Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Hoàng Ngọc Tâm - Trường Tiểu học Thiệu Quang Năm học 2010-2011

Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Hoàng Ngọc Tâm -  Trường Tiểu học Thiệu Quang Năm học 2010-2011

KT, KN :

- ĐỌc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 115 tiếng / phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2)

 2/TD : Yêu thích môn TV

II.CHUẨN BỊ :

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần đầu, sách Tiếng việt 5, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU

 

doc 22 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Hoàng Ngọc Tâm - Trường Tiểu học Thiệu Quang Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28 
Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( T.1 )
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/KT, KN :
- ĐỌc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 115 tiếng / phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2) 
 2/TD : Yêu thích môn TV 
II.CHUẨN BỊ :
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần đầu, sách Tiếng việt 5, tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1.Bài cũ:
HĐ 2Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học:1’
- HS lắng nghe
HĐ 3:Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng: ( Khoảng 7 – 8 HS ) : 13-15’
- Gọi HS kể tên các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 27
- HS kể tên
- HS lần lượt lên bốc thăm
- Mỗi HS chuẩn bị bài 1’–2’
- HS lên đọc bài + trả lời câu hỏi như đã ghi ở phiếu 
- HSKG đọc diễn cảm thể hiện đung nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ hình ảnh mang tính nghệ thuật.
- GV nhận xét, ghi điểm, nếu em nào chưa đạt cho kiểm tra lại lần sau
HĐ 4 Làm BT : 10-12’
Hướng dẫn HS làm BT2:
- 1 HS đọc to yêu cầu của BT2, lớp lắng nghe 
- GV dán bảng thống kê lên bảng + giao việc
- Quan sát + lắng nghe
- GV phát phiếu cho HS
- HS làm bài làm vào vở bài tập,4HS làm bài vào phiếu
- HS trình bày
+ câu đơn :
Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.
+ câu ghép không có từ nối:
Lòng sông rộng,nước trnog xanh.
Mây bay, gió thổi.
+ câu ghép dùng QHT:
Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn năm...
Vì trời nắng to, lại không mưa đã lâu nên cây cỏ héo rũ.
+Câu ghép dùng cặp từ hô ứng:
Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Lớp nhận xét
 Nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’
 - Nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng về nhà tiếp tục ôn để tiết sau kiểm tra lấy điểm.
- Dặn những HS kiểm tra chưa đạt về ôn để tiết ôn tập sau kiểm tra lại.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện 
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
.I. MỤC TIÊU:
1/KT, KN : Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
 Biết đổi đơn vị đo thời gian.
2/TĐ : HS yêu thích môn Toán
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1.Bài cũ : 4-5'
HĐ 2: Giới thiệu bài : 1'
HĐ 3 : Thực hành : 28-30’
- 1HS lên làm BT2.
Bài 1: GV HD để HS nhận ra: Thực chất bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô và xe máy.
HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài toán.
 Bài giải:
4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Mỗi giờ ô tô đi được là:
135 : 3 = 45 (km)
Mỗi giờ xe máy đi được là:
135 : 4,5 = 30 (km)
Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là:
45 - 30 = 15 (km)
Đáp số: 15 km.
Bài 2:GV hướng dẫn HS tính vận tốc với đơn vị đo là m/phút.
1250 : 2 = 625 (m/phút); 1 giờ = 60 phút
Một giờ xe máy đi được:
625 x 60 = 37500 (m)
37500 m = 37,5 km
Vận tốc của xe máy là: 37,5 km/giờ
Bài 3:
HS nêu yêu cầu của bài toán.
- GV cho HS đổi đơn vị:
 Đổi đơn vị:
15,75km = 15750 m
1 giờ 45 phút = 105 phút
Tiếp tục làm bài vào vở bài tập.
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2
ĐẠO ĐỨC
EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HIỆP QUỐC (2TIẾT)
I.MỤC TIÊU :
1/KT,KN :
Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của các nước với tổ chức quốc tế này.
2/TĐ : Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.
II.CHUẨN BỊ :
+ Phiếu thảo luận nhóm ( tiết 1) 
+ Giấy bút để làm việc nhóm ( tiết 2)
+ Bộ câu hỏi cho mỗi nhóm ( tiết 2)
Phiếu thảo luận nhóm.
Hãy điền thông tin vào chỗ..
Liên Hợp Quốc
Việt Nam
Ngày thành lập (1).
Số nước thành viên ( 2)
Ngày gia nhập LHQ (a)
Là thành viên thứ (b)..
Tổ chức các hoạt động nhằm mục đích (3).
Các tổ chức của LHQ ở nước ta để (c.)
Trụ sở chính đặt tại ( 4). 
Ngày 20/11/1989 thông qua công ước quốc tế về(5)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1. Bài cũ : 4-5’
- 2HS trả lời
HĐ 2 : Giới thiệu bài : 1’
HĐ 3:Tìm hiểu thông tin về liên hợp quốc:9-10’
- 1 HS trong nhóm đọc thông tìn về Liên Hợp Quốc trang 40, 41 SGK cho cả nhóm nghe rồi thảo luận, kết hợp với hiểu biết của mình về Liên Hợp Quốc để hoàn thành bảng thông tin.
- Phát phiếu bài tập cho HS
- HS làm việc theo nhóm 4
- Đại diện các nhóm lên bảng viết lại kết quả của nhóm. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV treo bảng phụ có nội dung phiếu thảo luận nhóm.
- Đại diện 2 nhóm lên trình bày kết quả: 
- Nhóm 1: Điền thông tin về Liên Hợp Quốc, 
- Nhóm 2: Điền thông tin về Việt Nam. Yêu cầu các nhóm khác quan sát, nhận xét bổ sung.
Các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc có ý nghĩa gì?
+ Các hoạt động đó nhằm bảo vệ hoà bình công bằng và tiến bộ xã hội.
+ Việt Nam có liên quan thế nào với tổ chức Liên Hợp Quốc?
+ Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc
+ Là thành viên của Liên Hợp Quốc chúng ta phải có thái độ như thế nào với các cơ quan và hoạt động của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam?
+ Chúng ta phải tôn trọng, hợp tác, giúp đỡ các cơ quan Liên Hợp Quốc thực hiện các hoạt động.
- GV cho HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK
- 3, 4 HS nhắc lại.
HĐ 4 : Bày tỏ thái độ : 6-7’
- HS đọc bài tập 1, thảo luận nhóm 2 để chọn đáp án đúng
Đại diện nhóm trình bày
+ Ý a, b, đ: không tán thành 
 + Ý b, c, d: tán thành 
HĐ 5 : Xử lý tình huống : 7-8’
- Đọc bài tập 2, thảo luận nhóm 4
GV chia lớp làm 6 nhóm, phân việc : 
+ Tình huống 1 : Nhóm 1,2
+ Tình huống 2 : Nhóm 3,4
+ Tình huống 1 : Nhóm 5,6
- HS trao đổi, thảo luận, tìm cách hợp lý để xử lý tình huống.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Tình huống 1: khi có người nước ngoài đại diện cho tổ chức Liên Hợp Quốc đến địa phương em làm việc, bạn An tỏ thái độ không vui và cho là : người nước ngoài thì không nên làm việc của người Việt Nam. Nếu có mặt ở đó, em sẽ nói gì với bạn An?
1. Em sẽ giải thích cho An rằng: những người nước ngoài đó đến với mong muốn giúp địa phương và đất nước ta những điều tốt đẹp. Họ sẽ chỉ giúp đỡ những gì chúng ta cần chứ không xâm phạm vào công việc riêng của người Việt Nam.
Tình huống 2: Trong một buổi thảo luận về công ước quốc tế về quyền trẻ em, bạn Hoa phát biểu: Đây là quy định của Liên Hợp Quốc đặt ra, nước ta không cần phải thực hiện. Em có tán thành không? Nếu không tán thành em sẽ nói gì với bạn?
Tình huống 2.: Em không tán thành. Em sẽ nói với bạn rằng công ước là một quy định đem lại niềm vui, hạnh phúc cho trẻ em hơn. Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc và đã ký thực hiện công ước nên cần thực hiện theo quy định chung này. Như thế mới tôn trọng tổ chức Liên Hợp Quốc.
Trường hợp 3: Có 1 người nước ngoài là thành viên của tổ chức Liên Hợp Quốc nhờ em đưa đến UBND xã, phường. Em sẽ làm gì?
- Tuyên dương nhóm xử lí tình huống hay
Trường hợp 3: Em sẽ nhiệt tình giúp họ chỉ đường cho họ hoặc cùng tới nơi. nếu không biết ngoại ngữ, em sẽ cố gắng tìm cách giao tiếp phù hợp để giúp được họ.
 Chúng ta phải có thái độ như thế nào với các hoạt động của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam? 
- Phải tôn trọng, giúp đỡ họ đồng thời tuân theo những quy định chung của Liên Hợp Quốc.
 HĐ NỐI TIẾP: Dặn về nhà tìm hiểu thêm về LHQ để chuẩn bị cho tiết 2
Tiết 2
HĐ 5 : Tìm hiểu về tổ chức LHQ ở VN : 15-17’
- HS nêu yêu cầu BT2
- GV giao việc :
- Phát cho mỗi nhóm 1 giấy rô ki để làm việc nhóm.
- HS làm việc theo nhóm
- Các thành viên trong nhóm lần lượt đọc ra tên các tổ chức của Liên Hợp Quốc đang hoạt động tại Việt Nam, cả nhóm thống nhất các tổ chức đó, cùng chức năng nhiệm vụ tương ứng của tổ chức đó và viết vào giấy làm việc nhóm của nhóm mình.
- Đại diện của mỗi nhóm nêu tên 1 tổ chức và chức năng của tổ chức đó cho đến hết. Các nhóm khác lắp ghép, bổ sung để hoàn thành những thông tin sau
Các tổ chức Liên Hợp Quốc đang hoạt động ở Việt Nam
Tên viết tắt
Vai trò nhiệm vụ.
Quý nhi đồng Liên Hợp Quốc
UNICEF
Tổ chức các hoạt động vì sự phát triển của trẻ em ( giáo dục, dinh dưỡng, y tế...)
Tổ chức y tế thế giới
WHO
Triển khai các hoạt động vì sức khỏe cộng đồng
Quỹ tiền tệ quốc tế
IMF
Cho nước ta vay những khoản kinh phí lớn để làm gì?
Tổ chức GD, KH và VH của Liên Hợp Quốc
UNESCO
Giúp ta trùng tu, tôn tạo các di tích, danh lam thắng cảnh
- GV chốy lại ý chính
HĐ 6 : HĐ cá nhân : 9-10’
- dành cho HSKG
- GV nêu câu hỏi và HS trả lời, nếu HS không TL được thì GV nói thêm cho HS biết
1. Liên Hợp Quốc thành lập khi nào?
2. 5 quốc gia trong Hội đồng bảo an là những nước nào?
1. Ngày 24/10/1945.
2.Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật.
3.Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc vào năm nào?
3.20/9/1977.
4, Hoạt động chủ yếu của Liên Hợp Quốc nhằm mục đích gì?
4. Xây dựng, bảo vệ công bằng và hoà bình.
5.Quỹ UNICEF – quỹ nhi đồng thế giới có hoạt động ở Việt Nam không.
5.có.
6.Tiên viết tắt của tổ chức y tế thế giới là gì?
6.WHO
7.Công ước mà Liên Hợp Quốc đã thông qua để đem lại quyền lợi nhiều hơn cho trẻ em tên là gì.
7.Công ước quốc tế về Quyền trẻ em
8.Kể tên 3 cơ quan tổ chức Liên Hợp Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
8. UNICEF, UNESCO, WHO
- Tuyên dương HS trả lời đúng
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP; 1-2’
- GV nhận xét giờ học
- Dặn chuẩn bị bài sau
- Đọc lại ghi nhớ
Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2011
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( T.2 )
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 1/ KT,KN :
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2.
2/ TD : Yêu thích môn TV
II.CHUẨN BỊ :
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng (như TIẾT 1).
2 ® 3 tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1.Bài cũ:
HĐ 2.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học:1’ 
HS lắng nghe
HĐ 3:Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng : 15-16’
Tiến hành như tiết 1 
HĐ 4 : Làm BT : 16-17’
-Cho HS đọc yêu cầu BT+đọc 3 câu a, b, c
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
GV phát giấy + bút dạ cho 3 HS
-HS đọc lần lượt từng câu văn, làm vào vở bài tập.3HS làm vào phiếu.
HS trình bày
a.Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy./ Chúng rất quan trọng./...
b.Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng./sẽ chạy không chính xác./ sẽ không hoạt động./
c. Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “ Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người”.
- Lớp nhận xét
Nhận xét + chốt lại  ... ần chung giữa hai dấu hiệu chia hết cho 2 và 5: 
Các số chia hết cho 2 có chữ số tận cùng bên phải là: 0, 2, 4, 6, 8.
Các số chia hết cho 5 có chữ số tận cùng bên phải là: 0 hoặc 5.
Chữ số 0 có trong cả hai dấu hiệu chia hết cho 2 và chia hết cho 5, 0 là phần chung của hai dấu hiệu này. Vậy số chia hết cho cả 2 và 5 là số có chữ số ở tận cùng bên phải là 0.
d) Tương tự như phần c), số 46 ¨ phải có chữ số ở tận cùng bên phải là 0 hoặc 5 và 4 + 6 + ¨ phải chia hết cho 3. 
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’
 Nhận xét tiết học
- Xem trước bài Ôn tập về phân số.
LỊCH SỬ
 TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP 
I.MỤC TIÊU :
1/KT,KN : 
 Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất :
+ Ngày 26-4-1975 Chiến dịch HCM bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền sài Gòn trong thành phố.
 + Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dương văn Minh đầu hàng không điều kiện.
2/TĐ : Tự hào về truyền thống lịch sử Việt Nam
II.CHUẨN BỊ : 
- Bản đồ Việt Nam
- Ảnh tư liệu về đại thắng mùa xuân 1975 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1. Bài cũ : 4-5’
HĐ 2 : Giới thiệu bài : 1’
HĐ 3 : ( làm việc cả lớp) : 2-3’
- 2 HS đọc bài.
- 1, 2 HS đọc bài và chú thích.
- GV nêu nhiệm vụ bài học cho HS:
+ Thuật lại sự kiện tiêu biểu của chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30-4-1975.
- Lắng nghe.
HĐ 4 : ( làm việc theo cặp) ; 4-5’
Chiến dịch HCM bắt đầu khi nào ? trình bày sơ lược các mũi tiến công của quân ta ?
+ Bắt đầu ngày 26-4-1975, tất cả 5 cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền sài Gòn trong thành phố.
- 1 số HS trình bày
HĐ 5: ( làm việc theo nhóm) : 12-14’
- HS thảo luận nhóm 4
- GV nêu câu hỏi: Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào?
- HS dựa vào SGK, tường thuật cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập.
- HS đọc SGK và diễn tả lại cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng.
- Đại diện nhóm trình bày kết hợp chỉ bản đồ (hoặc tranh)
HĐ 5 : ( làm việc cả lớp) : 4-5’
- Tại sao nói: Ngày 30-4-1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta?
- HS tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30-4-1975.
+ Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc ( như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, ĐBP).
+ Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh.
+ Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất. 
 Kết luận:Ngày 30- 4- 1975, quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đất nước được thống nhất và độc lập
-1,2 HS đọc bài học
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’
- HS kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975 ( gắn với quê hương).
HS nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà học bài lại và chuẩn bị bài học sau.
- GV nhận xét tiết hoc.
Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2011
TIẾNG VIỆT 
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
 Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII:
 Nghe viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 100 chữ / 15’ ), không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi) 
TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I.MỤC TIÊU:
1/KT, KN : Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
2/TĐ : HS yêu thích môn Toán
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1.Bài cũ : 4-5'
HĐ 2: Giới thiệu bài : 1'
HĐ 3 : Thực hành : 29-31’
GV tổ chức, hướng dẫn cho HS làm rồi chữa các bài tập. 
- 1HS lên làm BT1.
Bài 1: 
- HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài, HS đọc các phân số mới viết được.
Bài 2: Lưu ý HS, khi rút gọn phân số phải nhận được phân số tối giản, do đó nên tìm xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số lớn nhất nào. Chẳng hạn, với phân số ta thấy:
-:HS tự làm bài rồi chữa bài. 
- 18 chia hết cho 2, 3, 6, 7, 18.
- 24 chia hết cho 2, 3, 4, 6, 8, 12, 24.
- 18 và 24 cùng chia hết cho 2, 3, 6 trong đó 6 là số lớn nhất.
Vậy: .
Theo dõi và ghi vở.
Bài 3a,b: 
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
 Khi HS chữa bài, GV nên giúp HS tìm mẫu số chung (MSC) bé nhất. Chẳng hạn: Để tìm MSC của các phân số và , bình thường ta chỉ việc lấy tích của 12 x 36, nhưng nếu nhận xét thì thấy 
36 : 12 = 3, tức là 12 x 3 = 36, do đó nếu chọn 36 là MSC thì việc quy đồng mẫu số hai phân số và sẽ gọn hơn cách chọn 12 x 36 là MSC. Như vậy, HS chỉ cần làm bài phần b) như sau: ; giữ nguyên .
Ghi vở
b) ; giữ nguyên .
Bài 4: 
- HS nêu cách so sánh hai phân số có cùng hoặc không cùng mẫu số; hai phân số có tử số bằng nhau.
Bài 5: Dành cho HSKG
Bài 5: HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài, HS đọc các phân số mới viết được, có thể nêu các cách khác nhau để tìm phân số thích hợp.
Trên hình vẽ ta thấy đoạn thẳng từ vạch 0 đến vạch 1 được chia thành 6 phần bằng nhau, vạch ứng với phân số , vạch ứng với phân số , vạch ở giữa và ứng với phân số hoặc phân số .
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’
 - Nhắc lại cách QĐMS.
MĨ THUẬT
VẼ THEO MẪU:MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU 
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu đặc điểm của mẫu về hình dáng mầu sắc và cách sắp xếp 
- HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu có hai hoặc ba vật mẫu.
- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật .
II. CHUẨN BỊ.
- Mẫu để vẽ theo nhóm , tranh tĩnh vật hoặc bìa vẽ lọ, hoa ,quả .
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung 
Hs quan sát, lắng nghe
HĐ 2: Quan sát nhận xét (5’) 
- GV cùng học sinh bày mẫu vẽ gợi ý để các em nhận ra 
+ Tỉ lệ chung của mẫu vẽ
+ Vị trí của mẫu 
+ Hình dáng đặc điểm của mẫu
GV gợi ý và yêu cầu HS quan sát nhận xét mẫu 
Hs quan sát
HĐ 3: Cách vẽ tranh (5’)
- GV gợi ý HS 
+ Ước lượng chiều cao , ngang của mẫu để vẽ khung hình chung
+ Tìm tỉ lệ của các mẫu vật
+ Vẽ phác mẫu bằng các nét thẳng
+ Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho rõ đặc điểm của mẫu
HS quan sát lắng nghe
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV không nên kẻ to, bé quá so với khổ giấy
HĐ 4: Thực hành (20’)
+ Tập vẽ cá nhân : vẽ vào vở hoặc giấy 
H/s thực hiện 
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (5’)
 -GV nhận xét chung tiết học
 -Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài và có bài đẹp. Nhắc một số em chưa hoàn thành về nhà thực hiện tiếp
 + sưu tầm tranh ảnh lễ hội , chuẩn bị đất nặn cho bài học sau
KHOA HỌC
SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
I. MỤC TIÊU :
1/ KT, KN : Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
2/TĐ : Biết dùng mọi biện pháp để tiêu diệt một số côn trùng có hại
II.CHUẨN BỊ :Hình trang 114, 115 SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1. Kiểm tra bài cũ: 4-5’
HĐ 2.Giới thiệu bài: 1’
HĐ 3 : Làm việc với SGK : 14-15’
- HS làm việc theo nhóm.
-Các nhóm quan sát các hình 1,2,3,4,5 trang 114 SGK, mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm.
Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải?
- Bướm cải thường đẻ vào mặt dưới của lá rau cải. Trứng nở thành sâu. 
- Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
- Sâu ăn lá rau để lớn. Hình 2a, 2b, 2c cho thấy sâu càng lớn càng ăn nhiều lá rau và gây thiệt hại nhất.
- Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu?
- Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm,...
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình.
GV kết luận: SGK
- Gọi 1HS lên vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của
- 1HS nhắc lại
- Lớp vẽ vào nháp
HĐ 4 : Quan sát và thảo luận : 10-11’
- GV chia nhóm.
- HS làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn trong SGK. Cử thư kí ghi kết quả thảo luận của nhóm theo mẫu sau:
- Phát phiếu bài tập
 Ruồi
Gián
So sánh chu trình sinh sản:
- Giống nhau
- Khác nhau
Nơi đẻ trứng
Cách tiêu diệt
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả 
làm việc của nhóm mình.
- GV chữa bài 
 Ruồi
 Gián
So sánh chu kì sinh sản:
 - Giống nhau
 - Khác nhau
Đẻ trứng 
Trứng nở ra dòi ( ấu rùng). Dòi hoá nhộng. Nhộng nở ra ruồi.
Đẻ trứng 
Trứng nở thành gián con mà không 
qua các giai đoạn trung gian.
Nơi đẻ trứng
Nơi có phân, rác thải, xác chết động vật,...
Xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, 
tủ quần áo,...
Cách tiêu diệt 
- Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi,...
- Phun thuốc diệt ruồi.
- Giữ vệ sinh môi trường nhà ở,
 nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, 
tủ bếp, tủ quần áo,...
- Phun thuốc diệt gián.
Kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng.
- Nhắc lại
- Đọc nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’
- Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị bài sau
SINH HOẠT
TUẦN 28
I.MỤC TIÊU: 
 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 28
 - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
 - GD HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TUẦN 28:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ, duy trì SS lớp tốt. 
-Nề nếp lớp tương đối ổn định.
 * Học tập: - Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
 - Một số em chưa chịu khó học ở nhà.
 * Văn thể mĩ:- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc. 
 -Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ.
 -Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
 -Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt.
 * Hoạt động khác:- Sinh hoạt Đội đúng quy định.
III. KẾ HOẠCH TUẦN 29:
 * Nề nếp: - Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định. 
 -Thực hiện nghiêm túc những quy định của địa phương.
 - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
 - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
 * Học tập: - Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 29. 
 -Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học để thi giữa kì II đạt kết quả cao.
 - Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp. 
 -Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
 - Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
 * Vệ sinh:- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
 -Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.

Tài liệu đính kèm:

  • docKE HOACH BAI HOC LOP 5B TUAN 28.doc