Giáo án lớp 5 - Tuần 6

Giáo án lớp 5 - Tuần 6

I)Mục tiêu

 - Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.

 - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.

 - Giáo dục ý thức ham học toán.

II. Đồ dùng dạy học:

 Bảng phụ cho bt 1

III)Các hoạt động dạy học chủ yếu

A)Kiểm tra bài cũ:

 - Nêu bảng đơn vị đo diện tích và mối quan hệ của chúng

B)Bài mới :

 

doc 29 trang Người đăng huong21 Lượt xem 903Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Chào cờ
	GV Đoàn Đội+ GVCN	
________________________________
Toán
Tiết 26 : Luyện tập
I)Mục tiêu
 - Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
 - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.
 - Giáo dục ý thức ham học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ cho bt 1
III)Các hoạt động dạy học chủ yếu
A)Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu bảng đơn vị đo diện tích và mối quan hệ của chúng
B)Bài mới :
1, Giới thiệu bài :
2, Bài giảng :
Bài 1: ( Rèn KN chuyển đổi đơn vị đo diện tích) - Bảng phụ
 Cho HS nêu YC
GV làm mẫu 
6m2 35dm2 = 6m2 + m2= 6 m2
-Tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài. 
- Hai đơn vị đo liền nhau gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?
Lưu ý hai chữ số ứng với một đơn vị đo.
Bài 2: Rèn KN chuyển đổi đơn vị đo diện tích)
-Tổ chức cho HS làm bài.
-HS chữa bài(đáp án :B)
-Yêu cầu HS giải thích vì sao đáp án B đúng ?
Bài 3 : (Củng cố cách so sánh các số đo diện tích.)
Cho HS nêu YC
- Nắm chắc cách đổi hai đơn vị đo về một đơn vị đo và ngược lại, sau đó mới điền dấu.
GV hướng dẫn 2dm27cm2 ..=...207 cm2
 =207 cm2
-GV và HS nhận xét, sửa .
Bài 4 : rèn KN giải toán.
Gv treo bảng phụ chép BT
Tổ chức HS làm bài 4 và liên hệ thực tế.
 - GV giúp đỡ HS Y
-Tổ chức chữa bài cho HS.
ĐS:24m2
- HS nêu
- HS nêu cách làm
HS TB-Y làm phầna ( 2 số đo đầu)
phần b ( 2 số đo đầu)
HS K-G làm cả bài
-HS làm bài cá nhân .
- Thi đọc thuộc bảng đơn vị đo diện tích.
- Hỏi đáp theo cặp về đổi các đơn vị đo.
-HS làm việc cá nhân.
-Đổi vở kiểm tra chéo.
-Vì :3 cm25 mm2 = 300 mm2 +5 mm2
 = 305 mm2
- HS nêu YC
- HS làm bài cá nhân.
HS Tb-Y làm cột 1
HS K-G làm cả bài
- Vài em lên bảng chữa
- HS Tb-Y đọc đầu bài
-HS thảo luận cách làm.
- HS lên bảng.
- Lớp làm bài vào vở.
3.Củng cố- dặn dò:
 - Nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích. 
 - Nhận xét đánh giá giờ học. 
- Chuẩn bị bài sau.
_________________________________
Tập đọc
Tiết 11: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
I . Mục tiêu:
 -Hiểu một số từ ngừ khó trong bài : công lí , sắc lệnh, tổng tuyển cử ...
 + Hiểu ý nghĩa : Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người dân da đen ở Nam Phi.
- Rèn kĩ năng đọc cho HS
 +Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm, tên riêng nước ngoài, các số liệu thống kê. 
Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và ND Nam Phi ( HS K-G)
 - Giúp HS có tình đoàn kết, hoà bình, hữu nghị với các dân tộc trên trái đất.
II .Đồ dùng: 
 Tranh minh họa SGK. 
 Bảng phụ ghi đoạn 3 để HS luyện đọc
III.Các hoạt đông dạy học:
A, Kiểm tra: HS đọcthuộc lòng 2 khổ thơ (cả bài) Ê-mi-li, con - trả lời câu hỏi Sgk.
B, Dạy bài mới:
1,Giới thiệu bài: 
2, Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a,Luyện đọc: 
- Giới thiệu về Nam Phi và tranh minh hoạ
- Ghi lên bảng các tên phiên âm để cả lớp luyện đọc
- Bài chia làm 3 đoạn
-GV theo dõi sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi, giọng đọc cho HS: Lưu ý các từ: a-pác - thai, Nen-xơn Man- đê- la...
- GV đọc mẫu 
b, Tìm hiểu bài:
 - Yêu cầu HS đọc thầm- trả lời câu hỏi 1
-Tổ chức cho HS thảo luận cặp trả lời các câu hỏi 2,3 trong Sgk
-Sau mỗi câu trả lời GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng .
- Nội dung bài là gì?
c, Đọc diễn cảm 
- Chọn đoạn 3 để luyện đọc(GV treo bảng phụ)
-Tổ chức HS luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm 
- Tổ chức HS đánh giá nhau.
3, Củng cố -dặn dò: 
- Cho HS liên hệ.
-1HS nhắc lại ND bài
- Nhận xét tiết học
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát.
-2 HS đọc toàn bài
-3 HS tiếp nối đọc bài
- HS tiếp nối đọc đoạn (2lượt ) .
+ Lần 1: LĐ kết hợp LĐ từ khó .
 Hs Y luyện đọc từ khó
+ Lần 2: LĐ kết hợp giải nghĩa từ khó
-HS luyện đọc theo cặp.
-1HS đọc toàn bài.
HS trả lời câu 1
-HS đọc thầm , đọc lướt ,thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi.
-Các nhóm vấn đáp trả lời lần lượt các câu hỏi.
- HS K-G nêu
-3 HS đọc bài , lớp theo dõi phát hiện giọng đọc
-HS luyện đọc nhóm đôi
- Thi đọc diễn cảm.
- HS K-G đọc diễn cảm.
- HS nêu phản đối chế độ phân biệt sắc tộc, phân biệt chủng tộc.
____________________________________
Chính tả ( Nhớ- viết )
Tiết 6 : Ê- mi- li, con...
 I.Mục tiêu: 
-Nhớ - viết đúng, trình bày đúng khổ thơ 3, 4 của bài Ê-mi-li, con....(từ Ê- mi- li con ôi...đến hết).
-Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có nguyên âm đôi ưa /ươ ; nắm vững quy tắc đánh dấu thanh vào các tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ.
- HS có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp .
II. Đồ dùng dạy học:
- 2,3 tờ phiếu khổ to phô-tô nội dung các bài tập 3,4 cho 2,3 HS làm bài trên bảng.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A . Kiểm tra bài cũ:
GV đọc cho 3 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết trên nháp những từ có chứa nguyên âm đôi uô, ua. 
Nhắc HS nhớ quy tắc đánh dấu thanh để đánh dấu đúng.
B .Dạy bài mới:
Hướng dẫn HS nhớ -viết:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- 2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ 3 và 4 của bài Ê-mi-li, con...
- GV nhắc nhở HS chú ý một số điều về cách trình bày một bài thơ, một đoạn thơ, những lỗi chính tả dễ mắc khi viết bài, vị trí của các dấu câu trong bài thơ...
HS nhớ lại tự viết bài.
GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết và cách cầm bút.
GV chấm, chữa từ 7 đến 10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. Các em sửa những chữ viết sai bên lề vở.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2: ( Tìm những tiếng có ưa, ươ trong đoạn thơ).
 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
HS tìm các tiếng có chứa nguyên âm đôi ưa, ươ trong đoạn thơ của Huy Cận, lấy bút chì đánh dấu vào các tiếng tìm được.
GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét cách đánh dấu thanh trong các tiếng có ưa, ươ.
2 HS lên bảng, nghe một bạn đọc các tiếng tìm được -viết lại trên bảng.
Cả lớp và GV nhận xét đúng / sai trong cách đánh dấu thanh.
Trong các tiếng la, tha, ma, giữa ( không có âm cuối): dấu thanh nằm trên các chữ cái đầu của âm ưa chữa . Sẽ tương tự như vậy với các tiếng: cửa, sửa, thừa, bữa, lựa...
Chú ý: Các tiếng lưa, thưa, mưa mang thanh không
Trong các tiếng tưởng, nước, tươi, ngược ( có âm cuối): dấu thanh nằm trên ( hoặc năm dưới) chữ cái thứ hai của âm ơ - chữ ơ. Sẽ tương tự như vậy với các tiếng nướng, vướng, được, mượt...)
HS nêu quy tắc đánh dấu thanh trong các tiếng có chứa ưa, ươ ( như với những tiếng có âm chính là nguyên âm đôi khác)
Bài tập 3: SD bảng phụ 
( Nắm vững quy tắc đánh dấu thanh)
GV nêu yêu cầu của bài tập.
HS làm việc cá nhân..
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
Chú ý: Sau khi HS điền tiếng cho hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ, GV yêu cầu các em đọc lại, học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ đó
Hs TB-Y tìm trong 2,3 câu thành ngữ, tục ngữ
HS K-G làm đầy đủ BT 3, hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ.
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học
Yêu cầu HS về nhà đọc thuộc lòng và viết lại vào vở các câu thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 3.
_____________________________________
Chiều
GV chuyên dạy
Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010
Toán- Địa lý
Gv chuyên
 Luyện từ và câu
Tiết 11 : Mở rộng vốn từ: Hữu nghị- Hợp tác
I- Mục tiêu: 
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tình Hữu nghị- Hợp tác.
- Hiểu ý nghĩa các thành ngữ nói về tình Hữu nghị- Hợp tác.
- Sử dụng các từ, các thành ngữ nói về tình Hữu nghị- Hợp tác.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Từ điển HS
III- Hoạt động dạy học:
A-Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu một số ví dụ về từ đồng âm- đặt câu với những từ đồng âm đó.
B- Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1: Mở rộng vốn từ- SD Từ điển HS
- Đọc yêu cầu và ND của bài tập.
 - Làm việc theo nhóm 4.
 - Tổ chức thi tiếp sức: Xếp từ theo nghĩa. 
 - GV tổng kết trò chơi tuyên dương đội thắng.
+ hữu nghị, chiến hữu, ,thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu
+ hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng
*Bài2: HS hiểu nghĩa từ để xếp thành các nhóm
- GV tổ chức cho HS làm như bài tập 1. 
- Lưu ý chọn các HS khác tham gia thi.
-Các nhóm trình bày
-HS và GV nhận xét, bổ sung 
a,hợp tác, hợp nhất , hợp lực,
b, các từ còn lại
Yêu cầu HS khá- giỏi giải thích 1 số từ .
* Bài 3: Rèn KN đặt câu theo chủ đề
- Nêu yêu cầu của bài tập- Đặt câu với các từ.
- Nhận xét: Sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
* Bài 4:Rèn KN đặt câu với thành ngữ về chủ đề.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn.
- Đọc từng câu thành ngữ.
- Tìm hiểu nghĩa của từng câu.
- Đặt câu với thành ngữ đó.
- GV nhận xét. 
3. Củng cố- dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ các từ ngữ và thành ngữ trong bài.
- 2 HS TB-Y đọc. 
- HS thảo luận, làm bài.
- HS chơi.
- HS làm vở.
- HS K-G giải nghĩa 1 số từ
- HS thực hiện.
- 1 HS đọc.
- HS K-G giải nghĩa
HS làm vở.
- HS Tb-Y đặt 2 câu
HS K-G đặt nhiều hơn 2 câu
3 HS đọc câu trước lớp.
- 1 HS TB-Y đọc.
- HS làm việc theo cặp theo hướng dẫn
- HS K-G đặt 2-3 câu với 2-3 thành ngữ
- cử đại diện nhóm giải thích và đặt câu với một thành ngữ
- Đặt câu vào vở.
ắắắắắắắắắắắắắắắắ
Tập làm văn
Tiết 11: Luyện tập làm đơn
I- Mục tiêu:
 - Nhớ lại cách thức trình bày một lá đơn.
 - Biết cách viết một lá đơn đúng quy định đủ nội dung cần thiết và trình bày lí do nguyện vọng rõ ràng.
II- Chuẩn bị:
 - Bảng phụ viết sẵn quy định trình bày đơn ở trang 60- SGK.
III- Hoạt động dạy-học:
 A- Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra vở của một số HS đã viết lại đoạn văn tả cảnh tiết trước.
 B- Bài mới:
	1-Giới thiệu bài
- Khi nào chúng ta phải viết đơn?
- Hãy kể tên những mẫu đơn đã học?
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
- Khi muốn trình bày một ý kiến, nguyện vọng với một tổ chức nào đó.
- HS nhắc lại.
	2-Hướng dẫn luyện tập
 Bài tập 1/59 
- Bảng phụ viết sẵn quy định trình bày đơn ở trang 60- SGK.
- GV giới thiệu tranh ảnh về thảm hoạ mà chất độc màu da cam gây ra.
- Chia bài làm 3 đoạn nh SGK.
- Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì?
- Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam?
- ở địa phương em có những người bị nhiễm chất độc màu da cam không? Cuộc sống của họ ra sao?
- Em đã từng biết hoặc tham gia những phong trào nào để giúp đỡ hay ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam?
 Bài tập 2
Treo bảng phụ, hướng dẫn:
- Hãy đọc tên đơn sẽ viết?
- Mục Nơi nhận đơn viết những gì?
- Phần lí do viết đơn định viết thế nào?
- Nhận xét, sửa chữa, bổ sung cho HS.
- 1 HS đọc cả bài.
- Đọc nối tiếp theo đoạn, lớp đọ ... a ngày?
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
- Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?
Bài 2: Biết ghi lại kết quả quan sát một cảnh sông nước cụ thể. Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh sông nước -một dàn ý với ý riêng của mỗi HS.
Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý một bài văn miêu tả cảnh sông nước(một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước)
-Gọi 2-3 HS đọc kết quả QS cảnh sông nước đã chuẩn bị
-Nhận xét bài của HS
-Yêu cầu HS tự lập dàn ý BV tả 1 cảnh sông nước
 GV nhận xét, chấm điểm một số bài.
- Vài em đọc.
HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm đoạn văn.
HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau từng đoạn:
-Tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của trời mây
-Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những khoảng thời gian khác nhau: khi bầu trời xanh thẫm – khi bầu trời rải mây trắng nhạt – khi bầy trời âm u mây mưa – khi bầu trời ầm ầm giông gió).
- Quan sát sự thay đổi màu sắc của biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người : biển như con người – cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc ồn ào, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm đoạn văn.
HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi 
-HS TB-Y đọc yêu cầu bài
 HS đối chiếu phần ghi chép của mình khi thực hành quan sát cảnh sông nước
- HS làm việc cá nhân trên nháp.
-3 HS ( 3 đối tượng)
- HS trình bày
3. Củng cố- dặn dò:
 - GV nhận xét chung về tinh thần làm việc của cả lớp.
 - Yêu cầu h/s về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý của bài văn tả một cảnh sông nước viết lại vào vở.
_______________________________________
Sinh hoạt
Kiểm điểm các hoạt động trong tuần
Phương hướng tuần tới
I,Mục tiêu:
- Kiểm điểm các ưu, nhược điểm trong tuần.
- Phát động phương hướng tuần tới.
- Giáo dục HS ngoan ngoãn, chăm học , chăm làm .
II,Hoạt động dạy-học:
1,Kiểm điểm các hoạt động trong tuần:
* Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp trong tuần 
*GV nhận xét, bổ sung
-Ưu điểm:
+Đi học đầy đủ, đúng giờ.
+Ngoan ,lễ phép.
+Trong lớp chú ý nghe giảng,hăng hái phát biểu xây dựng bài: Huân, Nhung, Giang, Trang,... .
+Thực hiện các nền nếp truy bài, xếp hàng ra vào lớp tương đối tốt .
+ Nhiều em học có tiến bộ : Huân, Thư, Vinh, Hoà ...
-Tồn tại:
+1số em tiếp thu bài còn chậm: Hoa, Sim
+Chữ viết của 1 số em xấu, bẩn: Quỳnh, Thắng
+ Một số em còn mất trật tự trong giờ học :Hoa, Trưởng 
2,Phương hướng tuần tới: 
-Duy trì các nền nếp tốt, khắc phục ngay tồn tại.
-Tích cực trong học tập, luyện đọc, luyện viết ...
- Ôn luyện tốt chuẩn bị cho trò chơi Rung chuông vàng
3,Sinh hoạt văn nghệ:
-Hát tập thể, cá nhân.
-GV nhận xét, biểu dương .
-Gọi 1 số HS đọc thơ mà em thích .
__________________________________
Chiều
Tiếng việt (Tăng)
Luyện tập tả cảnh
I, Mục tiêu:
-Củng cố kiến thức về văn tả cảnh .
-Rèn kĩ năng dùng từ, viết câu văn sinh động, gợi tả, trình bày rõ ràng 3 phần .
-HS yêu quý, bảo vệ cảnh vật thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ
III,Hoạt động dạy- học
1, Hoạt động 1: Củng cố các kiến thức vừa học
+ Bài văn tả cảnh gồm có mấy phần ? nêu nội dung từng phần .
-Gv nhấn mạnh cấu tạo của bài văn tả cảnh.
2, Hoạt động 2: Thực hành
Đề bài: Tả cảnh cánh đồng lúa quê em vào một buổi sáng đẹp trời .
 +Bài văn thuộc thể loại nào ?
+ Bài yêu cầu tả cảnh gì ?
+ Cảnh đó ở đâu ?
-GV gạch dưới những từ quan trọng
+ Em tả cánh đồng lúa vào thời kỳ nào ?
-Yêu cầu HS lập dàn bài .
-Gv nhận xét, bổ sung.
- Treo bảng phụ ghi dàn bài cho HS tham khảo
-Yêu cầu HS khá- giỏi viết cả bài, HS TB-Y viết 1 đoạn tuỳ ý .
-GV bao quát chung, giúp đỡ HS yếu.
- GV+ HS nx, bổ sung.
2 HS TB-Y nêu
2 HS TB-Y đọc đề bài.
 -Tả cảnh
-Tả cảnh cánh đồng lúa
- ở quê em .
-Lúa đang thời con gái hoặc thời kì lúa chín rộ...
-Hs lập dàn bài
-Vài HS đọc
-HS viết bài
- 1 số HS đọc bài viết của mình
3, Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò
-Nhấn mạnh nội dung bài.
-Về nhà hoàn thành bài viết của mình.
_______________________________
Toán ( Tăng)
Ôn luyện : Bảng đơn vị đo diện tích
I,Mục tiêu :
 - GV củng cố khắc sâu cho HS kiến thức về bảng đơn vị đo DT .
 - Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo cho HS .
II, Đồ dùng dạy học
 Phiếu BT, bảng phụ
III, Các hoạt động dạy học
1, Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
-Gọi HS đọc bảng ĐV đo DT .
+ Mỗi đợn vị DT gấp bao nhieu lần ĐV bé hơn liền tiếp nó ?
++ Mỗi đợn vị DT bằng bao nhiêu phần ĐV lớn hơn tiếp liền nó ?
+ Vậy 2 đơn vị đo DT liền nhau thì gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần ?
2.Bài tập
BT1: đọc các ĐV đo DT sau :
295 dm2 ; 2006 hm2 ; 6780 ha .
-Bài 2 : Viết các số đo Dt sau :
a,Bốn trăm linh năm đề-ca -mét vuông .
b,Mười hai nghìn sáu trăm héc -tô-mét vuông .
c, Năm nghìn ba trăm hai mươi mốt héc-ta .
-Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a, 8 dam2 = ... m2
 20 hm2 = ... dam2
 5 cm2 = ... mm2,
b, 300m2 = ... dam2
 2100 dam2 =... hm2
 50000 m2 = ... ha 
-HS làm bài rồi chữa bài
-GV nhận xét, KL bài làm đúng .
BT4: GV phát phiếu
 Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a, 38 m2 25 dm2 = ... dm2
 15 dm2 9 cm2 = ... cm2
 10 cm2 6 mm2 = ... mm2
b, 198 cm2 = ...dm2 ... cm2
 2080 dm2 = ... m2 ... mm2
 3107 mm2 = ... cm2 ... mm2
BT5: Dành cho HS K-G làm thêm:
 GV treo bảng phụ
Người ta lát nền 1 căn phòng HCN có CD 6m, CR 4 m bằng những mảnh gỗ HCN có CD 1m 20 cm, CR 20 cm . Hỏi cần bao nhiêu mảnh gỗ để lát kín sàn căn phòng đó .
-HS làm bài rồi chữa bài
-GV nhận xét, giảng giải .
-3-4 HS đọc
gấp 100 lần ...
-HS trả lời
100 lần
- HS TB-Y đọc 
- HS TB-Y nêu yêu cầu
viết số vào nháp
3 HS lên bảng
- Hs làm vào vở
- 2 nhóm , mỗi nhóm 3 HS lên bảng nối tiếp làm bài
- HS giải thích cách làm
- HS nhận phiếu
- HS TB-Y nêu YC
- HS làm bài trên phiếu
- 2 nhóm HS nối tiếp làm bài
HS K_G giải thích cách làm
HS đọc bài rồi làm vào vở
1 HS K-G lên chữa bài
Tính diện tích căn phòng.
Tính diện tích mảnh gỗ.
Tính số mảnh gỗ cần dùng.
3, Hoạt động 3 :Củng cố- dặn dò
-Nhận xét tiết học .
___________________________________
_ Tiếng Việt( Tăng)
Ôn luyện : Từ đồng âm - MRVT : Hoà bình
I,Mục tiêu :
-Củng cố hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm : cánh chim hoà bình .
-Nhận diện được 1 số từ đồng âm trong giao tiếp . Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm .
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ chép BT4
II, Các hoạt động dạy học
1, Hoạt động 1 :Củng cố kiến thức
-Từ đồng âm là những từ như thế nào ? Lấy VD .
- Nêu 1 số từ thuộc chủ điểm : Cánh chim hoà bình .
-Gv nhấn mạnh nội dung ôn tập .
2* Bài tập 
Bài 1 :(HS cả lớp làm)
Dựa vào nghĩa của tiếng "hoà"chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của "hoà" trong mỗi nhóm :hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn .
--GV giúp đỡ HS yếu làm BT
-Gọi HS chữa bài
-đáp án :
+Nhóm 1 : Tiếng hoà mang nghĩa "trạng thái không có chiến tranh, yên ổn"
hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà thuận .
+ Nhóm 2 : Tiếng hoà mang nghĩa "trộn lẫn vào nhau" gồm các từ còn lại .
BT 2: Đặt câu với mỗi từ sau :
hoà thuận, hoà tấu, hoà bình
-Gv cho HS nhận xét, sửa
BT3(VBTTN/ 25)
Nêu nghĩa của từ đồng âm in đậm trong mỗi câu sau:
a, Em Hoa ngồi ngay ngắn bên bàn và bắt đầu viết.
b, Cả lớp sôi nổi bàn về chuyện chuẩn bị cho cuộc thi văn nghệ sắp tới.
-Yêu cầu HS tự làm bài 
-GV giúp HS yếu làm đúng BT
-Nhận xét, chốt bài đúng .
2,Kiến thức nâng cao dành cho HS K-G
GV treo bảng phụ:
Bài 4: Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ sau :
a, đậu tương -đất lành chim đậu 
b, bò kéo xe -hai bò gạo -cua bò lổm ngổm 
c, cái kim sợi chỉ -chiếu chỉ - chỉ đường - một chỉ vàng 
-GV nhận xét, giảng giải .
- HS nêu
-HS TB-Yđọc- xác định yêu cầu của bài
-HS làm bài vào vở
-HS TB-Y đặt 1-2 câu
HS K-G đặt 3 câu
-HS đọc câu của mình
-HS làm bài rồi chữa bài
HS đọc bài
-HS thảo luận làm bài
-Vài HS nêu bài làm
3, Củng cố- dặn dò:
-Nhắc lại tn là từ đồng âm?
-Nhận xét tiết học
____________________ 
Luyện viết
 Vịnh Hạ Long
I Mục tiêu :
- Học sinh luyện viết chữ đúng theo cỡ chữ và mẫu chữ
- Biết viết các kiểu chữ :chữ nghiêng chữ dứng
- Rèn cho học sinhviết chữ đẹp hơn và nhanh hơn
Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước ,
II Đồ dùng dạy học:
- Vở luyện viết quyển 1 ,quyển 2
III Hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài 
2. Hớng dẫn học sinh luyện viết
Giáo viên đọc bài 1 lần
- Gọi học sinh đọc
Nội dung bài viết ?
- Tìm những từ khó viết ,những từ viết hoa
- Độ cao con chữ ,khoảng cách con chữ
- Kiểu chữ đứng viết như thế nào ?
- Kiểu chữ nghiêng viết như thế nào ?
- Giáo viên đi uốn nắn những em viết còn chưa đúng
Chấm bài 
Nhận xét bài viết
- Học sinh theo dõi bài
2 học sinh đọc
-Học sinh trả lời
- nét duyên dáng,sáng nắng
- Đầu câu cần viết hoa, danh từ riêng
Chú ý các nét khuyết 
Viết đứng chữ
Độ nghiêng 1/2 ô
Học sinh viết bài quyển 1trước
Viết tiếp quyển 2
3 Củng cố dặn dò:
 Nhắc lại kiến thức
- Nhận xét giờ học
- Về nhà xem lại bài và viết lại những chữ hay sai
 ______________________________________
 AN TOÀN GIAO THÔNG
chọn đường đi an toàn
Phòng tránh tai nạn giao thông
I- Mục tiêu:
 - HS biết được nhiều về các điều kiện an toàn và chưa an toàn các con đường và đường phố để lựa chọn con đường đi an toàn.
 - Tham gia tuyên truyền vận động mọi người thực hiện luật giao thông.
II- Tiến trình:
 A. Tìm hiểu con đường từ nhà em đến trường:
 - GV gọi HS nói, kể về con đường mà mình phải đi qua.
 - Nhận xét xem con đường đó có an toàn hay không an toàn.
 - HS tham khảo sách giáo khoa để trả lời.
 - GV chốt cho HS khái niệm đường đi an toàn và không an toàn.
 B. Xác định con đường an toàn đi đến trường:
 - HS thảo luận để điền vào phiếu theo 19 tiêu chí.
 - GV chốt lại cho HS: Đi học hay đi chơi các em cần lựa chọn những con 
đường đủ điều kiện an toàn để đi.
 C. Phân tích các tình huống nguy hiểm và các cách phòng tránh tai nạn giao thông:
 - GV nêu một số tình huống nguy hiểm có thể gây tai nạn giao thông cho HS thảo luận, phân tích. Từ đó HS biết cách phòng tránh những nguy hiểm đó và có ý thức tham gia, tuyên truyền vận động mọi người chấp hành luật giao thông đường bộ.
 D. Luyện tập:
 - GV đa giả định tình huống để HS lập các phương án phòng tránh tai nạn giao thông và bảo đảm an toàn giao thông.
 E. Củng cố dặn dò: 
Nhận xét giờ học
Về nhà thực hành như bài học
_______________________________________________________
_________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6 (o9-10).doc