Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 - Nguyễn Thị Thu Hiền - Trường Tiểu học Xuân Thượng

Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 - Nguyễn Thị Thu Hiền - Trường Tiểu học Xuân Thượng

/ MỤC TIÊU:

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.

- Biết kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.

- Thuộc lời ca.Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách theo nhịp.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Đàn phím điện tử, nhạc cụ gừ, đệm ( song loan, thanh phách, trống nhỏ .)

- Bảng kẻ khuông nhạc

 

doc 21 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 2313Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 32 - Nguyễn Thị Thu Hiền - Trường Tiểu học Xuân Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Thứ hai ngày 11 thỏng 4 năm 2011
Âm nhạc
Tiết 31: học bài hát dành cho địa phương tự chọn
 " Mùa hoa phượng nở "
I/ mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. 
- Thuộc lời ca.Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách theo nhịp.
II/ đồ dùng dạy- học:
- Đàn phớm điện tử, nhạc cụ gừ, đệm ( song loan, thanh phỏch, trống nhỏ..)
- Bảng kẻ khuông nhạc
III/ các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức 
-Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 
2. Kiểm tra bài cũ
-Kiểm tra đan xen trong lỳc ụn tập 
3. Bài mới 
 a) Hoạt động 1: Học hát bài : Mùa hoa phượng nở
- GV hát mẫu.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- GV hướng dẫn khởi động giọng.
- Hướng dẫn HS học hát từng câu
* HD lời 2 tương tự lời 1
- Hướng dẫn HS hát nối tiếp cả bài
b) Hoạt động 2: Luyện hát trong nhóm
- Tổ chức cho HS luyện hát theo nhóm
- GV theo dõi chung, sửa cho HS hát đúng.
4. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu cả lớp hát toàn bài hát 1 lần
- Tuyên dương HS hát tốt. 
- Nhắc nhở HS về nhà tập hát thuộc lời ca và hát đúng giai điệu bài hát.
- HS nghe hát
- HS đọc lời ca theo yêu cầu của GV
- HS tập khởi động giọng
- Học hát từng câu.
- HS hát tiếp nối cả bài
- HS luyện tập.
- HS nghe và thực hiện.
________________________________________
Tập đọc
út vịnh
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn hoặc toàn bộ bài văn
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh (Trả lời được các câu hỏi SGK)
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi
- GV nhận xét cho điểm. 
2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài: 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
- Giới thiệu truyện đọc mở đầu chủ điểm.
2.2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
+ Em có thể chia bài này thành mấy đoạn ?
- Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài văn.
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
- GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ được chú giải sau bài. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
- Y/c HS đọc thầm bài, trao đổi và trả lời từng câu hỏi cuối bài.
+ Đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
+ út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
+ Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì?
+ út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
+ Em học tập được ở út Vịnh điều gì?
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
- GV ghi nội dung chính của bài 
c) Đọc diễn cảm:
- GV gọi 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn"Anh lấy tứ mái nhà ... không biết giấy gì "
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS xem trước bài Những cánh buồm.
- 3 HS đọc thuộc bài và lần lượt trả lời câu hỏi theo SGK.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc.
- HS nêu cách chia đoạn. (Có thể chia bài thành 4 đoạn)
- HS đọc bài nối tiếp lần 1.
- HS đọc bài nối tiếp lần 2.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 4 HS đọc nối tiếp toàn bài.
- HS theo dõi SGK.
- HS theo dõi.
+ Lúc thì tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai dó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Nhiều khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua
+ Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em;nhận việc thuyết phục Sơn- một bạn thường chạy trên đường tàu hoả thả diều; đã thuyết phục được sơn không thả diều trên đường tàu.
+ Vịnh thấy Hoa, Lan đang ngồi chơi truyền thẻ trên đường tàu
+ Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mình, ngã lăn ra khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người, khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới. Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng
+ ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông, tinh thần dũng cảm cứu các em nhỏ
- HS nêu nội dung chính bài văn . 
- 2 HS nối tiếp nhau nhắc lại.
- 4 HS đọc diễn cảm đoạn văn. Cả lớp trao đổi , thống nhất về cách đọc. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 HS thi đọc diễn cảm. Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay.
- HS lắng nghe và thực hiện theo y/c.
____________________________________
Toỏn
Tiết 156 : luyện tập
I. Mục tiêu:
 Biết:
- Thực hành phép chia
- Viết kết quả phép tính chia dưới dạng phân số, số thập phân 
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 4/164
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
 2.1. Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
 2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1( a,b) dòng 1:
- Gọi HS đọc và nêu y/c của bài tập.
 - Giáo viên yêu cầu nhắc lại qui tắc chia phân số cho số tự nhiên; số tự nhiên chia số tự nhiên; số thập phân chi số tự nhiên; số thập phân chia số thập phân
- Yêu cầu học sinh làm vào vở nháp.
- Gọi HS nhận xét và chữa bài.
Bài 2: 
- GV yêu cầu HS tự làm bài nhanh vào vở, sau đó yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu kết quả trước lớp.
- GV nhận xét bài làm của HS.
+ Hãy nêu cách làm phần a, b?
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV làm bài mẫu trên bảng.
- GV hỏi: Có thể viết phép chia dưới dạng phân số như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
- GV nhận xét cho điểm HS.
3. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà làm tiếp các bài tập còn lại và chuẩn bị bài tiết sau.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp đọc kết quả bài làm của mình.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe. 
- 2 HS đọc bài và nêu y/c.
- Học nhắc lại.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Học sinh làm bài và nhận xét.
- HS cả lớp làm bài vào vở, 6 HS tiếp nối nhau nêu kết quả của các phép tính trước lớp, mỗi HS nêu 2 phép tính.
+ Phần a: Khi chia một số cho 0,1; 0,01; 0,001 . ta chỉ việc nhân số đó với 10, 100, 1000  
+ Phần b: Khi chia một số cho 0,5; 0,25;  ta chỉ việc nhân số đó với 2, 4, 
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- Theo dõi GV làm bài mẫu phần a
- HS: Ta có thể viết kết quả phép chia dưới dạng phân số có tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
- HS lắng nghe và thực hiện theo y/c.
_____________________________________
Chớnh tả
Nhớ - viết : bầm ơi
I. Mục tiêu: 
- Nhớ viết đúng bài chính tả; trình bày đùng hình thức các câu thơ lục bát.
- Làm được BT2,3
II. Đồ dùng dạy- học : 
 - Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV đọc cho học sinh viết tên các huân chương, danh hiệu và giải thích quy tắc viết.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới 
 2.1. Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
 2.2. Hướng dẫn học sinh viết chính tả: 
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ?
+ Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
- GV hướng dẫn HS viết một số từ dể sai
Giáo viên cho học sinh nhớ - viết. 
- Cho HS tự soát lỗi.
- Giáo viên chấm, chữa.
2.3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 2:
Giáo viên yêu cầu đọc đề.
Giáo viên gợi ý: 
 + Đầu tiên phân tích tên trường, dùng gạch chéo để thể hiện kết quả phân tích. 
 + Sau đó viết hoa chữ đầu tiên của mỗi bộ phận.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận đáp án
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ cách viết hoa tên các cơ quan, đơn vị và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng viết. Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 2 HS đọc thuộc lòng bài chính tả.
+ Cảnh chiều đông mưa phùn gió bấc làm cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ.
+ Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, tay mẹ run lên vì rét.
- Học sinh viết vào vở nháp.
Học sinh nhớ - viết.
Học sinh đổi vở soát và chữa lỗi.
1 học sinh đọc đề – nêu yêu cầu. 
- 1 HS làm trên bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 3 HS làm trên bảng lớp, mỗi HS chỉ viết tên 1 cơ quan hoặc đơn vị. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- HS lắng nghe và thực hiện theo y/c.
_____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 12 thỏng 4 năm 2011
Toỏn
Tiết 157: luyện tập
I. Mục tiêu : 
 Biết:
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
- Giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. Đồ dùng dạy học : 
- SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài 2 cột 3, bài 4 về nhà. 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
 2.1.Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
 2.2. Luyện tập:
Bài 1( c, d)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài và nêu cách làm.
+ Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số?
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 2
- GV gọi HS đọc đề bài.
+ Muốn thực hiện phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm ta làm như thế nào?
- GV nhận xét câu trả lời, sau đó yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS tóm tắt đề bài.
+ Muốn biết diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài 
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
-Dặn HS về nhà làm các bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớ ... t và sửa được lỗi trong bài.
 - Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi : Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả con vật ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS .
2. Bài mới:
 2.1.Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
 2.2. Nhận xét kết quả bài viết của học sinh
Giáo viên chép đề văn lên bảng lớp ( Hãy tả một con vật mà em yêu thích).
- GV hướng dẫn HS phân tích đề.
- GV nhận xét chung về bài viết của cả lớp.
Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài của tiết viết bài văn tả đồ vật, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý nhận xét về kết quả làm bài của học sinh.
* Những ưu điểm chính:
+ Xác định dùng đề bài bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần câu diễn đạt mạch lạc, có hình ảnh, ý sáng tạo như bài của em Huyền, Hiên, Linh, Văn.
+ Một số bài biết sử dụng những câu văn hay có hình ảnh so sánh, nhân hoá như bài của em Huyền , Hiên
* Những thiếu sót hạn chế:
- Một số bài làm còn quá sơ sài như:Đường, Đức, Đỗ Nam.
- Còn sai lỗi chính tả, câu văn lủng củng, ý liệt kê, lời văn mang tính kể nể.
- Thông báo số điểm cụ thể.
 2.3. Hướng dẫn học sinh chữa bài.
GV cho học sinh đọc lại bài làm của mình, tự phát hiện lỗi về các mặt đã nói ở trên.
Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa lỗi trên bảng phụ. 
- Học sinh tự đánh giá bài viết của mình theo gợi ý 2 (SGK), tìm lỗi và sửa lỗi trong bài làm dựa trên những chỉ dẫn cụ thể của thầy (cô).
 2.4.Hướng dẫn HS chọn và viết lại đoạn văn.
- Yêu cầu mỗi HS tự xác định đoạn văn trong bài để viết lại cho tốt hơn.
- HS chọn 1 đoạn văn sau đó viết lại. 
- Gọi HS đọc lại đoạn văn vừa viết.
- GV nhận xét, tuyên dương HS biết viết lại đoạn văn hay. Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh đoạn văn vừa viết ở lớp, viết lại vào vở. Những HS viết bài chưa đạt yêu cầu vế nhà viết lại cả bài.
Giáo viên đọc cho học sinh nghe những đoạn văn, bài văn hay ( Bài của em Hiên)
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét ý thức làm bài của HS.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
___________________________________
Toỏn
Tiết 159: Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình
I. Mục tiêu: 
- Thuộc công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học và biết vận dụng vào giải toán.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 4 (trang 166 - SGK)
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
 2.1. Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
 2.2. Ôn tập về công thức tính chu vi và diện tích các hình đã học.
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét .
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- Các nhóm nêu công thức tính chu vi và diện tích của các hình đã học.
- Đại diện các nhóm nêu.
- GV tổng kết, tuyên dương nhóm nêu nhanh, đúng.
- GV treo tờ giấy khổ to có ghi công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn (như trong SGK), rồi cho HS ôn tập, củng cố lại các công thức đó.
- HS thực hiện ôn tập dưới sự hướng dẫn của GV để nhớ lại công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn đã học.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1
- GV mời HS đọc đề toán và yêu cầu HS tự làm vào vở.
- Y/c HS chữa bài.
- 1 HS đọc đề toán, cả lớp đọc thầm. 1 HS làm ở bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
- HS chữa bài và đọc kết quả bài làm của mình.
Muốn tìm chu vi khu vườn ta cần biết gì?
Nêu cách tìm chiều rộng khu vườn.
Nêu công thức tính P hình chữ nhật.
- Nêu công thức, quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
- HS lần lượt trả lời.
Bài 3
- GV mời HS đọc đề toán.
- 1 HS đọc đề toán, cả lớp đọc thầm.
- GV vẽ sẵn hình trên bảng, hướng dẫn HS khai thác hình vẽ để tìm cách giải bài toán.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- HS quan sát hình vẽ, theo dõi GV hướng dẫn.
- 1 HS làm bài trên bảng. HS cả lớp làm bài vào vở.
.
Bài giải
a) Diện tích hình vuông ABCD là :
(4 4 : 2) 4 = 32 (cm2)
b) Diện tích hình tròn :
4 4 3,14 = 50,24 (cm2)
Diện tích phần đã tô màu hình tròn là:
50,24 – 32 = 18,24 (cm2)
Đáp số : a) 32cm2 ; b) 18,24cm2
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS làm bài trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà làm bài tập còn lại.
- HS chữa bài.
- HS lắng nghe và thực hiện theo y/c.
_________________________________
Luyện từ và cõu
Ôn tập về dấu câu ( Dấu hai chấm)
I. Mục tiêu: 
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT1).
- Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT2,3)
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu tác dụng của dấu phẩy? Cho ví dụ?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
 2.2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
+ Dấu hai chấm dùng để làm gì?
+ Dấu hiệu nào giúp ta nhận ra dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Kết luận về tác dụng của dấu hai chấm và treo bảng phụ có ghi sẵn quy tắc.
- Nêu: Từ kiến thức về dấu hai chấm đã học, các em tự làm bài tập 1.
- Gọi HS chữa bài.
- Kết luận lời giải đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS làm bài trên bảng nhóm treo bảng, đọc bài.
- Yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS giải thích vì sao em lại đặt dấu hai chấm vào vị trí đó trong câu.
- Nhận xét, khen ngợi HS giải thích đúng, hiểu bài.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện vui Chỉ vì quên một dấu câu.của bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài tập theo cặp.
- Gọi HS phát biểu ý kiến, yêu cầu HS khác bổ sung (nếu cần).
- Nhận xét câu trả lời của HS.
3. củng cố, dặn dò:
- Hỏi: Dấu hai chấm có tác dụng gì? Nếu dùng sai dấu câu sẽ có tác hại gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc tác dụng của dấu hai chấm và luôn ý thức để sử dụng đúng các dấu câu.
- 2 HS lên bảng đặt câu .
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
+ Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
+ Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
- Lắng nghe, sau đó 2 HS đọc phần Ghi nhớ về dấu hai chấm trên bảng phụ.
- HS tự làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS nối tiếp nhau chữa bài, HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 3 HS làm trên bảng nhóm. Mỗi HS chỉ làm 1 câu. HS cả lớp làm bài vào vở .
- 3 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả làm việc.
- HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- 3 HS nối tiếp nhau giải thích, HS cả lớp theo dõi, bổ sung cho bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng nhau trao đổi, thảo luận, làm bài.
- 2 HS nối tiếp nhau chữa bài. HS khác nhận xét bài làm của bạn đúng / sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe và thực hiện theo y/c.
_________________________________________________________________
Thứ sỏu ngày 15 thỏng 4 năm 2011
Toỏn
Tiết 160: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học.
- Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ.
II. Đồ dùng dạy-học:
 Bảng nhóm
III. Các hoạt dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2 trang 166 - SGK .
2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
 2.2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
- GV gọi 1 HS nêu cách làm bài.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét và cho điểm HS làm bài trên bảng.
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
+ Bài tập yêu cầu tính gì?
+ Để tính được diện tích của hình vuông ta phải biết gì?
- GV gợi ý HS từ chu vi hình vuông, tính được cạnh hình vuông rồi tính diện tích hình vuông.
- Cho HS tự làm rồi chữa.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc đề toán và tự làm bài.
- GV gợi ý:
 Đã biết S(hình thang) = ( a + b) x h : 2
 Từ đó có thể tính chiều cao h bằng cách lấy 2 lần diện tích hình thang chia cho tổng hai đáy h = S x2 : ( a + b).
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng, GV nhận xét, chấm một số vở.
3. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà làm bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. 
- 1 HS đọc bài toán, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- Chúng ta phải tính được các số đo của sân bóng trong thực tế, sau đó mới tính chu vi và diện tích của sân bóng.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS đọc bài toán, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- Bài tập yêu cầu tính diện tích của hình vuông khi biết chu vi.
- Biết số đo của cạnh hình vuông.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS trao đổi vở nhau để kiểm tra.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
- HS nhận xét, sau đó đổi chéo vở nhau để kiểm tra.
- HS lắng nghe và thực hiện theo y/c.
_____________________________________
Tập làm văn
Tả cảnh ( Kiểm tra viết )
I. Mục tiêu: 
- Viết được một bài văn có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
II. Đồ dùng dạy- học:
III. Các hoạt động dạy-học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài: 
GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
 2.2. Hướng dẫn HS viết bài:
- GV viết 4 đề bài lên bảng. Gọi HS đọc 4 đề bài trên bảng về văn tả cảnh.
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
- Nhắc HS các em đã học cấu tạo của bài văn tả cảnh, luyện tập về viết đoạn văn tả cảnh, cách mở bài gián tiếp, trực tiếp, cách kết bài mở rộng. Tự nhiên. Từ các kỹ năng đó, em hãy viết bài văn tả cảnh
- GV nhắc nhở HS cách trình bày bài; chú ý chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Cho HS làm bài.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
- GV thu bài khi hết giờ.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét ý thức làm bài của HS.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
________________________________________________________________________________
Ban giỏm hiệu ký duyệt Tuần 32
Ngày 11 tháng 4 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Buoi 1Tuan 32Lop 5.doc