Giáo án Luyện từ và câu khối 5 - Tuần dạy 16, 17

Giáo án Luyện từ và câu khối 5 - Tuần dạy 16, 17

LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 31 TỔNG KẾT VỐN TỪ

I. Mục tiêu:

-Tìm được một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù( BT 1).

-Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm (BT2).

II. Đồ dùng dạy - học:

- Một vài tờ phiếu khỏ to kẻ sẵn các cột đồng nghĩa và trái nghĩa để các nhóm HS làm bài tập 1.

 - Từ điển tiếng Việt (hoặc một vài trang phô tô), nếu có.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS

- HS1: Tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè.

- HS2: Tìm các từ ngữ miêu tả mái tóc của con người.

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu khối 5 - Tuần dạy 16, 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16 Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Tiết 31 TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. Mục tiêu:
-Tìm được một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù( BT 1).
-Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Một vài tờ phiếu khỏ to kẻ sẵn các cột đồng nghĩa và trái nghĩa để các nhóm HS làm bài tập 1. 
 - Từ điển tiếng Việt (hoặc một vài trang phô tô), nếu có. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- HS1: Tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè. 
- HS2: Tìm các từ ngữ miêu tả mái tóc của con người. 
T.G
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
15’
17’
3’
2/ Bài mới: Hướng dẫn bài tập
Bài 1: Tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa .
*Nhân hậu:
*Trung thực:
*Dũng cảm: 
*Cần cù:
Bài 2: Cô Chấm trong bài văn sau .
 +Trung thực :
 +Thẳng thắn : 
 +Chăm chỉ : 
 + Giản dị
 +Giàu tình cảm, dễ xúc động
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-Học bài và chuẩn bị : Tổng kết vốn từ.
-Đọc đề - Xác định yêu cầu- N2
+Đồng nghĩa: Nhân ái, nhân từ, nhân đức, phúc hậu.
+Trái nghĩa: Bất nhân, độc ác, bạc ác, .
+Thành thực. thành thật, thật thà, chân thật.
+Trái nghĩa: Dối trá, gian dối, gian manh .
+Đồng nghĩa: Anh dũng, mạnh bạo, bạo dạn ..
+Trái nghĩa: Hèn nhát, nhút nhát, bạc nhược
+Chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, siêng năng.
+Trái nghĩa: Lười biếng, lười nhác..
-Đọc đề- Xác định yêu cầu- N4.
 *Chi tiết, từ ngữ minh hoạ:
-Đôi mắt Chấm đã dám nhìn thẳng.
-Nghĩ thế nào Chấm dám nói thế.
-Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém,Chấm nói ngay, nói thẳng băng. Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn, năm điểm.Chấm thẳng như thếcó gì độc địa.
-Chấm cần cơm và lao động để sống.
-Chấm hay làmkhông làm chân tay nó bứt rứt.
-Tết Nguyên đán,Chấm ra đồng từ hồi mồng hai, bắt ở nhà cũng không được
-Chấm không đua đòi may mặchòn đất..
-Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Cảnh ngộ trong phimbao nhiêu nước mắt.
TUẦN 16 Thứ năm ngày 8 tháng 12 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :Tiết 32 TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. Mục tiêu:
- Biết kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho( BT1)
 - Đặt được câu theo yêu cầu BT 2, BT 3.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Một số tờ phiếu phô tô trình bày nội dung bài tập 1 để các nhóm HS làm bài. 
- Năm, bảy tờ giấy khổ A4 để HS làm bài tập 3. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- HS1: Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ: nhân hậu, dũng cảm. 
- HS2: Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ: trung thực, cần cù. 
- GV nhận xét và ghi điểm.
T.G
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
10’
20’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập 1. 
Bài 1/159:
- Goị HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV giao việc, phát phiếu cho các nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2, 3. 
Bài 2/160:
- Gọi HS đọc tòan bài văn bài tập 2. 
- GV nhắc nhở HS những điểm cần chú ý khi viết một bài văn miêu tả:
+ Không viết rập khuôn, bài phải có cái riêng, cái mới. 
+ Phải biết quan sát để tìm ra cái riêng, cái mới. 
Bài 3/161:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3. 
- GV yêu cầu HS đặt câu, ghi ra nháp. 
- Gọi HS lần lượt đọc những câu mình đặt. 
- GV và HS nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Bài sau: Ôn tập về từ và cấu tạo từ
- HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- HS làm việc theo nhóm 4. 
a/ đỏ-điều-son / trắng- bạch/
xanh- biếc- lục / hồng- đào/
b/Thứ tự: bảng đen, mắt huyền, ngựa ô, mèo mun, chó mực, quần thâm
* 1HS đọc bài văn: Chữ nghĩa trong văn miêu tả của Phạm Hổ.
-Tìm hình ảnh so sánh trong đoạn 1.
-Tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong đoạn 2.
-Nhắc lại một câu văn có cái mới , cái riêng.
* Đọc đề- Xác định yêu cầu- N4.
-Dòng sông Hồng như một dải lụa đào duyên dáng.
-Đôi mắt em tròn xoe và sáng long lanh như hai hòn bi ve.
-Chú bé vừa đi vừa nhảy như một con chim sáo.
TUẦN 17 Thứ hai ngày12 tháng 12 năm 2011 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :Tiết 33 ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
I. Mục tiêu:
- Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa ; từ đồng âm , từ nhiều nghĩa theo yêu cầu BT SGK.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 1 (như SGV). 
- Bảng phụ cho bài tập 2. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- Gọi 2 HS xếp những tiếng :đỏ, xanh, hồng, điều, bạch, biếc, đào, lục, son thành những nhóm đồng nghĩa. 
T.G
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
14’
16’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2. 
Bài 1/166:- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV giao việc, yêu cầu HS làm việc theo hnóm 4. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày. 
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài 2/167:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV phát phiếu, giao việc cho HS.
- Cho HS làm việc nhóm đôi. 
- GV sửa bài. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT 3,4
Bài 3/167:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập và đọc bài văn. 
- GV giao việc, yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2. 
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
Bài 4/167:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4. 
- GV giao việc, yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét và ghi điểm.. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Bài sau: Ôn tập về câu
- HS nhắc lại đề. 
- Tìm từ đơn, từ phức.
- HS làm việc theo nhóm 4. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Tìm từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. 
a) Đánh trong các từ ngữ đánh cờ , đánh giặc , đánh trống là một từ nhiều nghĩa.
b)Trong veo; trong vắt; trong xanh: Là những từ đồng nghĩa.
c) Đậu : Trong các từ thi đậu; chim đậu trên cành; xôi đậu là từ đồng âm với nhau.
- HS làm việc theo cặp. 
- tinh nghịch, ranh ma,...
- dâng, tặng, hiến, nộp,...
- êm đềm, êm ái, êm ả,...
- HS làm việc cá nhân. 
- a/ cũ b/ tốt c/ yếu
TUẦN 17 Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :Tiết 34 ÔN TẬP VỀ CÂU
I. Mục tiêu:
- Tìm được 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1câu cảm, 1 câu cầu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó(BT1).
- Phân loại được các kiểu câu kể ( Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? ), Xác định được chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu theo yêu cầu BT2.
II. Đồ dùng dạy - học: 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- Gọi 2 HS làm bài tập 1, 2/167. 
T.G
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
14’
16’
3’
 2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1. 
Bài 1/170:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và đoạn trích. Cho HS nhắc lại khái niệm về câu hỏi, câu kể, câu khiến
- GV giao việc, yêu cầu HS làm việc theo cặp. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét, GV chốt kết luận đúng
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2. 
Bài 2/172:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu chuyện. 
- GV nhắc lại yêu cầu. 
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày. 
- GV và HS nhận xét, chốt lại kết luận đúng. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Ôn tập để thi HK 1
- HS nhắc lại đề. 
+Câu hỏi:
-Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ạ?
+Câu kể:
-Cháu nhà chị hôm nay cóp bài của bạn.
+Câu cảm:
-Thế thì đáng buồn quá!
+Câu khiến:
-Em hãy cho biết đại từ là gì.
* Dấu hiệu nhận biết:
-Câu dùng để hỏi điều chưa biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi?
-Câu dùng để kể sự việc. Cuối câu có dấu chấm hoặc hai chấm
-Câu bộc lộ cảm xúc.Cuối câu có dấu chấm cảm.
-Câu nêu yêu cầu, đề nghị. Trong câu có từ hãy
- Xác định các kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?; xác định đúng các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu. 
- HS làm việc theo nhóm 4. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày. 
- Ai làm gì?- Cách đây...ở nước Anh/...Ông Chủ tịch HĐTP/...
- Ai thế nào? - Theo QĐ này,.. 
công chức/...bảng.
- Ai là gì? - Đây/ là...Tiếng Anh.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LUYEN TU VA CAU TUAN1617.doc