Giáo án môn học Địa lí lớp 5

Giáo án môn học Địa lí lớp 5

ĐỊA LÍ

Tiết 1: VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA

I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:

- Chỉ được vị trí, giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) và trên quả địa cầu.

- Mô tả được vị trí địa lí và hình dạng nước ta. Nhớ diện tích lãnh thổ Việt Nam.

- Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại.

II. Đồ dùng dạy - học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Quả địa cầu.

III. Hoạt động dạy - học

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Địa lí lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí
Tiết 1: Việt Nam - Đất nước chúng ta
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Chỉ được vị trí, giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) và trên quả địa cầu.
- Mô tả được vị trí địa lí và hình dạng nước ta. Nhớ diện tích lãnh thổ Việt Nam.
- Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại.
II. Đồ dùng dạy - học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Quả địa cầu.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt đông dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
1.Vị trí địa lí và giới hạn
Hoạt động2: Làm việc theo cặp
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK và trả lời câu hỏi:
 + Đất nước ta bao gồm những bộ phận nào? 
 + Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
+ Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? 
+ Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? 
+ Tên biển là gì? 
+ Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta?
GV yêu cầu một số HS lên chỉ vị trí nước ta trên quả địa cầu.
+ Vị trí của nước ta có gì thuận lợi cho việc giao lưu với các nước khác?
- GV kết luận:
2. Hình dạng và diện tích.
Hoạt động 3: ( Làm việc theo nhóm)
Bước 1: - HS đọc SGK, quan sát hình 2 và bảng số liệu, rồi thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì? 
+ Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km?
+ Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km?
+ Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km2?
+ So sánh diện tích nước ta với một số nước trong bảng số liệu
Hoạt động 4: Trò chơi tiếp sức
- GV treo 2 lược đồ, phổ biến luật chơi.
GV hướng dẫn cách chơi:
 - Củng cố - dặn dò:
- Gv hệ thống bài - HS đọc bài học (SGK).
- Chuẩn bị bài sau.
Đất liền,biển, đảo và quần đảo
 HS trình bày kết quả làm việc 
Biển Đông
 HS bổ sung và hoàn thiện. 
 HS lên chỉ vị trí nước ta trêquả địa cầu.
 HS trình bày kết quả 
HS bổ sung hẹp ngang, chạy dài và có đường bờ biển cong như hình chữ S 
Đại diện các nhóm trả lời. HS khác bổ sung.
HS hoàn thiện câu trả lời:
Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc - Nam Với đường bờ biển cong như hình chữ S. Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km và nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km.
Mỗi nhóm chọn 
 HS tiến hành chơi.
 Đánh giá, nhận xét.
Địa lí
 Tiết 2: địA HìNH Và KHOáNg SảN
I.Mục tiêu: 
- Biết dựa vào bản đồ (lược đồ) để nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta.
- Kể tên và chỉ được vị trí một số đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ 
- Kể được tên một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a-pa-tít, bô-xít, dầu mỏ.
 II. Đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, khoáng sản Việt Nam.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy - học 
Hoạt đông của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp
1.Địa hình. 
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
Bước 1: - HS đọc mục 1 và quan sát hình 1 SGK và trả lời:
+ Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ hình 1.
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các dãy núi chính của nước ta, trong đó những dãy núi nào có hướng tây bắc - đông nam? Những dãy núi nào có hình cánh cung?
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các đồng bằng lớn ở nước ta.
+ Nêu một số đặc điểm chính về địa hình của nước ta.
2. Khoáng sản.
Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm.
Dựa vào hình 2 trong SGK và vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta?
Hoạt động 5: Làm việc cả lớp
- GV treo bản đồ: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và bản đồ khoáng sản 
- GV gọi từng cặp HS lên bảng. GV đưa ra với mỗi cặp yêu cầu.
+ Chỉ trên bản đồ dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò:
- Hệ thống bài - HS đọc bài học (SGK). Chuẩn bị bài sau
 HS trình bày từng câu. 
- Kết luận: Trên phần đất liền của nước ta, 3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, 1/4 diện tích là đồng bằng và phần lớn là đồng bằng châu thổ do phù sa của sông ngòi bồi đắp.
- Đại diện các nhóm trình bày. 
Hoàn thành bảng sau:
Tên KS
Nơi phân bố
Công dụng
Than
A-pa-tít
Sắt
....
Quảng ninh
Lào cai
Thái nguyê
....
Đun nấu, luyên thép
Chế biến phân bón
Chế biến sắt
..................
+ Chỉ trên bản đồ đồng bằng bắc bộ.
+ Chỉ trên bản đồ nơi có mỏ a-pa-tit.
- HS nhận xét
Địa lí
Tiết 2: Khí hậu
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Trình bày được đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.
- Chỉ được trên bản đồ ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam.
- Biết sự khác nhau giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam.
- Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống, sản xuất của nhân dân ta.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Bản đồ khí hậu Việt Nam.
- Tranh ảnh về một số hậu quả do lũ lụt, hạn hán gây ra. Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
+Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp
1. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
Bước 1: Quan sát quả địa cầu, hình 1 và đọc nội dung SGK, rồi thảo luận nhóm:
+ Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào? ở đới khí hậu đó nước ta có khí hậu nóng hay lạnh?
+ nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
+ Hoàn thành bảng sau:
Thời gian gió mùa thổi
Hướng gió thổi
Tháng 1
Gió mùa đông bắc
Tháng 7
Gió tây nam hoặc đông nam
Bước 2: - Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- HS lên chỉ hướng gió vào tháng 1 và tháng 7 trên bản đồ khí hậu Việt Nam.
Bước 3: - GV giúp HS hoàn thành sơ đồ sau:
 Nhiệt đới Nóng
Vị trí 	 Khí hậu nhiệt đới gió mùa
 - Gần biển- Trong vùng có gió mùa - Mưa nhiều- Gió 
mưa thay đổi theo mùa
Kết luận: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa: Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
2. Khí hậu giữa các miền có sự thay đổi
Hoạt động 4: Làm việc theo cặp
Bước 1: - GV yêu cầu HS lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.,
- GV giới thiệu dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miềm Bắc và miền Nam.
- GV yêu cầu HS đựa vào bảng số liệu và đọc SGK, hãy tìm ra sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam. Cụ thể:
+ Nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7.
+ Về các mùa khí hậu.
+ Chỉ trên hình 1, miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu nóng quanh năm.
Bước 2: - HS trình bày kết quả. GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận: Khí hậu nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
3. ảnh hưởng của khí hậu
Hoạt động 5: làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS nêu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và SX của nhân dân ta.
- GV cho HS trưng bày tranh ảnh về hậu quả do bão lụt hoặc hạn hán gây ra.
- Nhận xét.
Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò: Hệ thống bài. Chuẩn bị bài sau.
Địa lí
Sông ngòi
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
	- Chỉ được trên bản đồ (lược đồ một số sông chính của Việt Nam.
	- Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam.
	- Biết được vai trò của sông ngòi đối với đời sông và sản xuất.
	- Hiểu và lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu với sông ngòi.
II. Đồ dùng dạy - học
	- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
	- Tranh ảnh về sông mùa lũ và sông mùa cạn. Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: trực tiếp.
1. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Hoạt động 3: Làm việc theo cặp.
Bước1: - Dựa vào hình 1 trong SGK trả lời câu hỏi sau:
+ Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết?
+ Kể tên và chỉ trên hình 1 vị trí một số sông ở Việt Nam.
+ ở miềm Bắc và miền Nam có những sông lớn nào?
+ Nhận xét về sông ngòi ở miền Trung.
Bước 2: - Một số HS trả lời câu hỏi
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí Việt Nam các sông chính: Sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, Sông Cả, sông Đà Rằng, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước.
2. Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa. Sông có nhiều phù sa.
Hoạt động4: Làm việc theo nhóm
Bước 1: HS trong nhóm đọc SGK, quan sát hình 2,3 hoặc tranh ảnh sư tầm được rồi hoàn thành bảng sau:
Thời gian
Đặc điểm
ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất
Mùa mưa
Nước sông dâng cao
Gây ngập úng, lũ lụt
Mùa khô
 Nước sông cạn
Gây hạn hán
Bước 2: - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV phân tích: Sự thay đổi nuớc theo mùa của sông ngòi Việt Nam chính là sự thay đổi của chế độ mưa theo mùa gây nên. Nước sông lên xuống theo mùa đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
+ Em có nhận xét gì về màu nước của con sông và mùa lũ và mùa cạn?
3. Vai trò của sông ngòi.
Hoạt động 5: Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu HS kể về vai trò của sông ngòi.
- HS kể : Cung cấp nước cho đồng ruộng và sinh hoạt; là nguồn thuỷ điện và giao thông; cung cấp nhiều tôm cá
- HS lên chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiện Việt Nam:
+ Vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng.
+ Vị trí nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, y-a-ly, Trị An.
Kết luận: Sông ngòi bồi đắp phù sa tạo nên đông bằng. Ngoài ra, sông còn là đường giao thông quan trọng, là nguồng cung cấp thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống, đồng thời cho ta nhiều thuy sản.
Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò:
	- Hệ thống bài - HS đọc bài học.
	- Chuẩn bị bài sau. 
Địa lí
Vùng biển nước ta
I. Mục tiêu: Hoc xong bài này, HS:
- Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta.
- Chỉ được trên bản đồ vùng biển nước ta và có thể chỉ một số điểm du lịch, bãi biển nổi tiếng. Biết vai trò của biển đối với khí hậu và đời sống sản xuất.
- ý thức được phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Tranh ảnh về những nơi du lịch và bãi tắm biển. Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: trực tiếp.
1. Vùng biển nước ta.
Hoạt động 3: làm việc cả lớp. GV cho HS quan sát lược đồ trong SGK
- GV vừa chỉ trên lược đồ hình 1 phóng to vùng biển nước ta vừa nói vùng biển nước ta rộng và thuộc Biển Đô ... ông đều.
- GV nêu câu hỏi: Dân cư nước ta sống chủ yếu ở thành thị hay nông thôn? Tại sao?
Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò.HS đọc bài học. Chuẩn bị bài sau.
Địa lí
 Nông nghiệp
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS:
- Biết ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi.
- Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
- Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính. 
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
- Tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây CN, cây ăn quả ở nước ta.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
Nêu đặc điểm sự phân bố dân cư ở nước ta?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp
1. Ngành trồng trọt
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Cho biết ngành trồng trọt có vai trò gì trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
-Trồng trọt là ngành sản xuất chính của nông nghiệp, mạnh hơn chăn nuôi.
Hoạt động 4: Làm việc theo cặp
- HS quan sát câu hỏi và trả lời câu hỏi của mục 1 SGK:
+ Kể tên một số cây trồng chính ở nước ta?
+ Cho biết loại cây nào được trồng nhiều hơn cả?
- HS trình bày kết quả , GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận: Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất, các cây CN và cây ăn quả ngày càng được trồng nhiều.
- Gv nêu câu hỏi: 
+ Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng?
+ Nước ta đã đạt được thành tích gì trong việc trồng lúa gạo?
- GV tóm tắt: Việt nam đã trở thành nước xuất gạo hàng đầu thế giới.
Hoạt động 5: Làm việc cá nhân. HS quan sát hình 1
+ Hãy cho biết lúa gạo, cây CN lâu năm được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên hay đồng bằng?
- HS trình bày, chỉ bản đồ vùng phân bố một số cây trồng chủ yếu ở nước ta.
* Kết Luận: 
- Cây lúa gạo được trồng nhiều ở vùng đồng bằng, 
- Cây CN lâu năm trồng nhiều ở vùng núi
- Cây ăn quả trồng nhiều ở vùng đồng bằng Nam Bộ,
2. Ngành chăn nuôi
Hoạt động 6: Làm việc cả lớp. GV nêu câu hỏi: 
+ Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng?
+ Kể tên một số vật nuôi ở nước ta?
+ Em hãy cho biết trâu, bò, lợn, gia cầm nuôi nhiều ở vùng núi hay đồng bằng.
Hoạt động 7: Củng cố - dặn dò. HS đọc bài học. Chuẩn bị bài sau.
Địa lí
Lâm nghiệp và thuỷ sản
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Biết dựa vào sơ đồ, biểu đồ để tìm hiểu về các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản. 
- Biết được các hoạt động chính trong lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Nêu được tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng và các nguồn lợi thuỷ sản.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ Kinh tế Việt Nam. Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
+ Hãy kể một số loại cây trồng ở nước ta. Loại cây nào được trồng nhiều nhất?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp
1. Lâm nghiệp
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trong SGK:
 Kể tên các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp.
* Kết luận: lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác.
Hoạt động 4: Làm việc theo cặp. HS quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Nêu nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng ở nước ta.
- HS trình bày kết quả , GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời:
GV : Tổng diện tích rừng = Diện tích rừng tự nhiên + diện tích rừng trồng
* Kết luận: 
+ Từ 1980 - 1995, diện tích rừng giảm do khai thác bừa bãi, đốt rừng làm nương. 
+ Từ 1995 - 2004, diện tích rừng tăng do Nhà nước, nhân dân tích cực bảo vệ rừng.
- GV: Trồng rừng, khai thác rừng có ở những đâu? (Chủ yếu ở miền núi, trung du và một phần ven biển).
2. Ngành thuỷ sản
Hoạt động 5: Làm việc theo nhóm. GV phát phiếu học tập.
- HS thảo luận theo câu hỏi trong phiếu học tập:
+ Kể tên một số loài thuỷ sản mà em biết.
+ Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thuỷ sản?
+ Hãy so sánh sản lượng thuỷ sản của nước ta năm 1990 và năm 2003.
+ Hãy kể một số loài thuỷ sản được nuôi nhiều ở nước ta.
- HS trình bày kết quả.
* Kết luận :+ Ngành thuỷ sản gồm đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
+ Sản lượng thuỷ sản ngày càng tăng, trong đó sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh hơn sản lượng đánh bắt.
+ Các loại thuỷ sản đang được nuôi nhiều.
Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò. HS đọc bài học. Chuẩn bị bài sau.
Địa lí
CÔNG NGHIệP
I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Nêu được vai trò của CN và thủ CN.
- Biết nước ta có nhiều ngành CN và thủ CN.
- Kể được tên sản phẩm của một số ngành CN.
- Xác định trên bản đồ một số địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh ảnh về một số ngành CN, thủ CN và sản phẩm của chúng.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Hoạt động dạy - học 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
+ Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì? Phân bố chủ yếu ở đâu?
+ Nước ta có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành thuỷ sản?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp
1. Các ngành CN
Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
- HS làm các bài tập ở mục 1 trong SGK.
- HS trình bày kết quả, GV giúp HS trình bày câu trả lời.
* Kết luận:
- Nước ta có nhiều ngành CN.
- Sản phẩm của từng ngành cũng rất đa dạng.
- Gv nêu câu hỏi: ngành CN có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? ( Cung cấp máy móc cho sản xuất, các đồ dùng cho sản xuất và xuất khẩu).
2. Nghề thủ công
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
- HS trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK:
+ Hãy kể tên một số nghề thủ công nổi tiếng ở nước ta mà em biết?
- GV kết luận: Nước ta có rấ nhiều nghề thủ công.
Hoạt động 5: Làm việc cá nhân.
- Nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
- HS trình bày, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời và chỉ trên bản đồ những địa phương có các sản phẩm thủ công nổi tiếng.
* Kết luận:
- Vai trò: Tận dụng lao động, nguyên liệu, tạo nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
- Đặc điểm:
+ Nghề thủ công ngày càng phát triển khắp cả nước, dựa và sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có.
+ Nược ta có nhiều hàng thủ công nổi tiếng từ xa xưa như lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, gốm Biên Hoà, hàng cói Nga Sơn,
Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò. HS đọc bài học. Chuẩn bị bài sau.
Địa lí
CÔNG NGIệP (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Chỉ trên bản đồ sự phân bố một số ngành CN của nước ta.
- Nêu được tình hình phân bố một số ngành CN.
- Xác định dược trên bản đồ vị trí các trung tâm CN lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu,
- Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm CN Thành phố HCM.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ Kinh tế Việt Nam.
- Tranh ảnh về một số ngành CN. Phiếu học tập.
II. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
+ Kể tên một số ngành CN ở nước ta.
+ Nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp
3. Phân bố các ngành CN
Hoạt động 3: Làm việc theo cặp. HS trả lời câu hỏi trong mục 3 SGK.
+ Dựa vào hình 3, em hãy tìm những nơi có các ngành CN khai thác tan, dầu mỏ, a-pa-tít, CN nhiệt điện, thuỷ điện.
- HS trình bày, chỉ trên bản đồ nơi phân bố của một số ngành CN.
- HS gắn các bức ảnh lên bản đồ hoặc tìm trên bản đồ những địa điểm tương ứng với các bức ảnh thể hiện một số ngành CN.
* kết luận:
- CN phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển.
- Phân bố các ngành:
+ Khai thác khoáng sản: Than ở Quảng Ninh; a-pa-tít ở Lào cai, dầu khí ở thềm lục địa phía Nam nước ta.
+ Điện: Nhiệt điện Phả Lại, Bà Rịa - Vung Tàu,; thuỷ điện ở Hoà Bình, 
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân - GV phát phiếu học tập.
- HS dựa vào SGK và hình 3, Sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng.
 A - Ngành CN
 B - Phân bố
1. Điện (nhiệt điện)
2. Điện (thuỷ điện)
3. Khai thác khoáng sản
4.Cơ khí, dệt may, thực phẩm.
a. ở nơi có khoáng sản
b. ở gần nơi có than, dâu khí
c. ở nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng.
d. ở nơi có nhiều thác ghềnh
4. Các trung tâm CN lớn ở nước ta
Hoạt động 5: Làm việc theo nhóm
- HS làm các bài tập của mục 4 SGK.
- HS trình bày, chỉ trên bản đồ các trung tâm CN lớn ở nước ta.
.Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò: HS đọc bài học. Chuẩn bị bài sau.
Địa lí
 Giao thông vận tải
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Biết nước ta có nhiều loại hình và phương tiện GT. Loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách.
- Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới GT của nước ta.
- Xác định được trên bản đồ GT Việt Nam một số tuyến đường GT, các sân bay quốc tế và cảng biển lớn.
- Có ý thức bảo vệ các đường GT và chấp hành luật GT khi đi đường.
II. Đồ dung dạy - học
- Bản đồ Giao thông Việt Nam. Tranh ảnh về loại hình và PT GT. Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 
+ CN khai thác KS tập trung ở đâu, những ngành CN khác tập trung chủ yếu ở đâu?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp
1. Các loại hình giao thông vận tải
Hoạt động 3: Làm việc theo cặp. HS trả lời câu hỏi ở mục 1 trong SGK.
+ Hãy kể tên các loại hình GT vận tải trên đất nước ta mà em biết.
+ Loại hình vận tải nào quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá.
- HS trình bày câu hỏi, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận: 
- Nước ta có đủ các loại hình GT vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không.
- Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách.
- Yêu câu HS kể tên các phương tiện GT thường được sử dụng.
- GV: Vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất?
2. Phân bố một số loại hình giao thông
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân. HS làm bài tập ở mục 2 trong SGK.
- GV: Khi nhận xét sự phân bố, các em chú ý quan sát xem mạng lưới giao thông của nước ta phân bố toả khắp đất nước hay tập trung ở một số nơi. Các tuyến đường chính chạy theo chiều Bắc - Nam hay theo chiều Đông - Tây?
- HS trình bày kết quả.
* Kết luận:
- Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp đất nước.
- Các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc – Nam.
 - Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam là tuyến đường ô tô và đường sắt dài nhất, chạy dọc theo chiều dài đất nước.
- Sân bay quốc tế: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chi Minh), Đà Nẵng.
- Những thành phố có cảng biển lớn: Hải phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
- GV hỏi thêm: Hiện nay nước ta đang xây dựng tuyến đường nào để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng núi phía Tây của đất nước? (Đường Hồ Chí Minh).
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò. HS đọc bài học. Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docDia 5doc.doc