Giáo án lớp 5 tuần 24 - Trường Tiểu học 2 Hàng Vịnh

Giáo án lớp 5 tuần 24 - Trường Tiểu học 2 Hàng Vịnh

Tiết 1: Chào cờ

Tiết 2 Thể dục

(GV chuyên soạn giảng)

Tiết 3 Đạo đức

EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (tiết 2)

I.Mục tiêu

- Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Việt Nam là một đất nước xinh đẹp, hiếu khách và có truyền thống văn hoá lâu đời. Việt Nam đang thay đổi và phát triển từng ngày và đạng hội nhập vào đời sống quốc tế.

- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.

- Có ý thức học tập, rèn luyện để sau này góp sức xây dựng và bảo vệ đất nước

* HS Khá giỏi: Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước. Có ý thức bảo vệ, gìn giữ nền văn hoá, lịch sử của dân tộc.

* GDBVMT: Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước.

* Lấy chứng cứ 2 của nhận xét 7

 

docx 34 trang Người đăng nkhien Lượt xem 896Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 tuần 24 - Trường Tiểu học 2 Hàng Vịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24	Thứ hai, ngày 21 tháng 2 năm 2011
	Tiết 1: Chào cờ
---fe---
Tiết 2 Thể dục 
(GV chuyên soạn giảng)
---***---
Tiết 3 Đạo đức 
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (tiết 2)
I.Mục tiêu
- Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Việt Nam là một đất nước xinh đẹp, hiếu khách và có truyền thống văn hoá lâu đời. Việt Nam đang thay đổi và phát triển từng ngày và đạng hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để sau này góp sức xây dựng và bảo vệ đất nước
* HS Khá giỏi: Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước. Có ý thức bảo vệ, gìn giữ nền văn hoá, lịch sử của dân tộc.
* GDBVMT: Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước.
* Lấy chứng cứ 2 của nhận xét 7
II. Chuẩn bị
- Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp ở Việt Nam.
- Bảng nhóm, bút dạ.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A. Kiểm tra bài cũ: “ Em yêu Tổ quốc Việt Nam” (Tiết 1) 
 -Em có cảm nghĩ gì vền đất nước và con người VN ?
 -Nhận xét
 B. Bài mới:
Hoạt động 1:Làm bài tập 1, SGK
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm : 
+ Nhóm 1 – 2 : Câu a ,b ,c
+ Nhóm 3 – 4 : câu d , đ , e
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Đóng vai ( BT 3/ SGK)
- GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách du lịch về một trong các chủ đề : văn hoá, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người VN, trẻ em VN , việc thực hiện Quyền trẻ em ở VN ,  
- GV nhận xét, khen các nhóm giới thiệu tốt 
Hoạt động 3:Triễn lãm nhỏ (BT 4, / SGK).
- GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm 
- GV nhận xét tranh 
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm
- Nghe bài hát
+ Tên bài hát?
+ Nội dung bài hát nói lên điều gì?
® Qua các hoạt động trên, các em rút ra được điều gì?
GV hình thành ghi nhớ 
- Các nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
-Học sinh lắng nghe
- HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch
- Các HS khác đóng vai khách du lịch
- Đại diện một số nhóm lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến 
- HS xem tranh và trao đổi 
- HS lắng nhe và cảm nhận qua từng lời hát
-4-5 HS nêu ghi nhớ 
Tiết 3 Toán
Tiết 116: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu
- Biết vận dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
III.Các hoạt động dạy học
1.Bài cũ : 
- 2HS nhắc lại các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật, đơn vị đo thể tích.
2.Bài mới : 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài : 
Hoạt động 2 : Thực hành : 
Bài 1: Củng cố về quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hinh lập phương.
Bài giải
DT một mặt của HLP :
2,5 x 2,5 = 6,25 (m2)
DT toàn phần của HLP :
6,25 x 4 = 25 (m2)
Thể tích của HLP :
2,5 x 2,5 x 2.5 = 15,625 (m3)
Đáp số:S 1mặt 6,25(m2)
Stp 25(m2)
V 15,625(m3)
Bài 2 : 
- Gọi 1 HS đọc YC. 
- YC 1 HS nêu cách làm. 
- YC 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài:
+ Gọi HS nhận xét bài.
+ Đổi chéo vở KT.
+ GV xác nhận kết quả.
Bài giải
HHCN
(1)
(2)
(3)
Chiều dài
11cm
0,4m
1/2dm
Chiều rộng
10 cm
0,25m
1/3dm
Chiều cao
6cm
0,9m
2/5dm
DT m đ
DT XQ
Thể tích
HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh, thể tích của hình hộp chữ nhật, tự giải bài toán.
Bài 3: 
 HS quan sát hình vẽ, đọc kĩ yêu cầu đề 
Bài giải:
toán và nêu hướng giải bài toán
Thể tích khối gỗ hình hộp chữ nhật là:
9 x 6 x 5 = 270 (cm3)
Thể tích khối gỗ hình lập phương cắt đi là:
4 x 4 x 4 = 64 (cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại:
270 - 64 = 206 (cm3)
Đáp số: 206 cm3
3. Củng cố dặn dò : 
- Xem trước bài Luyện tập chung.
Tiết 4 Lịch sử
Tiết 24:ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN.
I.Mục tiêu
- HS biết đường Trường Sơn là hệ thống giao thống quõn sự chớnh chi viện sức người, vũ khớ, lương thực  cho chiến trường, gúp phần to lớn vào thắng lợi của cỏch mạng miền Nam.
- Nắm được cỏc sự kiện lịch sử có liên quan đến đường Trường Sơn.
II. Chuẩn bị
+ GV: Ảnh SGK, bản đồ hành chớnh Việt Nam, 
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- GV giới thiệu bài
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
Hoạt động 1: Trung ương đảng quyết định mở đường trường sơn
- Gv treo bản đồ Việt Nam, chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn và nêu: đường Trường Sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã - Thanh Hoá, qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ.
Đường Trường Sơn thực chất là một hệ thống bao gồm nhiều con đường trên cả hai tuyến Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.
- GV hỏi:
+ Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với hai miền Bắc - Nam của nước ta?
+ Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?
+ Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn?
- GV: Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. Cũng như trong kháng chiến chống Pháp, lần này ta cũg dựa vào rừng để giữ bí mật và an toàn cho con đường huyết mạch nối miền Bắc hậu huyết mạch nối miền Bắc hậu phương với miền Nam tiền tuyến.
- HS cả lớp theo dõi, sau đó 3 HS khác lên chỉ vị trí của đường Trường Sơn trước lớp.
- Mỗi ý kiến 1 HS phát ý kiến. Cả lớp thống nhất các ý kiến.
+ Đường Trường Sơn là đường nối liền hai miền Bắc - Nam của nước ta.
+Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến, ngày 19/5/1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
+ Vì đường đi giữa rừng khó bị đich phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt quân thù.
Hoạt động 2: Những tấm gương anh dũng trên đường trường sơn
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, yêu cầu:
+ Tìm hiểu và kể chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh.
+ Chia sẻ với các bạn về những bức ảnh, những câu chuyện, những bài thơ về những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn mà em sưu tầm được.
- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
+ Tổ chức thi kể câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh.
+ Tổ chức thi trình bày thông tin, tranh ảnh sưu tầm được.
- HS làm việc theo nhóm.
+ Lần lượt từng HS dựa vào SGK và tập kể lại câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh.
+ Cả nhóm tập hợp thông tin, dán vào giấy khổ to.
+ 2 HS thi kể trước lớp.
+ Lần lượt từng nhóm trình bày trước lớp.
Hoạt động 3: tầm quan trọng của đường trường sơn
- GV yêu cầu HS cả lớp cùng suy nghĩ để trả lời câu hỏi: 
? Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?
- GV nêu: Hiểu tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn với kháng chiến chống Mĩ của ta nên giặc Mĩ đã liên tục chống phá. Trong 16 năm, chúng đã dùng máy bay thả xuống đường Trường Sơn hơn 3 triệu tấn bom đạn và chất độc, nhưng con đường vẫn tiếp tục lớn mạnh. ? Em hãy nêu sự phát triển của con đường? Việc Nhà nước ta xây dựng lại đường Trường Sơn thành con đường đẹp, hiện đại có ý nghĩa thế nào với công cuộc xây dựng đất nước, của dân tộc ta?
- HS trao đổi với nhau, sau đó 1 HS nêu ý kiến trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS cả lớp thống nhất ý kiến: Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đường Trường Sơn là con đường huyết mạch nối hai miền Nam - Bắc, trên con đường này biết bao người con miền Bắc đã vào Nam chiến đấu, đã chuyển cho miền Nam hàng triệu tấn lương thực, thực phẩm, đạn dược, vũ khí.... để miền Nam đánh thắng kẻ thù.
- HS nghe, đọc SGK và trả lời: Dù giặc Mĩ liên tục chống phá nhưng đường Trường Sơn ngày càng mở thêm và vươn dài về phía Nam tổ quốc. Hiện nay Đảng và chính phỉ ta đã xây dựng lại đường Trường Sơn, con đường giao thông quan trọng ối hai miền Nam- Bắc đất nước ta. Con đường đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng đất nước của dân tộc ta ngày nay.
3. Củng cố – dặn dò
GV hệ thống bài học –liên hệ
Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài tiết sau
Nhận xột tiết học
Thứ ba, ngày 22 tháng 2 năm 2011
Tiết 1 Mĩ thuật 
Bài 24: Vẽ theo mẫu
MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU
I.Mục tiêu
 - HS biết quan sát so sánh và nhận ét dúng về tỉ lệ, độ đậm nhạt, đặc điểm của mẫu.
 - HS biết cách bố cục bài vẽ hợp lí;vẽ được hình gần đúng tỉ lệ,...
 - HS cảm nhận được vẽ đẹp của độ đậm nhạt ở mẫu vẽ yêu quí mọi vật xung quanh.
II. Chuẩn bị
 GV: - Mẫu có 2 hoặc 3 vật mẫu.
 - Một số bài vẽ của HS năm trước. Hình gợi ý cách vẽ.
 HS: - Giấy hoặc vở thực hành.Bút chì, tẩy, màu vẽ,...
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1:HD HS quan sát, nhận xét:
- GV bày mẫu vẽ và đặt câu hỏi
- HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Vật nào đứng trước vật nào đứng sau?
+ Gồm những bộ phạn nào?
+ So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận?
+ Độ đậm nhạt của từng vật mẫu?...
- GV tóm tắt.
- GV cho xem 1số bài vẽ của HS, đặt câu hỏi:
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
- GV y/c HS nêu các bước tiến hành vẽ theo mẫu.
- GV vẽ minh hoạ bảng và hướng dẫn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
- GV y/c HS chia nhóm và bày mẫu vẽ.
- GV bao quát lớp, nhắc nhở HS nhìn mẫu để vẽ,vẽ KHC sao cho cân đối với tờ giấy...
Xác định nguồn sáng để vẽ đậm vẽ nhạt.
- GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS K,G,...
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- GV chon 4 đến 5 bài(K,G,Đ,CĐ) để n.xét.
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét và đánh giá.
* Dặn dò:
- Sưu tầm tranh, ảnh những câu chuyện,bài hát...về Bác Hồ.
- Nhớ đưa vở, SGK,... để học.
+ Cái bát đặt trước, ấm đứng sau.
+ Gồm:thân,miệng ,vòi,quai,...
+ Có độ đậm nhạt khác nhau.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nhận xét về bố cục,hình, độ đậm nhạt,...
- HS trả lời:
B1: Vẽ KHC,KHR.
B2: Xác định tỉ lệ các bộ phận, phác hình.
B3: Vẽ chi tiết ,hoàn chỉnh hình.
B4: Vê đậm,vẽ nhạt.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS chia nhóm và đặt mẫu vẽ.
- HS vẽ theo nhóm.
- Nhìn mẫu để vẽ hình,vẽ đậm,nhạt 
- HS đưa bài lên.
- HS nhận xét về bố cục,hình, độ đậm nhạt,...
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò.
Tiết 2 Tập đọc 
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ.
I.Mục tiêu
- Đọc với giọng chậm, rừ ràng, trang trọng, rành mạch thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu ý nghĩa của bài: luật tục quy định xử phạt nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành kể được 1đến 2 luật của nước ta .(TL được các CH trong SGK )
II. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ trang 56 SGK.
III.Các hoạt  ...  chiếc áo quân phục thực sự, sẵn tay áo lên gọn gàng; mặc áo vào tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, như tựa vào lồng ngực ấm áp của ba; tôi chững chạc như một anh lính tí hon
+ Các hình ảnh nhân hoá: (cái áo) người bạn đồng hành quý báu; cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.
- Hỏi :
+ Bài văn mở bài theo kiểu nào ?
+ Bài văn kết bài theo kiểu nào ?
+ Em có nhận xét gì về cách quan sát để tả cái áo của tác giả ?
+ Trong phần thân bài tác giả tả cái áo theo thứ tự nào ?
+ Để có bài văn miêu tả sinh động, có thể vận dụng biện pháp nghệ thuận nào ?
- Treo bảng phụ ghi sẵn các kiến thức cơ bản về văn miêu tả.
- Yêu cầu HS đọc.
- Nối tiếp trả lời :
+ Mở bài kiểu trực tiếp.
+ Kết bài kiểu mở rộng.
+ Tác giả quan sát tỉ mỉ, tinh tế.
+ Tả từ bao quát rồi tả từng bộ phận của cái áo.
+ Có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần thành tiếng cho HS cả lớp nghe (2 lượt)
Bài 2 : SGk trang 63
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Hỏi :
+ Đề bài yêu cầu gì?
+ Em chọn đồ vật nào để tả ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhắc HS hình dung lại hình dáng của đồ vật ấy. Chọn cách tả từ bao quát đến chi tiết hoặc ngược lại. Là một đoạn văn ngắn em cần chú ý có câu mở đoạn, câu kết đoạn khi miêu tả nên sử dụng các biệt pháp so sánh, nhân hoá để đoạn văn được hay, sinh động.
- Gọi HS làm bài vào giấy dán lên bảng, HS cả lớp đọc, nhận xét chữa bài cho bạn.
- Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết.
- Nhận xét, sửa chữa cho điểm từng HS. Cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Trả lời :
+ Đề yêu cầu viết một đoạn văn ngắn tả hình dáng hoặc công dụng của một số đồ vật.
+ (HS nêu tên đồ vật mình chọn)
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm bài vào giấy khổ to.
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn mình viết.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu, ngày 25 tháng 2 năm 2011
Tiết 1 Âm nhạc
( GV chuyên soạn giảng)
---***---
Tiết 2 Luyện từ và câu 
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG
I.Mục tiêu
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.(ND ghi nhớ )
- Làm đúng các bài tập 1, 2 
II. Chuẩn bị
- Bảng lớp viét sẵn hai câu văn phần Nhận xét.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài 1, bài 2 phần luyện tập.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt độngdạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu với 1 từ ở bài 3 trang 59.
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- 3 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Tìm hiểu bài
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhắc HS cách làm bài : Dùng gạch chéo (/) để phân cách các vế câu, một gạch ngang dưới bộ phận chủ ngữ hai gạch ngang dưới bộ phận vị ngữ.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
a, Buổi chiều, nắng vừa nhạt / sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
b, Chúng tôi đi đến đâu/rừng ào ào chuyển động đến đấy
Bài 2
- Hỏi :
+ Các từ in đậm trong hai câu ghép trên được làm gì ?
+ Nếu lược bỏ những từ ngữ ấy thì quan hệ giữa các vế câu có gì thay đổi ?
Bài 3
- GV yêu cầu : Em hãy tìm những từ có thể thay thế cho các từ in đậm trong hai câu ghép trên.
- GV ghi nhanh câu HS đặt trên bảng khoanh tròn vào các từ thay thế.
2.3. Ghi nhớ	
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- Nối tiếp nhau trả lời và bổ sung ý kiến đến khi có câu trả lời đúng.
+ Các từ in đậm trong hai câu ghép trên dung để nối hai vế câu trong câu ghép.
+ Nếu lược bỏ những từ ngữ in đậm ở câu a thì hai vế câu không có quan hệ chặt chẽ với nhau, câu b sẽ trở thành không hoàn chỉnh.
- Nối tiếp nhau đọc câu thay thế từ in đậm.
- Nối tiếp nhau đọc câu thay thế từ in đậm.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- 3 HS nối tiếp nhau đặt câu.
2.4. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhắc HS gạch chéo (/) để phân cách các vế câu. Khoanh tròn và cặp từ hô ứng trong câu.
- Gọi HS Nhận xét bài làm của bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng phụ, HS dưới làm bài vào VBT.
- Nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- Chữa bài.
a, Ngày chưa tắt hẳn,/trăng đã lên rồi.
2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng chưa ... đã
b, Chiếc xe ngựa vừa đậu lại / tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.
2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng : Vừa ... đã ...
c, Trời càng nắng gắt, / hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng càng ... càng.
Bài 2
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Gọi HS có phương án khác đọc câu của mình.
 Nhận xét, kết luận câu đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng phụ, HS dưới làm bài vào VBT.
- Nhận xét bài làm của bạn, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Bổ sung câu mình đặt.
- Chữa bài.
a, Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
b, Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c, Thuỷ Tinh dâng nước bao nhiêu, Sơn tinh dâng núi cao bấy nhiêu.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ, đặt 5 câu ghép có cặp từ hô ứng và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 Tập làm văn 
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I.Mục tiêu
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
- Học sinh quý trọng đồ vật
II. Chuẩn bị
- HS chuẩn bị đồ vật thật.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Thu, chấm đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em của 3 HS.
3 HS mang bài cho GV chấm.
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài Trực tiếp
GV nêu: Tiết học hôm nay các em cùng lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật để chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
HS lắng nghe và xác định mục tiêu của giờ học.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: SGk trang 66
- Hỏi: Em chọn đồ vật nào để lập dàn ý? Hãy giới thiệu cho các bạnn được biết.
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Nối tiếp nhau giới thiệu về đồ vật mình lập dàn ý.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét để có dàn ý chi tiết, đầy đủ.
- Yêu cầu HS rút kinh nghiệm từ bài của bạn để tự sửa dàn ý của mình theo hướng dẫn của GV vừa chữa.
- Gọi HS đọc dàn ý của mình. GV chú ý sửa chữa cho từng em.
- Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng nhóm.
- Làm việc theo hướng dẫn của GV.
- Sửa bài của mình.
Bài 2: SGk trang 66
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho HS trình bày dàn ý về văn tả đồ vật của mình trong nhóm.
- Gọi HS trình bày dàn ý của mình trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm HS trình bày dàn ý tốt.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc gợi ý 2 trước lớp.
- HS thảo luận theo nhóm 4, trình bày dàn ý của mình cho các bạn nghe.
- 3 đến 5 HS trình bày dàn ý cua rmình trước lớp.
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn và chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
Tiết 4 Toán 
Tiết 120: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu
Biết tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
II.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm ttra bài cũ
- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1- GV mời 1 HS đọc đề bài, yêu cầu HS quan sát hình bể cá.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề bài và tìm cách giải:
- GV yêu cầu HS làm bài, nhắc HS 1dm3 = 1 lít nước.
- GV chữa bài và cho điểm HS, yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- 1 HS đọc ,Cả lớp đọc thầm đề bài và quan sát hình minh họa trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
1m = 10 dm; 50cm =5 dm; 60cm =6 dm
Diện tích kính xung quanh bể cá là:
(dm2)
Diện tích kính mặt đáy bể cá là:
 (dm2)
Diện tích kính để làm bể cá là:
(dm2)
Thể tích của bể cá là:
(dm3)
300 dm3 = 300 lít
Thể tích nước trong bể là:
 (lít)
Đáp số: a) 230 dm2
 b) 300 dm3; 
 c) 225 lít
Bài 2: 
- GV mời 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích cảu hình lập phương.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV mời 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài, yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- GV nhận xét cho điểm HS.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 3 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải.
a) Diện tích xung quanh hình lập phương là:
 (m2)
b) Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
(m2)
c) Thể tích cảu hình lập phương là:
 ( m3)
Đáp số: a) 9 m2
 b) 13,5m2 ; c) 3,375 m3
- HS đọc bài làm trước lớp.
Cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài bạn.
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình.
- GV hướng dẫn:
+ Coi cạnh của hình lập phương N là a thì cạnh của hình lập phương M sẽ như thế nào so với a?
+ Viết công thức tính diện tích toàn phần của hai hình lập phương trên?
+ Vậy diện tích toàn phần của hình lập phương M gấp mấy lần diện tích toàn phần của hình lập phương N?
+ Viết công thức tính thể tích của hình lập phương N và thể tích hình lập phương M.
+ Vậy thể tích của hình lập phương M gấp mấy lần thể tích của hình lập phương N?
- Yêu cầu HS trình bày bài làm vào vở bài tập.
- HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm lại đề bài và quan sát hình trong SGK.
+ Cạnh của hình lập phương M gấp 3 lần nên sẽ là .
+ Diện tích toàn phần của hình lập phương N là:
Diện tích toàn phần của hình lập phương M là:
+ Diện tích toàn phần của hình lập phương M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình lập phương N.
+ Thể tích hình lập phương N là:
Thể tích của hình lập phương M là:
+ Thể tích của hình lập phương M gấp 27 lần thể tích của hình lập phương N.
- HS tự làm bài vào vở bài tập.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập luyuện tập thêm, tự ôn luyện về tỉ số phần trăm, đọc và phân tích biểu đồ hình quạt, nhận dạng và tính diện tích, thể tích các hình đã được học

Tài liệu đính kèm:

  • docxGA lop tuan 24thanh.docx