Giáo án Lớp 5 - Tuần 35 tháng 4 năm 2010

Giáo án Lớp 5 - Tuần 35 tháng 4 năm 2010

 Củng cố cho học sinh về cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật

Rèn cho học sinh kĩ năng tính diện tích.

Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung.

III.Hoạt động dạy học:

 

doc 7 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 35 tháng 4 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 35 Thứ ngày tháng năm 20
toán (ôn)
luyện tập về tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
I.Mục tiêu :
 Củng cố cho học sinh về cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
Rèn cho học sinh kĩ năng tính diện tích.
Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại các kiến thức cơ bản về diện tích hình xung qunh và diện tích toàn phần.
2.Dạy bài mới : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : Một hình hộp chữ nhật có dài 20dm, rộng 1,5m, cao 12dm. Tính SXQ và STP của hình hộp chữ nhật đó.
	Bài làm
 Đ ổi : 20dm = 2m ; 12dm = 1,2m
 Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
 (2 + 1,5) x 2 x 1,2 = 8,4 (m2)	
 Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
 2 x 1,5 x 2 + 8,4 = 14,4 (m2)
Đáp số : a/ 8,4m2
 b/ 14,4m2
Bài tập 2 : Học sinh đọc bài và làm bài vào vở.
Bài làm
 Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
 ( (m2)
 Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
 (m2)
 Đáp số : a/ m2	b/m2
Bài tập 3 : Khoanh vào trước câu trả lời đúng.
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,1m, chiều rộng 0,5m và chiều cao 1m là :
 A. 1,6m2	B. 3,2m2	C. 4,3m2	D. 3,75m2
3.Củng cố dặn dò :
Cho học sinh nhắc lại cách tính diện tích các hình.
 Dặn dò về nhà.
luyện từ và câu 
ôntập 
Sắp xếp từ theo nhóm
Bài 1: Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập.
	Hãy sắp xếp những từ trên thành các nhóm theo 2 cách:
	a. Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ láy, từ ghép).
	b. Dựa vào từ loại (DT, ĐT, TT).
Bài 2: Cho các từ: gầm, vồ, tha, rượt, cắn, chộp, quắp, đuổi, ngoạm, rống
	a. Hãy xếp các từ trên thành những nhóm từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa với nhau.
	b. Nêu nghĩa chung của từng nhóm từ đã phân loại nói trên.
Bài 3: Xếp các từ sau thành những cặp từ trái nghĩa: cười, gọn gàng, mới, hoang phí, ồn ào, khéo, đoàn kết, cũ, nhanh nhẹn, bừa bãi, khóc, lặng lẽ, chia rẽ, chậm chạp, vụng, tiết kiệm.
Bài 4: Dựa vào nghĩa của tiếng "cảnh" hãy xếp các từ: thắng cảnh, cảnh cáo, phong cảnh, cảnh vật, cảnh giác, cảnh tỉnh thành 2 nhóm và cho biết nghĩa của tiếng "cảnh" trong mỗi nhóm.
Bài 5: Xếp các từ sau thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm (xếp theo ý nghĩa): Ngoan, cao lớn, hiền lành, mảnh mai, lực lưỡng, điềm đạm, chất phác, ngây thơ, hiếu thảo, gầy gò, rắn rỏi, xương xương.
Bài 6: Căn cứ vào nghĩa của từ hãy phân các từ dưới đây thành 4 nhóm từ cùng nghĩa, gần nghĩa: Tổ Quốc, thương yêu, kính yêu, non sông, đất nước, thanh bạch, anh hùng, gan dạ, yêu thương, giang sơn, anh dũng, thanh đạm, xứ sở, yêu mến, dũng cảm, non nước, quý mến, thanh cao, can đảm, quê hương.
Bài 7: Hãy xếp các từ sau thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: ngoằn ngoèn, khúc khích, đủng đỉnh, lêu nghêu, vi vu, líu lo, thiết tha, sừng sững, rì rầm, cheo leo.
Bài 8: Cho 1 số từ sau: vạm vỡ, trung thực, đôn hậu, tầm thước, mảnh mai, béo thấp, trung thành, gầy, phản bội, khoẻ, cao, yếu, hiền, cứng rắn, giả dối.
	Hãy:
	a. Dựa vào nghĩa xếp các từ trên vào 2 nhóm và đặt tên cho từng nhóm.
	b. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong mỗi nhóm.
Thứ ngày tháng năm 20
toán (ôn)
luyện tập về tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương
I.Mục tiêu :
 Củng cố cho học sinh về cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
Rèn cho học sinh kĩ năng tính diện tích.
Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
HS nhắc lại các kiến thức cơ bản về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương..
2.Dạy bài mới : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : Học sinh làm bài vào vở.
Cạnh của hình lập phương
2m
1m5cm
dm
Diện tích xung quanh của hình lập phương
16m2
4,41m2
dm2
Diện tích toàn phần của hình lập phương
24m2
6,615m2
 dm2
Bài tập 2 : Học sinh làm vào vở.
	Bài làm
 Diện tích xung quanh của cái hộp là
	1,5 x 1,5 x 5 = 11,25 (dm2)
Đáp số : 11,25dm2
Bài tập 2 : Học sinh làm bảng, cả lớp chữa bài.
Bài làm
Diện tích một mặt của hình lập phương thứ nhất là :
54 : 6 = 9 (cm2)
Cạnh của hình lập phương thứ nhất là 3cm vì 
3 x 3 = 9 (cm2)
Diện tích một mặt của hình lập phương thứ hai là :
216 : 6 = 36 (cm2)
Cạnh của hình lập phương thứ hai là 6cm vì 
6 x 6 = 36 (cm2)
Cạnh của hình lập phương thứ hai dài gấp cạnh của hình lập phương thứ nhất là ;6 : 3 = 2 (lần)
Đáp số : 2 lần
3.Củng cố dặn dò :
Cho học sinh nhắc lại cách tính diện tích các hình.
 Dặn dò về nhà.
Luyện từ và câu
ôn tập
 Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
Bài 1: Tìm những từ gần nghĩa với từ "dũng cảm" trong các từ dưới đây:
	"dũng cảm, gan dạ, tha thiết, hoà thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, lễ phép, chuyên cần, can đảm, can trường, thân thiết, gan góc, gan lì, tận tuỵ, tháo vát, thông minh, bạo gan, quả cảm"
Bài 2: Những từ nào trái nghĩa với từ "dũng cảm"
	a. gan lì	b. hèn nhát	c. yếu đuổi	d. tự ti
	e. nhát gan	g. run sợ	h. bi quan	i. trốn tránh
Bài 3: Những hành động nào thể hiệ con người có lòng dũng cảm.
	a. Chống lại cái ác, bênh vực lẽ phải.
	b. Trả lại của rơi cho người đánh mất.
	c. Không quản nguy hiểm cứu người gặp nạn.
	d. Dám nói lên sự thật dù bị kẻ xấu cố che giấu.
	e. Không nhận sự thương hại của người khác.
	Viết đoạn văn (5 - 7 câu) nói về 1 tấm gương dũng cảm chống giặc của nhân dân ta trong đó có dùng 2 - 3 từ gần nghĩa với từ "dũng cảm".
Bài 5: Thành ngữ nào nói về lòng dũng cảm:
	a. Thức khuya dậy sớm
	b. Một mất một còn.
	c. Vào sinh ra tử
	d. Cày sâu cuốc bẫm
	đ. Đứng mũi chịu sào
	e. Lấp biển vá trời.
	g. Gan vàng dạ sắt
	h. Nhường cơm sẻ áo
	i. Ba chìm bảy nổi
	k. Chân lấm tay bùn.
Bài 6: Đặt câu với 1 thành ngữ vừa tìm được ở bài 5.
Bài 7:
	"Nòi tre đâu chịu mọc cong
	Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
	Lưng trần phơi nắng phơi sương
	Có manh áo cộc tre nhường cho con"
	Em thấy đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sau sắc của những hình ảnh đó.
Toán (tự chọn)
Ôn tập về tính vận tốc, quãng đường, thời gian
I. Mục đích
- Giúp HS: củng cố về cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Rèn cho học sinh kĩ năng giải toán.
- Giáo dục học sinh lòng say mê ham học môn toán.
II. Chuẩn bị : Bảng con, phấn màu.
II. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: HS lần lượt nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
2. Bài mới : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1. Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
Bài làm
Vận tốc (v)
40 km/giờ
15 km/giờ
5 km/giờ
Quãng đường (s)
100 km
7,5 km
12 km
Thời gian (t)
2 giờ 30 phút
30 phút
2,4 giờ
Bài tập 2. Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
Bài làm
Vận tốc của ô tô thứ nhất là
120 : 2,5 = 48(km/giờ)
Vận tốc của ô tô thứ hai là
48 : 2 = 24(km/giờ)
Thời gian của ô tô thứ hai là
120 : 24 = 5 (giờ)
Ô tô thứ nhất đến trước ô tô thứ hai là
5 giờ – 2,5 giờ = 2,5 giờ
Đáp số: 2,5 giờ
Bài tập 3 (105). BTT5. 
Học sinh làm trên bảng. Cả lớp làm vào vở
Bài làm :
Đổi 2 giờ 15 phút = 2,25 giờ
Sau mỗi giờ ô tô và xe máy đi được là
54 + 38 = 92 (km/giờ)
Quãng đường người đó đi là
92 x 2,25 = 207 (km)
Đáp số : 207km
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học.
 	 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho giờ sau
Luyện tiếng việt
Ôn văn :Miêu tả
A- Đồ vật
Đề 1: Đã nhiều năm nay, tiếng trống trường đã trở nên quen thuộc với em. Hãy tả lại cái trống trường em và nêu cảm nghĩ của bản thân
Gợi ý
Mở bài:	Giới thiệu cái trống sẽ tả:	- Có từ bao giờ
	- Nằm ở đâu
	Hoặc nêu kỷ niệm gắn bó với cái trống.
Thân bài:	- Tả bao quát cái trống
	- Tả các bộ phận của trống: mình trống, ngang lưng trống,
	 hai đầu trống.
	- Tả âm thanh của trống + tác dụng.
Kết bài:	- Cảm nghĩ của em về trống trường.
Đề 2: Tả một thứ đồ chơi mà em thích (có thể chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp và kết bài có thể chọn kiểu mở rộng hoặc không mở rộng).
Gợi ý
	- Có thể chọn đồ chơi bằng nhựa, bằng vải... mà em thích. Đồ chơi đó có thể là búp bê, gấu bông, thỏ bông, ô tô chạy bằng pin, siêu nhân, bộ xếp hình....
Mở bài:	- Giới thiệu đồ chơi mà mình muốn tả: Ai mua (cho)
	Mua, cho vào dịp nào?
Thân bài:	- Tả bao quát đồ chơi: hình dáng, kích thước, vật liệu, màu sắc.	- Tả cụ thể các bộ phận của đồ chơi: bên ngoài, bên trong.
	- Tả âm thanh phát ra (nếu có)
	- Tả hoạt động của đồ chơi (nếu có).
Kết bài:	 Nêu cảm nghĩ của mình về thứ đồ chơi ấy 
	(có thể nói về sự cất giữ bảo quản cẩn thận sau khi chơi).
Đề 3: Chiếc bút máy một đồ dùng học tập không thể thiếu được đối với tất cả học sinh. Hãy tả lại cây bút ấy của em.
Gợi ý
Mở bài:	- Giới thiệu chiếc bút máy sẽ tả
Thân bài:	- Tả bao quát: Kích thước, màu sắc, hình dạng
	- Tả bộ phận	:	+ Bên ngoài: nắp bút, thân bút, nhãn hiệu.
	+ Bên trong: ngòi bút, ruột gà, ống dẫn mực.
	- Tác dụng của chiếc bút máy.
Kết bài:	Cảm nghĩ của em về chiếc bút máy.
Đề 4: Cây bút chì đen một đồ dùng học tập quan trọng của người học sinh. Hãy tả lại cây bút chì mà em đang dùng.
Mở bài:	- Giới thiệu cây bút chì sẽ tả.
Thân bài:	- Tả bao quát: Hình dáng, kích thước.
	- Tả cụ thể: màu sơn, hàng chữ, ký hiệu bút.
	Thân bút, hai đầu bút, ruột bút.
	- Tác dụng của chiếc bút.
Kết bài:	Cảm nghĩ của bản thân về cây bút chì vừa tả.
Đề 5: Ngày ngày đi học em thường sử dụng chiếc cặp sách của mình để đựng sách vở và đồ dùng học tập. Hãy tả lại chiếc cặp sách ấy.
Gợi ý
Mở bài:	- Giới thiệu chiếc cặp sẽ tả:	+ Có vào dịp nào
	+ Ai mua, cho.
Thân bài:	* Tả bao quát:	- Hình dạng, kích thước, chất liệu, màu sắc.
	- Loại cặp.
	* Tả từng bộ phận:
	- Các bộ phận bên ngoài	+ Mắt cặp
	+ Nắp cặp
	+ Khoá
	- Các bộ phận bên trong:	+ Các ngăn
	+ Vải lót
	+ Tác dụng.
Kết bài: Tình cảm của em đối với chiếc cặp.
Đề 6: Hãy tả lại cái bàn học ở nhà hay ở lớp và nêu cảm nghĩ của em.
Đề 7: Vào ngày vui, gia đình em thường cắm một lọ hoa đẹp. Hãy tả lại lọ hoa đó và nêu cảm nghĩ của em.
Gợi ý

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoantuan35buoi2.doc