Giáo án lớp 5 - Tuần 4

Giáo án lớp 5 - Tuần 4

I. Mục tiêu:

- HS làm quen với dạng quan hệ tỷ lệ và biết cách giải bài toán lên quan đến quan hệ tỷ lệ đó

- Rèn kĩ năng giải toán.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi nội dung, giấy ghi bài toán, Phiếu học tập bài tập 3.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 16 trang Người đăng huong21 Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
Toán(16).
Ôn tập và bổ sung về giải toán.
I. Mục tiêu:
- HS làm quen với dạng quan hệ tỷ lệ và biết cách giải bài toán lên quan đến quan hệ tỷ lệ đó
- Rèn kĩ năng giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi nội dung, giấy ghi bài toán, Phiếu học tập bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra .
- HS nhắc lại cách giải bài tập tìm 2 số biết tổng (hiệu) về tỷ số của 2 số đó.
- KT vở bài tập.
3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài.
 b/ Nội dung
 1. Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỷ lệ.
Ví dụ: Một người đi bộ trung bình 1 giờ đi được 4 km
- GV: Nhận xét, ghi kết quả.
- GV chốt: khi thời gian lên gấp bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
2. Giới thiệu bài toán và cách giải.
- GV: Dán bảng bài tập.
GV: Hỏi phân tích bài tập và tính toán:
	2 giờ đi được 90 km
	4 giờ đi được ? km
- Gợi ý cách “rút về đơn vị”:
Trong 1 giờ ôtô đi được bao nhiêu km?
Trong 4 giờ ôtô đi được bao nhiêu km?
- GV: Gợi ý để dẫn ra cách 2 tìm tỉ số
+ 4 giờ gấp mấy lần 2 giờ? (4 : 2 = 2)
+ Quãng đường đi được gấp lên mấy lần? 
ị Quãng đường đi được trong 4 giờ là:
- Lưu ý: Khi giải bài tập dạng này, chỉ cần chọn 1 trong các cách thích hợp
3. Thực hành: 
Bài 1
- GV: Gợi ý giải bằng cách “rút về đơn vị”
	5 m : 80 000 đồng
	7 m : ........... đồng?
Bài 2
- GV: Gợi ý 2 cách giải rút về đơn vị, tìm tỷ số.
	3 ngày : 1200 cây
	12 ngày: ........ cây?
Bài 3
- GV: Hỏi phân tích bài tập, hướng dẫn tính toán:
a. 	1 000 người: tăng 21 người
	4 000 người: tăng ... người?
b.	1 000 người: tăng 15 người
	4 000 người: tăng ... người?
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV: Chốt lại 2 cách giải.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- HS đọc ví dụ
- HS nêu miệng kết quả, quãng đường đi được trong 2 giờ, 3 giờ.
- HS quan sát trên bảng, nêu nhận xét.
- HS đọc đề toán.
- Cá nhân nhìn tính toán nêu lại đề toán.
Cách 1:
Trong 1 giờ ô tô đi được là:
	90 : 2 = 45 (km)
Trong 4 giờ ôtô đi được là:
	45 ´ 4 = 180 (km)
	Đáp số: 180 km
Cách 2: 4 giờ gấp 2 giờ số lần là:
	4: 2 = 2 (lần)
Trong 4 giờ ôtô đi được là:
	90 ´ 2 = 180 (km)
	Đáp số: 180 km
- HS đọc bài tập
- Lớp tự giải và chữa.
Mua 1 m vải hết số tiền là:
	80 000 : 5 = 16 000 (đồng)
Mua 7 m vải hết số tiền là:
	16 000 ´ 7 = 112 000 (đồng)
	Đáp số: 112 000 đồng.
- Nửa lớp giải cách 1, nửa còn lại giải bằng cách 2, 2 HS lên bảng chữa.
Cách 1: Trong 1 ngày đội trồng cây trồng được số cây là: 
	1200 : 3 = 400 (cây)
Trong 12 ngày đội trồng rừng trồng được số cây là:
	400 ´ 12 = 4800 (cây)
	Đáp số: 4800 cây.
Cách 2: 12 ngày gấp 3 ngày số lần là:
	12 : 3 = 4 (lần)
Trong 12 ngày đội trồng rừng trồng được số cây là:
	1200 ´ 4 = 4800 (cây)
- HS đọc bài tập.
- HS thảo luận nhóm, giải bài tập theo phương pháp: “tìm tỉ số)
a. 4 000 người gấp 1 000 người số lần là:	4 000 : 1 000 = 4 (lần)
Sau 1 năm số dân xã đó tăng thêm:
	21 ´ 4 = 84 (người)
	Đáp số: 84 người.
b. 4 000 người gấp 1 000 người số lần là:	4 000 : 1 000 = 4 (lần)
Sau 1 năm số dân xã đó tăng thêm:
	15 ´ 4 = 60 (người)
	Đáp số: 60 người.
.................................................................................
Địa lí(4).
Sông ngòi
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Chỉ được trên bản đồ, (lược đồ) một số sông chính của Việt Nam.
- Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam.
- Biết được vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất.
- Hiểu và lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra : 
- Nêu đặc điểm của khí hậu nước ta?
2.. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
 2. Nội dung.
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Nước ta có ít sông hay nhiều sông so với các nước mà em biết?
- Kể tên và chỉ vị trí một số sông ở Việt Nam?
- ở miền Bắc và miền Nam có những con sông lớn nào?
- Nhận xét về sông ngòi ở miền Trung?
- GV nhận xét kết luận: Mạng lưới sông ngòi ở nước ta dày đặc và phân bố rông khắp trên cả nước.
b. Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. Sông có nhiểu phù sa: 
- GV chia nhóm HS thảo luận: thời gian, địa điểm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất (của mùa mưa và mùa khô)
- GV nhận xét, bổ xung, phân tích về sự thay đổi chế độ nước theo mùa của sông ngòi Việt Nam.
- Màu nước của dòng suối ở các địa phương vào mùa lũ và mùa cạn có khác nhau không? Tại sao?
- GV giải thích về sự bồi đắp phù xa vào mùa lũ.
c. Vai trò của sông ngòi: 
- GV nhận xét kết luận.
- GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Chỉ vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng.
- Chỉ vị trí của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y - a - ly và Trị An.
- GV nhận xét kết luận tầm quan trọng của sông ngòi.
3.. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà chuẩn bị bài: Vùng biển nước ta.
- HS quan sát hình 1 - SGK
- Cá nhân lên bảng chỉ tên trên biểu đồ.
- Lớp chỉ lược đồ SGK.
- Quan sát hình 2, 3 (SGK) làm vào phiếu bài tập
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Thảo luận cặp.
- Cá nhân trả lời.
- Quan sát.
- Cá nhân tiếp nối chỉ trên bản đồ.
 ..................................................................
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
Toán(17).
Luyện tập.
I. Mục tiêu:
- Củng cố và rèn khả năng giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
- Rèn luyện kỹ năng tính toán và kỹ năng giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra : 
- Kiểm tra vở bài tập.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 
 b. Nội dung.
Bài 1.
- GV hỏi phận tích đề toán.
- Yêu cầu lớp tóm tắt, giải bằng cách “rút về đơn vị”
- Chấm điểm, nhận xét.
Bài 2.
- 2 tá bút chì là bao nhiêu chiếc?
Bài 3.
- Chấm bài, nhận xét.
Bài 4.
Tóm tắt:
	2 ngày : 72 000 đồng
	5 ngày : ........... đồng?
- Chấm, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- - Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu chuẩn bị bài: Ôn tập và bổ xung về giải toán (tiếp).
- HS đọc bài tập.
- Tóm tắt, giải nháp + bảng.
	Đáp số: 60 000 đồng
- HS đọc đề toán.
- 24 chiếc bút chì.
- Lớp tự tóm tắt rồi giải vở.
- Chữa bài
	Đáp số: 10 000 đồng.
- HS đọc đề bài.
- Lớp tự tóm tắt, làm phiếu.
	Đáp số: 4 ôtô
HS nêu yêu cầu.
- TT, làm vở.
Bài giải:
Số tiền trả cho 1 ngày công là:
	72 000 : 2 = 36 000 (đồng)
Số tiền trả cho 5 ngày công là:
	36 000 ´ 5 = 180 000 (đồng)
	Đáp số: 180 000 (đồng)
 ................................................................
Thể dục(7)
Đội hình, đội ngũ. Trò chơi: Hoàng Anh - Hoàng Yến.
I. Mục tiêu:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình, đội ngũ: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu tập đều, đúng theo nhịp hô của GV
- Trò chơi: Hoàng Anh, Hoàng Yến. Yêu cầu HS chơi đúng luật, chú ý, nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường, vệ sinh nơi tập
- 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
 1 . Phần mở đầu: 
- Nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục.
- Vỗ tay và hát (tại chỗ)
- Trò chơi: Tìm người chỉ huy.
- Khởi động: Xoay khớp cổ chân, khớp hông, vai, đầu gối.
2. Phần cơ bản:
a. Đội hình, đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số, đi đều vòng phải (trái), đổi chân khi đi đều sai nhịp.
b. Trò chơi: Hoàng Anh, Hoàng Yến.
3. Phần kết thúc:
- Chạy đều.
- Tập động tác thả lỏng.
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
2’
16’
13’
GH
GH
HA
HY
5’
Đội hình nhận lớp.
Đội hình khởi động và trò chơi
- Lần 1,2: GV điều khiển, lớp tập
Lần 3, 4: Tổ trưởng điều khiển, tổ mình tập.
- Lần 5, 6: Các tổ trình diễn.
- Lần7, 8: Lớp trưởng điều khiển lớp tập.
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, qui định chơi.
- Lần 1: Chơi thử.
- Lần 2, 3: 2 tổ chơi thi. 
Đạo đức(4)
Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình. (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
- Tự liên hệ về hành động, trách nhiệm trong công việc của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học:
- PHT từng tình huống trong BT 3.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra :
- Nêu bài học của giờ trước?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 
 2/ Nội dung.
HĐ 1: Xử lí tình huống (BT 3). 
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm nhỏ. Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lí một ình huống trong BT 3 (có thể đóng vai).
- GV nhận xét, kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh.
HĐ 2: Liên hệ. 
* Mục tiêu: Mỗi HS có thể tự liên hệ, kể một việc làm của mình (dù rất nhỏ) và tự rút ra bài học.
* Cách tiến hành:
- GV gợi ý để HS nhớ lại một việc làm của mình chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm.
- Chuyện xảy ra như thế nào và lúc đó em đã làm gì?
- Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
- GV nhận xét, kết luận: Khi giải quyết công việc hay xử lí tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản,...
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở HS càn có trách nhiệm trong khi làm việc gì đó.
- Chuẩn bị bài: Có chí thì nên.
- 1, 2 em trả lời.
- HS thảo luận nhóm
- Các nhóm lên trình bày kết quả (Hoặc đóng vai). Lớp nhận xét, bổ xung.
- HS trao đổi theo cặp về câu chuyện của mình.
- Cá nhân trình bày trước lớp. Tự rút ra bài học.
- 1, 2 em đọc ghi nhớ trong SGK.
.................................................................... 
Thứ tư ngày 19 tháng 9 năm 2011
Toán(18)
 ôn tập và bổ xung về giải toán (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Làm quen với 1 dạng quan hệ tỷ lệ và biết cách giải bài tập có liên quan đến quan hệ tỷ lệ đó..
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập, phiếu bài tập; giấy tô ki.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra : 
2. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
 2. Nội dung.
a. Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỷ lệ. 
Ví dụ: Có 100 kg gạo chia đều vào các bao
- HS đọc ví dụ.
- HS điền miệng: 10, 5, ...
- Quan sát bảng, nhận xét: Khi số kg gạo ở mỗi bao tăng lên bao nhiêu lần thì số bao gạo giảm đi bấy nhiêu lần.
Số kg gạo ở 1 bao
5 kg
10 kg
20 kg
Số bao
20 bao
10 bao
5 ba0
- GV nhận xét kết luận.
b. Giới thiệu bài toán và cách giải: 
- GV nêu bài tập và tóm tắt
	2 ngày: 12 người
	4 ngày: .... người.
- GV hỏi HS phân tích để tìm ra cách giải:
Cách 1: Muốn đắp xong ...  2: Trò chơi: “Ai? đang ở giai đoạn nào của cuộc đời” 
* Mục tiêu: Củng cố cho HS những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
* Cách tiến hành:
- GV chia 4 nhóm HS. Phát cho HS mỗi nhóm 3 ảnh (đã chuẩn bị).
- Những người trong ảnh đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? Nêu đặc điểm của giai đoạn đó?
- Bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời?
- Biết được ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
- GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
Chuẩn bị bài : Vệ sinh ở tuổi dậy thì.
- Thảo luận nhóm.
- Cá nhân lên chỉ và giới thiệu về người ở giai đoạn trong hình.
- Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên (tuổi dậy thì).
- Hình dung được sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần và mối quan hệ xã hội sẽ diễn ra như thế nào? Từ đó chúng ta đón nhận mà không sợ hãi, bối rối, ... Đồng thời còn giúp ta tránh được những nhược điểm hoặc sai lầm có thể sảy ra với mỗi con người ở vào lứa tuổi của mình.
 ...........................................................
Kỹ thuật(4)
Thêu dấu nhân 
I Mục tiêu : HS cần phải:
- Biết cách thêu dấu nhân
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
II. Đồ dùng dạy - học
 - GV : Mẫu thêu dấu nhân được thêu bằng len, sợi trên vải hoặc tờ bìa khác màu.Kích thước mũi thêu khoảng 3 - 4 cm.
 - Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
 + Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 - Một mảnh vải trắng hoặc mầu kích thước 35cm x 35cm .Kim khâu len, len khác mầu vải, phấn mầu, thớc kẻ, kéo , khung thêu. 
 III.Các hoạt động dạy – học.
1. Kiểm tra  : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài.
 b/ Nội dung
 Hoạt động 1. HS nhắc lại các bước thực hành thêu dấu nhân
- GV nhận xét hệ thống 
- HS nêu lai các bước thêu dấu nhân.
- Cách thêu.
 Hoạt động2 . Thực hành.
- GV quan sát, nhận xét.
- Chú ý an toàn khi thêu
Hoạt động 3 : Trưng bày và đánh giá sản phẩm
- GV QS nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương học sinh.
- HS thực hành.
- HS trưng bày sản phẩm đã hoàn thành.
- Nhận xét.
3.Củng -dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS.
- Dặn dò h/s tiết sau tiếp tục thực hành .
 .................................................................................
Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2011
 Toán(19).
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố và rèn kỹ năng giải bài toán liên quan đến tỷ lệ.
- Rèn kỹ năng giải và trình bày bài toán có lời văn
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập, Phiếu học tập bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra : 
2. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:
 2. Nội dung. 
Bài 1.
- GV hỏi phân tích đề và tóm tắt:
	3 000 đồng /1 quyển / : 25 quyển
	15 00 đồng /1 quyển / : ? quyển
Bài 2:
- GV hỏi phân tích đề và tính toán.
3 người : 800 000 đồng / 1 người
4 người : giảm đi đồng / 1 người
Bài 3:
- Yêu cầu HS tự tìm hiểu đề, tóm tắt và giải vào vở.
- Chấm, chữa bài.
Bài 4:
Yêu cầu HS tự giải bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
- HS đọc đề toán.
- Lớp làm vào vở, cá nhân lên bảng
	Đáp số: 50 quyển.
- HS đọc bài tập.
- Lớp thảo luận vào phiếu học tập. 
Với gia đình có 3 người thì tổng thu nhập của gia đình là:
	800 000 ´ 3 = 2 400 000 (đồng)
Với gia đình có 4 người mà tổng thu nhập không đổi thì thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người là:
	2 400 000 : 4 = 600 000 (đồng)
Vậy bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người bị giảm đi là:
800 000 - 600 000 = 200 000 (đồng)
	Đáp số: 200 000 đồng
- HS đọc đề
	Đáp số: 105 m
- HS đọc bài tập
- Làm vở.
	Đáp số: 200 bao
 ......................................................................
Thể dục(8).
Đội hình đội ngũ - Trò chơi: Mèo đuổi chuột.
I. Mục tiêu:
- Ôn để củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác quay phải, quay trái, quay sau; đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Yêu cầu thực hiện đúng động tác, đúng theo khẩu lệnh.
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột: Yêu cầu chơi đúng luật, tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, hào hứng trong khi chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường, vệ sinh nơi tập.
- 1 còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục luyện tập.
- Xoay khớp cổ tay, cổ nhân, khớp gối, hông, vai.
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
* Trò chơi khởi động: Kết bạn
* Kiểm tra bài cũ: Kỹ thuật giậm chân tại chỗ, đi đều.
2. Phần cơ bản:
a. Ôn đội hình, đội ngũ:
- Ôn quay phải, quay trái; đi đều vòng phải, vòng trái; đổi chân khi đi đều sai nhịp.
b. Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột.
3. Phần kết thúc:
- Chạy nhẹ nhàng. Đi chậm thực hiện động tác thả lỏng.
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu luyện tập ở nhà
2’
2’
1’
2’
3’
20’
7’
2’
1’
Đội hình nhận lớp.
- Lần 1, 2 GV điều khiển lớp tập. Tập theo tổ, tổ trưởng điều khiển, 
Các tổ trình diễn
Cán sự điều khiển lớp tập.
GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- HS tham gia chơi
...............................................................
Lịch sử(4).
Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX nền kinh tế xã hội nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.
- Bước đầu nhận biết về mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội ( Kinh tế thay đổi đồng thời xã hội cũng thay đổi theo)
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra.
- Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế?
2. Bài mới: a/ Giới thiệu bài.
 b/ Nội dung.
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
- Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt nam có những ngành kinh tế nào là chủ yếu?
- Sau khi thực dân Pháp xâm lược những ngành kinh tế nào mới ra đời ở nước ta?
- Ai sẽ được hưởng các nguồn lợi do sự phát triển kinh tế?
- Trước đây, xã hội Việt Nam chủ yếu có những giai cấp nào?
- Đến đầu thế kỷ XX, xuất hiện những giai cấp, tầng lớp nào? Đời sống của công nhân, nông dân ra sao?
Hoạt động 2: Làm việc với lớp.
- GV nhận xét, bổ xung nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế, xã hội ở nước ta đầu thế kỷ XX.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà học bài, chuẩn bị bài: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
- HS đọc nội dung SGK.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc kết luận cuối bài.
...........................................................................
Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2011
Toán(20).
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Luyện tập, củng cố cách giải bài toán “tìm 2 số biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó” và giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, giải và trình bày bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra : 
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
2. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
 2. Nội dung.
Bài 1.
- GV hỏi phân tích bài toán, tóm tắt:
- Gợi ra cách giải bài tập: “Tìm 2 số biết tổng và tỉ số của 2 số đó
Bài 2:
- GV hỏi phân tích bài toán
- Chấm bài nhận xét
Bài 3:
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải?
- Chấm, chữa bài
Bài 4:
- HS tóm tắt và giải bài toán vào vở.
- Gọi HS lên bảng chữa.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu chuẩn bị bài: 
Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài.
- HS đọc bài tập.
Bài giải:
Theo sơ đồ số HS nam là:
	28 : (2 + 5) ´ 2 = 8 (HS)
Số HS nữ là:
	28 - 8 = 20 (HS)
	Đáp số: 20 HS nữ
	 8 HS nam
- HS đọc bài tập.
- Làm vở, chữa bài 
	Đáp số: 90 m
-HS đọc bài tập
	Đáp số: 6 lít.
- HS đọc bài tập
- Tóm tắt:
	1 ngày / 12 bộ : 30 ngày
	1 ngày / 18 bộ : ? ngày
Bài giải
Cách 1: nếu 1 ngày làm 1 bộ bàn ghế thì phải làm trong thời gian là:
	30 ´ 12 = 360 (ngày)
Nếu 1 ngày làm 18 bộ bàn ghế thì phải làm trong thời gian là:
	360 : 18 = 20 (ngày)
Cách 2: Theo kế hoạch số bộ bàn ghế hoàn thành là:
	12 ´ 30 = 360 (bộ)
1 ngày làm được 18 bộ thì thời gian để làm xong 360 bộ là:
	360 : 18 = 20 (ngày)
	Đáp số: 20 ngày.
 ..............................................................
Toán *
 LUYỆN TẬP 
I.Mục tiờu : 
- Tiếp tục rốn kỹ năng thực hiện 4 phộp tớnh về phõn số.
- Áp dụng để tỡm thành phần chưa biết trong phộp tớnh và giải toỏn . 
II.Đồ dùng- dạy học  :
- Hệ thống bài tập
III.Cỏc hoạt động dạy học
1.Kiểm tra:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : ễn cỏch thực hiện 4 phộp tớnh về phõn số 
- Cho HS nờu cỏch cộng trừ 2 phõn số : cựng mẫu số và khỏc mẫu số
- Cho HS nờu cỏch nhõn chia 2 phõn số 
Hoạt động 2: Thực hành
- HS lần lượt làm cỏc bài tập
- Gọi HS lờn lần lượt chữa từng bài 
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải 
Bài 1 : So sỏnh hai PS theo hai cỏch khỏc nhau:
a)
b)
Bài 2 : Viết cỏc PS sau theo thứ tự từ bộ đến lớn. (HS nờu cỏch tớnh)
a) 
b) 
c) (Dành cho HSKG)
Bài 3: Khối lớp 5 cú 80 hoc sinh, trong đú cú số HS thớch học toỏn, cú số HS thớch học vẽ. Hỏi cú bao nhiờu em thớch học toỏn? Bao nhờu em thớch học vẽ?
3.Củng cố dặn dũ.
- Nhận xột giờ học.
- Về nhà ụn lại qui tắc cụng, trừ, nhõn, chia phõn số 
- HS nờu cỏch cộng trừ 2 phõn số : Cựng mẫu số và khỏc mẫu số.
- HS nờu cỏch nhõn chia 2 phõn số
a) Cỏch 1 : 
Ta thấy : 
Cỏch 2 : Ta thấy : 
 Vậy : 
b) HS làm tương tự.
Kết quả :
a)
b) 
c) Ta cú: 
 Ta thấy: 
 Hay: 
Giải:
Ta cú : 
Số HS thớch học toỏn cú là :
 (em)
Số HS thớch học vẽ cú là :
(em)
	Đ/S : 72 em ; 56 em.
- HS lắng nghe và thực hiện..
.............................................
Sinh hoạt tập thể
sơ kết tuần 4
I. Mục tiêu.
- Giúp HS nhận ra được những ưu điểm, tồn tại trong tuần học vừa qua từ đó đề ra những biện pháp tích cực cho tuần kế tiếp.
- GD HS tinh thần đoàn kết, ý thức vươn lên.
II. Các hoạt động dạy và học.
HĐ 1: Cán sự lớp báo cáo tình hình hoạt động của lớp trong tuần học vừa qua.
HĐ 2: Nhận xét của GV.
Ưu điểm:
Duy trì, đảm bảo được sĩ số và tỉ lệ chuyên cần cao.
Có ý thức chuẩ bị bài và học bài ở nhà chu đáo.
Tham gia tốt các hoạt động do Đội tổ chức
Tham gia tốt việc lao động, vệ sinh trường lớp.
Tuyên dương:
Tồn tại:
Một số ít học sinh ý thức chưa cao, cụ thể là: chưa chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, ý thức tự giác tham gia lao động chưa cao, chưa chú ý nghe giảng...
Nhắc nhở:
HĐ 3: Tổ chức vui văn nghệ, và trò chơi mà học sinh yêu thích.
.................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP TUAN 4LAN.doc