Giáo án Môn: Luyện từ và câu - Bài: Mở rộng vốn từ: hòa bình

Giáo án Môn: Luyện từ và câu - Bài: Mở rộng vốn từ: hòa bình

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Hiểu nghĩa của từ Hòa bình (BT1); tìm được từ đồng nghĩa với từ Hòa bình (BT2).

- Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố ở (BT3).

- Cảm nhận được sự thanh bình ở làng quê, từ đó thêm yệu quê hương đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

HS: Từ điển HS .

 Bảng phụ : nội dung của BT 1, 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: Hát

2.Kiểm tra bài cũ:

- Hỏi HS ghi nhớ, kiểm tra BT 1, 2 ở tiết trước.

 

doc 5 trang Người đăng huong21 Lượt xem 2325Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn: Luyện từ và câu - Bài: Mở rộng vốn từ: hòa bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
Tuần: 05
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 09
Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HÒA BÌNH
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Hiểu nghĩa của từ Hòa bình (BT1); tìm được từ đồng nghĩa với từ Hòa bình (BT2).
- Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố ở (BT3).
- Cảm nhận được sự thanh bình ở làng quê, từ đó thêm yệu quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
HS: Từ điển HS .
 Bảng phụ : nội dung của BT 1, 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: Hát
2.Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi HS ghi nhớ, kiểm tra BT 1, 2 ở tiết trước.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
* Luyện tập: 
Bài tập 1: 
- Cá nhân làm miệng.
- Cho HS đọc BT1, nêu yêu cầu.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS làm bài 
- GV gọi HS trình bày kết quả. 
-HS suy nghĩ, viết vào nháp.
 +Một số HS nêu:
-Lời giải: ý b (trạng thi không có chiến tranh).
-Các ý không đúng:
 +Trạng thái bình thản:
 +Trạng thái hiền hòa, yên ả 
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
Bài tập 2: 
- (nhóm đôi)
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
- 2 HS đọc, lớp lắng nghe.
- GV giao việc: Bài tập cho 8 từ. Nhiệm vụ của các em làm tìm xem trong 8 từ đó, từ nào nêu đúng nghĩa của từ hoà bình. Muốn vậy các em phải xem xét nghĩa của từ bằng cách tra từ điển.
- Cho HS làm bài theo hình thức trao đổi nhóm.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ:
+Thanh thản( tâm trạng nhẹ nhàng, thoải mái, không có điều gì áy náy, lo nghĩ). 
+Thái bình (yên ổn, không có chiến tranh, loạn lạc)
- HS làm bài theo nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả làm bài.
- Đại diện nhóm phát biểu.Các nhóm khác nhận xét.
- GV chốt lại kết quả đúng.
 -Các từ đồng nghĩa với hòa bình:yên bình, thanh bình, thái bình.
Bài tập 3: 
 ( vở)
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp lắng nghe.
- Cho HS làm bài. 
- 2HS làm bài ở bảng phụ, cả lớp viết đoạn văn vào vở.
- Cho HS trình bày kết quả làm bài.
-2 HS đọc bài ở bảng phụ. Một số HS khác đọc đoạn văn trong vở. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, khen những HS viết đoạn văn hay.
4. Củng cố:
- GV hỏi nội dung chính của bài
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn.
- Chuẩn bị bài: Từ đồng âm.
*Điều chỉnh, bổ sung:
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
Tuần: 05
MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 10
Bài: TỪ ĐỒNG ÂM
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Hiểu thế nào là từ đồng âm
- Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm (BT1, mục III).Đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 từ của BT2).
- Bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và qua các câu đố.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
GV: Một số tranh, ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động, có tên gọi giống nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp: Hát
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài HS: GV chấm vở viết đoạn văn tả cảnh bình yên của một miền quê hoặc một thành phố mà em biết.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ-YC của tiết học.
- HS lắng nghe.
* Nhận xét:
- HS lắng nghe.
Câu 1,2: 
- Cho HS đọc yêu cầu câu 1, 2 .
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- GV: Y/C các em đọc kỹ các câu văn ở BT1 và xem dòng nào ở BT2 ứng với câu văn ở BT1.
- Cho HS làm bài.
- HS làm bài cá nhân. 
- Cho HS trình bày.
-Một số HS trình.bày kết quả, lớp nhận xét. 
+Ở BT1 câu a: Ông ngồi câu cá ứng với dòng: Bắt cá, tôm,.bằng móc sắt nhỏ thường có mồi buộc ở đầu một sợi dây BT2.
+ Ở BT1 câu b: đơn vị của lời nói diễn đạt 1 ý trọn vẹn.BT2
- GV nhận xét và chốt: hai từ Câu ở 2 câu trên hoàn toàn giống nhau về âm, song nghĩa rất khác nhau. Những từ như thế gọi là Từ đồng âm.
* Ghi nhớ: 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Cho 1 số hs đọc thuộc lòng.
- HS nối tiếp đọc.
* Luyện tập:
Bài tập1:( nhóm đôi)
- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập .
-2HS đọc, lớp theo dõi SGK.
- Cho HS làm bài.
- HS thảo luận theo nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả làm bài.
- Một số HS lần lượt trình bày 
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
Bài tập 2: (vở) 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV Y/C HS tìm nhiều từ cờ, từ nước, từ bàn có nghĩa khác nhau và đặt câu để phân biệt nghĩa giữa chúng.
- Hướng dẫn HS làm mẫu, sau đó cả lớp cùng làm.
- 1HS giỏi làm bài mẫu.
- 1HS làm bảng phụ , cả lớp làm vở.
- Cho HS trình bày kết quả làm bài.
- HS đọc bài làm trên bảng phụ , lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
 Bài tập3
- GV cho HS đọc y/c BT.
- Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày kết quả. 
-GV nhận xét.
- 1HS đọc.
- HS thảo luận nhóm bàn. 
- HS lần lượt nêu ý kiến, các nhóm khác bổ sung .
hs khá, giỏi làm đầy đủ cả bài, nêu được tác dụng của từ đồng âm.
Bài tập 4:
- Cho HS đọc y/c BT. 
- Y/c 1HS nêu câu hỏi, cả lớp suy nghĩ, trả lời
- Cho HS nêu kết quả.
- GV NX, tuyên dương.
-1 HS đọc.
-1HS nêu câu đố, lớp suy nghĩ 1 phút
- HS nêu ý kiến, lớpnhận xét..
 a) con chó thui; từ chín (nướng chín) chứ không phải số 9). 
b)cây hoa súng và khẩu súng (cây súng)
4. Củng cố: 
- GV hỏi nội dung chính.
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học .
- Về nhà tập tra từ điển để tìm từ đồng âm.
-Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: hữu nghị, hợp tác.
*Điều chỉnh, bổ sung:
...

Tài liệu đính kèm:

  • docLTVC 5 tuan 5.doc