Giáo án lớp 5 tuần 24 - Trường Tiểu học Thọ Bình A

Giáo án lớp 5 tuần 24 - Trường Tiểu học Thọ Bình A

TẬP ĐỌC

LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê -ĐÊ

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

- Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa ; kể được 1 đến 2 luật của nước ta.(Trả lời được các câu hỏi SGK)

 II – CHUẨN BỊ:

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

A- Kiểm tra bài cũ ( 4)

HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần , trả lời câu hỏi về bài đọc.

B. Bài mới:

 GV giới thiệu bài (1)

*Hoạt động 1. (33)Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài

 

doc 35 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1114Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 tuần 24 - Trường Tiểu học Thọ Bình A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 24
Thứ hai, ngày tháng 2 năm 2011 
Tập đọc
Luật tục xưa của người ê -đê
I- Mục đích yêu cầu:
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa ; kể được 1 đến 2 luật của nước ta.(Trả lời được các câu hỏi SGK)
 II – chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
iii- các hoạt động dạy – học
A- Kiểm tra bài cũ ( 4’)
HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần , trả lời câu hỏi về bài đọc.
B. Bài mới:
 GV giới thiệu bài (1’)
*Hoạt động 1. (33’)Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
 - GV đọc bài văn. Chú ý đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu, đoạn thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
 - Từng tốp HS (mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2-3 lượt): đoạn 1 (Về cách xử phạt), đoạn 2 (Về tang chứng và nhân chứng), đoạn 3 (Về các tội). GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ chú giải sau bài (luật tục, Ê-đê, song, co, tang chứng, nhân chứng,..); uốn nắn cách đọc của HS.
 - HS luyện đọc theo cặp
 - Hai HS tiếp nối nhau đọc bài.
b) Tìm hiểu bài
 Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
 - Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? (Người xưa đặt ra luật tục để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng).
 -Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội. (Tội không hỏi mẹ cha – Tội ăn cắp- Tội giúp kẻ có tội – Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình) GV nói thêm: Các loại tội trạng được người Ê-đê nêu ra rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng theo từng khoản mục.
 -Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng.
(+ Các mức xử phạt rất công bằng: Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song); chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co); Người phạm tội là người bà con anh em cũng xử vậy.
+ Tang chứng phải chắc chắn (phải nhìn tận mặt, bắt tận tay; lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao,.. cả kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc) mới được kết tội; phải có vài ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị.)
 GV : Ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê-đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ ràng từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê-đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình.
 -Hãy kể một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.
 Sau khi đại diện các nhóm HS trình bày, GV chốt tên khoảng 5 luật của nước ta. 1 HS nhắc lại.(VD: Luật Giáo Dục, Luật Phổ cập tiểu học, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Bảo vệ môi trường. Luật Giao thông đường bộ,)
 - HS nêu ND , ý nghĩa bài văn.
c).Luyện đọc lại
 - Ba HS tiếp nối nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
 - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn:
- Tội không hỏi mẹ cha
Có cây đa/phải hỏi cây đa, có cây sung/ phải hỏi câu sung, có mẹ cha/ phải hỏi mẹ cha. Đi rừng lấy củi/ mà không hỏi cha, đi suối lấy nước/ mà chẳng nói với mẹ; bán cái này, mua cái nọ/ mà không hỏi ông bà già cả là sai; phải đưa ra xét xử.
- Tội ăn cắp
Kẻ thò tay ra để đánh cắp của người khác / là kẻ có tội. Kẻ đó phải trả lại đủ giá; ngoài ra phải bồi thường gấp đôi số của cải đã lấy cắp.
- Tội giúp kẻ có tội
Kẻ đi cùng đi, bước cùng bước, nói cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội.
*Hoạt động 2. Củng cố, dặn dò ( 2’)
 - GV hỏi HS về nội dung bài văn.
 - GV nhận xét tiết học. 
______________________________________
Toán:
Tiết 116: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
 Biết vận dụng các công thức diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
II. Các hoạt động dạy học 
*Hoạt động 1:(10’)Ôn công thức tính thể tích hình lập phương. 
GV yêu cầu HS nhắc lại các công thức tính thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhạt, đơn vị đo thể tích. 
Nhấn mạnh mối quan hệ giữa hình hộp chữ nhật và hình lập phương, mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích, diện tích. 
*Hoạt động 2: (30’)Thực hành. 
Bài 1: Củng cố về quy tắc tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương.
 - GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán, GV nhận xét ý kiến của HS.
 - Gv yêu cầu HS giải bài toán, nêu các kết quả, các nhận xét, GV kết luận.
Bài 2: (Cột 1).Hệ thống hoá và củng cố về quy tắc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật.
 - GV yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh, thể tích của hình hộp chữ nhật.
 - GV yêu cầu HS tự giải bài toán. HS trao đổi bài làm cho bạn kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn.
 - GV yêu cầu một số HS nêu kết quả. Gv đánh giá bài làm của HS.
Bài 3: ( Nếu còn thời gian GV cho HS làm thêm).Vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật để giải toán.
Yêu cầu HS quan sát hình vẽ , đọc kĩ yêu cầu của đề toán và nêu hướng giải bài toán.
 - Gv nêu nhận xét .Yêu cầu HS tự giải bài toán.
 - Gọi 1 HS lên bảng giải.Chẳng hạn:
Bài giải:
Thể tích khối gỗ hình hộp chữ nhật là:
9 x 6 x 5 = 270(m3)
Thể tích của khối gỗ hình lập phương cắt đi là:
4 x 4 x4 = 64(m3)
Thể tích phần gỗ còn lại là:
270 – 64 = 206(m3)
 Đáp số: 206 m3
 - Nhận xét tiết học.
___________________________________________
Thứ ba, ngày tháng 2 năm 2011
chính tả
Nghe – viết : Núi non hùng vĩ.
I- Mục đích yêu cầu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả , viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
- Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (BT2).
- HS khá giỏi giải được câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử (BT3).
II – chuẩn bị:
 Bút và một số tờ phiếu để các nhóm HS làm BT3 
iii- các hoạt động dạy – học
A -Kiểm tra bài cũ( 4 phút )
Một HS đọc cho 2-3 bạn viết lại trên bảng lớp những tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió 
Tùng Chinh. 
B. Bài mới:
 -Giới thiệu bài: (1’)
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
*Hoạt động 1. Hướng dẫn HS nghe -viết (20 phút )
 - GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ. HS theo dõi trong SGK.
 - GV: đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới giữa nước ta và Trung Quốc.
 - HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai (tày đình, hiểm trở, lồ lộ), các tên địa lí (Hoàng Liên Sơn, Phan –xi-phăng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai). HS luyện viết vào giấy nháp những tên riêng.
 - HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét.
*Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả ( 13 phút )
Bài tập 2 
 - Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - HS đọc thầm đoạn thơ, tìm các tên riêng trong đoạn thơ
 - HS phát biểu ý kiến- nói các tên riêng đó, cách viết hoa. GV kết luận bằng cách viết lại các tên riêng:
Tên người, tên dân tộc
Đam Săn, Y Sun
Nơ Trang Long
A-ma Dơ-hao
Mơ-nông
Tên địa lí
Tây Nguyên
(sông )Ba
Bài tập 3
 - Một HS đọc nội dung BT3.
 - GV trao bảng phụ (hoặc giấy cỡ to)viết sẵn bài thơ có đánh số thứ tự (1, 2, 3, 4, 5) lên bảng; mời 1 HS đọc lại các câu đố bằng thơ.
 - GV: Bài thơ đố các em tìm đúng và viết đúng chính tả tên một số (7) nhân vật lịch sử.
 - GV chia lớp làm 5-6 nhóm. Phát cho mỗi nhóm bút dạ và 1 tờ giấy. Các nhóm đọc thầm 
lại bài thơ, suy nghĩ, trao đổi, giải đố, viết lần lượt, đúng thứ tự tên các nhân vật lịch sử vào giấy (bí mật lời giải)
 - Nhóm nào làm xong, gập giấy, đại diện nhóm lên bảng. Đại diện nhóm xong sớm nhất sẽ được đứng đầu hàng. Sau Thời gian quy định, các đại diện dán bài lên bảng lớp, lần lượt trình kết quả (đọc câu đố trên bảng phụ – chỉ vào giấy nói lời giải (VD: đọc 2 dòng thơ đầu – chỉ vào giấy, nói: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo). Tiếp tục như vậy cho đến hết.
 - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cao cho những những nhóm giải đố đúng, nhanh viết đúng tên riêng 5 nhân vật lịch sử.
 - Một, hai HS nhìn bảng đọc lần lượt từng câu đố, nói lời giải theo kết quả đúng.
Câu đố
 1. Ai từng đóng cọc trên sông
Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hồng sóng xanh?
Lời giải đố
Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần hưng Đạo
(GV: Ngô Quyền là người đầu tiên có sáng kiến đóng cọc trên sông Bạch Đằng để diệt quân Nam hán (năm 938). Vua Lê Hoàn cho đóng cọc trên sông Bạch Đằng diệt quân Tống (981). Sau này, trong cuộc chiến đấu chống quân Nguyên lần thứ 3 (năm 1288), học tập tiền nhân, Trần Hưng Đạo đã tiếp tục cho đóng cọc trên sông Bạch Đằng để diệt giặc Nguyên)
 2. Vua nào thần tốc quân hành
Mùa xuân đại phá quân thanh tơi bời?
3. Vua nào tập trận đùa chơi
Cờ lau phất trận một thời ấu thơ.?
4. Vua nào thảo Chiếu rời đô?
5. Vua nào chủ xướng Hội thơ Tao Đàn?
- Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)
- Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh)
- Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)
- Lê Thánh Tông (Lê Lư Thành)
 - HS cả lớp nhẩm thuộc lòng các câu đố.
 - GV cho HS thi đọc thuộc lòng các câu đố.
*Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
 GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại tên 5 vị vua, HTL các câu đố ở BT3, đố lại người thân.
_____________________________________
Toán: 
 Tiết 117: Luyện tập chung
I. Mục tiêu. 
- Biết tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. 
 - Biết tính thể tích hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.
II. Các hoạt động dạy học. 
Bài 1: GV hướng dẫn HS tự tính nhẩm 15% của 120 theo cách nhẩm của bạn Dung(như trong SGK).
a) Cho HS nêu yêu cầu của bài tập rồi HS tự làm theo gợi ý của SGK.
Chẳng hạn:
Nhận xét: 17,5% = 10% + 5% +2,5%
10% của 240 là 24
5% của 240 là 12
2,5% của 240 là 6
Vậy: 17,5% của 240 là 42.
b)Cho HS tự làm rồi chữa bài. Chẳng hạn:
 Nhận xét: 35% = 30% + 5%
10% của 520 là 52
30% của 520 là 156
5% của 520 là 26
 Vậy 35% của 520 là 182.
 Bài 2: Cho HS tự giải rồi chữa bài. 
Bài giải:
Tỉ số phần trăm chỉ thể tích của hình lập phương lớn so với thể tích hình lập phương bé là 
.Như vậy, tỉ số phần trăm thể tích của hình lập phương và thể tích của hình lập phương bé là:
 3 : 2 = 1,5
 1,5 = 150% 
Thể tích của hình lập phương lớn: 
64 x = 96 (cm3) 
Đáp số: a. 150%; b. 96cm3
Bài 3: ( Nếu còn thời gian cho HS làm thêm).GV hướng dẫn HS làm bài :
 Coi hình đã cho gồm 3 hình lập phương, mỗi hình lập phương đó đều được xếp bởi tám hình lập phương nhỏ(có cạnh 1cm) như vậy hình vẽ như SGK có tất cả:
 8 x 3 = 24 (hình lập phương nhỏ)
 Mỗi hình lập phương A, B, C (xem hình vẽ ) có diện tích toàn phần là:
 2 x 2 x 6 = 24 (cm2)
 Do cách xếp các hình A, B, C nên hình A có một mặt không sơn, hình B có 2 mặt không sơn, hình C có 1 mặt không sơn, cả ba hình có 1 + 2 + 1 = 4 (mặt )không cần sơn.
 Diện tích toàn phần của cả ba hình A, B ...  nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác?
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Từng nhóm bổ sung kết quả.
 - GV bổ sung: Cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật; ngoài ra không nên chơi nghịch ổ lấy điện hoặc dây dẫn điện như cắm các vật vào ổ điện(dù các vật đó cách điện), bẻ, xoắn dây điện,...(vì làm hỏng ổ điện và dây điện, vừa có thể bị điện giật).
*Hoạt động 2: (15’)thực hành
Bước 1: làm việc theo nhóm
 HS thực hành theo nhóm : Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trang 99 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Từng nhóm trình bày kết quả
 - GV ch HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện (có ghi số vôn)
 - GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu t thêm: Khi dây chì bị chảy, phải mở cầu dao điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu chì khác. Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng.
*Hoạt động 3: (15’)thảo luận về tiết kiệm điện
Bước 1: Làm việc theo cặp
 HS thảo luận theo các câu hỏi:
 - Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm?
 - Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.
Bước 2: Làm việc cả lớp
 GV cho một số HS trình bày về việc sử dụng điện an toàn và tránh lãng phí
Bước 3: 
 - HS liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà ( GV dặn HS tìm hiểu trước). HS thảo luận theo cặp, sau đó GV có thể cho một số HS trình bày trước lớp và lưu ý chung một số trường hợp phổ biến, nhắc các em có ý thức tiết kiệm điện.
 - Mỗi tháng gia đình bạn thường dùng hết bao nhiêu số điện và phải trả bao nhiêu tiền điện?
 - Tìm hiểu xem ở gia đình có những thiết bị, máy móc gì sử dụng điện. Theo bạn thì việc sử dụng mỗi loại trên là hợp lý hay còn lãng phí, không cần thiết? Có thể làm gì để tiết kiệm điện, tránh lãng phí khi sử dụng điện ở gia đình bạn?
HS có thể sử dụng bảng sau để trình bày, ví dụ:
Dụng cụ, máy móc sử 
dụng điện
Đánh giá của bạn
Bằng chứng (nếu đánh giá của bạn là 2 hoặc 3)
Bạn có thể làm gì để tiết kiệm, tránh lãng phí
1. Việc sử dụng hợp lý, không gây lãng phí
2. Thỉnh thoảng còn sử dụng khi không cần thiết, gây lãng phí
3. Thường xuyên sử dụng khi không cần thiết, gây lãng phí
Máy bơm nước
x
Không dùng bừa bãi
Đèn ở bàn học
X
Hay quên tắt đèn khi học xong
Tắt đèn khi không sử dụng nữa
Quạt điện
x
Đôi khi còn quên tắt quạt khi không sử dụng nữa
Tắt quạt khi không sử dụng nữa
Mĩ thuật:
Bài 24 : Vẽ theo mẫu 
Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu
I. Mục tiêu:
- HS biết quan sát,so sánh và nhận xét đúng về tỉ lệ, đọ đậm nhạt ,đặc điểm của mẫu.
- HS biết cách bố cục bài vẽ hợp lí.
- HS cảm nhận được vẽ đẹp của độ dậm nhạt ở mẫu vẽ và yêu quí mọi vật xung quanh.
II. Chuẩn bị:
Mẫu vẽ có hai hoặc ba mẫu vẽ( ấm pha trà , cái bát, cái chén..)
SGK, SGV bút chì, màu vẽ
III. Các hoạt động dạy học:
 Giới thiệu bài(2’)
*Hoạt động 1: (5’)Quan sát nhận xét
 GV hướng dẫn gợi ý các em chọn hướng nhìn đẹp của mẫu để vẽ và nhận xét.
 - Vị trí của các mẫu vật.
 - Hình dáng màu sắc của mẫu, đặc điểm các bộ phận.
 - So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của vật mẫu và giữa hai vật mẫu với nhau.
 - Nêu nhận xét đọ đậm nhạt của mẫu.
*Hoạt động 2(5’) Cách vẽ
 GV cho HS xem hình gợi ý, HS quan sát nhận ra cách vẽ.
*Hoạt động 3: (25’)Thực hành
 HS vẽ bài vào VTH. GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng.
*Hoạt động 4:(3’) Nhận xét đánh giá
 - gv cùng HS lựa chọn bài vẽ (bài tốt và chưa tốt) gợi ý HS nhận xét xếp loại
 - GV nhận xét chung tiết học, nhắc nhở HS chưa hoàn thành.
____________________________________________
Toán
ôn tập
I . Mục tiêu:
 Củng cố cho HS nắm chắc cách tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
II . Các hoạt động dạy học:
 - GV cho HS làm bài tập ở tiết 120 VBT.
 - GV theo dõi giúp HS còn lúng túng.
 - HS làm bài xong GV gọi lần lượt HS lên chữa bài 
 - HS cùng GV nhận xét bổ sung chốt lại ý đúng.
 - GV cho HS làm thêm các bài tập sau:
 * Một hình hộp chữ nhật có thể tích 64dm3. Tìm các kích thước của hình hộp chữ nhật đó, biết rằng hình hộp chữ nhật có ba kích thước khác nhau và đều là số tự nhiên với đơn vị đo là đề- xi – mét.
 - Hs chép bài vào vở làm bài. GV hướng dẫn cho HS yếu.
 - Gọi HS chữa bài . Nhận xét chốt lại ý đúng.
 - Nhận xét tiết học.
_______________________________________________
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LấN LỚP
Hoạt động 2: Giao lưu văn nghệ mừng Đảng- Mừng Xuân
2.1. Mục tiêu hoạt động:
- HS biết sưu tầm các bài hát, bài thơ, truyện kể, tiểu phẩm, điệu múa, xoay quanh chủ đề “ Mừng Đảng- Mừng xuân”.
- Thông qua buổi giao lưu văn nghệ này, HS thêm yêu quê hương đất nước và tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng.
2.2. Quy mô hoạt động:
Tổ chức quy mô lớp.
2.3. Tài liệu và phương tiện:
- Các bài hát, bài thơ, truyện kể tiểu phẩm, điệu múa, ca ngợi Đảng, ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nươc, của mùa xuân.
2.4. Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị:
- GV cần phổ biến rõ yêu cầu của cuộc thiđể HS nắm.
- Hình thức thi.
- Cử người dẫn chương trình.
- Soạn các câu hỏi, câu đố, trò chơi.
- Cử BGK để chấm điểm.
- Phân công trang trí, ke bàn ghế, phụ trách tặng phẩm...
- Tiêu chí chấm điểm.
- Các giải thưởng.
- Dự kiến mời đại biểu tham dự cuộc thi.
* Đối với HS:
- Sưu tầm các bài hát, bài thơ chủ đề “Mừng Đảng- Mừng Xuân”
- Tích cực chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.
Bước 2: Tiến hành cuộc thi.
- MC tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu.
- Trưởng BTC phát biểu khai mạc cuộc thi, giới thiệu chủ đề và ý nghĩa buổi giao lưu.
- Các đội tự giới thiệu về đội mình.
- Giới thiệu thành phần BGK.
- Thông báo chương trình cuộc giao lưu.
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu câu hỏi hoặc yêu cầu.
- BGK cho điểm thang điểm 10 bằng thẻ.
- Sau mỗi tiết mục biểu diễn xong người dẫn chương trình hỏi ý kiến của BGK.
Bước 3: Tổng kết - Đánh giá - Trao giải thưởng.
- BGK đánh giá nhận xét kết quả giao lưu.
- Tổng kết số điểm và công bố các giải dành cho cá nhân và tập thể.
- Người dẫn chương trình mời đại diện cá nhân tập thể lên nhận phần thưởng.
- Mời đại diện đại biểu lên trao phần thưởng.
- Người dẫn chương trình cảm ơn đại biểu và các HS đã tham gia nhiệt tình cuộc thi.
- Tuyên bố kết thúc cuộc thi.
 Phần xem của tổ trưởng Duyệt của BGH
Hoạt động 3: Thi tìm hiểu về chủ đề “Việt Nam – Tổ quốc em” 
3.1. Mục tiêu hoạt động:
- Hs trình bày được sự hiểu biết của mình về các danh lam thắng cảnh, về truyền thống văn hoá, truyền thống đấu tranh và xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
- Rèn luyện đức tính tự tin, mạnh dạn khi trình bày một vấn đề trước tập thể.
- Giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước; tự hoà về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam anh hùng.
3.2. Quy mô hoạt động:
Tổ chức theo quy mô lớp.
3.3. Tư liệu và phương tiện:
- Tranh ảnh, đĩa hình sơ đồ , bản đồ, sách báo, truyện kể, các bài thơ, ca dao, tục ngữ.., ca ngợi đất nước và con người Việt Nam.
- Chuông báo giờ của BGK.
4.3. Các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị:
* Đối với giáo viên:
 Trước thời gian thi khoảng 1 tuần, Gv chủ nhiệm cần phổ biến cho Hs thi nắm được:
- Nội dung thi.
- Hình thức thi.
* Đối với HS:
- Phân công trang trí kê bàn ghế, phụ trách tặng phẩm, phần thưởng cho các đội chơi.
- Chuẩn bị chương trình văn nghệ, BGK, phân công người dẫn chương trình, viết giấy mời đại biểu.
- Các cá nhân, nhóm đăng kí nội dung với BTC; tìm hiểu tài liệu và tiến hành luyện tập.
Bước 2: Tổ chức cuộc thi.
* Phần mở đầu:
- Đội văn nghệ của lớp biểu diễn một tiết mục văn nghệliên quan đến chủ đề cuộc thi.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, khách mời.
- Giới thiệu nội dung, chương trình cuộc thi.
- Giới thiệu BGK và thể lệ chầm điểm.
* Tiến hành cuộc thi.
- Các đội tự giới thiệu về thành phần dự thi của đội mình.
- Người dẫn chương trình yêu cầu các đội đại diện đội mình tiến hành bốc thăm
Tháng 2 – Chủ điểm : Em là mầm non của Đảng 
I.Mục tiờu: Giỳp HS : 
 - Cú hoạt động thiết thực sinh hoạt theo chủ điểm mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3 – 2.
 II.Chuẩn bị :
- Sưu tầm cỏc bài hát ca ngợi Đảng.
III.Cỏc hoạt động trờn lớp :
 1. ổn định tổ chức và giới thiệu nội dung buổi học :
 - Tập hợp lớp, giới thiệu nội dung buổi học .
 2.Tổ chức, tiến hành :
Thi hỏt liờn khỳc cỏc bài hỏt về chủ đề mừng Đảng (Tiết 1)
GV chia nhúm, phổ biến cỏch chơi, luật chơi .
- Chia lớp làm 2 nhúm:
 + Nhúm cỏc bạn nam 
 + Nhúm cỏc bạn nữ 
 + Mỗi HS sẽ hỏt 1 đoạn trong 1 bài hỏt .
 + Nối tiếp nhau hỏt, hết lượt hỏt tiếp lượt khỏc .
- 2 nhúm thi hỏt. Nhúm nào hết bài hỏt trước là nhúm đú thua .
- GV nhận xột, tuyờn dương .
3.Củng cố – dặn dũ :
 - Em nhận thức được điều gỡ qua buổi học ngày hụm nay ?
 - Gv nờu lại ý nghĩa của việc thực hiện chủ điểm .
 - Nhận xột giờ học .
Tiếng Việt:
Ôn tập
I. Mục đích yêu cầu
Củng cố cho HS nắm chắc nội dung bài “Luật tục xưa của người Ê- đê” qua việc đọc và trả lời các câu hỏi.
II. Các hoạt động dạy học:
 - GV tổ chức cho HS luyện đọc bài cá nhân, nhóm đôi.
 - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
 - GV cùng HS bình chọn bạn đọc hay và diễn cảm nhất.
 - Cho HS trả lời các câu hỏi sau.
1. Để sử phạt công bằng, người Ê- đê coi trọng điều gì?
2. Tìm chi tiết cho thấy người Ê - đê rất coi trọng các quan hệ gia đình. Tại sao như vậy?
3. Những câu nào cho biết người Ê- đê coi tội phản bội dân làng là tội tày đình, không thể khoan thứ?
 - HS chép đề vào vở đọc bài và làm bài.
 - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
 - HS làm bài xong GV gọi HS chữa bài. gv cùng HS nhận xét bổ sung.
 - Nhận xét tiết học.
_________________________________________
Tiếng Việt:
ôn tập
I. Mục đích yêu cầu:
 Củng cố cho HS nắm chắc cặp từ hô ứng để điền vào chỗ trống.
II. Các hoạt động dạy học:
 GV tổ chức cho HS làm các bài tập sau vào vở 
Bài 1: điền tiếp vào chỗ trống vế câu (có cặp từ hô ứng phù hợp ) để hoàn chỉnh câu ghép sau.
Chưa đỗ ông nghè..
Lúa vừa mới uốn câu
Bài 2: Điền từ trong cặp từ hô ứng vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài ca dao:
 Ngày đi, trúcmọc măng
 Ngày về, trúccao bằng ngọn tre
 Ngày đi, lúachia vè
 Ngày về, lúa..đỏ hoe ngoài đồng.
Bài 3 : Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chổ chấm
a. Nó ..về đến nhà, bạn nó ..gọi đi ngay
b. Gió .to, con thuyền lướt nhanh trên mặt biển
c. Tôi đi .nó cũng theo đi..
d. Tôi nói , nó cũng nói ..
- HS chép bài vào vở và làm bài. GV theo dõi hướng dẫn cho HS còn lúng túng.
- Gọi HS chữa bài . Gv cùng HS nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuan 24 Lop 5 Chuan KT KNS.doc