Giáo án môn Khoa học lớp 5 - Tiết 35: Sự chuyển thể của chất

Giáo án môn Khoa học lớp 5 - Tiết 35: Sự chuyển thể của chất

I. Mục tiêu

Sau bài học, HS biết:

- Phân biệt ba thể của chất .

- Nêu điều kiện để một số chất này có thể biến đổI thành chất khác .

- Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng , thể khí .

- Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác

- Giáo dục HS ham thích tìm tòi khám phá

II. Đồ dùng dạy học:

Giáo viên: Hình và thông tin trang 73 SGK.

- Một số loạI chất ở các thể rắn , lỏng , khí khác nhau .

Học sinh: Phiếu học tập.

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 6299Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Khoa học lớp 5 - Tiết 35: Sự chuyển thể của chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 18 
TIẾT: 35
SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT 
Ngày soạn:// Ngày dạy: //
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Phân biệt ba thể của chất .
- Nêu điều kiện để một số chất này có thể biến đổI thành chất khác .
- Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng , thể khí .
- Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác 
- Giáo dục HS ham thích tìm tòi khám phá 
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Hình và thông tin trang 73 SGK.
- Một số loạI chất ở các thể rắn , lỏng , khí khác nhau .
Học sinh: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1/) Hát vui
 2. Kiểm tra:
* Kể tên các đồ dung , vật dụng được làm ra từ chất dẻo mà em biết ? 
* Nêu tính chất và công dụng của chất dẻo ?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài. (1')
b. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1: Quan sát và phân biệt .
Mục tiêu: HS phân biệt ba thể của chất 
Cách tiến hành: 
- Cho HS làm việc theo nhóm 4 thi dán các tấm thẻ có ghi tên chất vào đúng các ô: thể rắn , lỏng , khí .
- HS quan sát và thực hành 
- Cho đại diện mỗi nhóm trình bày.
Kết luận: Các chất trong tự nhiên có thể tồn tạI ở các thể khác nhau: rắn lỏng hoặc khí 
- Cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Thực hành.
Mục tiêu: HS làm thực hành để phân biệt đặc điểm của chất rắn , lỏng , khí .
Cách tiến hành: 
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- HS làm theo chỉ dẫn ở mục Thực hành trang 72 SGK.
- Cho đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thực hành.
Kết luận: Các chất lỏng không có hình dạng nhất định , các chất rắn có hình dạng riêng , các chất khí có hình dạng của vật chứa nó 
Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập.
Mục tiêu: HS nêu được một số VD về sự chuyển thể của chất trong đờI sống hằng ngày .
Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc cá nhân: nêu các VD về sự chuyển thể của chất trong đờI sống hằng ngày mà em biết và ghi vào phiếu học tập .
- HS đọc kĩ các thông tin trang 73 SGK và làm bài trên phiếu.
- Gọi một số HS trình bày trước lớp về VD của mình đã làm .
Kết luận: Các chất có thể tồn tại ở thể rắn , thể lỏng , thể khí . Khi nhiệt độ thay đổI các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác 
4. Củng cố, dặn dò: (2')
* Kể tên các chất ở thể rắn , thể lỏng , thể khí ? 
* Kể tên các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác ?
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1/)
- Chuẩn bị bài: Hỗn hợp 
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
 TUẦN: 18 
TIẾT: 36
HỖN HỢP 
Ngày soạn:// Ngày dạy: //
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Cách tạo ra một hỗn hợp .
- Kể tên một số hỗn hợp .
- Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp .
- Giáo dục HS ham thích tìm tòi khám phá 
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Hình và thông tin trang 75 SGK.
- Một số loại chất: muốI , đường , bột ngọt , nước , cát , dầu ăn, gạo, sỏI (sạn ).
- Các dụng cụ: chậu nước , rá vo gạo , chén , thìa 
Học sinh: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1/) Hát vui
 2. Kiểm tra:
* Kể tên các chất ở thể rắn , lỏng , khí mà em biết ? 
* Nêu VD về sự chuyển thể của chất ?
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài. (1')
b. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1: Thực hành .
Mục tiêu: HS biết cách tạo ra một hỗn hợp 
Cách tiến hành: 
- Cho HS làm việc theo nhóm 4 thi tạo ra một hỗn hợp gia vị và nêu nhận xét về hỗn hợp ấy .
- HS quan sát và thực hành 
- Cho đại diện mỗi nhóm trình bày.
Kết luận: Hai hay nhiều chất trộn lẫn vớI nhau có thể tạo thành một hỗn hợp . Trong hỗn hợp mỗI chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó 
- Cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Thảo luận .
Mục tiêu: HS Kể tên một số hỗn hợp .
Cách tiến hành: 
- Cho HS làm việc theo nhóm 6: kể tên một số hỗn hợp mà em biết .
- HS làm theo chỉ dẫn ở mục Thực hành trang 72 SGK.
- Cho đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận .
Kết luận: Trong thực tế chúng ta thường gặp rất nhiều hỗn hợp VD: cám gạo , vữa xây  
Hoạt động 3: Tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
Mục tiêu: HS biết cách tách các chất ra khỏI hỗn hợp .
Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc theo nhóm 4: nêu cách tách các chất trong đờI sống hằng ngày mà em biết và ghi vào phiếu học tập .
- HS đọc kĩ các thông tin trang 75 SGK và làm bài trên phiếu.
- Gọi một số HS trình bày trước lớp về VD của mình đã làm .
Kết luận: MỗI hỗn hợp có một cách tách riêng để có thể tách được các chất ra khỏI hỗn hợp ta cần dùng các phương pháp khác nhau tuỳ theo tính chất của mỗI chất 
3. Củng cố, dặn dò: (2')
* Kể tên một số hỗn hợp mà em biết ? 
* Kể tên các cách tách các chất ra khỏI hỗn hợp mà trong thực tế thường dung ?
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1/)
- Chuẩn bị bài: dung dịch
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan18.doc