Giáo án môn Địa lý khối 5 - Bài 18: Châu á (tiếp theo)

Giáo án môn Địa lý khối 5 - Bài 18: Châu á (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh có thể:

 - Nêu được đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu Á và ích lợi của các hoạt động này.

 - Dựa vào lược đồ (bản đồ), nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân châu Á.

 -Kể tên các nước Đông Nam Á, nêu được các nước Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Bản đồ tự nhiên châu Á. Quả địa cầu châu Á.

 Phiếu học tập của học sinh. Các hình minh hoạ của SGK.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

 

doc 2 trang Người đăng huong21 Lượt xem 962Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lý khối 5 - Bài 18: Châu á (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18 Địa lý
	CHÂU Á (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh có thể:
	- Nêu được đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu Á và ích lợi của các hoạt động này.
	- Dựa vào lược đồ (bản đồ), nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân châu Á.
	-Kể tên các nước Đông Nam Á, nêu được các nước Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Bản đồ tự nhiên châu Á. Quả địa cầu châu Á.
	Phiếu học tập của học sinh. Các hình minh hoạ của SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1. Dân số Châu Aù
2. Các dân tộc ở Châu Aù
3. Hoạt động kinh tế của người dân Châu Aù.
4. Khu vực Đông Nam Aù
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Dựa vào quả địa cầu, em hãy cho biết vị trí địa lí và giới hạn của châu Á?
+ Em hãy kể một số cảnh thiên nhiên của chấu Á và cho biết cảnh đó thuộc khu vực nào của châu Á?
+ Dựa vào lược đồ các khu vực châu Á, em hãy nêu tên các dãy núi lớn và các đồng bằng lớn của châu Á. Vùng nào là vùng cao nhất châu Á?
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : Trong bài học trước các em đã tìm hiểu một số hiện tượng về địa lí tự nhiên Châu á. Trong bài học này chúng ta cùng tìm hiểu về dân số và các hoạt động kinh tế xã hội của người dân châu Á. Tìm hiểu đôi nét về khu vực Đông Nam á.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV treo bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục trang 103 SGK, yêu cầu học sinh đọc bảng số liệu.
+ Dựa vào bảng số liệu, em hãy so sánh dân số châu Á với các châu lục khác?
+ Em hãy so sánh mật độ dân số của châu Á với mật độ dân số châu Phi?
+ Vậy dân số ở đây phải thực hiện yêu cầu gì mới có thể nâng cao chất lượng cuộc sống?
+ GV yêu cầu học sinh quan sát hình minh hoạ 4 trang 105 và hỏi: Người dân châu Á có màu da như thế nào?
+ Em có biết vì sao người Bắc Á có nước da sáng màu còn người Nam Á lại có nước da sẫm màu?
+ Các dân tộc châu Á có cách ăn mặc và phong tục tập quán như thế nào?
+ Em có biết dân cư châu Á tập trung nhiều ở vùng nào không? 
+ GV treo lược đồ kinh tế một số nước châu Á, và hỏi học sinh: Hãy nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ thể hiện những nội dung gì?
+ Dựa vào lược đồ kinh tế một số nước châu Á, em hãy cho biết nông nghiệp hay công nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á?
+ Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của người dân châu Á là gì?
+ Ngoài những sản phẩm trên, em còn biết những sản phẩm nông nghiệp nào khác?
+ Dân cư các vùng ven biển thường phát triển ngành gì?
+ Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở các nước châu Á?
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập sau:
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm.
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, sửa chữa và bổ sung ý kiến để hoàn chỉnh phiếu học tập.
- Gọi 3 học sinh lên bảng, trả lời câu hỏi. 
- Theo dõi.
- HS đọc bảng số liệu.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
- Chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 học sinh, cùng thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị bài: Các nước láng giềng của Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 18 chau a tiep theo.doc