Giáo án Tập đọc 5 - Bài: Thuần phục sư tử

Giáo án Tập đọc 5 - Bài: Thuần phục sư tử

Tuần 30: Bài: “Thuần phục sư tử”

I/ Mục đích yêu cầu:

• Đọc trơn toàn bài. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng kể hồi hộp rồi chuyển thành giọng ôn tồn khi vị giáo sĩ nói.

• Hiểu ý nghĩa của truyện: Kiên nhẫn dịu dàng thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa bài học trong sgk.

- SGK

- Phấn màu

- Băng giấy ghi các từ khó cần giải nghĩa.

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 5 - Bài: Thuần phục sư tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30: Bài: “Thuần phục sư tử”
I/ Mục đích yêu cầu:
Đọc trơn toàn bài. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng kể hồi hộp rồi chuyển thành giọng ôn tồn khi vị giáo sĩ nói.
Hiểu ý nghĩa của truyện: Kiên nhẫn dịu dàng thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài học trong sgk.
- SGK
- Phấn màu
- Băng giấy ghi các từ khó cần giải nghĩa.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
STT
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thời gian
1
Ổn định tổ chức
- Yêu cầu quản ca bắt nhịp cho cả lớp hát bài: “Thiếu nhi thế giới liên hoan”.
- Cả lớp hát
2
Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên đọc bài: “Con gái” và trả lời câu hỏi:
+ 1 HS đọc 3 đoạn đầu bài “Con gái” và trả lời câu hỏi:
 • Những chi tiết nào cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái ?
+ 1 HS đọc 2 đoạn cuối bài “Con gái” và trả lời câu hỏi 
 • Đọc câu chuyện này em có suy nghĩ gì ?
- GV nhận xét – ghi điểm
- 1 hs đọc đoạn 1, 2, 3 và trả lời câu hỏi: 
- 1 hs đọc đoạn 4, 5 và trả lời.
3 
3.1
3.2
Dạy bài mới
Giới thiệu bài
Luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Đọc mẫu và chia đoạn
b, Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1, 2
Chuyển đoạn
c, Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 3 
d, Luyện đọc đoạn 4, 5
e, Đọc diễn cảm toàn bài.
- GV đưa bức tranh ra trước lớp hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Giới thiệu, hôm nay chúng ta sẽ học bài tập đọc: “Thuần phục sư tử” để tìm hiểu xem câu chuyện cho ta ý nghĩa gì?
- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV đọc diễn cảm bài văn: Giọng đọc chậm rãi. Lời của Ha- li- ma nhẹ nhàng, lời của vị giáo sư ôn tồn, rành rọt. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả: dễ mến, cau có, gắt gỏng, sợ toát mồ hôi, gầm lên, nhảy bổ tới, hét lên khiếp đảm, dần dần đổi tính.
- GV yêu cầu 1 HS đọc toàn bài và chia đoạn. 
Đoạn 1: Từ đầu  Giúp đỡ
Đ2/ Vị giáo sĩ  vừa khóc.
Đ3/ Nhưng  sau gáy.
Đ4/ Một tối  bỏ đi.
Đ5/ Ha-li-ma  hết.
- GV giải nghĩa từ: “Thuần phục” : làm cho con vật dữ tợn trở nên hiền lành
- 5 HS đọc theo đoạn
- 3 HS đọc đoạn 1. GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc, sửa lỗi về phát âm, cách đọc cho HS.
+ Luyện cho HS cả lớp phát âm trôi chảy tên riêng người nước ngoài : Ha-li-ma.
+ Giọng kể nhẹ nhàng, trầm buồn, nhấn giọng vào các từ: dễ mến, cau có, gắt gỏng.
+ Giải nghĩa từ: “giáo sĩ”: chỉ một chức sắc trong đạo Hồi.
“Bí quyết”:là cách giải quyết đặc biệt, hiệu nghiệm mà ít người biết. 
- Yêu cầu 2 HS đọc đoạn 2
- Lưu ‎ ý giọng của vị giáo sĩ ôn tồn, chậm rãi ; nhấn giọng từ : sợ toát mồ hôi.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi .
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2 trả lời các câu hỏi:
+ Ha-li-ma lấy chồng được bao lâu ? Chồng cô là người như thế nào ?
+ Ha-li-ma đã tới gặp vị giáo sĩ già để làm gì?
+ Sau khi gặp vị giáo sĩ, tại sao Ha-li-ma vừa trở về vừa khóc ?
Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiếp đoạn 3 để xem Ha-li-ma làm thân với sư tử thế nào nhé.
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 3, lưu ý giọng kể hồi hộp, nhấn giọng ở các từ: gầm lên, nhảy bổ tới, hét lên khiếp đảm, ngon lành, dần dần đổi tính, và trả lời câu hỏi :
+ Ha-li-ma nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử ?
- Yêu cầu 2 HS đọc đoạn 4, 5 lưu ý giọng kể hồi hộp, nhấn giọng ở các từ: giật mình, chồm dậy...
-Giải nghĩa từ: “Đức Ala”:Chúa trời theo quan niệm của người đạo Hồi.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi:
+ Vì sao khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ bỗng “cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi” ?
+ Nêu chi tiết chứng tỏ tình cảm thân thiện của Ha-li-ma và sư tử ?
+ Theo vị giáo sĩ, điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ ?
- Yêu cầu HS đọc toàn bộ bài và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV cho HS thi đọc diễn cảm toàn bài theo dãy dọc.
- HS quan sát tranh và trả lời: “Bức tranh vẽ một con sư tử và một người phụ nữ.”
‎
- HS nhìn SGK trang 117, vừa theo dõi GV đọc mẫu vừa dùng bút chì đánh dấu đoạn.
- 1 HS đọc khá đọc toàn bài và chia đoạn.
- 5 Hs đọc nối tiếp
-3 HS đọc đoạn 1
- Một dãy HS phát âm
- 2 HS đọc đoạn 2, cả lớp theo dõi, đọc thầm.
- 1 nhóm đôi đọc lại toàn bộ đoạn 1, 2 với giọng đọc GV vừa hướng dẫn. Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
- 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Ha-li-ma lấy chồng được 2 năm. Chồng cỗ trước khi cưới là một người dễ mến, nhưng bây giờ thì cau có, gắt gỏng.
+ Ha-li-ma đã tới gặp vị giáo sĩ già để xin sự giúp đỡ. Vì nàng muốn vị giáo sĩ cho lời khuyên làm cách nào để chòng nàng hết cau có, gắt gỏng, gia đình trở lại hạnh phúc như trước.
+ Vì điều kiện của vị giáo sĩ đưa ra thật khó thực hiện: Đến gần con sư tử đã khó, nhổ 3 sợi lông bờm của nó lại càng khó hơn, thấy người sư tử sẽ vồ lấy ăn thịt ngay.
- 1 HS đọc đoạn 3. Cả lớp theo dõi, đọc thầm. 
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+ Ha-li-ma nghĩ ra cách tối đến nàng ôm một con cừu non tới cho sư tử ăn trong mấy ngày liền dần dần sư tử đổi tính, quen thân với Ha-li-ma, cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy.
- HS đọc theo nhóm đôi, cả lớp đọc thầm theo.
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời:
- Vì sư tử yêu mến Ha-li-ma, ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức giận.
- Chi tiết chứng tỏ tình cảm thân thiện của Ha-li-ma và sư tử: sư tử cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy; ngoan ngoãn nằm bên chân Ha-li-ma.
- Theo vị giáo sĩ, điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ đó chính là trí thông minh, lòng kiên nhẫn và sự dịu dàng.
- 1 HS đọc toàn bài.
- 1 HS nêu ý nghĩa của bài: “ Kiên nhẫn dịu dàng thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.”
- HS thi đọc theo dãy dọc, 5 HS một lượt, mỗi người đọc 1 đoạn của bài. 
- Lớp nhận xét
4
Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS: 
+ Nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
+ Đặt lại tên cho truyện theo ý nghĩa câu chuyện. (VD người phụ nữ quả cảm, người vợ dũng cảm, )
- Dặn dò HS kể lại câu chuyện cho người thân, chuẩn bị bài sau: “Tà áo dài Việt Nam” SGK- trang 122.
- Nhận xét tiết học.
+ 1 HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiáo án tập đọc lớp 5 tuần 30.doc