song toàn
I/ Mục tiêu: 
	- Viết đúng bài CT, trình bày đúng hìmh thức bài văn xuôi.
	- Làm được BT2 a/b.
II/ Đồ dùng: Bảng phụ ghi phần bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: 
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu.
b. Hướng dẫn nghe viết:
- GV gọi 1 HS đọc bài.
- Học sinh trả lời câu hỏi: Đoạn văn kể điều gì ? (Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu ông, ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ.)
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS nêu từ ngữ khó viết, dễ lẫn tro ... i dung bài.
Bài tập 2:
- HD làm vở bài tập và làm bảng lớp.
- Nhận xét, bổ xung.
3. Củng cố, dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
* Đọc yêu cầu của bài.
- Các nhóm thảo luận (3 phút).
- Cử đại diện báo cáo.
- HS đọc lại.
* 2 em nối tiếp đọc yêu cầu của bài.
- Suy nghĩ, làm bài vào vở.
- Chữa bảng, nhận xét.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
Tiết 109: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Biết: 
- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: Nội dung bài, trực quan.
 - Học sinh: Sách, vở, bảng con, Ê ke ...
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài mới.
Bài 1: Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Kết luận kết quả đúng, ghi điểm một số em. Chú ý các số đo không cùng đơn vị đo.
Bài 2: Dành cho HS khá, giỏi.
- Hướng dẫn làm vở.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét, ghi điểm.
Bài 3:
- Tổ chức thi phát hiện nhanh và tính nhanh diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
3. Củng cố, dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Chữa bài giờ trước.
* Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài, nêu kết quả và giải thích cách làm.
+ Nhận xét bổ xung.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Nêu cách tính
- Làm vở, chữa bảng.
* Đọc yêu cầu, xác định cách làm.
- Làm bài theo nhóm và thi phát hiện nhanh kêt quả.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Luyện từ và câu
Tiết 44: Nối các vế câu của câu ghép bằng quan hệ từ
I/ Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
	- Biết phân tích cấu tạo của câu ghép ( BT1 ); thêm được một vế câu để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu truyện.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ ghi sẵn câu văn ở BT1 phần nhận xét viết rời vào từng băng giấy
- HS: SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Tìm hiểu ví dụ:
VD 1 : Cho HS nêu yêu cầu và yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
 VD 2: GV nêu yêu cầu: Em hãy đặt câu có dùng quan hệ tương phản.
H: để thể hiện quan hệ tương phản giữa các vế trong câu ghép ta có thể lam như thế nào?
c. Luyện tập: 
Bài 1: GV yêu cầu HS tự làm bài.
HS tự làm bài.HS nhận xét câu bạn làm trên bảng.
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
Tự làm bài.
Bài 3: 
HS nêu yêu cầu.
sau đó HS tự làm bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài sau.
- HS lên đặt câu ghép thể hiện điều kiện-kết quả.
VD1:1 HS làm bài trên bảng lớp dưới lớp viết vào vở.
Hai vế câu được nối với nhau bằng quan hệ tuy nhưng.
VD2: 2HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt GV ghi nhanh lên bảng 3 câu và cả lớp phân tích.
- HS rút ra ghi nhớ, 2 HS đọc.
3-5 HS nối tiếp nhau đặt câu có dùng quan hệ tương phản.
Bài 1: 1 HS làm trên bảng lớp.dưới lớp làm vào vở.dùng gạch chéo để phân tách các vế trong câu ghép.khoanh tròn vào quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ trong câu.dùng 1 gạch ngang thể hiện CN, 2 gạch thể hiện VN. 
Bài 2: 2 HS làm bài vào bảng phụ sau đó dán lên bảng. Dưới lớp viết vào vở BT.- HS trình bày.
Bài 3:
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở BT.
- HS nhận xét bài làm trên bảng.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
kĩ thuật
Tiết 22: Lắp xe cần cẩu (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
	- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu.
	- Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.
II/ Chuẩn bị đồ dùng: - GV : Mẫu xe cần cẩu. Bộ lắp ghép kỹ thuật.
 - HS : Bộ lắp ghép kỹ thuật.
III/ Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát mẫu xe cần cẩu
- GV cho HS quan sát mẫu.
- Đàm thoại
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
2- Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
a) Hướng dẫn chọn các chi tiết.
- GV cùng HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo bảng trong SGK.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận.
* Lắp giá đỡ cẩu: Để lắp được bộ phận này, ta cần chọn những chi tiết nào?
- GV dùng vít dài lắp vào thanh chữ U ngắn, sau đó lắp vào bánh đai và tấm nhỏ.
- GV và HS cùng thực hành lắp từng phần.
* Lắp cần cẩu:
- GV nhận xét bổ sung các bước lắp.
- Gọi HS lắp H3b. Hướng dẫn HS lắp H3c.
* Lắp các bộ phận khác.
- Gọi 1HS lên trả lời các câu hỏi SGK và lắp H4a, 4b, 4c..
- GV nhận xét bổ sung hoang thành bước lắp.
c) Lắp ráp xe cần cẩu
- GV lắp ráp theo các bước trong SGK. Chú ý lắp chậm để HS theo dõi.
- Kiểm tra sự chuyển động của xe.
d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Phải tháo rời từng bộ phận, rồi mới tháo rời từng chi tiết.
- Tháo xong phải xếp vào hộp theo vị trí quy định.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Về học bài chuẩn bị bài sau.
+ HS quan sát mẫu xe cần cẩu.
+ HS nêu các bộ phận để lắp xe cần cẩu?
+ HS lên chỉ trên mẫu.
- HS quan sát GV lắp 4 thanh thẳng vào tấm nhỏ.
- HS lên bảng lắp thanh chữ U dài vào thanh 7 lỗ.
- HS lên bảng lắp H3a SGK.
- Lớp quan sát, nhận xét.
- HS quan sát H4.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
âm nhạc
Tiết 21: Học hát bài: Tre ngà bên lăng Bác
 Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích
I/ Mục tiêu:
	- HS hát đúng giai điệu bài hát. Thể hiện đúng trường độ.
	- HS hát kết hợp gõ đệm theo phách.
	- Góp phần giáo dục HS tình cảm yêu mến Bác Hồ.
II/ Chuẩn bị:
Nhạc cụ quen dùng. Tranh minh hoạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức.
2. Kiẻm tra bài cũ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài hát.
b. Hướng dẫn HS đọc lời ca.
c. Hát mẫu
d. GV cho HS khởi động giọng.
e. Tập hát từng câu.
4. Củng cố, dặn dò:
- Học thuộc bài hát.
HS lắng nghe
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
HS chú ý lắng nghe
HS khởi động giọng
HS hát theo sự hướng dẫn của GV
HS nghe và thực hiện
Thứ sáu ngày 29 tháng 01 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 44: Kể chuyện ( Kiểm tra viết )
I/ Mục tiêu:
	Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: Nội dung bài, trực quan, đề bài.
 - Học sinh: Sách, vở viết.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
- Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
b. Ra đề.
- Dùng 3 đề đã gợi ý trong SGK cho học sinh chọn và viết bài.
- Giải đáp thắc mắc của học sinh.
- Thu bài, chấm chữa.
3. Củng cố, dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Đọc yêu cầu, xác định đề bài.
- Chọn đề phù hợp với bản thân.
- Viết bài vào vở.
+ Kiểm tra, soát lỗi chính tả bài viết.
- Đọc trước tiết TLV giờ sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
Tiết 110: Thể tích của một hình
I/ Mục tiêu:
 	- Có biểu tượng về thể tích của một hình.
 - Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: Nội dung bài, trực quan.
 - Học sinh: Sách, vở,...
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Bài mới.
- Hướng dẫn HS hình thành biểu tượng về thể tích một hình.
- GV mô thể tích của từng hình và HD rút ra kết luận trong sgk.
c. Thực hành.
Bài 1: Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Kết luận kết quả đúng, đánh giá cho điểm.
Bài 2: Hướng dẫn làm bài.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi.
- Yêu cầu HS làm theo nhóm.
- Đánh giá các nhóm.
KL: có 5 cách xếp.
3. Củng cố, dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Chữa bài giờ trước.
- HS quan sát trực quan, các mô hình trong sgk.
- Tự rút ra kết luận thông qua ví dụ sgk.
- 3- 4 em nhắc lại.
- Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài, nêu kết quả và giải thích cách làm.
+ Nhận xét bổ xung.
- Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm bài và nêu tương tự bài 1.
- Đọc yêu cầu.
- Làm việc theo nhóm.
- Báo cáo kết quả thảo luận.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thể dục
Tiết 44: Nhảy dây - Di chuyển tung bắt bóng
I/ Mục tiêu.
	- Thực hiện động tác tung và bắt bóng bằng hai tay theo nhóm 2-3 người. 
	- Biết cách di chuyển tung và bắt bóng 
	- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
	- Thực hiện được động tác bật cao.
	- Thực hiện tập phối hợp chạy – mang vác.
	- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: Trồng nụ, trồng hoa.
II/ Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm: sân tập.
	 - Phương tiện: Kẻ sân chơi trò chơi, dây nhảy, bóng.
III/ Nội dung và phương pháp.
Nội dung
Phương pháp
1. Phần mở đầu :
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Khởi động
- Trò chơi khởi động: “ Mèo đuổi chuột”
2. Phần cơ bản: 
- Ôn di chuyển tung và bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
- Tập bật cao và tập chạy - mang vác.
- Thi bật nhảy cao theo cách với tay lên cao chạm vật chuẩn.
- Chơi trò chơi: Trồng nụ, trồng hoa.
3. Phần kết thúc:
- Hồi tĩnh
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận và đánh giá kết quả bài học.
- GV giao bài tập về nhà: 
- Lớp trưởng tập hợp lớp điểm số báo cáo sĩ số
HS chạy chậm thành một hàng dọc xung quanh sân tập.
- Xoay các khớp cổ chân gối hông vai.
- Lớp thực hiện theo sự chỉ đạo của lớp trưởng.
- GV cho các tổ tập theo khu vực đã quy định , dưới sự chỉ huy của tổ trưởng các tổ di chuyển tung và bắt bóng theo nhóm ba người.
- GV đi lại quan sát nhắc nhở, giúp đỡ những HS chưa thực hiện được
- HS tập bật cao,tập chạy, mang vác.
- HS tập bật cao theo cách với tay.
- GV quan sát hướng dẫn.
- HS tham gia chơi trò chơi.
- Đi thường vừa đi vừa hát hoặc thả lỏng.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 22
I/ Mục tiêu:
	- HS thấy được những ưu điểm , khuyết điểm của các cá nhân, tập thể trong tuần 22.
	- Năm được những yêu cầu, nhiện vụ của tuần 23.
	- Kể được một số câu chuyện về Bác Hồ và tự liên hệ.
II/ Các hoạt động dạy-học
1. Đánh giá nhận xét các mặt hoạt động của lớp trong tuần 22.
	- GV cho HS đã được phân công theo dõi đánh giá, nhận xét.
	- GV nhận xét chung.
2. GV phổ biến những yêu cầu, nhiệm vụ tuần 23.
3. Tổ chức HS kể chuyện về Bác 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21-22.doc