Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 22)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 22)

/ Mục tiêu

HS biết:

- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích; chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).

- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

- Làm được bài tập 1, bài 2 (cột 1), bài 3 (cột 1); HS khá, giỏi làm được các bài tập trong SGK.

* Mục tiêu riêng: HSHN đọc đúng tên các đơn vị đo diện tích, biết đổi các đơn vị đo diện tích từ đơn vị lớn ra đơn vị bé.

 

doc 30 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 946Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 22)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011
Tiết 1 - Hoạt động tập thể 
Tiết 2 - Toán
Tiết 146: ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH
I/ Mục tiêu 
HS biết:
- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích; chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).
- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Làm được bài tập 1, bài 2 (cột 1), bài 3 (cột 1); HS khá, giỏi làm được các bài tập trong SGK.
* Mục tiêu riêng: HSHN đọc đúng tên các đơn vị đo diện tích, biết đổi các đơn vị đo diện tích từ đơn vị lớn ra đơn vị bé.
II/Các hoạt động dạy- học 
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS nêu bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2- Luyện tập:
*Bài tập 1: 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét bài trên bảng nhóm.
*Bài tập 2: 
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3: 
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS làm vào bảng nhóm cả lớp làm phiếu học tập.
- 1 HS nêu yêu cầu.
a) 1m2 = 100dm2 = 10 000cm2 
 = 1000 000mm2
 1ha = 10 000m2
 1km2 = 100ha = 1 000 000m2
b) 1m2 = 0,01dam2 1m2 = 0,000001km2
 1m2 = 0,0001hm2 1ha = 0,01km2
 = 0,0001ha 4ha = 0,04km2
- 1 HS nêu yêu cầu.
 a) 65 000m2 = 6,5 ha
 846 000m2 = 84,6 ha
 5000m2 = 0,5ha
 b) 6km2 = 600ha
 9,2km2 = 920ha
 0,3km2 = 30ha
Tiết 4 - Tập đọc
Tiết 59: THUẦN PHỤC SƯ TỬ
I/ Mục đích yêu cầu
- Đọc rõ ràng, lưu loát bài tập đọc. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Mục tiêu riêng: HSHN đọc tương đối lưu loát bài tập đọc.
II/ Các hoạt động dạy- học
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Hướng dẫn đọc đúng.
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
+ Ha- li- ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì?
+ Vị giáo sĩ ra điều kiện như thế nào?
+ Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha- li- ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc?
+ Ha- li- ma đã nghĩ ra cách gì làm thân với sư tử?
+) Rút ý 1:
+ Ha- li- ma đã lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào?
+ Vì sao gặp ánh mắt của Ha- li- ma, con sư tử đang giận dữ “bỗng cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi”?
+ Theo vị giáo sĩ điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ?
+) Rút ý 2:
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của chúng ta?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Nhưng mong muốn hạnh phúcđến sau gáy.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc bài Con gái và trả lời các câu hỏi về bài.
- 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến giúp đỡ.
+ Đoạn 2: Tiếp đến vừa đi vừa khóc.
+ Đoạn 3: Tiếp đến chải bộ lông bờm sau gáy.
+ Đoạn 4: Tiếp đến lẳng lặng bỏ đi.
+ Đoạn 5: Phần còn lại
- HS đọc nối tiếp đoạn. 
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- 1- 2 HS đọc toàn bài.
* HS đọc đoạn 1:
+ Nàng muốn vị giáo sĩ cho lời khuyên: làm cách nào để chồng nàng hết cau có, gắt gỏng, gia đình trở lại hạnh phúc như trước.
- HS đọc đoạn 2,3:
+ Nếu Ha- li- ma lấy được 3 sợi lông bờm của một con sư tử sống, giáo sĩ sẽ nói cho nàng biết bí quyết.
+ Vì điều kiện của vị giáo sĩ không thể thực hiện được: Đến gần sư tử đã khó, nhổ 3 sợi lông bờm của nó lại càng khó. Thấy người, sư tử sẽ vồ lấy, ăn thịt ngay.
+ Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào rừng. Khi sư tử thấy nàng, gầm lên và nhảy bổ tới thì nàng ném con cừu xuống đất cho sư tử ăn. Tối nào cũng được ăn món thịt cừu ngon lành trong tay nàng, sư tử dần đổi tính. Nó quen dần với nàng, có hôm còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy.
+) Ha- li- ma nghĩ ra cách làm thân với sư tử.
- HS đọc đoạn còn lại:
+ Một tối, khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân nàng, Ha- li- ma bèn khấn thánh A- la che chở rồi lén nhổ ba sợi lông bờm của sư tử. Con vật giật mình, chồm dậy nhưng khi bắt gặp ánh mắt dịu hiền của nàng, nó cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi.
+ Vì ánh mắt dịu hiền của Ha- li- ma làm sư tử không thể tức giận. / Vì sư tử yêu mến Ha- li- ma nên không thể tức giận khi nhận ra nàng là người nhổ lông bờm của nó.
+ Điều làm nên sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, lòng kiên nhẫn, sự dịu dàng.
+) Ha- li- ma đã nhận được lời khuyên.
+ Truyện cho thấy kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- 5 HS nối tiếp đọc bài.
- Cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc DC trong nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm.
Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011
Tiết 1 - Toán
Tiết 147: ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH
I/ Mục tiêu
HS biết:
- Quan hệ giữa mét khối, đề- xi- mét khối, xăng- ti- mét khối.
- Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.
- Chuyển đổi các số đo thể tích.
- Làm được bài tập 1, bài 2 (cột 1), bài 3 (cột 1); HS khá, giỏi làm được các bài tập trong SGK.
* Mục tiêu riêng: HSHN đọc được tên các đơn vị đo thể tích, biết đổi các đơn vị đo thể tích từ đơn vị lớn ra đơn vị bé.
II/Các hoạt động dạy- học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu bảng đơn vị đo thể tích, mối quan hệ giữa hai đơn vị liền kề.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2- Luyện tập:
*Bài tập 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Yêu cầu HS làm bút chì vào SGK, 1 Hs làm bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Cho HS làm vào vở, 1 HS lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3: Viết các số đo dưới dạng số thập phân
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- 2 HS nêu.
- 1 HS đọc yêu cầu.
a) HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
b) - Đơn vị lớn gấp 1000 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
 - Đơn vị bé bằng một phần một nghìn đơn vị lớn hơn tiếp liền.
- 1 HS nêu yêu cầu.
 1m3 = 1000dm3
 7,268m3 = 7268dm3
 0,5m3 = 500dm3
 3m3 2dm3 = 3002dm3
 1dm3 = 1000cm3
 4,351dm3 = 4351cm3
 0,2dm3 = 200cm3
 1dm3 9cm3 = 1009cm3
- 1 HS nêu yêu cầu.
 a) Có đơn vị là mét khối
 6m3 272dm3 = 6,272m3
 2105dm3 = 2,105m3
 3m3 82dm3 = 3,082m3
 b) Có đơn vị là đề- xi- mét khối
 8dm3 439cm3 = 8,439dm3
 3670cm3 = 3,67dm3
 5dm3 77cm3 = 5,077dm3 
Tiết 4 - Luyện từ và câu
Tiết 59: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I/ Mục đích yêu cầu
- HS biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ (BT1, BT2).
- Biết và hiểu được nghĩa một số câu thành ngữ, tục ngữ (BT3).
* Mục tiêu riêng: HSHN biết một số phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ (BT1, BT2).
II/ Đồ dùng dạy học
 Bút dạ, bảng nhóm. Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy- học
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1:
- GV tổ chức cho cả lớp phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận lần lượt theo từng câu hỏi.
*Bài tập 2:
- GV chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS làm lại BT 3 tiết LTVC trước.
- 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài.
- HS làm việc cá nhân.
Lời giải:
- Những phẩm chất ở bạn nam: dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng với mọi hoàn cảnh.
- Những phẩm chất ở bạn nữ: dịu dàng, khoan dung, cần mẫn, biết quan tâm đến mọi người. 
- 1 HS đọc nội dung BT 2, 
- Cả lớp đọc thầm lại truyện " Một vụ đắm tàu".
- HS trao đổi nhóm đôi. 
- Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Lời giải:
- Phẩm chất chung của hai nhân vật
 - Phẩm chất riêng
- Cả hai đều giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác:
+ Ma- ri- ô nhường bạn xuống xuồng cứu nạn để bạn sống.
+ Giu- li- ét- ta lo lắng cho bạn, ân cần băng bó vết thương cho bạn khi bạn ngã, đau đớn khóc thương bạn trong giờ phút vĩnh biệt.
- Những phẩm chất tiêu biểu cho nữ tính và nam tính:
+ Ma- ri- ô rất giàu nam tính: kín đáo, quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng.
+ Giu- li- ét- ta dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính khi giúp Ma- ri- ô- bị thương.
*Bài tập 3:
- GV nhấn mạnh 2 yêu cầu của BT:
+ Nêu cách hiểu về nội dung mỗi thành ngữ, tục ngữ.
+ Trình bày ý kiến cá nhân – tán thành câu tục ngữ nào, vì sao?
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm 4, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
- Một số nhóm trình bày.
*VD về lời giải: Nội dung các câu thành ngữ, tục ngữ:
a) Con trai hay con gái đều quý, miễn là có tình, có hiếu với cha mẹ.
b) Chỉ có một con trai cũng được xem như đã có con, nhưng có đến 10 con gái vẫn xem như chưa có con.
c) Trai tài giỏi, gái đảm đang.
d) Trai gái thanh nhã, lịch sự.
- Câu a thể hiện một quan niệm đúng đắn: không coi thường con gái, xem con nào cũng quý, miễn là có tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ.
 - Câu b thể hiện một quan niệm lạc hậu, sai trái: trọng con trai, khinh miệt con gái.
Tiết 5 - Kể chuyện
Tiết 30: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I/ Mục đích yêu cầu
- HS biết lập dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc (giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật, kể rõ ràng, rành mạch) về mọt người phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài).
* Mục tiêu riêng: HSHN biết lắng nghe bạn kể chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học
- Một số truyện, sách, báo liên quan.
- Bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
III/ Các hoạt động dạy- học
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề:
- GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài (đã viết sẵn trên bảng lớp).
- GV nhắc HS: nên kể những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài chương trình.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
b) HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu truyện.
- GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự. Với ... nhận xét kết quả làm việc của HS.
- GV yêu cầu HS quan sát H1 và hỏi:
+ Em có nhận xét gì về H1?
c. Hoạt động 3: Đóng góp lớn lao của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình vào công cuộc xây dựng đất nước.
- Gv tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Việc đắp đập ngăn nước xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có tác động thế nào với việc chống lũ lụt hàng năm của nhân dân ta ? 
+ Điện nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã đóng góp vào sản xuất và đời sống của nhân dân như thế nào?
- GV: Nhờ công trình đập ngăn nước sông Đà, mực nước sông Hồng tại Hà Nội sẽ giảm xuống 1,5m vào mùa mưa lũ, làm giảm nguy cơ đe doạ vỡ đê và còn cung cấp nước chống hạn cho một số tỉnh phía Bắc...và chiếm 1/5 sản lượng điện của toàn quốc.
3. Củng cố –Dặn dò 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs trả lời.
- HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước, cách mạng việt nam có nhiệm vụ xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- HS nghe.
+ Chính thức khởi công xây dựng vào ngày 6- 11- 1979. Tại tỉnh Hoà Bình và sau 15 năm lao động vất vả nhà máy được hoàn thành. Chính phủ Liên Xô đã cộng tác giúp đỡ chúng ta xây dựng nhà máy.
- HS làm việc theo nhóm và cử đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Họ làm việc cần mẫn kể cả vào ban đêm, hơn 3 vạn người và hàng vạn xe cơ giới làm việc hối hả. Dù khó khăn, thiếu thốn và có cả hi sinh nhưng họ vẫn quyết tâm hoàn thành mọi công việc. Cả nước hướng về Hoà Bình và sẵn sàng chi viện người và của cho công trình.Từ các nước cộng hoà của Liên Xô, gần 1000 kĩ sư, công nhân bậc cao đã tình nguyện sang giúp đỡ việt nam. Ngày 30-12 –1988, tổ máy đầu tiên của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình bắt đầu phát điện. Ngày 4- 4-1994, tổ máy số 8, tổ máy cuối cùng đã hoà vào lưới điện quốc gia.
- HS quan sát và nêu nhận xét: ảnh ghi lại niềm vui của những người công nhân xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình khi vượt mức kế hoạch; đã nói lên sự tận tâm, cố gắng hết mức, dốc toàn tâm, toàn lực của công nhân xây dựng nhà máy cho ngày hoàn thành công trình. 
- HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ ...Đã góp phần tích vào việc chống lũ, lụt cho đồng bằng Bắc Bộ.
+ ...Đã cung cấp điện từ bắc vào nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- HS nghe.
Tiết 1 - Thể dục
Tiết 59: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I/ Mục tiêu:
- Ôn ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II/ Địa điểm- Phương tiện:
- Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
- Cán sự mỗi người một còi, Mỗi tổ tối thiểu 5 quả bóng rổ. Kẻ sân để chơi trò chơi
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
- Nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ chân đầu gối, hông, vai.
- Ôn bài thể dục.
*Chơi trò chơi khởi động: Tìm người chỉ huy.
2. Phần cơ bản
*Môn thể thao tự chọn : Ném bóng
- Học cách cầm bóng bằng một tay (trên vai).
- Học ném bóng vào rổ bằng một tay (trên vai).
* Chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”
3. Phần kết thúc
- Đứng vỗ tay và hát.
- Tập một số động tác hồi tĩnh.
- GV cùng học sinh hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
6- 10 phút
1 phút
2-3 phút
1 lần
1 -2 phút
18- 22 phút
14 – 15 phút
2- 3 phút
12- 13 phút
5- 6 phút
4- 6 phút
- Đội hình nhận lớp:
 * * * * * * *
 * * * * * * * 
- Giáo viên và cán sự điều khiển.
- Đội hình tập luyện:
 * * * * * * *
 * * * * * * *
- Gv nêu tên động tác, làm mẫu và giải thích.
- Hs tập đồng loạt.
- Gv theo dõi, sửa sai cho Hs.
- Gv nêu tên động tác, làm mẫu và giải thích.
- Hs tập luyện theo hướng dẫn của Gv.
- Gv nêu tên trò chơi.
- GV cùng HS nhắc lại cách chơi.
- HS chơi chính thức có thi đua trong khi chơi.
 - Đội hình kết thúc:
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
Tiết 5 - Khoa học
Tiết 59: SỰ SINH SẢN CỦA THÚ
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
- So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim.
- Kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa 1 con, một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con.
II/ Đồ dùng dạy học:
Hình trang 120, 121 SGK. Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
+ Mô tả sự sinh sản và nuôi con của chim?
2- Bài mới
2.1- Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
2.2- Hoạt động 1: Quan sát
*Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ.
- Phân tích được sự tiến hoá trong chu trình sinh sản của thú so với chu trình sinh sản của chim, ếch,
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 4.
+ Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu?
+ Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy?
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
+ Thú con ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
+ So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ GV nhận xét, kết luận: 
- Thú là loài động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa.
- Sự sinh sản của thú khác với sự sinh sản của chim là:
* Chim đẻ trứng, mỗi trứng nở thành một con.
* ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú bố mẹ.
- Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con cho tới khi con của chúng có thể tự kiếm ăn.
2.3- Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập
* Mục tiêu: HS biết kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con; mỗi lứa nhiều con.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
GV phát phiếu học tập cho các nhóm. 
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ GV nhận xét, tuyên dương những nhóm điền được nhiều tên con vật và điền đúng.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs trình bày.
- HS thảo luận hóm 4: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình và trả lời các câu hỏi.
+ Trong bụng mẹ.
+ Thú con có hình dạng giống thú mẹ.
- Một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 119 SGK và dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong phiếu:
+ Đại diện một số nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Số con trong một lứa
Tên động vật
Thông thường chỉ đẻ một con( không kể trường hợp đặc biệt)
Trâu, bò, ngựa, hươu, nai, hoẵng, voi, khỉ...
2 con trở lên
Hổ, sư tử, chó, mèo, lợn, chuột, 
Tiết 1 - Thể dục
Tiết 60: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY”
I/ Mục tiêu:
- Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Học trò chơi “Trao tín gậy” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II/ Địa điểm- Phương tiện.
- Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
- Cán sự mỗi người một còi, Mỗi tổ tối thiểu 5 quả bóng rổ. Kẻ sân để chơi trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
- Nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ chân đầu gối, hông, vai.
- Ôn bài thể dục.
*Chơi trò chơi khởi động: Tìm người chỉ huy.
2. Phần cơ bản
*Môn thể thao tự chọn : Ném bóng
- Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay (trên vai).
- Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực).
* Chơi trò chơi “Trao tín gậy”
3. Phần kết thúc
- Đứng vỗ tay và hát.
- Tập một số động tác hồi tĩnh.
- GV cùng học sinh hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
6- 10 phút
1 phút
2-3 phút
1 lần
1 -2 phút
18- 22 phút
14 – 15 phút
7- 8 phút
7- 8 phút
5- 6 phút
4- 6 phút
- Đội hình nhận lớp:
 * * * * * * *
 * * * * * * * 
- Giáo viên và cán sự điều khiển.
- Đội hình tập luyện:
 * * * * * * *
 * * * * * * *
- Gv nêu tên động tác, cho Hs tập luyện.
- Hs tập luyện theo hướng dẫn của Gv.
- Gv quan sát, sửa sai.
- Gv nêu tên động tác, làm mẫu cho Hs nhớ động tác, cho Hs tập luyện.
- Gv quan sát, sửa sai.
- Gv nêu tên trò chơi.
- GV cùng HS nhắc lại cách chơi.
- HS chơi chính thức có thi đua trong khi chơi.
 - Đội hình kết thúc:
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
Tiết 6 - Khoa học
Tiết 60: SỰ NUÔI VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu.
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ
+ Trình bày sự sinh sản của thú?
2- Bài mới
2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
2.2- Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: HS trình bày được sự sinh sản, nuôi con của hổ và hươu.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Thảo luận nhóm
GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ, 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
GV nhận xét. 
2.3- Hoạt động 2: Trò chơi “Thú săn mồi và con mồi”
*Mục tiêu: 
- Khắc sâu cho HS kiến thức về tập tính dạy con của một số loài thú.
- Gây hứng thú học tập cho HS.
*Cách tiến hành:
+ GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi (SGV- trang 193).
+ GV tổ chức cho HS chơi 
+ Các nhóm khác nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
+ GV nhận xét, tuyên dương những nhóm chơi tốt.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs trình bày.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình và trả lời các câu hỏi:
a) 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ:
+ Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
+ Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu khi sinh?
+ Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi?
+ Khi nào hổ con có thể sống độc lập.
b) 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu.
+ Hươu ăn gì để sống? Hươu đẻ mỗi lứa mấy con?
+ Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?
+ Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?
- Đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
PHIẾU BÀI TẬP
Bài 1: a) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
km2
hm2
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
1km2
= .......... hm2
1hm2
= ..........dam2
= .......... km2
1dam2
= .......... m2
= .......... hm2
1m2
= .......... dm2
= ..........dam2
1dm2
= .......... cm2
= .......... m2
1cm2
= ..........mm2
= .......... dm2
1mm2
= .......... cm2
b) Trong bảng đơn vị đo diện tích:
- Đơn vị lớn gấp .........lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
- Đơn vị bé bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 T30 KNS.doc