Giáo án Luyện từ và câu - Bài học: Từ trái nghĩa

Giáo án Luyện từ và câu - Bài học: Từ trái nghĩa

I-Mục tiêu

- Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau.

- Nhận biết được các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ khi đặt cạnh nhau, biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước.

II-Đồ dùng dạy học:

- Từ điển T/V

- Bảng phụ.

- Giấy khổ to, bút dạ.

III-Hoạt động dạy học

1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

- HS đọc lại đoạn văn miêu tả sắc đẹp BT3 tiết học trước.

- Gọi học sinh nhận xét đoạn văn bạn miêu tả và tìm các từ đồng nghĩa bạn đã sử dụng.

2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài

 GV: Các em đã học về từ đồng nghĩa. Tiết học này giúp các em hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tìm từ trái nghĩa và đặt câu với chúng.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 320Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu - Bài học: Từ trái nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án
Phân môn : Luyện từ và câu
Bài : Từ trái nghĩa
 GV thực hiện : Nguyễn Thị Gia Phú
I-Mục tiêu
- Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau.
- Nhận biết được các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ khi đặt cạnh nhau, biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước.
II-Đồ dùng dạy học:
- Từ điển T/V
- Bảng phụ.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III-Hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- HS đọc lại đoạn văn miêu tả sắc đẹp BT3 tiết học trước.
- Gọi học sinh nhận xét đoạn văn bạn miêu tả và tìm các từ đồng nghĩa bạn đã sử dụng.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài
	GV: Các em đã học về từ đồng nghĩa. Tiết học này giúp các em hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tìm từ trái nghĩa và đặt câu với chúng.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu ví dụ
Bài tập 1 
HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1.
Yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận theo cặp để so sánh nghĩa của 2 từ phi nghĩa và chính nghĩa.
- HS dùng từ điển để hiểu nghĩa 2 từ chính nghĩa , phi nghĩa.
+ Phi nghĩa: trái với đạo lí, cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không được những người có lương tri ủng hộ.
+ Chính nghĩa: đúng với đạo lí, chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức bất công.
- Em có nhận xét gì về nghĩa của hai từ chính nghĩa và phi nghĩa.
- HS nêu nghĩa của từ và k/l: Đó là 2 từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Kết luận: Phi nghĩa là trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không được những người có lương tri ủng hộ. Chính nghĩa là đúng với đạo lí. Phi nghĩa và chính nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Những từ có nghĩa trái ngược nhau là từ trái nghĩa.
- Hỏi: Qua bài tập trên, cho em biết thế nào là từ trái nghĩa?
- Hai học sinh nối tiếp trả lời.
Bài tập 2,3
- HS đọc y/c và nội dung bài tập.
- Yêu cầu học sinh trả lời theo cặp để làm bài.
- Nêu và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
	+ Trong câu tục ngữ Chết vinh còn hơn sống nhục có những từ trái nghĩa nào?
	HS: Từ trái nghĩa: chết/sống
	Vinh/nhục
+ Tại sao em cho rằng đó là những cặp từ trái nghĩa?
HS: Vì chúng có nghĩa trái ngược nhau.
+Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam?
HS: Làm nổi bật quan niệm sống của người Việt Nam ta: thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.
KL: Cách dùng từ trái nghĩa luôn tạo ra sự tương phản trong câu. Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, trạng tháiđối lập nhau.
 4. Hoạt động 4: Phần ghi nhớ
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Yêu cầu học sinh tìm các ví dụ minh hoạ cho phần ghi nhớ. GV ghi nhanh lên bảng.
5. Hoạt động 5: Luyện tập
Bài tập 1
- HS đọc y/c BT
- GV mời 4 HS lên bảng - mỗi em gạch chân cặp từ trái nghĩa trong một thành ngữ ,tục ngữ.
- Nhận xét phần bài làm của học sinh, nêu lời giải đúng.
đục / trong	đen/ sáng
Rách/ lành	dở / hay
Lời giải: đục/ trong; đen/ sáng; rách/ lành; dở/ hay
Bài tập 2:
- HS đọc y/c BT
- GV mời 4 HS lên bảng- mỗi em gạch chân cặp từ trái nghĩa trong một thành ngữ ,tục ngữ.
- Nhận xét phần bài làm của học sinh, nêu lời giải đúng.
a) Hẹp nhà rộng bụng.
	b) Xấu người/ đẹp nết.
	c) Trên kính dưới nhường.
Bài tập 3
- HS đọc y/c BT
- Thảo luận theo nhóm dãy rôì thi tiếp sức.
- GV kết luận:
a) hòa bình trái nghĩa với chiến tranh, xung đột.
b) thương yêu trái nghĩa với căm ghét, căm giận, căm thù, căm hờn, ghét bỏ, thù ghét, thù hằn.
c) đoàn kết trái nghĩa với chia rẽ, bè phái, xung khắc.	
d) giữ gìn trái nghĩa với phá hoại, phá phách, tàn phá.
Bài tập 4
- HS đọc y/c BT.HS có thể đặt 2 câu,mỗi câu chứa một từ, cũng có thể đặt một câu chứa cả cặp từ.
VD:
- Những người tốt trên thế giới yêu hòa bình. Những kẻ ác thích chiến tranh
 - Chúng em ai cũng yêu hòa bình ,ghét chiến tranh.
6. Hoạt động 6: Củng cố,dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Tập vận dụng từ trái nghĩa trong nói ,viết.
	 Giáo viên hướng dẫn
Phạm Thị Phương Lê

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an luyen tu va cau.doc