Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Hồ Thị Công

Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Hồ Thị Công

. Mục đích, yêu cầu:

- Đọc đúng: lưới đáy, lưu giữ, hổn hển, võng.- Đọc trôi chảy và diễn cảm toàn bài- Từ ngữ: ngủ trường, vàng lưới, lưới đáy, lưu cữu- Nội dung: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới. - BVMT: Lin hệ gio dục bảo vệ vng trời, vng biển của Tổ quốc ta.

 

doc 19 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1526Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 22 - Hồ Thị Công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 24 tháng 1 năm 2011
TẬP ĐỌC
LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Đọc đúng: lưới đáy, lưu giữ, hổn hển, võng...- Đọc trôi chảy và diễn cảm toàn bài- Từ ngữ: ngủ trường, vàng lưới, lưới đáy, lưu cữu- Nội dung: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới. - BVMT: Liên hệ giáo dục bảo vệ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc ta.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV tranh minh hoạ.- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn HS đọc.- GV & HS: Tranh ảnh về làng đảo, làng chài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:- 3 HS nối tiếp đọc bài Tiếng rao đêm kết hợp trả lời câu hỏi về nội dung bài.- Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
	* Giới thiệu bài:
	Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV chia đoạn đọc
- GV sửa phát âm, ngắt nghỉ, giải nghĩa từ khĩ.
- GV đọc mẫu toàn bài.
 	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Em hiểu thế nào là làng biển, dân chài ?
- GV theo dõi giảng thêm.
+ Câu chuyện có những nhân vật nào ?
+ Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì ?
+ Việc lập làng mới ở ngoài đảo có gì thuận lợi ?
+ Việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì ?
+ Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhu ï?
+ Những chi tiết nào cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng và đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhu ï?
+ Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào ?
+ Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì ?
+BVMT: Những người dân chài đã dũng cảm, dám rời mảnh đất quê hương đến lập làng ở một hịn đảo ngồi biển, xây dựng cuộc sống mới, giữ gìn vùng biển trời , vùng biển của Tổ quốc ta. 
Hoạt động 3: Đọc diẽn cảm.
	- Treo bảng phụ,hướng dẫn cách đọc đoạn 4
	- GV đọc mẫu đoạn 4
3. Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện, em hiểu được điều gì ?- Nhận xét tiết học.- Về nhà học bài và chuản bị bài Cao Bằng.
- 4 HS nối tiếp đọc toàn bài theo đoạn.
- 4 HS nối tiếp đọcbài theo đoạn kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS chia thành các nhóm 4 thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Một HS khá đọc câu hỏi cho cả lớp nghe và trả lời.
- HS rút nội dung. 
- Học sinh nối tiếp nhắc lại nội dung bài.
- BVMT: Những người dân chài lập làng ngồi biển đảo để làm gì ?
- 4 học sinh phân vai đọc toàn bài.- Học sinh đọc diễn cảm đoạn 4- Học sinh luyện đọc theo nhĩm.- Thi đọc diễn cảm.
- HS nối tiếp trả lời
- HS lắng nghe và thực hiện
Rút kinh nghiệm:
...
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục đích, yêu cầu:
	* Giúp học sinh:- Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.	- Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trong một số tình huống đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ:- Muốn tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?- Muốn tính diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?
2. Dạy bài mới:
 Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng
Bài 1: GV yêu cầu hai HS đọc kết quả, các học sinh khác nhận xét, sau đó GV kết luận.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề rồi tĩm tắt theo các câu hỏi:
 Bài yêu cầu gì? Cho biết gì?
 GV yêu cầu HS nêu cách tính rồi tự làm bài. GV chấm một số bài.
Bài 3: GV tổ chức thi phát hiện nhanh kết quả đúng trong các trường hợp đã cho (a,b,c,d)
- GV đánh giá bài làm của HS
- Kết quả: a/ Đ b/ S
	 c/ S d/ Đ
3. Củng cố dặn dò.- GV nhận xét tiết học.- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp.
- HS lắng nghe
Tất cả HS làm bài tập theo công thức tính diện tích.
	Tóm tắt:
Thùng không nắp hình hộp chữ nhật.
	Dài : 1,5m
	Rộng : 0,6m
	Cao: 8dm.
Sơn mặt ngoài. Diện tích quét sơn m2 
- HS trao đổi theo nhĩm đơi tìm kết quả đúng.
- HS ghi kết quả trên bảng con
- HS lắng nghe và thực hiện
Rút kinh nghiệm:
...
KHOA HỌC
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Kể được tên một số lọai chất đốt.- Hiểu được công dụng và cách khai thác của một số chất đốt.- Biết rằng phải sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình minh họa sgk/86, 87, 88, 89.- Sưu tầm tranh ảnh một số loại chất đốt.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:+ HS1 kể tên một số chất đốt, phân loại những chất đốt đó?+ Nêu công dụng của than đá và dầu mỏ?
2. Dạy bài mới:
	* Giới thiệu bài:
	Hoạt động 1: Công dụng của chất đốt ở thể khí và việc khai thác.
	- GV nêu câu hỏi, HS thảo luận trả lời các câu hỏi
	- GV dùng tranh minh hoạ, để giải thích cho HS hiểu cách tạo ra khí sinh học hay còn gọi là bi - ô- ga.
	- GV kết luận.
	Hoạt động 2: Sử dụng chất đốt an toàn và tiết kiệm:
	- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo nhĩm 6 để trả lời các câu hỏi
 - BVMT:GV nhận xét kết luận: sử dụng chất đốt an tồn và tiết kiệm là một biện pháp tốt bảo vệ mơi trường khơng khí trong sạch.
	Hoạt động 3: Aûnh hưởng của chất đốt đến môi trường:
- Yêu cầu HS đọc thông tin trang 89.
	+ Khi chất đốt cháy sinh ra những chất độc loại nào?
	+ Khí do bếp than và các cơ sở sửa chữa ô tô, các nhà máy công nghiệp có những tác hại gì ?
- GV kết luận.
3. Củng cố dặn dò.
- Tại sao phải tiết kiệm khi sử dụng chất đốt?
- Gia đình em đã làm gì để sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
- Về nhà ghi nhớ các thông tin trong bài, chuẩn bị bài sau.
– HS thảo luận theo nhóm 6:
+ Có những loại khí đốt nào?
+ Khí đốt tự nhiên được lấy từ đâu?
+ Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
– HS thảo luận nhóm 4:
	+ Theo em hiện nay mọi người sử dụng chất đốt như thế nào?
- HS báo cáo kết quả.
- HS thảo luận nhóm 6:
Nhĩm 1, 2, 3:
	+ Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi, đốt than?
	+ Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được lấy từ đâu?
	+ Than đa, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là nguồn năng lượng không? Vì sao?
	+ Kể tên một số nguồn năng lượng khác có thể thay thế chúng?
Nhĩm 4, 5:
	+ Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng?
	+ Gia đình em làm gì để tiết kiệm chất đốt?
	+ Tại sao cần phải sử dụng, tiết kiệm chống lãng phí năng lượng?- HS báo cáo
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm:
....	
Thứ ba ngày 25 tháng 1 năm 2011
TOÁN
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
 HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS
	- Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích lập phương của hình lập phương từ quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
	- Vận dụng được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: 1 số hình lập phương có kích thước khác nhau. -Học sinh: giấy kéo.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ:- 1 HS làm bảng lớp –cả lớp làm giấy- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật biết: Chiều dài: 70 cm; chiều rộng: 52cm; chiều cao: 0,42cm
2. Dạy bài mới:
	* Giới thiệu bài:
	Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- GV cho HS quan sát các mô hình trực quan về hình lập phương và hình hộp chữ nhật
- Hình lập phương và hình hộp chữ nhật cĩ điểm gì giống và khác nhau?
 - GV kết luận : hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt (có 3 kích thước bằng nhau).
	Hoạt động 2: Thực hành
	Bài 1: Vận dụng trực tiếp công thức để tính
	- GV gọi HS đọc kết quả,. GV đánh giá bài làm của HS.
	Bài 2: GV yêu cầu HS nêu hướng giải và tự giải bài toán
	- GV đánh giá bài làm của HS
3. Củng cố dặn dò.
	- Nêu quy tắc diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
	- Nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị : giấy, kéo.
- HS quan sát mơ hình lập phương và mơ hình hộp chữ nhật.
- HS nối tiếp trả lời
- HS tự rút ra kết luận về công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. HS làm 1 bài tập cụ thể(SGK)
- 2 HS đọc kết quả
- HS khác nhận xét
- HS nêu hướng giải.- HS làm bài trong vở, 1 em làm trên bảng phụ
- 2 HS nối tiếp nêu quy tắc.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm:
...
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện –kết quả, giả thiết – kết qua.û
	- Làm đúng các bài tập điền quan hệ thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, tìm đúng các vế câu, ý nghĩa của từng vế câu trong câu ghép.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn ở phần nhận xét- Bảng phụ viết sẵn bài tập 1, bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ:- 2 HS lên bảng dặt câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân-kết quả, dùng gạch chéo để ngăn cách vế câu, phân tích ý nghĩa của vế câu.	
2. Dạy bài mới:
	* Giới thiệu bài:
	Hoạt động 1: Tìm hiểu nhận xét
Bài 1: Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu của đề.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp
- Gọi HS nêu bài làm. Nhận xét kết luận lời giải đúng .
Bài 2: GV nêu yêu cầu: Em hãy đặt câu có dùng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ để nối các vế câu có quan hệ điều kiện – kết quả.
- Gọi HS đọc câu mình đặt.
- Để thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả giữa các vế câu ghép ta có thể làm như thế nào?
- Nhận xét câu trảc lời
- Rút ra ghi nhớ . Yêu cầu HS đọc thuộc tại lớp.
	Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1: 
 ... ùng dẫn luyện tập
	Bài 1:
	Gọi HS nêu lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
	Bài 2:
	- Em hiểu yêu cầu của bài tập như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về các kích thước của hình hộp chữ nhật thứ 3?+Vậy hình hộp chữ nhật này có thể gọi là hình gì?
	Bài 3:
	- GV tổ chức HS thi “chạy toán “
	– Cặp nào xong chạy lên nộp –GV chỉ thu 5 cặp
	- GV chấm - chọn cách giải hay nhất trình bày trước lớp.
	- GV tuyên dương trao phần thưởng cho cặp đó
3. Củng cố, dặn dò:Nhận xét tiết học -Về nhà hoàn thành các bài tập.
- HS lắng nghe
- 1HS đọc bài tập
- 1HS làm bài ở bảng phụ-cả lớp làm vào vở bài tập-treo bảng sửa bài
- HS đọc thầm bảng số liệu.
-1 HS lên bảng làm –cả lớp làm vở bài tập-sửa bài-dò bài.
-HS đọc phần nhận xét
- 1HS đọc đề bài
- HS làm theo cặp
- HS lắng nghe và thực hiện
Rút kinh nghiệm:
...
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. Mục đích, yêu cầu:
	- HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
	- Biết tạo ra các câu ghép thể hiện quan hệ tương phản bằng cách nối các vế câu ghép bằng QHT, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí các vế câu.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bút dạ và một số băng giấy.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ:- HS nhắc lại cách nối các vế câu ghép ĐK (GT)-KQ bằng QHT - 2 HS lên bảng làm lại bài 1, bài 2.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Phần nhận xét
	Bài tập 1
GV kết luận :
	+ Câu ghép: Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.
	+ Cách nối các vếcâu ghép: Hai vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ: tuy nhưng
	Bài tập 2:GV hướng dẫn HS tự đặt những câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
	GV nhận xét nhanh.
	c. Phần ghi nhớ
	d. Phần luyện tập
	Bài tập 1
	- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	Bài tập 2
	Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	Bài tập 3
	- GV mời HS lên bảng làm bài, phân tích câu ghép, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về kể lại mẩu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu? Cho người thân nghe.
	- Một HS đọc lại nội dung bài 1.
	- HS làm việc độc lập, phát biểu ý kiến.
- HS đặt câu ghép vào vở.
- HS lên bảng trình bày .
- HS phát biểu ý kiến.
- HS đọc to nội dung ghi nhớ.
- Một HS đọc to bài tập.
- Cả lớp làm bài vào vở. Hai HS lên bảng làm.
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng thi làm nhanh .
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm vào vở.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm:
...
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục đích, yêu cầu:
	* Giúp học sinh:- Củng cố kiến thức về văn kể chuyện.- Làm đúng bài tập thực hành, thể hiện khả năng hiểu một chuyện kể.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập của câu trắc nghiệm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 học sinh đọc đoạn văn tả người đã viết lại.- Chấm điểm từng bài của học sinh.
2. Dạy bài mới:
	* Giới thiệu bài:
	Hoạt động 1: Hướng dẫn làm BT
Bài 1: 
	- GV chia lớp thành nhóm 4.
	- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
	- Nhận xét, sửa bài
	- GV phát phiếu học sinh làm.
3. Củng cố dặn dò.- Nhận xét tiết học.- Về nhà ghi nhớ các kiến thức về văn kể chuyện , kể lại chuyện Ai giỏi nhất cho người thân nghe .
- 1 học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bài
- Các nhóm báo cáo, mỗi nhóm 1 câu hỏi . Nhóm khác nhận xét bổ sung
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập
- HS tự làm bài.
- HS lắng nghe và thực hiện
Rút kinh nghiệm:
...
Thứ sáu, ngày 28 tháng 1 năm 2011
TOÁN
THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Có biểu tượng về thể tích của một hình.- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng làm bài tập:Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có: chiều dài 1,5 m;chièu rộng 0,5m; chiều cao 1,1m.
2. Dạy bài mới
	a. Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình.
	Ví dụ 1:
- GV đưa ra hình hộp chữ nhật có các hình lập phương 1 cm x 1 cm x 1 cm bên trong và nêu: Hình lập phương nằm hoàn toàn bên trong hình hộp chữ nhật. Ta nói: Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương.
	Ví dụ 2
- Hình C gồm mấy hình lập phương ghép lại? (4).
- Hình D gồm mấy hình lập phương ghép lại? (4).
GV nêu: Hình C gồm 4 hình lập phương ghép lại, hình D cũng gồm 4 hình lập phương ghép lại, vậy thể tích hình C và thể tích hình D như thế nào?
	Ví dụ 3
- Hình p gồm mấy hình lập phương ghép lại ? (6).
- GV nêu: Tách hình p thành hai hình m và hình n.
- Hình m gồm mấy hình lập phương ghép lại ? (4).
- Hình n gồm mấy hình lập phương ghép lại ? (2).
- Em có nhận xét gì về số hình lập phương tạo thành hình p và số hình lập phương tạo thành của hình m, hình n ?
- GV nêu: Ta nói thể tích của hình p bằng tổng thể tích các hình m và n.
	b. Thực hành
Bài 1:.GV gọi HS trả lời, yêu cầu các HS khác nhận xét và đánh giá bài làm của HS.
Bài 2: GV hướng dẫn HS làm tương tự bài 1.
Bài 3: GV tổ chức cho chơi xếp hình nhanh và được nhiều hình hộp chữ nhật .
- GV nêu yêu cầu cuộc thi để HS tự làm.
- GV đánh giá bài làm của HS.
- GV thống nhất kết quả.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp.
- HS quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời: hình C gồm 4 hình lập phương ghép lại
- HS trả lời: hình D gồm 4 hình lập phương ghép lại.
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát và trả lời:
 Hình p gồm 6 hình lập phương ghép lại
Hình m gồm 4 hình lập phương ghép lại.
Hình n gồm 2 hình lập phương ghép lại.
- HS trả lời cá nhân.
- HS lắng nghe.
- û HS quan sát nhận xét các hình trong SGK và trả lời
- HS quan sát, nhận xét và trả lời
- HS xếp hình thi đua giữa các tổ
- HS lắng nghe và thực hiện
Rút kinh nghiệm:
...
TẬP LÀM VĂN
VĂN KỂ CHUYỆN : KIỂM TRA VIẾT
I. Mục đích, yêu cầu:
Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có, HS viết được hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp ghi tên một số truyện đã đọc, một vài truyện cổ tích.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài
- Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo lời nhân vật trong chuyện cổ tích. Các em cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện đúng.
- GV giải đáp thắc mắc của HS.
3. HS làm bài
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 23.
- Một HS đọc 3 đề bài trong SGK.
- Một số HS tiếp nối nói tên đề bài các em chọn.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm:
..
KHOA HỌC
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết :
- Trình bày tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
- Kể ra những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy.- Mô hình tua-bin hoặc bánh xe nước.- Hình trang 90, 91 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động 1: Thảo luận về năng lượng gió
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
	Các nhóm thảo luận:
	1. Vì sao có gió? Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên.
	2. Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì? Liên hệ thực tế của địa phương.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
	Từng nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung cả lớp.
Hoạt động 2: Thảo luận về năng lượng nước chảy.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
	Các nhóm thảo luận:
	- Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
	- Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
	Từng nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung cả lớp.
Hoạt động 3: Thực hành “Làm quay tua-bin”.
	GV hướng dẫn HS thực hành theo nhóm: Đổ nước làm quay tua- bin của mô hình “tua-bin nước”.
Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học.- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp.
- Nhĩm tổ 1 và 2: thảo luận câu hỏi 1
- Nhĩm tổ 3 và 4 thảo luận câu hỏi 2
- Đại diện các nhĩm trình bày, các nhĩm khác bổ sung.
- Thảo luận theo nhĩm 4 chung cho cả lớp.
- Đại diện các nhĩm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS quan sát theo dõi để làm thực hành cho đạt kết quả
- HS lắng nghe và thực hiện
Rút kinh nghiệm:
...
Thứ bảy, ngày 29 tháng 1 năm 2011
SINH HOẠT TẬP THỂ
I . ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TUẦN 21
- Lớp trưởng lên báo cáo tình hình trong tuần.
- Lớp phó học tập lên báo cáo tình hình học tập trong lớp.
- Lớp phó lao động lên nhận xét tình hình vệ sinh lớp.
- Các tổ trưởng báo cáo tình hình trong tổ.
- GV nhận xét:
 Đã học tập xong chương trình tuần 21.
 Đã làm tốt việc truy bài đầu giờ.
 Còn vài em đi học chưa mang đủ sách vở 
 Vệ sinh lớp còn phải nhắc nhở chưa biết giữ vệ sinh chung.
 II. KẾ HOẠCH TUẦN 22
 - Tiếp tục thực hiện chương trình tuần 22.
 - Phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
 - Giữ gìn trật tự khi ra vào lớp.
 - Đi học không đánh nhau, chửi nhau. 
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân , lớp học, sân trường. 
 - Không ăn quà rong dọc đường.
 - Thực hiện an toàn giao thông .
 - Chú ý giữ vệ sinh cá nhân, phòng ngừa một số bệnh. 
 - Không chơi đùa nguy hiểm, đánh nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc