Giáo án Lớp 5 - Tuần 4 (tiết 6)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 4 (tiết 6)

A. Mục tiêu:

* Giúp HS:

1. Đọc rành mạch, lưu loát đoạn – bài.

- Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài ( Xa - da - cô xa - xa - ki; Hi - rô - xi - ma; Na - ga - da - ki)

- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa - da - cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi.

2. Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.

 

doc 37 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 922Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 4 (tiết 6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 
 Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
Chào cờ
____________________________
Tập Đọc
Những con sếu bằng giấy
A. Mục tiêu:
* Giúp HS:
1. Đọc rành mạch, lưu loát đoạn – bài.
- Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài ( Xa - da - cô xa - xa - ki; Hi - rô - xi - ma; Na - ga - da - ki)
- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa - da - cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi.
2. Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn 3.
C. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
I. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Đọc phân vai đoạn II, vở kịch “Lòng dân”.
- Nêu nội dung ý nghĩa của vở kịch?
- GV nhận xét, ghi điểm.
II. Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’)
 *Nội dung bài:
1. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: (13’)
- GV chia đoạn luyện đọc:
+ Đoạn 1: Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
+ Đoạn 2: Hậu quả mà hai quả bom đã gây ra.
+ Đoạn 3 : Khát vọng sống của Xa - da - cô.
+ Đoạn 4 : Ước vọng hoà bình của HS thành phố Hi - rô - si - ma.
- Hướng dẫn luyện đọc tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Sửa lỗi phát âm. Kết hợp giải nghĩa từ trong SGK.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:(12’)
- Xa - da - cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
- GV giảng.
- Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
- Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa - da - cô?
- Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?
- Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa - da - cô?
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
c) Luyện đọc diễn cảm: (7’)
- GV treo bảng phụ viết đoạn 3. Đọc mẫu. Hướng dẫn đọc diễn cảm. Lưu ý những từ cần nhấn giọng, chỗ nghỉ hơi.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Tuyên dương những HS đọc tốt.
III. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà luyện đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị bài: Bài ca về trái đất.
Hoạt động của HS
- HS đọc phân vai theo nhóm.
- 1, 2 em trả lời.
- 2 HS khá đọc tiếp nối bài.
- Lớp đọc thầm và quan sát tranh minh hoạ.
- Cá nhân luyện đọc tiếp nối đoạn.
- Lắng nghe.
- Lớp đọc thầm cả bài.
- Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
- Ngày ngày gấp sếu, vì em tim vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ 1000 con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
- Gấp những con sếu bằng giấy gửi tới cho Xa - da - cô.
- Khi Xa - da - cô chết, các bạn đã quyên góp tiền xây dựng tượng đài...
- HS nêu cảm nghĩ cá nhân.
- Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Cá nhân thi đọc diễn cảm trước lớp.
______________________________
Toán
Ôn tập và bổ xung về giải toán
A. Mục tiêu:
* Giúp HS:
- HS làm quen với dạng quan hệ tỷ lệ và biết cách giải bài toán lên quan đến quan hệ tỷ lệ đó
- Rèn kĩ năng giải toán.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi nội dung, giấy ghi bài toán, Phiếu học tập bài tập 3.
C. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
I. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS nhắc lại cách giải bài tập tìm 2 số biết tổng (hiệu) về tỷ số của 2 số đó.
- KT vở bài tập.
II. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: (1’)
* Nội dung bài:
1. Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỷ lệ: (4’)
Ví dụ: Một người đi bộ trung bình 1 giờ đi được 4 km
- GV nhận xét, ghi kết quả:
Thời gian đi
1 giờ
2 giờ
3 giờ
Quãng đường đi được
4 km
8 km
12 km
- GV chốt: khi thời gian lên gấp bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
2. Giới thiệu bài toán và cách giải: (8’)
- GV: Dán bảng bài tập.
GV: Hỏi phân tích bài tập và tính toán:
	2 giờ đi được : 90 km
	4 giờ đi được : ? km
- Gợi ý cách “rút về đơn vị”:
Trong 1 giờ ôtô đi được bao nhiêu km?
Trong 4 giờ ôtô đi được bao nhiêu km?
- GV: Gợi ý để dẫn ra cách 2 tìm tỉ số
+ 4 giờ gấp mấy lần 2 giờ? (4 : 2 = 2)
+ Quãng đường đi được gấp lên mấy lần? 
ị Quãng đường đi được trong 4 giờ là:
- Lưu ý: Khi giải bài tập dạng này, chỉ cần chọn 1 trong các cách thích hợp
3. Thực hành: (22’)
Bài 1: 
- GV: Gợi ý giải bằng cách “rút về đơn vị”
	5 m : 80 000 đồng
	7 m : ........... đồng?
Bài 2:
- GV: Gợi ý 2 cách giải rút về đơn vị, tìm tỷ số.
	3 ngày : 1200 cây
	12 ngày : ........ cây?
Bài 3: 
- GV: Hỏi phân tích bài tập, hướng dẫn tính toán:
a. 	1 000 người : tăng 21 người
	4 000 người : tăng ... người?
b.	1 000 người : tăng 15 người
	4 000 người : tăng ... người?
III. Củng cố, dặn dò: (2’)
- GV hê thô ngs lại nội dung ôn tập
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Hoạt động của HS
- HS đọc ví dụ
- HS nêu miệng kết quả, quãng đường đi được trong 2 giờ, 3 giờ.
- HS quan sát trên bảng, nêu nhận xét.
- HS đọc đề toán.
- HS nhìn tính toán nêu lại đề toán.
Cách 1: Bài giải
Trong 1 giờ ô tô đi được là:
	90 : 2 = 45 (km)
Trong 4 giờ ôtô đi được là:
	45 ´ 4 = 180 (km)
	Đáp số: 180 km
 Cách 2: Bài giải
Bốn giờ gấp 2 giờ số lần là:
	4: 2 = 2 (lần)
Trong 4 giờ ôtô đi được là:
	90 ´ 2 = 180 (km)
	Đáp số: 180 km
- HS đọc bài tập
- Lớp tự làm bài vào nháp và chữa bài.
Bài giải
Mua 1 m vải hết số tiền là:
	80 000 : 5 = 16 000 (đồng)
Mua 7 m vải hết số tiền là:
 16 000 ´ 7 = 112 000 (đồng)
	Đáp số: 112 000 đồng.
- Nửa lớp giải cách 1, nửa còn lại giải bằng cách 2.
- 2 HS lên bảng chữa.
Cách 1: Trong 1 ngày đội trồng cây trồng được số cây là: 
	1200 : 3 = 400 (cây)
Trong 12 ngày đội trồng rừng trồng được số cây là:
	400 ´ 12 = 4800 (cây)
	Đáp số: 4800 cây.
Cách 2: 12 ngày gấp 3 ngày số lần là:
	12 : 3 = 4 (lần)
Trong 12 ngày đội trồng rừng trồng được số cây là:
	1200 ´ 4 = 4800 (cây)
 Đáp số: 4800 cây
- HS đọc bài tập.
- HS thảo luận nhóm, giải bài tập theo phương pháp: “tìm tỉ số)
a. 4 000 người gấp 1 000 người số lần là:	4 000 : 1 000 = 4 (lần)
Sau 1 năm số dân xã đó tăng thêm:
	21 ´ 4 = 84 (người)
	Đáp số: 84 người.
b. 4 000 người gấp 1 000 người số lần là:	4 000 : 1 000 = 4 (lần)
Sau 1 năm số dân xã đó tăng thêm:
	15 ´ 4 = 60 (người)
	Đáp số: 60 người.
Chính tả (Nghe – viết)
Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ
A. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả bài: Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ.
- Củng cố hiểu biết về mô hình cấu tạo mô hình cấu tạo vần và qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
	- Giáo dục cho HS ý thức rèn chữ giữ vở .
B. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập tập viết 5, tập 1.
- Bút dạ, giấy khổ to viết mô hình cấu tạo vần.
C. Các hoạt động dạy- học:
I. Kiểm tra 
- Cá nhân lên bảng viết vần của các tiếng: chúng - tôi - mong - thế - giới - này - mãi - mãi - hoà - bình vào mô hình cấu tạo vần,.
- Nêu cách đánh dấu thanh trong tiếng?
II. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn HS nghe – viết
- GV đọc bài chính tả.
- Yêu cầu HS luyện viết 1 số từ khó viết
- Nhắc nhở HS trước khi viết.
 GV đọc cho HS viết.
- Đọc cho HS soát.
- Chấm 1 số bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2: Yêu cầu HS điền tiếng “ nghĩa, chiến” vào mô hình cấu tạo vần.
- Nhận xét, chữa.
- Nêu sự giống và khác nhau giữa 2 tiếng?
Bài tập 3: Nêu qui tắc ghi dấu thanh ở các tiếng trên.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Tiếng “nghĩa” (không có âm cuối): đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi.
+ Tiếng “chiến” (có âm cuối”: đặt dấu thanh ở chữ cái thứ 2 ghi nguyên âm đôi.
III. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết lại những chữ đã viết sai.
- Chuẩn bị tiết chính tả (N-V): Một chuyên gia máy xúc.
- Theo dõi SGK.
- Lớp đọc thầm chú ý tên người nước ngoài.
- HS viết từ khó.
- Viết chính tả.
- Soát bài.
- HS đọc nội dung bài tập 2.
Lớp làm vào vở bài tập.
- 2 HS lên điền trên bảng.
- Giống: 2 tiếng đều có âm chính gồm 2 chữ cái (đó là các nguyên âm đôi)
Khác: tiếng “chiến” có âm cuối, tiếng nghĩa không có âm cuối.
- HS đọc yêu cầu.
- Cá nhân nêu ý kiến.
Thể dục
Đội hình, đội ngũ.
Trò chơi: Hoàng Anh - Hoàng Yến.
A. Mục tiêu:
* Giúp HS :
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình, đội ngũ: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu tập đều, đúng theo nhịp hô của GV
- Trò chơi: Hoàng Anh, Hoàng Yến. Yêu cầu HS chơi đúng luật, chú ý, nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi.
B. Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường, vệ sinh nơi tập
- 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi.
C. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của GV
Định lượng
HĐ của HS
 1. Phần mở đầu: 
- Nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục.
- Vỗ tay và hát (tại chỗ)
- Trò chơi: Tìm người chỉ huy.
- Khởi động: Xoay khớp cổ chân, khớp hông, vai, đầu gối.
2. Phần cơ bản:
a. Đội hình, đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số, đi đều vòng phải (trái), đổi chân khi đi đều sai nhịp
2. Trò chơi: 
Hoàng Anh, Hoàng Yến.
3 . Phần kết thúc:
- Chạy đều.
- Tập động tác thả lỏng.
- Hệ thống bài học.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
2’
3’
16’
10’
5’
Đội hình nhận lớp.
Đội hình khởi động và trò chơi
- Lần 1,2: GV điều khiển, lớp tập
Lần 3, 4: Tổ trưởng điều khiển, tổ mình tập.
- Lần 5, 6: Các tổ trình diễn.
- Lần7, 8: Lớp trưởng điều khiển lớp tập.
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, qui định chơi.
- Lần 1: Chơi thử.
- Lần 2, 3: 2 tổ chơi thi. 
________________________________________________________________
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009
Âm nhạc
GV chuyên soạn – dạy
________________________________________
Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu:
* Giúp HS:
- Củng cố và rèn khả năng giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
- Có kĩ năng tính toán nhanh, chính xác.
B. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở bài tập.
- Nhận xét.
II. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Luyện tập: 
Bài 1:
- GV hỏi phận tích đề toán.
- Yêu cầu lớp tóm tắt, giải bằng cách “Rút về đơn vị”
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- 2 tá bút chì là bao nhiêu chiếc?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
GV củng cố cho HS cách giải bài toán bằng phương pháp dùng tỉ số.
Bài 3:
- GV hỏi phân tích đề toán.
- Yêu cầu lớp tóm tắt, giải 
- Củng cố cho HS phương pháp “rút về đơn vị”
Bài 4:
Tóm tắt:
	2 ngày : 72 000 đồng
	5 ngày : ........... đồng?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV thu chấm 1 số bài.
- GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
III. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ h ... ần là:
	100 : 50 - 2 (lần)
Ôtô đi được 50 km hết số lít xăng là:
	12 : 2 = 6 (lít)
	Đáp số: 6 lít.
- HS đọc bài tập
- Tóm tắt:
	1 ngày / 12 bộ : 30 ngày
	1 ngày / 18 bộ : ? ngày
 Bài giải
Cách 1: 
Nếu 1 ngày làm 1 bộ bàn ghế thì phải làm trong thời gian là:
	30 ´ 12 = 360 (ngày)
Nếu 1 ngày làm 18 bộ bàn ghế thì phải làm trong thời gian là:
	360 : 18 = 20 (ngày)
Cách 2: 
Theo kế hoạch số bộ bàn ghế hoàn thành là:
	12 ´ 30 = 360 (bộ)
1 ngày làm được 18 bộ thì thời gian để làm xong 360 bộ là:
	360 : 18 = 20 (ngày)
	Đáp số: 20 ngày.
Tập làm văn
Tả cảnh: (Kiểm tra viết)
A. Mục tiêu:
* Giúp HS :
- Biết viết bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
- Tự giác, tích cực trong khi làm bài kiểm tra.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết đề bài, cấu tạo bài văn tả cảnh
C. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
I. Kiểm tra bài cũ: (1’)
- Sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’)
- Gọi HS đọc đề bài.
- “Tả cảnh ngôi nhà của em”.
- Nhắc nhở HS ( 2 ‘)
2. HS làm bài kiểm tra ( 34’)
- GV bao quát chung, nhắc nhở.
III. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Thu bài kiểm tra, nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết: Luyện tập làm báo cáo thống kê.
Hoạt động của HS
- HS đọc đề.
- Dựa vào cấu tạo bài văn tả cảnh để viết bài.
- HS làm bài kiểm tra
_____________________________
Khoa học
Vệ sinh ở tuổi dậy thì
A. Mục tiêu:
* Giúp HS :
- HS nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
- Xác định những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
B. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập cho hoạt động 2.
C. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
I. Kiểm tra: (4’)
- Nêu đặc điểm chung của tuổi vị thành niên?
- GV nhận xet, đánh giá.
II. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: (1’)
 * Nội dung bài
Hoạt động 1: Động não (5’)
* Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
* Cách tiến hành:
- GV giảng và nêu 1 số vấn đề sinh lí ở tuổi dậy thi.
- Vậy ở lứa tuổi này chúng ta nên giữ cho cơ thể luân sạch sẽ, thơm tho, tránh bị mụn trứng cá.
- GV ghi bảng ý kiến của HS.
- Nêu tác dụng của việc làm kể trên?
- GV kết luận về việc giữ gìn vệ sinh cơ thể nói chung và tầm quan trọng của về sinh cơ thể ở lứa tuổi dậy thì.
Hoạt động 2: 
Làm việc với phiếu bài tập: (15’)
- GV chi nhóm nam, nữ riêng.
- Phát phiếu học tập.
* Vệ sinh cơ quan sinh dục nam: hãy khoanh vào chữ cái trước câu đúng.
- Cần rửa cơ quan sinh dục:
a. Hai ngày 1 lần.
b. Hàng ngày.
- Khi rửa cơ quan sinh dục cần chú ý: a. Dùng nước rửa sạch
b. Dùng xà phòng tắm
c. Dùng xà phòng giặt
d. Kéo bao qui đầu về phía người, rửa sạch bao qui đầu và quy đầu
- Khi dùng quần lót cần chú ý:
a. Hai ngày thay 1 lần.
a. 1 ngày thay 1 lần.
c. Giặt và phơi trong bóng dâm.
d. Giặt và phơi ngoài nắng.
* Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ.
... ... ... ...
- GV chữa bài theo từng nhóm nam, nữ.
Hoạt động 3: 
Quan sát tranh và thảo luận (13’)
* Mục đích: HS xác định được những việc nên làm, việc không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
* Cách tiến hành: 
- Chỉ nói nội dung của từng hình?
- Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
- GV kết luận.
III. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân.
- Chuẩn bị bài: Thực hành: Nói “không” với chất gây nghiện.
Hoạt động của HS
- 2 HS lên bảng 
- Lắng nghe.
- Cá nhân nêu ý kiến: rửa mặt, tắm, gội đâu, ...
- Cá nhân nêu ý kiến.
- Thảo luận nhóm.
- HS đọc đoạn đầu mục bạn cần biết (Tr 19).
- Quan sát hình 4, 5, 6, 7 (Tr 19)
- Cá nhân trả lời.
- Thảo luận nhóm.
- Nêu ý kiến.
Thể dục
Đội hình đội ngũ 
Trò chơi: Mèo đuổi chuột
A. Mục tiêu:
* Giúp HS :
- Ôn để củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác quay phải, quay trái, quay sau; đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Yêu cầu thực hiện đúng động tác, đúng theo khẩu lệnh.
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột: Yêu cầu chơi đúng luật, tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, hào hứng trong khi chơi.
B. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường, vệ sinh nơi tập.
- 1 còi.
C. Nội dung và phương pháp lên lớp:
HĐ của GV
Định lượng
HĐ của HS
I. Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục luyện tập.
- Xoay khớp cổ tay, cổ nhân, khớp gối, hông, vai.
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
* Trò chơi khởi động: Kết bạn
* Kiểm tra bài cũ: Kỹ thuật giậm chân tại chỗ, đi đều.
II. Phần cơ bản:
1. Ôn đội hình, đội ngũ:
- Ôn quay phải, quay trái; đi đều vòng phải, vòng trái; đổi chân khi đi đều sai nhịp.
2. Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột.
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- GV nhận xét, tổng kết 
III. Phần kết thúc:
- Chạy nhẹ nhàng. Đi chậm thực hiện động tác thả lỏng.
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu luyện tập ở nhà
2’
2’
1’
2’
3’
20’
7’
2’
1’
 Đội hình nhận lớp.
- Lần 1, 2 GV điều khiển lớp tập. Tập theo tổ, tổ trưởng điều khiển, 
Các tổ trình diễn
- Cán sự điều khiển lớp tập.
- HS tiến hành chơi trò chơi.
_______________________________
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần 4
A. Mục tiêu
	- HS thấy được ưu nhược điểm của cá nhân ,tập thể trong tuần qua.
	- Có biện pháp khắc phục và đề ra phương hướng cho tuần sau.
B.Phương tiện
- Bản nhận xét tuần 4
C. Các hoạt động dạy- học
I. Lớp trưởng lên nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần 3.
	- Lớp trưởng lên nhận xét tình hình hoạt động của lớp.
	- HS trong lớp phát biểu ý kiến.
II. GV nhận xét cụ thể
	* Về ý thức đạo đức : 
- Duy trì tôt nề nếp hàng ngày, đa số các em HS đều ngoan ngoãn và lễ phép. 
- Thực hiện tôt việc xếp hàng ra vào lớp.
- Đi học đầy đủ đúng giờ.
- Để xe đúng nơI quy định.
- Thực hiện đúng quy định về đồng phục.
* Về học tập
- Đa số HS trong lớp đều chăm chỉ học tập, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Các em có ý thức giúp nhau học tâp tốt.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trước khi tới lớp.
- Ghi chép bài đầy đủ, sạch sẽ.
Tồn tại : Một số HS chưa thực sự chăm học, về nhà còn mải chơi nên chưa hoàn thành bài tập về nhà.
	Chữ viết của 1 số HS còn cẩu thả. Trình bày chưa sạch sẽ.
* Về hoạt động Đội
- Các em HS đều có ý thức trực hiện tốt 5 nội quy của Đội.
- Tham gia tốt vào việc học các bài hát, múa mới.
- Ra tập thể dục đều.
* Về lao động, vệ sinh
- Các em đều có ý thức vệ sinh sạch sẽ.
- Có ý thức chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
III. Biện pháp khắc phục và phương hướng tuần sau
	- Cần khắc phục những tồn tại đã mắc phảI trong tuần qua.
	- Các em cần chăm chỉ học tập hơn nữa, cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập trước khi tới lớp.
	- Phát huy tốt những ưu điểm đã đạt được trong tuần qua.
	- Tích cực trong hoạt động học tập.
	- Có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập.
	- Thực hiện tôt các nội quy của đội đề ra.
	- Lao động vệ sinh sạch sẽ.
	- Chăm bồn hoa cây cảnh
Chiều thứ sáu
Thực hành kiến thức
Tìm hiểu về sông ngòi
I. Mục tiêu:
-Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức về sông ngòi.
-Hoàn thành tốt các bài tập.
-Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ.
II. Phương tiện:
Vở BT, Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
* Bài tập 1:
a.Quan sát H1-SGK-75 rồi viết tên một số con sông vào chỗ chấm cho phù hợp.
-GV y.c HS thảo luận nhóm đôi và báo cáo.
b. Nối tên nhà máy thuỷ điện với tên sông có nhà máy thuỷ điện đó.
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
- GV cùng cả lớp kiểm tra và kết luận đáp án đúng và đội thắng cuộc.
- Gọi HS lên bảng chỉ trên bản đồ TNVN
* Bài 2 : Vẽ mũi tên nối các chữ ở cột A với các ô chữ ở cột B để thể hiện mối quan hệ giữa khí hậu với lượng nước của sông ? 
* Bài 3:
- Nêu vai trò của sông ngòi?
- GV kết luận.
* Bài 4: GV cho HS làm bài vào VBT
- GV chấm chữa bài.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét chung giờ học.
-Nhắc HS VN ôn bài và chuẩn bị giờ sau.
- HS lấy vở bài tập và kiểm tra chéo.
-HS đọc yêu cầu và xác định nội dung.
-Quan sát SGK và thảo luận nhóm đôi.
. Sông ngòi ở miền Bắc.
. Sông ngòi ở miền Trung..
. Sông ngòi ở miền Nam
-Đại diện các nhóm báo cáo.
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung và kết luận.
- HS thảo luận tìm đáp án.
- Các nhóm cử đại diện lên chơi trò chơi, dới lớp cổ vũ.
. Kết quả :
 Hoà Bình Đồng Nai
Y-a-li Xê Xan
 Trị An Sông Đà
-HS chỉ bản đồ.
- HS làm bài cá nhân rồi chữa.
 A B
Mùa mưa Nước sông hạ thấp.
Mùa khô Nước sông dâng lên 
 nhanh chóng . 
 - Cả lớp nhận xét chữa bài .
- HS trả lời. 
-Hãy điền Đ vào trước câu đúng, điền S vào trước câu sai. 
- HS làm bài cá nhân vào vở BT 
_________________________________________
Mĩ thuật
Luyện tập vẽ tranh về trường em
A. Mục tiêu :
-HS biết tìm ,chọn các hình ảnh đẹp về nhà trường để vẽ tranh.
-HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài trường em.
-HS yêu mến và có ý thức giữ gìn , bảo vệ ngôi trường của mình.
B. Chuẩn bị:
	-Một số tranh ảnh bài vẽ về nhà trường.
	-Tranh ở bộ đồ dùng .
C. Các hoạt động dạy-học:
I. Kiểm tra
II. Bài mới
 1,Giới thiệu bài :
 2,Nội dung bài
HĐ của GV
HĐ 1:Tìm, chọn nội dung đề tài:
- GV giới thiệu tranh ảnh và gợi ý để HS nhớ lại các hình ảnh về nhà trường
- GV bổ sung .
- GV lưu ý HS :Lựa chọn nội dung yêu thích, phù hợp với khả năng tránh chọn những nội dung khó, phức tạp. 
HĐ2: Cách vẽ tranh :
-GV cho HS xem hình tham khảo ở SGK, đồ dung dạy học và gợi ý HS cách vẽ.
HĐ3: Thực hành:
- Yêu cầu HS thực hành vẽ.
- GV đến từng bàn để quan sát hướng dẫn thêm .
-GV nhắc HS chú ý sắp xếp các hình ảnh sao cho cân đối , hài hoà.
-Y/C học sinh hoàn thành tại lớp.
HĐ4 : Nhận xét, đánh giá:
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp , nhận xét.
- Xếp loại khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
3. Củng cố dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS quan sat khối hộp và khối cầu./.
HĐ của HS
-HS phát biểu 
-HS lắng nghe.
-HS quan sát và ghi nhớ cách vẽ:
+Chọn các hình ảnh tiêu biểu phù hợp với nội dung đề tài .
+ Sắp xếp các hình ảnh chính , phụ cho cân đối .
+Vẽ và điều chỉnh các hình ảnh để bức tranh thêm sinh động .
+Vẽ nàu tươi sáng có đậm có nhạt .
-HS thực hành vẽ theo hướng dẫn của GV
-HS trưng bày SP trên góc học tập của tổ.
-HS nhận xét và bình chọn bài vẽ đẹp.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động làm sạch đẹp trường lớp
( Soạn giáo án riêng)
________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 4(6).doc