Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Phạm Văn Hùng - Tiểu học Trà Bui

Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Phạm Văn Hùng - Tiểu học Trà Bui

GV hướng dẫn lớp trưởng tổ chức lễ chào cờ ,hô khẩu hiệu Đội

- GV nhận xét tuần qua về “

- Công tác trực nhật ,vệ sinh

- Học tạp ở lớp ,ở nhà

- Rèn luyện Đội viên

- Giữ vệ sinh môi trường .

- Tiếp theo Gv phổ biến nhiệm vụ tuần tới và giao nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp : trực nhật ,giúp bạn học tập .

 

doc 24 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 919Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 33 - Phạm Văn Hùng - Tiểu học Trà Bui", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ 2 ngày 25 tháng 04 năm 2011
T1 ; Chào cờ 
GV hướng dẫn lớp trưởng tổ chức lễ chào cờ ,hô khẩu hiệu Đội 
- GV nhận xét tuần qua về “
- Công tác trực nhật ,vệ sinh 
Học tạp ở lớp ,ở nhà 
Rèn luyện Đội viên 
Giữ vệ sinh môi trường ...
- Tiếp theo Gv phổ biến nhiệm vụ tuần tới và giao nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp : trực nhật ,giúp bạn học tập ...
T2 ; Tập đọc
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
I-Mục tiêu, yêu cầu
-Đọc lưu loát toàn bài:
 Đọc đúng các từ mới và từ khó trong bài.
 Biết đọc bài với giọng rõ ràng,rành mạch và phù hợp với văn bản luật .
- Hiểu nội dung 4 Điều của luật Bảo vệvà chăm sóc giáo dục trẻ em ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ) .
II-Đồ dùng dạy - học
Tranh minh học bài học.
III-Các hoạt động dạy - học
họạt động dạy
hoạt động học
A-Kiểm tra bài cũ
-Đọc thuộc lòng bài Những cánh buồm.
B-Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay các em sẽ học về Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em...
-Lắng nghe.
2-Luyện đọc: Tiến trình như những tiết trước.
-Như những tiết trước.
3-Tìm hiểu bài:
-HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ? Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.
-Điều 15, 16, 17.
-Điều 15 Quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của trẻ em. 
-Điều 16: Quyền được học tập của trẻ em.
-Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em. 
+Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em ? 
-Điều 17.
+Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật.
1*Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà.
2*Chăm chỉ hoc tập, giữ gìn vệ sinh.
3*Yêu lao động, giúp đỡ gia đình.
4*Sống khiêm tốn, trung thực, có đạo đức.
5*Yêu quê hương, đất nước.
+Em đã thực hiện được những bổn phận gì ? Còn những bổn phận gì cần cố gắng để thực hiện ?
-HS liên hê bản thân dựa vào 5 bổn phận ghi ở Điều 21. HS phát biểu.
4-Luyện đọc : Cho HS đọc 4 điều luật.
-HS tiếp nối nhau đọc 
-Luyện đọc rồi thi đọc.
-GV nhận xét + Khen HS nào đọc hay.
5-Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe,
T3 ; Toán
Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình
A-Mục tiêu
- Thuộc công thức tính thể tích ,diện tích các hình đã học 
- Vận dụng tính diện tích ,thể tích một số hình trong thực tế .
B-Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
hoạt động học
1-Ôn tập các công thức tính diện tính, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
HS nêu lại các công thức tính diện tích thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
2-Thực hành : Cho HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: Hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài.
 Cách tính: 
Tính thể tích cái hộp ---> Tính diện tích giấy màu cần dùng
 Đáp số: 600cm3
Bài 3: Hướng dẫn HS làm bài
 Cách tính:
Tính thể tích bể ---> Tính thời gian để vòi nước chảy đầy bể 
 Đáp số: 6 giờ
3-Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T4 ; Lịch sử
Ôn tập lịch sử nước từ giiữa thế kỉ XIX đến nay.
I-Mục tiêu
- Nắm được một số sự kiện ,nhân vật lịch sử từ năm 1858 đến nay :
+ Thực dân Pháp xânm lược nước ta ,nhân dân tá đứng lên chống Pháp .
+ Đảng cộng snả Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng nước ta ; cách mạng Tháng Tám thành công ;ngày 2-9 – 1945 ;Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà .
+ Cuối năm 1945 ; thực dân Pháp trở lại xâm lươc nước ta ,nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước .Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc cuộc kháng chiến 
+ Giai đoạn 154- 1975 : Nhan dân miền Nam đứng len chiến đấu , miền Bắc vừa xay dựng CNXH vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ,đồng thời chi viện cho miền Nam .Chiếnd dịch Hồ Chí Minh toàn thắng ,đất nước thống nhất .
II-Đồ dùng dạy - học
-Bản đồ Hành chính Việt Nam - Tranh ảnh tài liệu - Phiếu học tập.
III-Các hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
A-Kiểm tra bài cũ
-Kiểm tra Lịch sử địa phương. 
B-Dạy bài mới:
*HĐ1: GV dùng bảng phụ, HS nêu ra bốn thời kì lịch sử đã học:
+GV chốt lại và yêu cầu HS nắm được những mốc quan trọng
+Từ năm 1858 đến năm 1945.
+Từ năm 1945 đến năm 1954.
+Từ năm 1954 đến 1975
+Từ năm 1975 đến nay.
*HĐ2: Chia lớp ra làm 4 nhóm.
-Mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì, theo 4 nội dung:
+Nội dung chính của thời kì.
+Các niên đại quan trọng. 
+Các sự kiện lịch sử chính.
+Các nhân vật tiêu biểu.
-Các nhóm báo cáo kết quả học tập trước lớp.
-GV sử dụng kết quả các bài ôn tập 11, 18, 29 để ôn chung cả lớp.
-Cả lớp lắng nghe.
*HĐ3: GV nêu ngắn gọn: Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
-HS lắng nghe.
C-Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiếthọc - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T 5 ; Đạo đức
Ôn tập
Ôn tập lại các bài đã hoc: Bài 6, Bài 7, Bài 8, Bài 9, Bài 10.
Yêu cầu HS nhớ lại những điều đã học và luôn vận dụng thường xuyên vào cuộc sống hằng ngày những việc thích hợp mà mình đã được học.
Thứ 3 ngày 04 tháng 05 năm 2010 
T1: Thể dục :Bài 65
Môn thể thao tự chọn :
Phát cầu và chuyền cầu bằng mu bàn chân 
Đứng ném bóng vào rổ bằng một tay tren vai 
Trò chơi : Dẫn bóng 
I . Mục tiêu :
- Thực hiện được động tác chuyền cầu và phát cầu bằng mu bàn chân 
- Thực hiện được ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai hoặc bằng hai tay 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi .
II . Địa điểm - phương tiện ,
Vệ sinh sân tập – An toàn 
 Gv chuẩn bị 1 còi .
III .PP lên lớp .
Hoạt động của GV 
Hoạt đọng của HS 
1 . Phần mở đầu ; 6- 10 p 
- GV phổ bién nhiệm vụ ,yêu cầu bài học 1-2 p 
- Chạy chậm trên sân tập 1 vòng 
- Ô các động tác cảu bài thể dục phát triển chung đã học .
- Thực hiên theo sự điều khiển của GV 
2 . Phần cơ bản :18-22 p
- * Môn thể thao tự chọn 14-16 phút .
a, Đá cầu :14-16 P 
* Ôn phát cầuvà chuyền cầu bằngmu bàn chân :10 -123 p :
- Giao cho cán sự điều khiển tập theo tổ .
* Thi phát và chuyền cầu bằng mu bàn chân :
- GV nêu luật thi đấu và điều khiển ,giãư các đợt có nhận xét .
* Ném bóng :14- 16 p 
* Học ném bóng vào rổ bằng một tay Trên vai 12- 13 p .
- GV làm mẫu và hướng dẫn 
Theo dõi GV hướng dẫn rồi ôn tập .
- Tập theo sự điều khiển của GV . 
* Trò chơi ‘ Dẫn bóng : 3-4 p :
- GV phổ biến luật chơi và hướng dẫn trò chơi .
- GV hận xét .
Tập theo sự điều khiển của GV
- Tham gia trò chơi do GV điều khiển 
3 . Phần kết thúc :
Cho lớp đứng theo hàng ngang vỗ tay và hát 1p .
GV hệ thống bài 1-2 p 
Hướng dẫn Bài tạp về nhà 1-2 p .
Vận động điều hoà 
- Nghe nhận xét – dặn dò .
T 2 ; Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Trẻ em
I-Mục tiêu, yêu cầu
- Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trể em ( BT1,2 ) 
- Tìm được hình ảnh so sánh ( B3 ) ;hiểu nghĩa các câu thành ngữ ,tục ngữ nêu ở BT4 .
II-Đồ dùng dạy - học
-Bút dạ - Giấy khổ to - Bảng phụ.
III-Các hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
A-Kiểm tra bài cũ
-Nêu tác dụng và vị trí của dấu hai chấm.
B-Dạy bài mới:
1-Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học.
-HS lắng nghe.
2-Làm bài tập.
*HĐ1: HS làm BT1
-GV giao việc HS đọc lại nội dung BT và làm bài.
-HS đọc yêu cầu. 
-HS làm bài và trình bày kết quả bài làm.
-GV chốt lại : Câu C: Người dưới 18 tuổi.
-Lắng nghe.
*HĐ2 HS làm BT2: 
-GV nhắc lại yêu cầu.
-GV phát giấy khổ to cho các nhóm.
-GV và cả lớp nhận xét, GV chốt lại ý đúng.
-HS đọc yêu cầu của BT
-Các nhóm làm bài và trình bày lên bảng
-Lắng nghe.
+Các từ đồng nghĩa với trẻ em: 
-Trẻ, trẻ con, con trẻ, ...(không có sắc thái nghĩa coi thường hay coi trọng)
-trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên (có sắc thái coi trọng)
-con nít, trẻ ranh, ranh con, nhải ranh, nhóc con (có sắc thái coi thường).
+Đặt câu: Thiếu nhi là măng non của đất nước.
*HĐ3: HS làm BT3:
-GV nhắc lại yêu cầu của BT.
-Một HS đọc lại yêu cầu của BT.
-Tiến trình như BT2.
VD: - Trẻ em như búp trên cành.
 -Trẻ em như nụ hoa mới nở.
 -Trẻ em như tờ giấy trắng. 
-Lắng nghe.
*HĐ4: Tiến hành tương tự BT3: -GV chốt lại: 
a) Tre già măng mọc .
b) Tre non dễ uốn.
c) Trẻ người non dạ.
d) Trẻ lên ba, cả nhà học nói.
-Lắng nghe.
-Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ, thành ngữ trên.
3-Củng có, dặn dò.
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T3 ; Toán
Luyện tập ( Trang 169 )
A-Mục tiêu.
- Biết tính thể tích và diện tích trong các trờng hợp đơn giản .
B-Các hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
I-Kiểm tra bài cũ
-3 HS lên bảng làm BT1, 2, 3(mỗi em một bài)
II-Dạy bài mới
Bài 1:Yêu cầu HS tính DTXQ, DTTP, TT HLP và HHCN.
Hình lập phương: 
Sxq = 576cm2 ; 49cm2 
Stp = 864cm2 ; 73,5cm2
TT = 1728cm3 ; 42,875cm3
Hình hộp chữ nhật:
Sxq = 140cm2 ; 2,04m2
Stp = 236cm2 ; 3,24m2
TT = 240cm3 ; 0,36m3
Bài 2: GV gợi ý cho HS cách tính chiều cao:
 Bài giải:
 Diện tích đáy bể là: 
 1,5 x 0,8 = 1,2 (m2)
 Chiều cao của bể là: 
 1,8 : 1,2 = 1,5(m) 
 Đáp số: 1,5m
-GV có thể giảng thêm: Gọi DTTP là S1 và S2 :
S1 = (a x a) x 6 ; S2 = (a x 2) x (a x 2) x 6
= (a x a) x 6 x 4 => gấp 4 lần
-Lắng nghe.
Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T4 ;Chính tả
Nghe viết: Trong lời mẹ hát.
Luyện tập viết hoa
I -Mục tiêu, yêu cầu: 
-Nghe và viết đúng bài chính tả ,trình abỳ đúng hình thức bài thơ 6 tiếng 
-Viết hao đúng tên cơ quan ,tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em ( BT2 ) 
II-Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị 
- Bút dạ 
- Giấy khổ to. 
III-các hoạt động dạy- học	
hoạt động dạy
hoạt động học
A-Kiểm tra bài cũ
-HS viết tê các tổ chức, cơ quan đơn vị do GV đọc.
B-Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài
-Lắng nghe.
2-Viết chính tả
*HĐ1: Hướng dãn viết chính tả
-Tiến trình như những tiết trước.
*HĐ2: HS viết bài.
*HĐ3: Chấm chữa bài.
-Như những tiết trước.
-Như những tiết trước.
3-Làm bài tập:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập + đọc đoạn văn.
+Đoạn văn nói lên điều gì ? 
-Công ước về quyền trẻ em...
-Cho HS đọc lại tên các cơ quan đoàn thể cho cả lớp nghe.
-HS đọc lại nội dung ghi trên bảng phụ.
-Cho HS làm bài - GV phát phiếu cho 4 HS .
-Những HS làm bài trên phiếu lớn, dán lên bài làm lên bảng và trình bày kết quả.
-GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
-Cả lớp nhận xét.
Phân tích tên các bộ phận:
Liên hợp quốc. 
ủy ban / Nhân quyền / Liên hợp quốc
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành ... là dạng toán “ Tìm số trung bình cộng”. Trước hét, yêu cầu HS tìm được số hạng thứ ba (quãng đường xe đạp đi trong giờ thứ ba) 
 Bài giải:
Quãng đường xe đạp đi trong giờ thứ ba là: 
 (12 + 18) : 2 = 15 (km) 
Trung bình mỗi giờ xe đạp đi quãng đường là: 
 (12 + 18 + 15) = 15 (km).
Bài 2: Hướng dẫn HS đưa về dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
 120 : 2 = 60 (m).
Hiệu của chiều dài và chiều rộng là 10m
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:
 (60 + 10) : 2 = 35 (m).
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là:
 35 - 10 = 25 (m).
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:
x 25 = 875 (m2)
 Đáp số: 875m2
III-Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
Lắng nghe.
T4 ; Địa lí
Ôn tập cuối năm
I-Mục tiêu, yêu cầu
- Tìm được các châu lục ,đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới .
- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiẹn tự nhiên ( vị trí địa lí ,đặc điểm tự nhiên ) ,dân cư ,hoạt động kinh tế ( một số sản phẩm công nghiệp ,sản phẩm nông nghiệp ) của các châu lục : Châu á ,châu Âu ,Châu Phi ,Châu Dại Dương ,Châu NAm Cực .....
II-Đồ dùng dạy - học 
+ Bản đồ Thế giới + Qủa Địa cầu.
III-các hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
*HĐ1: 
Bước 1: -Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ Thế giới và quả Địa cầu về các châu lục, các đại dương và nước Việt nam.
-Học sinh chỉ trên bản đồ Thế giới hoặc trên quả Địa cầu...
Bước 2: Tổ chức trò chơi đối đáp nhanh.
-Chọn một số HS và chia thành 2 nhóm bằng nhau, một bên ra câu hỏi, bên kia trả lời và ngược lại. 
Đáp án:
Tên nước
Thuộc châu lục
Tên nước
Thuộc châu lục
Trung Quốc
Châu á
Ô-trây-li-a
Châu Đai Dương
Ai Cập
Châu Phi
Pháp 
Châu Âu
Hoa Kì 
Châu Mĩ
Lào 
Châu á
L.B. Nga
Châu Âu và Châu á
Cam-pu-chia
Châu á
Việt Nam 
Châu á
*HĐ2: -GV phát phiếu học tập.
-HS thảo luận nhóm và làm bài vào phiếu.
Đáp án:
Châu á
Châu Âu
Châu Phi
-Vị trí (thuộc bán cầu nào)
Đại bộ phận nằm ở bán cầu Bắc.
-Nằm ở bán cầu Bắc
-Nằm ở cả bán cầu Bắc và Nam
-Thiên nhiên (đặc điểm nổi bật)
-Có nhiều cảnh quan thiên nhiên ; nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích.
-Địa hình chủ yếu là đồng bằng, khí hậu ôn hoà.
-Địa hình khô, khí hậu nóng và khô, có rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa, xa-van, hoang mạc.
-Dân cư (chủng tộc)
-Chủng tộc da vàng
Chủng tộc da trắng
Chủng tộc da den.
-Hoạt động kinh tế:
+Một số sản phẩm công nghiệp
+Dầu mỏ, sản xuất ô-tô, ...
+Sản xuất ô-tô, máy bay, hàng điện tử, len, dạ, dược phẩm, mĩ phẩm, ...
+Khai thác khoáng sản (vàng, kim cương, phốt phát, dầu khí)
+Một số sản phẩm nông nghiệp
+Lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng, sữa, ...
+Lúa mì, klhoai tây, thịt sữa, ...
+Cây công nghiệp (ca cao,cà phê, bông, lạc)
Châu Mĩ
Châu Đại Dương
Châu Nam Cực
-Vị trí (thuộc bán cầu nào)
-Bán cầu Tây
-Bán cầu Na. 
-Bán cầu Nam.
-Thiên nhiên (đặc điểm nổi bậc)
-Phía tây là núi cao đồ sộ. Phía đông là núi thấp và cao nguyên ; ở giữa là đồng bằng. Có đủ các đới khí hậu. Rừng rậm A-ma-dôn lớn nhất thế giới.
-Lục địa: Khí hậu khô hạn. Phần lớn diện tích là hoang mạc và xa-van. Giới sinh vật có nhiều loài độc đáo.
Bạch đàn và cây keo mọc ở nhiều nơi. Động vật có nhiều loài thú có túi.
-Các đảo và quần đảo: Khí hậu nóng ẩm. Rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ. 
-Băng phủ toàn bộ bề mặt. Động vật tiêu biểu là chim cánh cụt.
-Dân cư (Chủng tộc)
-Nhiều chủng tộc (đa số là dân nhập cư từ các châu lục khác).
-Người da trắng và người ơbản địa (da sẫm màu, tóc quăn, mắt đen).
-Không có người ở thường xuyên.
-Hoạt động klinh tế:
+Một số sản phẩm công nghiệp.
+Điện tử, hàng không vũ trụ (Bắc Mĩ) ; khoáng sản (Trung và Nam Mĩ)
Năng lương khoáng sản, máy móc, luyện kim, thực phẩm, ...
+Một số sản phẩm nông nghiệp
+Lúa mì, bông, lợn, sữa bò, nho, cam (Bắc Mĩ), chuối, cà phê, mía, bông,, bò, cừu (Trung và Nam Mĩ)
+Thịt bò, sữa, ...
-Không có.
*Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
Thứ 6 ngày 7 tháng 5 năm 2010 
T1 ; Khoa học
Tác động của con người đến môi trường đất
I-Mục tiêu
 - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá.
II-Đồ dùng dạy - học
Hình trang 136, 137 SGK - Thông tin về việc gia tăng dân số...
III-các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy 
hoạt động học
A-Kiểm tra bài cũ
-Kiểm tra bài Tác động của con người đến môi trường rừng.
B-Dạy bài mới:
1-Giới thiệu bài: Con người cần có ý thức bảo vệ môi trường....
-Lắng nghe.
2-Tìm hiểu nội dung bài
*HĐ1: Thảo luận:
-Làm việc theo nhóm, Quan sát hình 1 & 2 trang 136 thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+Hình 1 ; 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì ?
-Trên cùng một địa điểm, trước kia, con người đã sử dụng đất để làm ruộng , ngày nay, phần lớn ruộng hai bên bờ sông (hoặc kênh) đã được sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát ;...
+Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó ?
-Nguyên nhân chính là dân số ngày một tăng nhanh, cần phải mở rộng môi trường đất ở, vì vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp.
+ở địa phương chúng ta đất trồng bị thu hẹp như thế nào ?
-Đất thu hẹp như nói trên, và do tỉnh về nên nhân dân tập trung nhiều về tỉnh lị...
+Vì sao lại có sự thay đổi đó ?
-Do việc gia tăng dân số ở địa phương. Mặt khác, nhu cầu lập các khu công nghiệp, nhu cầu đô thị hoá, cần phải mở thêm trường học, mở thêm hoặc mở rộng đường, ..
*GV kết luận: Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích ngày càng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, con người cần nhiều diện tích đất hơn.
 Ngoài ra khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống con người nâng cao cũng cần diện tích đất vào những việc khác như thành lập các khu vui chơi, giải trí, phát triển công nghiệp giao thông, ...
*HĐ2: Tháo luận:
-Làm việc theo nhóm, quan sát hình 3 & 4 trang 137 SGK, trả lời câu hỏi:
+Nêu tác hại của việc sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, ...đến môi trường đất ?
-Việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay bón phân hoá học, ...làm cho môi trường đất, nước bị ô nhiễm.
+Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất ?
-Việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước.
*GV kết luận: - Dân só gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy, người ta phải tìm cách tăng năng xuất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hoá học, ttuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...Những việc làm đó khiến cho môi trường đất, nước bị ô nhiễm.
 -Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước.
*HĐ3: Triển lãm tranh, ảnh, các thông tin về tác dụng của con người đến môi trường đất.
-HS trưng bày tranh ảnh, thông tin nói về tác động của con người đến môi trường đất và trình bày trước lớp.
-GV và cả lớp nhận xét, bình chọn sản phẩm.
C-Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe. 
T2 ; Tập làm văn
Tả người
(Kiểm tra viết)
Chọn một rong các đề bài sau:
1-Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp.	
2-Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng, ...).
3-Tả một người em mới găp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
I-Mục tiêu, yêu cầu
- Viét được bài văn miêu tả người theo đề bài gợi ý trong SGK Bài văn rõ nội dung miêu tả đúng cấu tạo bài văn tả người đã học . 
II-Đồ dùng dạy - học
Dàn ý cho đề văn của mỗi HS.
III-Các hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
1-Giới thiệu bài: ...Dựa vào dàn bài đã lập để viết một bài văn hoàn chỉnh.
-Lắng nghe.
2-Hướng dẫn:
Cho HS đọc đề bài trong SGK.
-1 HS đọc 3 đề bài trong SGK.
-GV lưu ý HS:
Các em có thể dựa vào dàn ý đã lập hoặc đề bài khác để viết bài văn hoàn chỉnh.
-HS kiểm tra lại dàn ý. 
3-Cho HS làm bài.
-HS làm bài.
4-Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T3 ; Toán
Luyện tập( Tr .171 ) 
A-Mục tiêu:
- Biết giải một số bài toán có giạn đã học 
B- các hoạt động dạy - học
hoạt động dạy
hoạt động học
I-Kiểm tra bài cũ
-HS1 làm Bt2 ; HS2 làm BT3 tiết trước.
II-Dạy bài mới
Bài 1: Gợi ý: Bài nầy là dạng toán “Tìm hai số biết hiệu và tỉ của hai số đó”.
GV vẽ hình và vẽ sơ đồ lên bảng, hướng dẫn HS cách tính.
Cách giải:
-Tìm hiệu số phần bằng nhau, từ đó tính diện tích hình tam giác BEC ---> Tính diện tích tứ giác ABED ---> Tính diện tích tứ giác ABCD.
 Đáp số: 68 cm2
Bài 2: Gợi ý: Trước hết tìm số HS nam, số HS nữ dựa vào dạng toán “Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó”. (Tổng ở bài nầy là 35, tỉ số là ) . Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tóm tắt .
 Cách giải:
Dựa vào sơ đồ hình vẽ, tính số học sinh nam --->Tính số học sinh nữ trong --->Tính số học sinh nữ nhiều hơn học sinh nam.
 Đáp số: 5 học sinh.
Bài 3:
Đây là dạng toán về quan hệ tỉ lệ, có thể giải bằng cách “rút về đơn vị”.
 Bài giải:
Số lít xăng ô-tô tiêu thụ trên quãng đường 75km là:
 12 : 100 x 75 = 9 (l)
 Đáp số: 9 lít.
Bài 4: Gợi ý: Theo biểu đồ, có thể tính phần trăm học sinh lớp 5 xếp loại khá của Trường Thắng Lợi.
 Bài giải: 
Tỉ số phần trăm học sinh khá của trường Thắng Lợi là:
 100% - 25% - 15% = 60%.
Mà 60% học sinh khá là 120 học sinh.
Số học sinh khối lớp 5 của Trường là: 
: 60 x 100 = 200 (học sinh)
Số học sinh giỏi là: 
 200 : 100 x 25 = 50 (học sinh).
Số học sinh trung bình là:
 200 : 100 x 15 = 30 (học sinh) 
III-Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị tiết sau.
-Lắng nghe.
T5 ; Lắp Kĩ thuật
Ghép mô hình tự chọn
(4 tiết)
I-Mục tiêu:
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô9 hình tự chọn 
- Lắp được một mô hình tự chọn 
II-Đồ dùng dạy - học
-Lắp sẵn 1 hoặc hai mô hình đã chọn trong SGK.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III-Câc hoạt động dạy - học 
Tiết 1
hoạt động dạy
hoạt động học
*HĐ1: HS chọn mô hình lắp ghép.
-GV cho HS tự chọn mô hình theo gợi ý trong SGK.
-HS tự chọn mô hình theo gợi ý trong SGK hoặc sưu tầm.
-GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu:
-HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hĩnh vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm.
*Dặn dò
Chuẩn bị tốt mọi yêu cầu để tiết sau chọn và lắp mô hình.
-Lắng nghe.
T 5 : Sinh hoạt cuối tuần
GV nhận xét đánh giá tuần qua : 
+ Công tác trực nhât của lớp 
+ Vệ sinh môi trường xung quanh .
+ Học tập ở lớp , ở nhà .
+ Tập Nghi thức Đội và múa hát tập thể .
Tiếp theo GV triễn khai nhiệm vụ tuần tới .

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN L5 TUAN 33.doc