Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Bài học: Đại từ xưng hô

Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Bài học: Đại từ xưng hô

Bài: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ

I. Mục tiêu:

1. MT chung: Nắm được khái niệm đại từ xưng hô. Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1, mục II); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (BT2). (HS khá, giỏi nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô trong BT1). GDHS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộ sống.

2. MTR: Tiến phát âm đúng những tiếng có âm đầu là t. th, l, n, .

II. ĐDDH: Phiếu học tập (Câu 3, phần nhận xét), BT2.

III. Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp, trò chơi.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu lớp 5 - Bài học: Đại từ xưng hô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG - MÔN: LTVC - Lớp 5 
 Người thực hiện: Phạm Thị Hương Lan
Bài: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: Nắm được khái niệm đại từ xưng hô. Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1, mục II); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (BT2). (HS khá, giỏi nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô trong BT1). GDHS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộ sống.
2. MTR: Tiến phát âm đúng những tiếng có âm đầu là t. th, l, n, ...
II. ĐDDH: Phiếu học tập (Câu 3, phần nhận xét), BT2.
III. Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp, trò chơi.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Tiến
A. Bài cũ: Khám phá “ô cửa bí mật”:
- Trước khi vào bài mới, ta sẽ cùng khám phá “ô cửa bí mật”. 
- Nội dung và cách chơi như sau: Đằng sau những bức hình ngộ nghĩnh này là một câu hỏi, nhiệm vụ của các em là phải trả lời nội dung mà câu hỏi yêu cầu. Trả lời đúng, các em được 10 điểm; trả lời sai, quyền trả lời thuộc về bạn khác.
- Cho HS xung phong trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Lắng nghe, chọn câu hỏi và trả lời, dự kiến trả lời:
+ Câu 1: cậu, tớ.
+ Câu 2: Mẹ thích hoa hồng, em cũng thế. Hoặc: Mẹ và em đều thích hoa hồng.
+ Câu 3: Cái cò, cái vạc ....
+ Câu 4: Đại từ là từ dùng để xưng hô hay thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
- HS xung phong trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
Nếu Tiến trả lời, lắng nghe để sửa sai cho Tiến.
B. Bài mới: Chúng ta đã khám được ND của ô cửa bí mật đó là “Đại từ xưng hô”. Vậy những đại từ nào thì có thể dùng để xưng hô? Và khi xưng hô ta cần lưu ý điều gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài LTVC hôm nay: ĐT xưng hô.
HĐ1: Phần nhận xét:
- Y/c 2 HS đọc đoạn văn.
- Hỏi: Đoạn văn có những nhân vật nào? Các nhân vật làm gì?
- Theo dõi và thực hiện y/c của BT.
- Y/c HS trả lời, nhận xét, chốt ý đúng: Những từ: chúng tôi, ta,chị, các ngươi, chúng gọi là đại từ xưng hô. 
- Vậy đại từ xưng hô là gì?
- Nhóm 2: Theo em cách xưng hô của mỗi nhân vật ở đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?
- Nhận xét, chốt ý đúng.
+ Chuyển tiếp: Hai người cùng nói chuyện với nhau nhưng 1 người thì được cho là lịch sự, biết tôn trọng người đối thoại, một người thì bị phê phán là kiêu căng, thô lỗ, coi thường người khác,... Vậy trong cuộc sống, các em đã xưng hô như thế nào đối với mọi người xung quanh? để giúp cho các em có kĩ năng trong giao tiếp khi dùng ĐTXH? Chúng ta hãy cùng chia sẻ với nhau theo nội dung bài tập 3 các em nhé.
- Y/c 1 HS đọc y/c của BT3, lớp ĐT.
- Y/c HS về nhóm 4, thời gian dành cho các em là 5 phút.
- Y/c HS trưng bày sản phẩm, nhận xét, chốt ý đúng: Những đại từ này giúp chúng ta thể hiện được thứ bậc, tuổi tác, giới tính,... đối với người chúng ta đang đối thoại
+ Vậy, em nào có thể căn cứ vào nội dung của bài tập này mà nhắc lại ngoài các đại từ tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó, người Việt Nam còn dùng những từ gì nữa để xưng hô?
+ Khi xưng hô, để thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới ta cần chú ý điều gì?
+ Đó cũng chính là nội dung mà chúng ta cần ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc đoạn văn.
- Có 3 nhân vật: Hơ Bia, cơm , thóc gạo; Cơm, hơ Bia đang đối đáp với nhau. Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng.
+ Từ chỉ người nói: chúng tôi, ta
+ Từ chỉ người nghe: chị, các ngươi 
+ Từ chỉ người hay vật được nhắc tới: chúng 
- Đại từ xưng hô là từ đựơc người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày chúng mày; nó, chúng nó,
- Nối tiếp nhắc lại
+ Đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung: Cách xưng hô của cơm (gọi là chị, xưng là chúng tôi): lịch sự, tôn trọng người đối thoại; Cách xưng hô của Hơ Bia (gọi là các ngươi, xưng là ta): kiêu căng, thô lỗ, coi thường người đối thoại.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc y/c của BT.
- Về nhóm 4, làm việc.
- Trưng bày sản phẩm, lớp nhận xét, bổ sung.
- Nối tiếp nhắc lại: Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính: ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn,
+ Cần chú ý chọn từ lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới.
Nếu Tiến trả lời, lắng nghe để sửa sai cho Tiến. 
HĐ2: Ghi nhớ:
- Y/c HS nối tiếp đọc ghi nhớ.	
- HS nối tiếp đọc ghi nhớ.
+ Chuyển tiếp: Bây giờ chúng ta hãy cùng vận dngj kiến thức đã học được để vận dụng qua phần luyện tập các em nhé.
HĐ3: Luyện tập:
+ BT1: - Y/c 1 HS đọc y/c của BT1.
- Báo cáo kết quả, chốt ý đúng.
- Em nào có thể nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn văn trên?
- Nhận xét, ghi điểm 1 số em.
* Chuyển tiếp: Chúng ta vừa tìm được những đại từ xưng hô trong BT1, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau chuyển qua BT2 các em nhé.
+ BT2: N6: 
- Y/c cả lớp ĐT nội dung của BT2.
- 1 HS đọc y/c của BT2.
- Về nhóm 6: Nối các số 1, 2, 3, 4, 5, 6 với các từ tương ứng: tôi, nó, chúng ta sao cho thích hợp và chúng ta cùng thi đua xem “Ai nhanh hơn?” Các em sẽ làm việc trong 3 phút - thời gian dành cho các em bắt đầu
- Y/c các nhóm trưng bày sản phẩm, lớp tham quan và nhận xét.
- Y/c các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Y/c HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
- Nh/x về thời gian, ND BT của các nhóm.
+ BT1: Làm việc cá nhân, dự kiến trả lời: Anh, tôi, anh, tôi, ta chú em.
- Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em: kiêu căng, coi thường rùa.
- Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh: tự trọng, lịch sự với thỏ
- Lắng nghe và theo dõi.
+ BT2: Làm việc theo nhóm 6.
- Lớp ĐT nội dung BT2.
- 1 HS đọc y/c của BT2.
- Lắng nghe, nhắc lại y/c của BT.
- Trưng bày sản phẩm, tham quan sản phẩm của nhóm bạn.
- Đại diện nhóm tr/bày, lớp nh/xét..
- Đọc lại đạn văn hoàn chỉnh.
- Lắng nghe.
Nếu Tiến trả lời, lắng nghe để sửa sai cho Tiến. 
C. củng cố, dặn dò:
- Nối tiếp nhắc lại ghi nhớ.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống để xưng hô cho phù hợp với các đối tượng mà chúng ta giao tiếp
- 3-4 em nhắc lại ghi nhớ.
- Lắng nghe và ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA THAO GIANG DAI TU XUNG HO.doc