Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1, 2, 3, 4, 5 - Tuần 15

Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1, 2, 3, 4, 5 - Tuần 15

I. Mục tiêu: - HS nhận biết hình dáng, màu sắc vẻ đẹp của cây.

 - Biết cách vẽ cây

 - Tập vẽ bức tranh đơn giản có cây, có nhà và vẽ màu theo ý thích.

Đối với HS khá giỏi: Vẽ được bức tranh đơn giản có cây, có nhà, hình vẽ sắp xếp cân đối, vẽ màu phù hợp.

GDMT: Hiểu tác dụng của cây. Biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở trường, ở nhà và nơi công cộng.

II. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học

GV: + Tranh, ảnh 1 vài loại cây

 + Hình hướng dẫn cách vẽ, Bài của HS năm trước.

HS: Vở vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1, 2, 3, 4, 5 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Lớp 1 Lớp 1A + 1B – Ngày dạy: 
 Lớp 1C + 1D – Ngày dạy: 
VẼ CÂY
I. Mục tiêu: - HS nhận biết hình dáng, màu sắc vẻ đẹp của cây.
	 - Biết cách vẽ cây
 - Tập vẽ bức tranh đơn giản có cây, có nhà và vẽ màu theo ý thích.
Đối với HS khá giỏi: Vẽ được bức tranh đơn giản có cây, có nhà, hình vẽ sắp xếp cân đối, vẽ màu phù hợp.
GDMT: Hiểu tác dụng của cây. Biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở trường, ở nhà và nơi công cộng.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học
GV: + Tranh, ảnh 1 vài loại cây
 + Hình hướng dẫn cách vẽ, Bài của HS năm trước.
HS: Vở vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg
Nội dung và hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1’
1’
32’
 (4’)
(5’)
(20’)
(3’)
1’
*1. Ổn định tổ chức: Hát tập thể
*2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra ĐDHT - Nhận xét, tuyên dương 
 *3. Tìm hiểu bài: GV giới thiệu bài, ghi bảng.
Xung quanh chúng ta có rất nhiều cây cối, mỗi cây đều có hình dáng, màu sắc khác nhau và đều có một vẻ đẹp riêng. Làm thế nào để đưa các cây đó vào trong tranh vẽ của mình. Bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em cách vẽ cây. 
a. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 
 - GV cho HS xem một số cây và nhận biết về hình dáng, màu sắc của chúng
H: Đây là những cây gì?
H: Cây gồm có những bộ phận nào?
H: Em có nhận xét gì về hình dáng của các loại cây này?
H: Ngoài các cây các em vừa xem em còn biết loại cây nào nữa?
 - GV chốt ý: Cây có rất nhiều loại, mỗi loại cây đều có hình dáng và vẻ đẹp riêng, có cây trồng để lấy gỗ, có cây để làm cảnh, cây có hoa và cũng có cây còn cho chúng ta quả để ăn nữa. 
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ
 - GV gợi ý HS nhận ra cách vẽ cây:
H: Muốn vẽ cây trước hết em vẽ bộ phận nào trước?
H: Tiếp theo em sẽ vẽ gì nữa?
 - GV vẽ lên bảng cho cả lớp theo dõi cách vẽ.
 + Vẽ thân cây trước rồi đến cành cây, tán lá và quả.
 - Sau khi vẽ xong giáo viên hỏi tiếp, 
H: Cô vẽ như vậy đã hoàn thành bức tranh chưa? Còn thiếu gì nữa?
H: Vậy cây non thì lá màu gì? Cây già thì lá màu gì? Lá úa thì màu gì?,
 - GV minh hoạ lờn bảng 1số kiểu dỏng cõy khỏc nhau 
 - Lưu ý HS: 
 + Vẽ hình vừa phần giấy
 + Có thể vẽ 1 cây hoặc nhiều cây thành hàng cây, vườn cây
 + Có thể vẽ nhiều loại cây cao, thấp
 + Cú thể vẽ mỗi bộ phận 1 màu, có thể vẽ màu cây theo mùa
 - Giới thiệu bài của HS năm trước
H: Em thích bài nào nhất? Vì sao?
 - HS nhắc lại cách vẽ
c. Hoạt động 3: Thực hành
 - GV cất trực quan, nêu yêu cầu thực hành
 - Yêu cầu mỗi em có thể vẽ một vài loại cây quen thuộc mà các em thích để vẽ, không chọn những cây quá khó các em chưa từng được quan sát.
 - GV theo dõi, gợi ý HS tìm, chọn cây, màu phù hợp để vẽ vào bài. 
 - Lưu ý HS cách vẽ màu
 - Khuyến khích HS khá giỏi thể hiện sự sáng tạo riêng. Gợi ý cụ thể hơn với HS yếu
d. Hoạt động 4: Đánh giá, củng cố
 - GV đánh giá phần thực hành chung cả lớp.
 - GV chọn 1 số bài hoàn thành, gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài theo cảm nhận riêng
 - GV bổ sung, củng cố bài
H: ở nhà, trường em đã chăm sóc cây như thế nào?
 - GV nxét tiết học: Tuyên dương, khen ngợi 
*4. Dặn dò: Hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau
 - HS nhắc lại tên bài
- HS chú ý quan sát và lắng nghe
+ Cây dừa, cây chuối, cây tre
+ Thân cây, lá cây, rễ cây và quả.
+ Cây dừa thân tròn, cao, lá nhỏ và dài; cây chuối thân nhỏ, mềm; cây tre có nhiều đốt, mọc từng bụi
- Học sinh lắng nghe.
- Vẽ thân cây trước. 
- Cành, tán lá, quả
- Theo dõi cách vẽ.
- Chưa xong, vì chưa vẽ màu vào bức tranh.
- Học sinh nêu màu sắc của lá cây theo câu hỏi gợi ý của GV.
- Lắng nghe.
Học sinh thực hành.
- Cả lớp cùng quan sát để nhận xét bài.
 - HS nhắc lại các bước vẽ.
Lớp 2 Lớp 2A + 2B – Ngày dạy: 
 Lớp 2C + 2D – Ngày dạy: 
Vẽ theo mẫu
VẼ CÁI CỐC (CÁI LY)
I. Mục tiêu - Hiểu đặc điểm, hình dáng 1 số loại cốc. Biết cách vẽ cỏi cốc.
 - Tập vẽ cái cốc (cái li) theo mẫu.
Đối với HS khỏ giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
GDMT - KNS: Vệ sinh sạch sẽ cốc (li) trước và sau khi uống. Úp cốc ngay ngắn cẩn thận vào khay, giá cốc.
II. Đồ dùng dạy - học: 
GV: + 1 vài cái cốc có hình dáng, màu sắc, chất liệu khác nhau. 
 + Hình minh họa cách vẽ. Bài vẽ của HS năm trước. 
 	HS: Vở tập vẽ, bút màu, bút chì, tẩy, mẫu vẽ.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu: 
Tg
Nội dung và hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1’
1’
32’
 (4’)
(5’)
(20’)
(3’)
1’
*1. Ổn định tổ chức: Hát tập thể
*2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra ĐDHT: Nhận xét, tuyên dương 
 *3. Tìm hiểu bài: GV giới thiệu bài, ghi bảng
a. Hoạt động 1: HD tìm, chọn ndung đề tài
 - GV g/thiệu một vài cốc khác nhau
 - Tổ chức lớp học theo 3 nhóm: quan sát mẫu và mô tả nhận xét về đặc điểm mẫu của nhóm mình
 - Phát câu hỏi thảo luận cho các nhóm
H: Cốc được làm bằng gi?
H: Cốc có màu gì?
H: Cốc gồm mấy phần, là những phần nào?
H: Hình dạng cốc như thế nào?
H: Cốc được trang trí như thế nào?
 - GV bổ sung, giới thiệu thêm 1số hình dạng cốc khác nhau 
 - Kết luận: Cốc được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau: sứ, thủy tinh, nhựa; màu sắc và hình trang trí phong phú; thường gồm ba phần: miệng, thân, đáy có thể có tay cầm, đế; loại miệng rộng hơn đáy, loại cao, loại thấp, miệng và đáy bằng nhau
b. Hoạt động 2: HD cách vẽ
 - GV minh họa cách vẽ, giải thích
 + Ước lượng chiều cao, ngang của cốc để vẽ khung hình. 
 + Xác định các bộ phận, vẽ phác bằng nét thẳng
 + Vẽ nét chi tiết. Nhìn mẫu sửa hình cho hoàn chỉnh
 + Vẽ trang trí
 + Vẽ màu
 - GV vẽ phác nhanh cách vẽ 1số loại cốc khác
 - Lưu ý HS:
 + Hình vẽ cân đối với phần giấy
 + Tỉ lệ giữa các bộ phận cốc cân đối, hình vẽ gần giống mẫu
 + Có thể trang trí tự do hoặc trang trí đường diềm
 + Có thể trang trí hoặc vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích
 + Vẽ kín màu, gọn trong hình vẽ
 - Giới thiệu bài của HS năm trước
H: Em thích bài nào nhất? Vì sao?
 - HS nhắc lại các bước
c. Hoạt động 3: Tổ chức thực hành
 - GV đến từng bàn quan sát, gợi ý, hướng dẫn 
 - Nhắc HS: 
 + Hình vẽ gần giống mẫu, cân đối với phần giấy
 + Vẽ kín màu. Không ra ngoài nét vẽ 
 + Không dùng thước kẻ
 - GV quan tâm, động viên, hdẫn cụ thể hơn đối với HS còn lúng túng và khuyến khích HS khá, giỏi thể hiện sự sáng tạo 
d. Hoạt động 4: Đánh giá, củng cố
 - GV đánh giá phần thực hành chung cả lớp.
 - GV chọn 1 số bài hoàn thành, gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài theo cảm nhận riêng:
 - Củng cố nội dung bài. 
H: Ở nhà em đã vệ sinh cốc như thế nào?
 - HS nhắc lại các bước
 - Nhận xét tiết học: tuyên dương, khen ngợi
*4. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau 
- HS chú ý quan sát 
- HS hình thành nhóm, bầu nhóm trưởng
- Đại diện nhóm lên chọn mẫu cốc
- 1HS nêu câu hỏi thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
+ cốc được làm bằng: nhựa, thủy tinh, sứ
 + có màu trắng trong suốt, màu vàng, màu trắng
 + Gồm 3 phần: miệng, thân, đáy, tay cầm,
 + được trang trí hình hoa, lá, con vật xung quanh miệng, thân cốc
- HS Quan sát và lắng nghe
- HS nêu lại các bước 
+ Vẽ khung hình.
+ Vẽ phác các bộ phận cốc.
+ Vẽ chi tiết
+ Vẽ trang trí, vẽ màu
- HS Quan sát và lắng nghe
- HS quan sát và nêu cảm nhận riêng.
- HS nêu yêu cầu: 
HS làm bài theo nhóm
- HS chú ý quan sát
Vệ sinh sạch sẽ cốc (li) trước và sau khi uống. Úp cốc ngay ngắn cẩn thận vào khay, giá cốc.
- HS nêu lại các bước
- HS trả lời theo cảm nhận
Lớp 3 Lớp 3A + 3B – Ngày dạy: 
 Lớp 3C + 3D – Ngày dạy: 
Tập nặn tạo dáng
NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN HÌNH CON VẬT 
I. Mục tiêu: - Hiểu hình dáng, đặc điểm của con vật. 
 - Biết cách nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích.
Đối với HS khá giỏi: hình nặn cân đối, gần giống mẫu.
GDMT: Giữ gìn vệ sinh tay chân, chuồng nuôi. Biết chăm sóc vật nuôi
II. Đồ dùng dạy-học: 
GV: +Tranh, ảnh 1số con vật.
 + Bài thực hành của HS năm trước
 + Đất nặn, khay, giấy thủ công, hồ dán, phấn màu, dao
HS: Vở tập vẽ, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, Đất nặn, khay, giấy thủ công, hồ dán, phấn màu, dao
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Tg
Nội dung và hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1’
1’
32’
 (4’)
(5’)
(20’)
(3’)
1’
*1. Ổn định tổ chức: Hát tập thể
*2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra ĐDHT: Nhận xét, tuyên dương 
*3. Bài mới: GV giới thiệu bài, 
a. Hoạt động 1: HD quan sát, n/xét
 - GV giới thiệu 1 số tranh, ảnh về các con vật
H: Tên con vật? Các bộ phận chính của con vật?
H: So sánh hình dáng giữa các con vật?
H: Màu sắc của con vật ntn?
H: Kể tên và mô tả lại hình dáng1 vài con vật khác mà em biết? 
 - GV bổ sung: Có rất nhiều con vật trong tự nhiên và con vật nuôi quen thuộc. Mỗi con có đặc điểm hình dáng, màu sắc khác nhau. Tư thế của các bộ phận thay đổi khi con vật hoạt động
b. Hoạt động 2: HD cách trang trí
 - GV minh hoạ cách nặn, HS nêu các bước:
 - Lưu ý HS: 
 + Tạo dáng sinh động, phù hợp.
 + Có thể nặn, xé dán bằng đất (giấy)1 màu hay nhiều màu.
 + Nên dùng dao trong hộp đất để cắt, gọt đất theo đặc điểm của con vật
 + Có thể vẽ hình con vật lên giấy nền rồi xé dán cho kín hình vẽ. 
 + Có thể vẽ, xé dán, nặn thêm hình ảnh khác để tạo thành bức tranh
 - GV minh hoạ h/dáng con vật ở những tư thế khỏc nhau 
 - GV giới thiệu bài thực hành của HS năm trước
H: Em thích bài nào nhất, vì sao?
 - HS nhắc lại các bước 
c. Hoạt động 3: Tổ chức thực hành
 - GV cất trực quan, xóa minh họa, nêu y/c
 - HS nêu các bước nặn, xé dán, vẽ
 - Gợi ý HS chọn con vật định nặn
H: Em định nặn, xé dán, vẽ con vật nào, trong hoạt động gì, màu sắc ntn?
 - Nhắc HS: 
 + quan sỏt, nhớ lại h/d đặc điểm con vật định nặn
 + làm theo các bước đã hướng dẫn
 + Sản phẩm nặn bày vào bảng con
 + bài vẽ, xé dán cân đối phù hợp phần giấy
 + Chú ý dáng hoạt động của con vật
 + Có thể vẽ, xé dán, nặn thêm những h/a khác
 + Giữ VS lớp học
 - GV quan tâm, hướng dẫn, gợi ý cách nhào đất, chọn màu đất, màu giấy, tạo dáng con vật.
 - Khuyến khích HS khá giỏi thể hiện sự sáng tạo riêng. Gợi ý cụ thể hơn với HS còn lúng túng
 - Gợi ý các em sắp xếp thành bức tranh theo nội dung, đề tài.
d. Hoạt động 4: Đánh giá, củng cố
. - GV đánh giá phần thực hành chung cả lớp.
 - GV chọn 1 số bài hoàn thành, gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài theo cảm nhận riêng: 
H: ở nhà em đã chăm sóc con vật nuôi và vệ sinh chuồng của chúng như thế nào?
 - Nhận xét tiết học: tuyên dương, khen ngợi 
 - HS nhắc lại các bước tiến hành
*4. Dặn dò: - Hoàn thành bài. Chuẩn bị bài sau. 
- HS chú ý quan sát
 + Gồm: đầu, thân, chân, đuôi..
 + Gà trống có mào đỏ, đuôi dài, gáy vang vào sáng
 + Gà mái nhỏ hơn, biết đẻ trứng, lông đuôi ngắn hơn, 
- HS chú ý quan sát
- HS nêu các bước vẽ
* Cách nặn: 
- Chọn màu đất, nhào đất
- Nặn theo 2 cách:
 + nặn từng bộ phận, chi tiết rồi ghép dính lại
 + từ 1 thỏi đất vuốt tạo thành h/dáng con vật, nặn thêm chi tiết khác.
* Cách xé dán:
- Chọn màu giấy
- Xé dán các bộ phận chính trước
- Xé dán chi tiết bộ phận sau
- HS nêu y/cầu: chọn, nhớ lại con vật định vẽ 
- 3 HS nêu các bước vẽ
- HS làm việc cá nhân 
 HS chú ý quan sát
- HS trả lời theo cảm nhận
Bài học: Biết chăm sóc vật nuôi, vệ sinh chuồng nuôi
- HS chú ý lắng nghe
- HS nêu các bước
Lớp 4 Lớp 4A + 4B – Ngày dạy: 
 Lớp 4C + 4D - Ngày dạy: 
Vẽ tranh – VẼ CHÂN DUNG
I. Mục tiêu: - Hiểu đặc điểm, hình dáng của 1số khuôn mặt người. 
 - Biết cách vẽ tranh chân dung.Tập vẽ tranh đề tài chân dung.	
 Đối với HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
 GD KNS: Thêm yêu, quý, kính trọng người thân trong gia đình, thày cô, bạn bè
II. Đồ dùng dạy-học: 
GV: + Tranh, ảnh chân dung các lứa tuổi. Hình gợi ý cách vẽ.
	+ Bài thực hành của HS năm trước
HS: Bút chì, tẩy, màu vẽ, mẫu vẽ
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1’
1’
32’
(1’)
(3’)
(5’)
(20’)
(3’)
1’
*1. Ổn định tổ chức: Hát tập thể
*2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra ĐDHT: Nhận xét, tuyên dương 
 *3. Tìm hiểu bài:
 - GV giới thiệu bài, ghi bảng
a. Hoạt động 1: HD quan sát, n/xét
 - GV g/thiệu tranh, ảnh chân dung của các hoạ sĩ và thiếu nhi ở các lứa tuổi, gợi ý HS:
H: Tranh vẽ khuôn mặt ,nửa người hay toàn thân?
H: Nét mặt người trong tranh được vẽ ntn?
H: Màu sắc của tranh đợc vẽ ntn
 - GV bsung: Tranh chân dung thường vẽ khuôn mặt người là chủ yếu, thể hiện được những đặc điểm riêng của người được vẽ. Ngoài khuôn mặt còn có thể vẽ thêm cổ, vai, thân. Hình dáng khuôn mặt được thể hiện rõ lứa tuổi (già, trẻ), thái độ (vui vẻ, buồn rầu, tươi cười, hóm hỉnh, trầm tư), tính cách (hiền hậu, độc ác..)
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ 
 - GV y/c HS quan sát hoặc nhớ lại khuôn mặt cua rngười thân, bạn bè để vẽ.
 - GV gthiệu hình minh hoạ cách vẽ, giải thích:
 - Lưu ý HS:
 + Hình vẽ cân đối với phần giấy
 + qsát hoặc nhớ lại khuôn mặt (tìm ra những đặc điểm, hình dáng riêng) của người được vẽ
 + Dự định vẽ khuôn mặt, nửa người hay toàn thân để vẽ khung hình
 + Có thể vẽ mặt chính diện hoặc nghiêng 
 + Vẽ màu phần chính trước (mặt, áo, tóc, nền xung quanh) màu chi tiết sau (mắt, môi)
 + Chú ý nét mặt, thái độ, lứa tuổi người được vẽ
 - G/thiệu bài vẽ của HS năm trước để các em tham khảo và rút kinh nghiệm
H: Em thích bài nào nhất? Vì sao?
 - HS nhắc lại các bước
Hoạt động 3: Tổ chức thực hành
 - GV cất trực quan, xoá minh hoạ, y/c thực hành, 
 - GV quan sát, gợi ý, nhắc nhở HS:
 + Làm theo các bước đã hướng dẫn
 + Màu sắc có đậm, nhạt
 + Không vẽ giống nhau
 - GV động viên, khích lệ HS khá giỏi thể hiện sự sáng tạo
d. Hoạt động 4: Đánh giá, củng cố
 - GV đánh giá phần thực hành chung của cả lớp.
 - GV chọn 1 số bài hoàn thành, gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài theo cảm nhận riêng:
 - Nhận xét tiết học: tuyên dương, khen ngợi
*4. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau 
- HS chú ý quan sát và trả lời
- HS chú ý lắng nghe
- Quan sát và lắng nghe
- HS nêu lại các bước
 + Chọn hoặc nhớ lại khuôn mặt người định vẽ
 + Vẽ khung hình
 + Vẽ khuôn mặt trước, vẽ các chi tiết sau (cổ, vai, thân, mắt, mũi, mồm, tóc..)
 + Sửa hình hoàn chỉnh
 + Vẽ màu
- HS quan sát và nêu cảm nhận riêng.
- HS nêu yêu cầu: quan sát bạn bên cạnh hoặc nhớ lại khuôn mặt người thân trong gia đình để vẽ một bức tranh chân dung
- HS nêu lại các bước
- HS làm bài cá nhân
- HS chú ý quan sát
- HS trả lời theo cảm nhận
Lớp 5 Lớp 5A + 5B – Ngày dạy: 
 Lớp 5C – Ngày dạy:
Vẽ tranh – ĐỀ TÀI QUÂN ĐỘI
I. Mục tiêu: 
	- Hiểu 1vài hoạt động của bộ đội trong sản xuất, chiến đấu và trong sinh hoạt hàng ngày
 - Biết cách vẽ tranh về đề tài Quân đội. Tập vẽ tranh đề tài Quân đội.
Đối với HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
GD KNS: Hiểu được ý nghĩa, công việc của bộ đội. thêm yêu quý các cô, các chú bộ đội
II. Đồ dùng dạy-học: 
GV: + Tranh, ảnh về quân đội.
 + Bài của HS năm trước.
HS: Vở tập vẽ, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, 
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Tg
Nội dung và hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1’
1’
32’
 (4’)
(5’)
(20’)
(3’)
1’
*1. Ổn định tổ chức: Hát tập thể
*2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra ĐDHT: Nhận xét, tuyên dương 
*3. Bài mới: GV giới thiệu bài, bày mẫu
Hoạt động 1: HD quan sát, nhận xét
 - GV giới thiệu tranh ảnh về đề tài quân đội
H: Nội dung tranh vẽ gì?
H: Tranh vẽ Quân đội thường có h/a chính là gì?
H: Trang phục của các cô, chú bộ đội như thế nào ?
H: Vũ khí và phương tiện quân đội gồm những gì ?
H: VÏ vÒ ®Ò tµi qu©n ®éi c¸c em cã thÓ vÏ nh÷ng ho¹t ®éng nµo ?
H: Miêu tả h/a cô, chú bộ đội mà em biết?
 - GV nhận xét, bổ sung, 
b. Hoạt động 2: HD cách vẽ
 - GV gthiệu hình gợi ý cách vẽ, HS nêu các bước 
 - Lưu ý HS: 
 + Chọn ndung phù hợp với khả năng.
 + H/a chính là cô, chú bộ đội trong 1 hđộng cụ thể, h/a phụ phù hợp với ndung
 + Bố cục hình vẽ cân đối, màu sắc có đậm – nhạt
 - GV giới thiệu bài của HS năm trước
H: Em thích bài nào nhất? Vì sao
 - HS nhắc lại các bước
c. Hoạt động 3: Tổ chức thực hành
 - GV cất trực quan, xóa minh họa, nêu y/c
 - HS nêu lại các bước tiến hành
 - Nhắc nhở HS: 
 + Làm theo các bước đã hướng dẫn
 + Chia các khoảng cách để vẽ cho đều.
 + Chú ý dáng hoạt động, trang phục, phương tiện phù hợp
 + Không vẽ quá nhiều màu
 - Khuyến khích HS khá giỏi thể hiện sự sáng tạo riêng. Gợi ý cụ thể hơn với HS yếu
 d. Hoạt động 4: Đánh giá, củng cố
. - GV đánh giá phần thực hành chung cả lớp.
 - GV chọn 1 số bài hoàn thành, gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài theo cảm nhận riêng:
Bài học: Hiểu được ý nghĩa, công việc của bộ đội. thêm yêu quý các cô, các chú bộ đội
 - Nhận xét tiết học: tuyên dương, khen ngợi 
 - HS nhắc lại các bước tiến hành
*4. Dặn dò: - Hoàn thành bài. Chuẩn bị bài sau. 
- HS chú ý quan sát
 + Trang phục khác nhau giữa các binh chủng
 + Vũ khí và phương tiện gồm: súng, xe, pháo, tàu chiến, áo giáp, ba lô, máy bay....
+ Có thể vẽ chân dung cô chú bộ đội , cô chú bộ đội với thiếu nhi ,bộ đội giúp dân chống bão lụt, chú bộ đội đứng gác ..
- HS chú ý quan sát
- HS nêu các bước vẽ
 + Chọn nội dung định vẽ
 + Vẽ h/ảnh chính trước.
 + Vẽ thêm các h/ảnh phụ
 +Vẽ màu theo ý thích 
.
- HS nêu các bước vẽ
- HS làm bài theo nhóm
 HS chú ý quan sát
- HS trả lời theo cảm nhận
- HS chú ý lắng nghe
- HS nêu các bước
 NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 15.doc