Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Nguyễn Thị Thu Hiền Trường Tiểu học Xuân Thượng

Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 -  Nguyễn Thị Thu Hiền  Trường Tiểu học Xuân Thượng

I/ MỤC TIÊU:

 - Củng cố cho HS cách tính vận tốc, thời gian, quãng đường của chuyển động đều.

 - Rèn kĩ năng làm toán cho HS.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 GV: Bảng phụ

 HS: Vở luyện toán

III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 1. Kiểm tra:

- GV nêu câu hỏi:

 

doc 8 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 935Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 - Nguyễn Thị Thu Hiền Trường Tiểu học Xuân Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2010
Hướng dẫn thực hành kiến thức
Toán: luyện tập tính vận tốc, quãng đường, thời gian
I/ Mục tiêu: 
 - Củng cố cho HS cách tính vận tốc, thời gian, quãng đường của chuyển động đều.
 - Rèn kĩ năng làm toán cho HS.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 GV: Bảng phụ
 HS: Vở luyện toán
III/Các hoạt động dạy- học:
 1. Kiểm tra:
- GV nêu câu hỏi:
+ Muốn tính vận tốc của một chuyển động đều ta làm như thế nào?
- GV nhận xét, cho điểm.
 2.Giới thiệu bài 
 3.Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1( trang 41): 
- Gọi HS nêu y/c của bài tập.
- HS làm bài cá nhân. 1HS làm trên bảng lớp.
- Tổ chức cho HS chữa bài và nêu lại cách làm.
- GV nhận xét và củng cố thêm.
Bài 2( trang 41): 
- ? Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Y/c HS tự làm bài. GV giúp đỡ HS yếu.
- HS chữa bài và nêu lại cách làm. Lớp nhận xét.
- GV chữa chung.
Bài giải
Quãng đường người đó đi xe máy trong 2 giờ là:
25 x 2 = 50 ( km)
Quãng đường người đó đi bằng tàu hỏa là:
266 - 50 = 216 ( km )
Thời gian người đó đi tàu hỏa là:
216 : 40 = 5,4( giờ)
Thời gian người đó đi cả quãng đường là:
2 giờ + 5,4 giờ = 7,4 giờ
Đáp số: 7,4 giờ
- Yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra kết quả.
- GV nhận xét, tuyên dương HS làm đúng.
Bài 3( trang 41): 
- GV hỏi: + Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- HS làm bài cá nhân. 1 HS lên bảng làm bài.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- GV tổ chức cho HS chữa bài 
- HS nx. GV chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2010
Toán
luyện tập chung về toán chuyển động 
I/ Mục tiêu: 
 - Củng cố cho HS cách tính vận tốc, thời gian, quãng đường của chuyển động đều.
 - HS biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
 - Rèn kĩ năng làm toán cho HS.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 GV: Bảng phụ
 HS: Vở luyện toán
III/Các hoạt động dạy- học:
 1. Kiểm tra:
- GV nêu câu hỏi:
+ Muốn tính vận tốc của một chuyển động đều ta làm như thế nào?
- GV nhận xét, cho điểm.
 2.Giới thiệu bài 
 3.Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1( trang 41): 
- Gọi HS nêu y/c của bài tập.
- HS làm bài cá nhân. 1HS làm trên bảng lớp.
- Tổ chức cho HS chữa bài và nêu lại cách làm.
- GV nhận xét và củng cố thêm.
Bài 2( trang 42): 
- ? Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Y/c HS tự làm bài. GV giúp đỡ HS yếu.
- HS chữa bài và nêu lại cách làm. Lớp nhận xét.
- GV: Muốn tính thời gian gặp nhau của hai chuyển động ngược chiều ta làm như thế nào?
- Cho HS đổi vở để kiểm tra kết quả.
- GV nhận xét, tuyên dương HS làm đúng.
Bài 3( trang 42): 
- GV hỏi: + Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- HS làm bài cá nhân. 1 HS lên bảng làm bài.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- GV tổ chức cho HS chữa bài 
- HS nx. GV chữa bài
Bài giải
Đổi 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
Vận tốc của ca nô khi đi xuôi dòng là:
25 + 3 = 28 ( km/ giờ)
Quãng sông AB dài là:
28 x 1,5 = 42 ( km )
Vận tốc của ca nô khi đi ngược dòng là:
25 - 3 = 22 ( km/ giờ)
Thời gian ca nô đi ngược dòng từ B về A là:
42 : 22 = 1giờ
Đáp số : 1giờ
- GV : Khi tính thời gian của chuyển động xuôi dòng hoặc ngược dòng ta cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét, củng cố thêm.
 3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Tuyên dương HS học tập tốt.
____________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Phòng ngừa thảm họa
Bài 6: các hiểm họa khác ( tiếp )
I/ Mục tiêu:
- Tiếp tục giúp HS có những hiểu biết về 1 số hiểm họa khác như: Giông, sét, lốc,...
- HS nắm được một số tác hại, nguyên nhân và những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình khi xảy ra những thảm họa như: Giông, sét, lốc,...
II/ Các hoạt động dạy- học
1. Giới thiệu bài.
2. Bài giảng :
 A. Mưa đá
 1, Nguyên nhân.
- Gv nêu và giúp HS hiểu nguyên nhân có mưa đá.
 2, Tác hại.
- GV gợi ý để HS trao đổi nhóm 4 người về tác hại của mưa đá.
- Gọi HS đại diện nêu ý kiến, HS khác bổ sung.
- GV tóm tắt kết luận.
 3, Những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình khi có mưa đá:
- HS nêu.
- GV tóm tắt và chốt lại trên bảng phụ những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình khi có mưa đá.
- Gọi 2- 3 HS đọc lại.
 B. Hỏa hoạn
 1, Nguyên nhân, tác hại :
- HS trao đổi nhóm về nguyên nhân và tác hại của hỏa hoạn.
- HS các nhóm lần lượt trình bày.
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tóm tắt KL.
 2, Những việc cần làm để bảo vệ bản thân và gia đình khi có hỏa hoạn:
- HS nêu.
- GV bổ sung, giúp HS ghi nhớ và thực hiện khi xảy ra hỏa hoạn.
3. Củng cố, dặn dò:
 GV tổng kết bài giảng.
Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2011
Tiếng việt
Tập làm văn: Luyện tập về tả cây cối
i/ mục tiêu:
- Nhằm củng cố cho HS cách làm bài văn miêu tả cây cối. 
- Rèn cách chọn lọc chi tiết, cách sử dụng hình ảnh khi miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 GV: Bảng phụ
 HS: Vở luyện TV
III/các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra:
- Gọi HS nêu cấu tạo của bài văn tả cây cối?
- GV nhận xét.
2.Giới thiệu bài :
3.Hướng dẫn làm bài tập:
* GV nêu và chép các đề bài trang 43( Vở Luyện TV) lên bảng.
- Gọi HS đọc 4 đề bài.
- Y/c HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lần lượt chữa đọc bài làm của mình.
- HS cả lớp nghe và nhận xét.
- GV nhận xét và củng cố thêm.
- GV: Khi miêu tả cây cối ta nên sử dụng một số câu văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá thì bài văn sẽ giàu cảm xúc và hay hơn.
* GV cho HS chọn 1 trong 4 đề trên bảng viết thành bài văn hoàn chỉnh vào vở.
- HS làm bài cá nhân.
- Lần lượt 2 HS đọc bài văn của mình.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét, củng cố thêm cho HS về cách viết câu văn miêu tả cây cối.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài tập vào vở
Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2011
Âm nhạc
ôn và Luyện hát hai bài bài: 
" màu xanh quê hương";"em vẫn nhớ trường xưa"
I/ Mục tiêu
- Ôn và luyện hát giúp cho HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, thể hiện sắc thái của 2 bài hát " Màu xanh quê hương"; ” Em vẫn nhớ trường xưa”.
II / Các hoạt động dạy- học
 1. Phần mở đầu : 
 Giới thiệu ND ôn tập.
 2.Phần nội dung :
a, ND1 : Ôn tập bài hát “ Màu xanh quê hương ”.
- Cả lớp hát 1- 2 lần bài hát.
- Cho HS ôn hát kết hợp gõ đệm theo phách bài hát, theo nhịp bài hát.
- Từng tốp hát và gõ đệm theo phách.
- Chọn 1 nhóm biểu diễn hát tốp ca trước lớp, khuyến khích HS thể hiện những động tác múa phụ họa.
b, ND2 : Ôn tập bài ” Em vẫn nhớ trường xưa”.
- Cả lớp hát 1- 2 lần bài hát.
- Cho HS ôn hát có lĩnh xướng, đối đáp và đồng ca.
- Luyện cho từng nhóm hát và kết hợp gõ đệm theo phách.
- Chọn cử 1- 2 nhóm biểu diễn hát lĩnh xướng, đối đáp và đồng ca trước lớp.
3. Phần kết thúc
- Cả lớp hát và gõ đệm theo phách mỗi bài hát một lần.
- GV nx giờ học. 
_________________________________
Toán
luyện tập chung về toán chuyển động
I/ mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách tính vận tốc, thời gian, quãng đường của chuyển động đều. 
- HS biết giải bài toán chuyển động ngược chiều ( cùng chiều) trong cùng một thời gian.
- Rèn kĩ năng làm toán cho HS.
II/ II/ Đồ dùng dạy- học:
 GV: Bảng phụ
 HS: Vở luyện toán
III/ các hoạt động dạy- học:
 1.Giới thiệu bài :
 2.Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 ( trang 42):
- Gọi HS đọc bài và nêu y/c của bài tập.
- HS làm bài cá nhân. 1HS làm trên bảng lớp.
- Tổ chức cho HS chữa bài và nêu lại cách làm.
- GV nhận xét và chữa chung
Bài giải
Đổi 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
Sau một giờ ô tô và xe máy đi được là:
52 + 28 = 80 ( km/ giờ)
Quãng đường từ Nam Định đi Thanh Hóa là:
80 x 1,25 = 100 ( km)
 Đáp số : 100 km
Bài 2 ( trang 43):
- ? Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Y/c HS tự làm bài. GV giúp đỡ HS yếu.
- HS chữa bài và nêu lại cách làm. Lớp nhận xét.
- GV chữa bài
Bài giải
Thời gian bác Long đi từ nhà đến cơ quan (không kể TG sửa xe) là:
7 giờ - 10 phút - 6 giờ 30 phút = 20 phút = giờ
Quãng đường từ nhà đến cơ quan là:
18 x = 6 ( km )
Thời gian hàng ngày bác Long đi từ nhà đến cơ quan là:
7 giờ - 6 giờ 30 phút = 30 phút = 0,5 giờ
Hàng ngày bác Long đi với vận tốc là:
6 : 0,5 = 12 ( km/ giờ)
Đáp số: 12 km/ giờ
Bài 3 ( trang 43):
- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân. 1 HS lên bảng làm bài.
- GV giúp đỡ HS yếu.
- GV tổ chức cho HS chữa bài 
- HS nx. 
- GV chấm bài của một số HS. 
- GV nhận xét, chữa chung
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Tuyên dương HS học tập tốt.
Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2011
Mỹ thuật
vẽ trang trí : trang trí hình tròn
I/ Mục tiêu:
- HS nắm vững và vẽ được trên giấy hình vẽ trang trí hình tròn.
- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật có trang trí.
II/ Đồ dùng:
 GV: Hình gợi ý vẽ; 1 số bài vẽ trang trí hình tròn của HS năm học trước.
 HS : Giấy vẽ, chì tẩy, thước và màu vẽ.
IIi/ Các hoạt động dạy- học:
*Giới thiệu bài:
1, HĐ1: Quan sát, nhận xét:
- GV cho HS quan sát 1 số bài vẽ trang trí và 1 số đồ vật có trang trí hình tròn.
- HS nêu ý kiến nhận xét.
- GV bổ sung.
2, HĐ2: Cách trang trí:
- Gv chia lớp thành 6 nhóm; mỗi tổ 2 nhóm nhỏ. HS qx, trao đổi thảo luận thống nhất cách vẽ trang trí. Sau đó từng nhóm cử đại diện trình bày trước lớp.
- HS nhóm khác bổ sung.
3, HĐ3: Thực hành:
- HS thực hành vẽ.
4, HĐ 4: Nhận xét, đánh giá:
- Trưng bày bài vẽ. 
- GV nx, xếp loại.
Ban giám hiệu ký duyệt Tuần 28
Ngày 14 tháng 3 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN CHIEU L5 TUAN 28.doc