Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 (tiết 3)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 (tiết 3)

- Đọc lưu loát toàn bài, đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.

- Biết đọc diễn cảm bài văn, thể hiện đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi dầu làm việc cho cách mạng. Hiểu các từ ngữ khó trong bài, diễn biến của truyện.

- Cảm phục một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn một đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

 

doc 37 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 (tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ
Môn
Tiết
 Tên bài
Ba
14/4
TĐ
T
ĐĐ
K T
CC
61
151
31
31
31
Công việc đầu tiên.
Phép trừ
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (T2)
Lắp rô bốt (T2)
Tư
15/4
T
CT
LTVC
LS
TD
152
31
61
31
61
Luyện tập
Tài áo dài Việt Nam
MRVT: Nam và nữ
Lịch sử địa phương
Môn thể thao tự chọn
Năm
16/4
TĐ
T
TLV
KH
H
62
153
61
61
31
Bầm ơi
Phép nhân
Ôn tập về tả cảnh
Thực vật và động vật
Ôn tập bài hát: Dàn đồng ca mùa hạ
Sáu
17/4
T
LTVC
ĐL
KC
TD
154
62
31
31
62
Luyện tập
Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)
Địa lí địa phương
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Môn thể thao tự chọn
Bảy
18/4
TLV
T
KH
MT
 SHTT
62
155
62
31
31
Ôn tập về tả cảnh
Phép chia
Môi trường
Vẽ tranh: Đề tài Ước mơ của em.
NS:13/4/09	Tiết 1 : TẬP ĐỌC
ND:14/4/09	Tiết 61 :CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN 
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài, đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Biết đọc diễn cảm bài văn, thể hiện đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi dầu làm việc cho cách mạng. Hiểu các từ ngữ khó trong bài, diễn biến của truyện.
- Cảm phục một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn một đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+ HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động:
1. Bài cũ: 
 HS đọc bài “Tà áo dài VN”, trả lời các câu hỏi về nội dung bài 
2.Bài mới: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu 1, 2 học sinh khá, giỏi đọc mẫu bài văn.
Có thể chia bài làm 3 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy tờ gì.
Đoạn 2: Tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Đoạn 3: Còn lại.
Yêu cầu cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK (về bà Nguyễn Thị Định và chú giải những từ ngữ khó).
Giáo viên giúp các em giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 1.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Giáo viên thảo luận về các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Yêu cầu học sinh đọc lướt đoạn 1.
Công việc đầu tiên anh Ba giao cho út là gì?
1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 2.
Những chi tiết nào cho thấy út rát hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
Vì sao muốn được thoát li?
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc bài văn.
Hướng dẫn học sinh tìm kĩ thuật đọc diễn cảm đoạn đối thoại sau:
Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, / rồi hỏi to: //
Út có dám rải truyền đơn không?// 
Tôi vừa mừng vừa lo, / nói: //
Được, / nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, / em mới làm được chớ! //
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. // Cuối cùng anh nhắc: // 
Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng / có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. // Em không biết chữ nên không biết giấy gì. //
Giáo viên đọc mẫu đoạn đối thoại trên.
3. Củng cố
Giáo viên hỏi học sinh về nội dung, ý nghĩa bài văn.
4.Dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Chuẩn bị: “Bầm ơi.”
Đọc bài và trả lời câu hỏi 1,2
2 Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
Hoạt động lớp, cá nhân .
1, 2 học sinh khá, giỏi đọc mẫu.
Học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn – đọc từng đoạn.
Sau đó 1, 2 em đọc lại cả bài.
Học sinh chia đoạn.
1,2 em đọc thành tiếng hoặc giải nghĩa lại các từ đó (truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li)
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh làm việc theo nhóm, nhóm khác báo cáo.
Rải truyền đơn.
Cả lớp đọc thầm lại.
Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nữa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
Giả đi bán cá từ ba giờ sáng. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Khi rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Vì út đã quen việc, ham hoạt động, muốn làm nhiều việc cho cách mạng.
Giọng kể hồi tưởng chậm rãi, hào hứng.
Nhiều học sinh luyện đọc.
Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài văn.
Bài văn là một đoạn hồi tưởng lại công việc đầu tiên bà Định làm cho cách mạng. Qua bài văn, ta thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
_________________________
Tiết: 2	Toán
Tiết: 151PHÉP TRỪ
I.MỤC TIÊU: 
	- Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn.
	Bài tập 1b, 1c HS khá giỏi nhắc lại cách trừ hai phân số, cách trừ hai số thập phân; bài tập 2: HS khá giỏi nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ chưa biết.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Bài cũ :
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) ;	
b) 24,67 + 13,92 + 43,65 + 56,35 + 75,33 + 86,08
2.Bài mới:
* Ôn tập về các thành phần và tính chất của phép trừ. 
	- GV ghi bảng :	a – b = c
	+ Em hãy nêu tên gọi của phép tính và tên gọi các thành phần trong phép tính đó. 
	+ Một số trừ đi chính nó thì được kết quả là bao nhiêu ?
	+ Một số trừ đ 0 thì bằng mấy? * Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1. 
	- HS đọc yêu cầu của bài tập.
	GV hướng dẫn HS nhận xét, sửa:
Bài 2 : 
	- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. 
	- GV hỏi: Muốn thử lại để kiểm tra kết quả của một phép trừ có đúng hay không, chúng ta làm thế nào?
	- GV hướng dẫn HS nhận xét, sửa: 
b) HS nhắc lại cách trừ hai phân số, HS làm vào bảng con, GV hướng dẫn HS nhận xét, sửa:
c) HS nhắc lại cách trừ hai số thập phân. GV hướng dẫn HS nhận xét, sửa:
Bài 3. (HS khá giỏi nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ chưa biết).
	- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. 
Bài 4.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
	- HS khá giỏi nêu cách làm.
	- HS tự làm bài vào vở. GV giúp đỡ HS khó khăn, 1 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp nhận xé, sửa:
3. Củng cố : 
HS nhắc lại các tính chất của phép trừ
4. Dặn dò :
 Xem lại các bài tập, làm bài tập trong vở bài tập
Chuẩn bị : Luyện tập. Làm các bài tập vào vở chuẩn bị
2 HS thực hiện
- (a – b = c là phép trừ, trong đó a là số bị trừ, b là số trừ, c là hiệu, a – b cũng là hiệu)
-( bằng 0)
- (một số trừ đi 0 thì bằng chính nó).
- HS tự làm vài vào bảng con.
a) 889972 + 96308 = 986280; 	
b) + = 
c) 3 + = 3	
d) 926,83 +549,67 = 1476,5
- lấy hiệu vừa tìm được cộng với số trừ, nếu có kết quả là số bị trừ thì phép tính đúng. 
- HS làm bài trên bảng con.
a)	8923 – 4157 = 4766;	27069 – 9537 = 17532
; ;
- HS làm vào bảng con,
7,284 – 5,596 = 1,688 	0,863 – 0,296 = 0,567
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp nhận xét, sửa.
	a) x + 5,84 = 9,16	b) x – 0,35 = 2,55
	 x = 9,16 – 5,84	 x = 2,55 + 0,35
	 x = 3,32	
HS tự làm bài vào vở. 1 HS làm bài trên bảng lớp.
Diện tích đất trồng hoa là:	540,8 – 385,5 = 155,3 (ha)
	Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là:
	540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)	
	Đáp số: 696,1 ha
____________________________
Tiết: 3 Đạo đức
Tiết: 31 BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu:
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người hôm nay và mai sau.
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là sử dụng tiết kiệm hợp lí, giữ gìn ác tài nguyên.
- Quý trọng tài nguyên thiên nhiên.
- Có tinh thần ủng hộ các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, phản đối những hành vi phá hoại, lãng phí tài nguyên thiên nhiên.
- Có hành vi sử dụng tiết kiệm, phù hợp các tài nguyên thiên nhiên.
- Khuyến khích mọi người cùng thực hiện bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
	- Phiếu bài tập (HĐ 1), phiếu thực hành (HĐ 4), Bảng phụ (HĐ 1, HĐ 3)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Bài cũ:
Tài nguyên thiên nhiên có quan trọng trong cuộc sống hay không?
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để làm gì?
	2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Việc làm nào góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
- HS làm việc cá nhân trên phiếu bài tập. xác định việc làm nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, việc làm nào không bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
2 HS làm bài
- 1 HS làm trên bảng phụ.
Các việc làm
Bảo vệ tài nguyên
Không bảo vệ tài nguyên
Khai thác nước ngầm bừa bãi
x
Đốt rẫy làm cháy rừng 
x
Phun nhiều thuốc trừ sâu trên đất trồng
x
Vứt rác thải, xác động vật vào ao hồ
x
Xả nhiều khói vào không khí
x
Săn bắt, giết các động vật quý hiếm
x
Trồng cây gây rừng 
x
Sử dụng điện hợp lí 
x
Phá rừng đầu nguồn
x
Sử dụng nước tiết kiệm
x
Xây dựng, bảo vệ các khu bảo tồn quốc gia, vườn quốc gia thiên nhiên
x
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống 
- GV treo bảng phụ có ghi các tình huống. 2 HS đọc
- HS thảo luận nhóm (Mỗi tình huống có 2 nhóm thảo luận) 
+ Tình huống 1: Lớp em được đến tham quan rừng quốc gia Cát Tiên. Trước khi về các bạn cử em hái mấy bông hoa quý trong rừng mang về làm kỉ niệm, em sẽ làm gì?
+ Tình huống 2: Nhóm bạn An đi picnic ở biển, vì mang nhiều đồ ăn nặng quá. An đề nghị các bạn vứt rác xuống biển cho đỡ phải tìm thùng rác. Nếu có mặt trong nhóm bạn An em sẽ làm gì? 
- GV nêu câu hỏi để kết luận: 
+ Chúng ta cần làm gì với tài nguyên thi ...  phép tính.
+ Em hãy cho biết thương của phép chia trong các trường hợp, số chia là 1, số chia và số bị chia bằng nhau và khác 0, số bị chia là 0. 
Bài 1. 
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
+ Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào?	
+ Em hãy nêu cách thử lại để kiểm tra xem một phép tính chia có đúng hay không.	
- GV hướng dẫn HS nhận xét, sửa:
Bài 2 : 	- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. 
	- HS nhắc lại quy tắc chia hai phân số
Bài 3. 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- HS nhắc lại chia nhẩm cho 0,1; 0,001; 0,25; 0,5.
Bài 4. (HS khá giỏi làm)
- HS đọc yêu cầu bài tập.
3. Củng cố :
 HS nhắc lại các tính chất của phép chia.
4. Dặn dò : 
Chuẩn bị: Luyện tập. Làm bài 1,2/164.
2 Học sinh .
Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm đôi.
- Phép tính chia có các thành phần: số bị chia (a), số chia (b), thường (c).
- Mọi số chia cho 1 đều bằng chính số đó 	a : 1 = a 
- Mọi số khác 0 chia cho chính nó đều bằng 1. 	a : a = 1
- Số 0 chia cho bất kì số nào cũng bằng 0	0 : b = 0 (b0)
- Trong phép chia có dư	a : b = c (dư r), ta có a = b c + r (0 < r < b)
-  thực hiện phép chia rồi thử lại để kiểm tra xem phép tính đúng không.
- Muốn kiểm tra một phép tính chia có đúng hay không ta làm như sau: Nếu là phép chia hết thì lấy thương nhân với số chia được tích là số bị chia thì phép chia đúng, nếu khác là phép chia sai. Nếu là phép chia có dư thì lấy tích của thương và số chia cộng với số dư được kết quả là số bị chia là phép chia đúng, kết quả khác số bị chia thì phép chia sai.
- HS tự làm vài vào bảng con.
a) 8192 : 32 = 256; 	
5335 : 42 = 365 dư	 5	
b) 75,95 : 3,5 = 21,7	
97,65 : 21,7 = 4,5	
- HS làm vào bảng con. Cả lớp nhận xét, sửa. 
	a)	b) 
- HS nêu kết quả. Cả lớp nhận xét. 
a) 25 : 0,1 = 250; 	48 : 0,01 = 4800;	95 : 0,1 = 950; 25 10 = 250	
 48 100 = 4800	72 : 0,01 = 7200
	b)	11 : 0,25 = 44	 32 : 0,5 = 64	75 : 0,5 = 150 11 4 = 44	
 32 2 = 64	 125 : 0,25 = 500
- HS tự làm bài vào vở. 2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp nhận xét, sửa:
a) ;
b) (6,24 + 1,26) : 0,75 = 7,5 : 0.75 = 10;
(6,24 + 1,26) : 0,75 = 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0.75
= 8,32 + 1,68 = 10
________________________
Tiết 3: KHOA HỌC
Tiết 62 : MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Hình thành khái niệm ban đầu về môi trường.
- Liên hệ thực tế về môi trường địa phương nơi học sinh sống.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
GV: - Hình vẽ trong SGK trang 128, 129.
HSø: - SGK.
III. Các hoạt động:
1.Bài cũ
- Thế nào là sự thụ tinh ở thực vật? Thế nào là sự thụ tinh ở động vật?
- Hãy kể tên những cây thụ phấn nhờ gió và thụ phấn nhờ côn trùng mà em biết?
- Hãy kể tên những con vật đẻ trứng và những con vật đẻ con mà em biết?
2.Bài mới:
* Hoạt động 1: Môi trường là gì?	 
	- HS làm việc theo nhóm (những HS ngồi cùng bàn): quan sát hình minh hoạ, đọc thông tin và làm bài tập trang 128 SGK.
- GV gợi ý: Sau khi tìm được thông tin phù hợp với hình hãy trình bày xem môi trường trong hình gồm những thành phần nào? 
- GV đến giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
- HS trình bày về những thành phần của từng môi trường:
	- GV kết luận: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta, những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt môi trường tự nhiên gồm các thành phần: Mặt Trời, khí quyển, đồi núi, cao nguyên, các sinh vật,  Môi trường nhân tạo gồm các thành phần do con người tạo ra như: làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường, trường học, công viên, các khu vui chơi giải trí, 
* Hoạt động 2: Một số thành phần của môi trường địa phương 
	- HS thảo luận theo cặp, (GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn) trả lời các câu hỏi: 
+ Bạn sống ở đâu? Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống. 	
* Hoạt động 3. Môi trường mơ ước 
- GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo chủ đề: Môi trường mơ ước.
- GV gợi ý: Em mơ ước mình được sống trong môi trường như thế nào? Ở đó có các thành phần nào? Hãy vẽ những gì mình mơ ước. GV giúp đỡ những HS khó khăn.
3. Củng cố: 
- HS đọc các thông tin trong SGK.
4. Dặn dò: 
Học bài, hoàn thiện bức tranh về môi trường mình mơ ước.
Chuẩn bị : Tài nguyên thiên nhiên. kể tên các tài nguyên thiên nhiên mà em biết và nêu công dụng của chúng.
- 3 Học sinh
- Đại diện nhóm trình bày, GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung.
Hình 1 – c; hình 2 – d; hình 3 – a; hình 4 – b.
+ Môi trường rừng gồm những thành phần nào? (thực vật, động vật sống trên cạn và dưới nước, không khí, ánh sáng, đất, )
+ Môi trường nước gồm những thành phần nào? (thực vật, động vật sống ở dưới nước như cá, cua, ốc, rong, rêu, tảo,  nước, không khí, ánh sáng, đất, )
+ Môi trường làng quê gồm những thành phần nào? (con người, động vật, thực vật, làng xóm,ruộng đồng, công cụ làm ruộng, một số phương tiện giao thông, nước, không khí, ánh sáng, đất, )
+ Môi trường đô thị gồm những thành phần nào? (con người, thực vật, động vật, nhà cửa, phố xá, nhà máy, các phương tiện giao thông, nước, ánh sáng, không khí, đất, )
- HS phát biểu, GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung và nhận xét về thành phần của môi trường địa phương.
- HS trình bày ý tưởng hoặc tranh của mình vẽ trước lớp. GV tuyên dương những HS có ý tưởng hay.
__________________________
Tiết 4: Vẽ tranh
Tiết 31:ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM
I. MỤC TIÊU: 
- Hiểu về nội dung đề tài. Biết cách chọn hoạt động.
- Vẽ được tranh về ước mơ của bản thân. (HS khá, giỏi: sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu vẽ màu phù hợp).
- HS phát huy trí tưởng tượng khi vẽ tranh.
II. CHUẨN BỊ: 
Một số tranh ảnh về đề tài ước mơ, hình vẽ gợi ý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1.Bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Kiểm tra bài tập thực hành vẽ trang trí đầu báo tường và nhận xét về cách bố cục; cách sắp xếp các mảng; vẽ mẫu.
2.Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài 
- GVgiới thiệu một số tranh ảnh về đề tài ước mơ, một số tranh về các đề tài khác.
- GV giải thích: Vẽ về ước mơ là thể hiện những mong muốn tốt đẹp của người vẽ về hiện tại hoặc trong tương lai theo trí tưởng tượng thông qua hình ảnh và màu sắc trong tranh. Ví dụ: muốn sống trên cung trăng, dưới đáy đại dương; muốn trái đất mãi mãi hoà bình; muốn được du lịch khắp hành tinh, Đối với HS, ước mơ học giỏi để trở thành bác sĩ, kĩ sư, hoạ sĩ, phi công, nhà khoa học,  là những ước mơ đẹp đẽ có thể thực hiện được.
- GV bổ sung : Để những ước mơ của các em trở thành hiện thực thì mỗi chúng ta phải không ngừng phấn đấu, nỗ lực trong học tập và rèn luyện.. 
* Hoạt động 2: Cách vẽ 
- GV phân tích một bức tranh: Em trở thành bác sĩ để HS thấy được cách thể hiện nội dung ước mơ.
- 1 HS nhắc lại cách vẽ tranh đề tài	
- GV bổ sung kiến thức: Chọn các hình ảnh đặc trưng để làm hình ảnh chính nói lên ước mơ của mình.
* Hoạt động 3: Thực hành 
- HS thảo luận theo nhóm tìm chọn nội dung vẽ phù hợp với đề tài ước mơ.
	- GV quan sát chung các nhóm và hướng dẫn kịp thời cho các HS còn lúng túng chưa biết cách triển khai thực hành. Gợi mở cho HS tìm chọn các ước mơ khác nhau để bài vẽ phong phú.
- GV nhắc nhở HS vẽ to hình ảnh chính trước làm trọng tâm nội dung bức tranh; tìm những chi tiết phụ bổ trợ cho bức thanh thêm sinh động.
- GV lưu ý HS : không nên vẽ quá nhiều hình ảnh vì nó làm cho bài vẽ rời rạc, không rõ trọng tâm.
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá 
- GV chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp của HS để nhận xét về : 
+ Cách tìm nội dung. (độc đáo, có ý nghĩa)
+ Cách bố cục (chặt chẽ, cân đối)
+ Cách vẽ các hình ảnh chính, phụ (sinh động)
	+ Cách vẽ màu (hài hoà, có đậm, có nhạt)
- Cho vài HS nhận xét.	
3.Củng cố: 
- HS nhắc lại cách vẽ, GV lưu ý về thiếu sót của một số bài.
4.Dặn dò:
Về nhà vẽ về ước mơ của em vào khổ giấy A4
Chuẩn bị : Quan sát và chuẩn bị mẫu lọ, bình, quả cho bài học sau.
- HS quan sát hình tham khảo trong SGK.
- HS tiếp nói nhau về ước mơ của mình.
+ Hình ảnh chính của ước mơ: Chân dung một bác sĩ.
+ Cách vẽ hình: Vẽ hình dáng, các chi tiết (ống nghe, quần áo của bác sĩ, mũ ) phù hợp với nghề nghiệp của một người bác sĩ (mũ và quần áo có màu trắng )
+ Bước 1 : Tìm, chọn nội dung phù hợp với đề tài.
+ Bước 2 : Vẽ hình ảnh chính làm nổi bật trọng tâm của tranh.
+ Bước 3 : Vẽ hình ảnh phụ và các chi tiết cho bức tranh sinh động.
+ Bước 4 : Vẽ màu có đậm, có nhạt phù hợp với nội dung đề tài.
______________________________
	SINH HOẠT TẬP THỂ
Đánh giá tình hình trong tuần qua.
ĐẠO ĐỨC:
- Đa số HS lễ phép với mọi người.
- Nhắc nhở HS nói tục chửi thề: Phong, Lộc, Như, Huy.
HỌC TẬP:
Tuyên dương những em học tốt trong tuần: , Quyền, Hương, Nhi,Liễu, Chi.
- Nhắc nhở HS chưa chuẩn bị bài tốt: Như, An, Nhân, Vững, Phong ,Tân.
- Nghỉ học không xin phép:Ngân. 
- Hay nói chuyện trong giờ học: Huy, Như, Học, Lộc, Phong.
VỆ SINH:
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ 
- Vệ sinh cá nhân chưa tốt: lộc, Huy,Phong,Như, Học.
Phương hướng tới:
- Không nói tục, chửi thề.
- Đến lớp học bài và làm bài đầy đủ	
- Rèn luyện chữ viết hàng ngày 
- Giữ trật tự trong giờ học.
- Ăn mặt sạch sẽ gọn gàng 
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
- Thực hiện tốt công trình măng non.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 31 chuan kien thuc.doc