Giáo án lớp 5 tuần 6 - Trường tiểu học Kim Tân

Giáo án lớp 5 tuần 6 - Trường tiểu học Kim Tân

Tập đọc: Tiết 11

SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A - PÁC – THAI

I. Mục đích, yêu cầu

- Đọc trôi chảy toàn bài, các tiếng phiên âm.

- Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê -la và nhân dân Nam phi.

- Hiểu ý nghĩa bài văn: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của ngời da đen ở Nam Phi.

II. Đồ dùng: tranh ảnh minh hoạ trong SGK

 

doc 8 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 tuần 6 - Trường tiểu học Kim Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
Tập đọc: Tiết 11
Sự sụp đổ của chế độ a - pác – thai
I. Mục đích, yêu cầu
- Đọc trôi chảy toàn bài, các tiếng phiên âm...
- Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê -la và nhân dân Nam phi.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của ngời da đen ở Nam Phi.
II. Đồ dùng: tranh ảnh minh hoạ trong SGK
III. Các hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài
 5’
30’
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc thuộc lòng khổ thơ 2-3 hoặc cả bài thơ Ê - mi- li, con... và nêu nội dung của bài.
- Nhận xét và bổ sung.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1:
- HS khá giỏi nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- GV giới thiệu tranh ảnh cựu tổng thống Nam Phi.	
- HS chia đoạn HS nối tiếp nhau đọc, giáo viên nhận xét, sửa cách đọc cho HS.
+ HS đọc nối tiếp lần 1
+ HS đọc nối tiếp lần 2. 
+ HS luyện đọc câu dài
+ HS đọc trong nhóm, luyện đọc theo cặp.
+ 1HS đọc toàn bài.
- Giáo Viên đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc thông báo rõ ràng,mạch lạc, tốc độ nhanh.
- HS tìm hiểu nghĩa của các từ ở phần chú giải.
 *.Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung:
- Dưới chế độ A-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào? 
- Ngời dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? 
- Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a- pác- thai được đông đảo mọi ngời trên thế giới ủng hộ? 
- Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới? 
a)Luyện đọc:
- Tìm hiểu thêm về từ: công lý, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc.
b) Tìm hiểu bài
- Làm việc nặng nhọc, bẩn thỉu; sống , chữa bệnh ở những khu riêng; không được hưởng tự do...
- Họ đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã thắng lợi.
- Vì những người yêu chuộng 
Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010
Toán: Tiết27
hét ta
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết gọi tên, ký hiệu, độ lớn của đơn vị đo S héc ta và quan hệ giữa ha và m2
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và vận dụng để giải toán.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung bài
 12’
28’
2’
1. Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc ta.
 * Mục tiêu: HS nhận biết được đơn vị đo S ha.
 *Cách tiến hành:
- GV giới thiệu thông thường khi đo diện tích một thửa ruộng, khu rừng ta dùng đơnvị đo là héc ta.
- GV giới thiệu một héc ta chính bằng một héc- tô- mét vuông. Tiếp đó GV giúp HS phát hiện mối quan hệ giữa héc ta và mét vuông. 
2. Hoạt động 2: Thực hành:
 * Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng đơn vị đo diện tích héc ta vào giải toán.
 * Cách tiến hành:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở nháp bảng lớp nx đọc kết quả. 
- GV chốt lại lời giải đúng cho HS chữa vào vở.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài tập vào vở nháp bảng lớp nhận xét đọc kết quả. 
- GV chốt lại lời giải đúng HS chữa vào vở.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm vào vở nháp bảng lớp nx đọc kq. 
- GV chốt lời giải đúng cho HS chữa bài vào vở.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở nháp bảng lớp nx đọc kết quả. 
- GV chốt lời giải đúng.HS chữa vào vở.
3. Củng cố, dặn dò:Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà xem lại bài làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 36, 37 VBT toán, xem bài sau. 
- Héc ta được viết tắt là ha.
- 1 ha = 10000 m2.
Bài 1:
1km2 = 100 ha 
1/2 ha = 5000 m2 3/4 km2 = 75ha 
6000 m2 = 6 ha
Bài 2:
22200 ha = 222 km2
Bài tập 3:
85 km2 = 8500 ha 8500 ha > 850 ha Nên 85 km2 > 850 ha
Bài tập 4:
 Đổi 12 ha = 120000 m2
S mảnh đất để xây toà nhà chính của trờng là:
120000 : 40 = 3000 (m2).
 Đáp số: 3000 m2 
Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2010
Kể chuyện: Tiết 6 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
 	1. Rèn kỹ năng nói:
- HS tìm đợc câu chuyện đúng yêu cầu của đề bài
- Kể tự nhiên, chân thực.
 	2. Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, biết nêu câu hỏi và nx lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước trên thế giới.
- Tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung bài
 5’
 30’
A. Kiểm tra bài cũ:
- YC 2 HS tiết trớc cha thi kể chuyện trớc lớp lên kể lại chuyện được nghe, được đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh và nêu ý nghĩa câu chuyện vừa kể.
B. Dạy bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu mục đích yêu cầu tiết học
2.Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
- Một HS đọc đề bài. GV gạch chân dưới những từ cần chú ý :
- HS nêu lại yêu cầu đề.
- GV giải thích lại một số nội dung cơ bản mà đề yêu cầu, những từ cần chú ý(.... )
- HS nối tiếp đọc các gợi ý trong SGK
- GV nhắc nhở HS lựa chọn nội dung câu chuyện phù hợp, cách tìm câu chuyện để kể.
- GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của hs.
- Một số HS nối tiếp nêu tên câu chuyện mình sẽ kể. Giới thiệu rõ nhân vật trong câuchuyyện đó.
3.Hoạt động 3: HS thực hành kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ HS kể chuyện trong nhóm
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV lưu ý: Với những truyện dài mà các em không có khả năng kể hết thì chỉ kể 1,2 đoạn để bạn mình còn đợc kể.( phần còn lại sẽ kể cho nhau nghe trong giờ ra chơi)
+ Thi kể chuyện trước lớp
+ HS xung phong hoặc cử đại diện lên kể.
+ GV dán lên bảng yêu cầu đánh giá bài kể chuyện.
+ Mỗi hs kể đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình 
- Đã chứng kiến, đã làm, tình hữu nghị,một nớc, truyền hình, phim ảnh ...
Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2010
Toán: Tiết 29: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS tiếp tục củng cố về:
- Các đơn vị đo diện tích đã học, cách tính diện tích các hình đã học.
- Giải các bài toán liên quan đến diện tích.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TG
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung bài
 10’
 28’
 2’
1. Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức cơ bản.
* Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại được các kiến thức về đo diện tích.
* Cách tiến hành:
- HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích GV ghi bảng và cho HS nhắc lại.
- HS nhắc lại cách tính diện tích hình vuông và hình chữ nhật.
2. Hoạt động2: Thực hành.
* Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức về đo diện tích để giải các bài tập.
* Cách tiến hành:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự giải bài tập vào vở nháp bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở. 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự giải bài tập vào vở nháp bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở. 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự giải bài tập vào vở nháp bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HD HS cách tính DT miếng bìa sau đó lựa chọn câu trả lời đúng. 
- GV nx chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.Khi chữa bài nên gợi ý để HS nêu cách làm khác nhau khi tính DT miếng bìa.
3. Củng cố, dặn dò:HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích.GV nx tiết học.Dặn về nhà xem lại bài làm bài tâp trong vở BTT trang 38, 39, 40, xem bài sau.
- km2, hm2 (ha), dam2 (a), m2, dm2, cm2, mm2.
- Hình vuông: S = a x a.
Hình chữ nhật: S = a x b.
Bài 1:
- DT nền nhà là:
9 x 6 = 54 (m2)= 540000 (cm2)
 DT một viên gạch là:
 30 x30 = 900 (cm2)
Số viên gạch là:
540000: 900= 600 (viên)
Bài 2:
- Chiều rộng thửa ruộng là: 
80 : 2 = 40 (m)
DT thửa ruộng là:
80 x 40 = 3200 (m2)
3200 m2 gấp 100 m2số lần là:
3200 : 100 = 32 (lần)
Số thóc thu hoạch trên thửa ruộng đó là:50 x 32 = 1600(kg)= 16 (tạ)
Bài 3:
- Chiều dài mảnh đất là:
5 x1000 = 5000 (cm)= 50 (m)
Chiều rộng mảnh đất là:
3 x1000 = 3000 (cm)= 30 (m)
DT mảnh đất đó là:
50 x 30 = 1500 (m2)
Bài tập 4:
- Khoanh vào C. 
Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010
Toán: Tiết 30:Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
- So sánh phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến tìm một phân số của một số, tìm hai số khi biết hiệu tỷ của hai số đó.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
TG
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung bài
 14’
 24’
 2’
1. Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức cơ bản.
* Mục tiêu: HS nhắc lại đợc kiến thức về tính giá trii biểu thức và giải toán tìm hai số biết hiệu và tỷ của hai số đó.
* Cách tiến hành:
- HS nhắc lại cách so sánh phân số và tính giá trị biểu thức.
- Cách giải bài toán khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó.
2. Hoạt động 2: Thực hành.
* Mục tiêu: HS biết áp dụng vào giải các bt.
* Cách tiến hành:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự giải bài tập vào vở nháp bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
- GV nx,chốt lời giải đúng.HS chữa vào vở.
- YC HS nhắc lại cách ss hai PS cùng mẫu.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS tự giải bài tập vào vở nháp bảng lớp nhận xét đọc kết quả.
-GVnx,chốt lời giải đúng.HS chữa bài vào vở.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự giải bài tập vào vở nháp bảng lớp nhận xét đọc kết qủa.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hớng dẫn HS tóm tắt đề bài bằng sơ đồ.
- HS tự giải bài tập vào vở nháp bảng lớp nhận xét đọc kết qủa.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- HS chữa bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà xem lại bài làm bài tập trong VBTT trang 40, 41, xem bài sau.
- Tính như số tự nhiên.
- Gồm 2 bước: Vẽ sơ đồ và tìm các số.
Bài tập 1:
18/35<28/35<31/35<32/35
<1/12<2/3<3/4<5/6.
Bài tập 2:
Bài 3:
5 ha= 50000 m2
DT hồ nớc là:
50000 x 3/10 = 15000 (m2)
Bài 4: 
Tuổi bố: | | | | |
 30 T
Tuổi con| |
Theo sơ đồ hiẹu số phần là:
4 – 1 = 3 (phần).
Tuổi con là: 30 : 3 = 10 (T).
Tuổi bố là: 10 x 4 = 40 (T).
 Đáp số: 10 tuổi; 40 tuổi.
Khoa học: Tiết 12
Phòng bệnh sốt rét
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận biết các dấu hiệu chính của bệnh sốt rét, tác nhân, đờng lây truyền bệnh.
- Tự bảo vệ mình và những ngời trong nhà bằng cách ngủ màn; mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
- Có ý thức ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt ngời
II. Đồ dùng dạy học: Tranh, hình trang 26, 27 SGK.
III. Hoạt động dạy- học:
TG
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung bài
 3’
 17’
18’
 2’
Mở bài GV có thể đặt câu hỏi nh SGK: Trong gia đình hoặc xung quanh nhf bạn đã có ai bị sốt rét cha? Nếu có hãy nêu những gì bạn biết về bệnh này.
1. Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: HS nhận biết dấu hiệu bệnh sốt rét, tác nhân, đờng lây bệnh.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức hd GV chia nhóm giao nhiệm vụ.
+ QS đọc lời thoại các nvật hình1,2 tr 26 SGK.
- Làm việc theo nhóm các nhóm trởng điều khiển.
- Làm việc cả lớp: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình mỗi nhóm trình bày một câu hỏi các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
- HS nhắc lại.
2. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Giúp HS làm cho nơi ở và ngủ không có muỗi, tự bảo vệ mình và những ngời trong gia đình bằng cách ngủ màn không cho muỗi đốt, có ý thức ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt ngời.
* Cách tiến hành:
- Thảo luận nhóm GV viết phiếu cho HS thảo luận.
- Thảo luận cả lớp sau khi thảo luận GV yêu cầu đại diện nhóm trả lời câu hỏi, mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi các nhóm khác bổ sung.
- Kết thúc giờ học GV cho HS đọc mục cần biết trang 27.
Nội dung tích hợp: Mối quan hệ giữa con người với môI trường: con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môI trường nên quá trình vệ sinh cơ thể HS cần lưu ý bảo vệ MT.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà xem lại bài, xem bài sau.
+ Dấu hiệu: Cách 1 ngày lại xuất hiện một cơn sốt.
+ Bệnh gây thiếu máu và có thể làm chết ngời.
+ Bệnh sốt rét do kí sinh trùng gây ra.
+Đường lây truyền: Muỗi A- lô- phên hút máu người bệnh có kí sinh trùng sốt rét truyền sang người lành.
+ Muỗi A- lô- phen ẩn náu nơi tối tăm ..
+ Tối và đêm muỗi bay ra đốt người.
+ Để diệt muỗi có thể phun thuốc trừ muỗi ..
Địa lý: Tiết 6: Đất và rừng
 I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Chỉ đợc trên bản đồ (lợc đồ) vùng phân bố chính của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- Nêu đợc một số đặc điểm của đất phe- ra- lit và đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- Biết vai trò của đất , rừng với đời sống của con ngời.
- Thấy đợc sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lý.
II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ; tranh, ảnh thực vật, động vật của Việt Nam nếu có.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu	
TG
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung bài
 5’
 25’
 5’
A. Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu 2,3 HS trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất.
- Nhận xét, bổ sung và rút kinh nghiệm chung.
B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
- GV yc HS đọc SGK và hoàn thành bài tập sau:
+ Kể tên và chỉ vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
+ Làm bài tập trong vở BT.
- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc.
+ Một số HS chỉ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam sự phân bố hai loại đất chính . GV sửa chữa, giúp hs hoàn thiện phần trình bày.GV chốt ý: 
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- HS quan sát hình 1, 2, 3; đọc SGK để:
+ chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt dưới và rừng ngập mặn trên lược đồ.
+ GV sửa chữa, giúp hs hoàn thiện.GV chốt nd: 
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. 
- GV hỏi HS về vai trò của rừng với đời sống con người. HS trng bày và giới thiệu tranh ảnh về thực vật và động vật Việt Nam.
- GV: Để bảo vệ rừng,Nhà nước và nhân dân phải làm gì?Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?
Nội dung tích hợp: Một số đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam. Hs cần có ý thức bảo vệ và giữ gìn. 
C. Củng cố dặn dò:GV nhấn mạnh những kiến thức cần nhớ của bài. HS đọc ghi nhớ.GV nx giờ học, tuyên dương những học sinh có ý thức học tốt.GV nhắc nhở HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài tiếp theo. ( Bài 7: Ôn tập) 
1. Đất ở nước ta:
- Có hai loại đất chính là: Đất phe-ra-lít, đất phù sa.
- Đất là nguồn tài nguyên quý giá nhng chỉ có hạn. Sử dụng cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo.
- Nước ta có nhiều loại đất, nhưng diện tích lớn hơn cả là đất phe- ra lit màu đỏ hoặc đỏ vàng ở vùng đồi núi và đất phù sa ở vùng đồng bằng.
2.Rừng ở nước ta:
- Nước ta có nhiều rừng....

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6.doc