Giáo án Tập đọc 5 tuần 11 đến 15

Giáo án Tập đọc 5 tuần 11 đến 15

Tiết 21 : TẬP ĐỌC

CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông).

 - Giọng nhẹ nhàng, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ gợi tả.

 - Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu. (Trả lời được các câu hỏi SGK)

 2. Kĩ năng:

 - Hiểu được các từ ngữ trong bài.

 - Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh .

 3. Thái độ: Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.

 

doc 25 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1421Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc 5 tuần 11 đến 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11: 	 Ngày dạy: / /
Tiết 21 : 	TẬP ĐỌC 	
CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông).
 	- Giọng nhẹ nhàng, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ gợi tả.
 - Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu. (Trả lời được các câu hỏi SGK)
 2. Kĩ năng: 
 - Hiểu được các từ ngữ trong bài.
 - Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh .
 3. Thái độ: Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Tranh vẽ phóng to.
+ HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
4’
1’
30’
9’
12’
9’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Đọc bài ôn.
Giáo viên đặt câu hỏi ® Học sinh trả lời.
Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Hôm nay các em được học bài “Chuyện một khu vườn nhỏ”.
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc 
Luyện đọc.
GV mời HS khá giỏi đọc.
Hỏi bài văn chia làm mấy đoạn?
Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.(3 lượt )
* Lượt 1: Đọc sửa cách phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc không phù hợp.
 * Lượt 2: Đọc giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó (có trong phần chú thích).
 * Lượt 3: Đọc lại cho tốt
 GV nhận xét- chỉnh sửa
Giáo viên đọc mẫu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
+ Câu hỏi 1 : Bé Thu thích ra ban công để làm gì ?
- Giáo viên chốt lại.
Yêu cầu học sinh nêu ý 1.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
+ Câu hỏi 2: Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
- GV kết hợp ghi bảng : cây quỳnh; cây hoa tigôn ; cây hoa giấy; cây đa An Độ 
- Giáo viên chốt lại.
+ Câu hỏi 2: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
+ Vì sao Thu muốn Hằng công nhận ban công của nhà mình là một khu vườn nhỏ?
- Giáo viên chốt lại.
 Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3 .
+ Em hiểu: “Đất lành chim đậu là như thế nào”?
- Nêu ý chính.
Hoạt động 3: Rèn học sinh đọc diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm từng đoạn
Hỏi: Trong đoạn đó cần nhấn mạnh từ nào?
- Cho HS đọc nhóm 3
- GV nhận xét - tuyên dương
	Hoạt động 4: Củng cố.
Thi đua giữa các tổ đọc diễn cảm phân vai đoạn 3 
GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Rèn đọc diễn cảm.
Chuẩn bị: “Tiếng vọng”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi
Học sinh lắng nghe.
Hoạt động lớp.
1 HS khá giỏi đọc toàn bài.
3 đoạn :
 + Đoạn 1: Từ đầu loài cây.
 + Đoạn 2: Tiếp theo  không phải là vườn
 + Đoạn3 : Còn lại .
- Lần lượt 3 học sinh đọc nối tiếp
Hoạt động nhóm, lớp.
- Học sinh đọc đoạn 1.
Để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công
HS nêu
Học sinh đọc đoạn 2.
Dự kiến:
+ Cây quỳnh: lá dày, giữ được nước.
+ Cây hoa ti-gôn: thò râu theo gió nguậy như vòi voi.
+ Cây hoa giấy: bị vòi ti-gôn quấn nhiều vòng.
+ Cây đa Ấn Độ: bật ra những búp đỏ hồng nhạt hoắt, xòe những lá nâu rõ to
Dự kiến: Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
Học sinh phát biểu tự do.
 Ban công nhà bé Thu là một khu vườn nhỏ. 
-Vẻ đẹp của cây cối trong khu vườn nhỏ
Dự kiến: Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến làm ăn.
-Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu.
Hoạt động lớp, cá nhân.
- Học sinh lắng nghe.
Lần lượt học sinh đọc.
Đoạn 1: Nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả: khoái, rủ rỉ, 
Đoạn 2 : ngọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng, nhọn hoắt,
Đoạn 3: Luyện đọc giọng đối thoại giữa ông và bé Thu ở cuối bài.
- Đọc nhóm 3 tự sửa cho nhau
- HS đọc thề hiện
 Thi đua đọc diễn cảm.
- Học sinh nhận xét.
ĐIỀU CHỈNH –BỔ SUNG
Tiết 22 : 	 Ngày dạy: / /
TẬP ĐỌC
TIẾNG VỌNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
 - Biết đọc lưu loát diễn cảm bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng, trầm buồn, bộc lộ cảm xúc xót thương, ân hận trước cái chết thương tâm của chú chim sẻ nhỏ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
 - Hiểu ý nghĩa: Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta. (Trả lời được câu hỏi 1,3,4).
* GDBVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài. Giúp HS tìm hiểu bài để cảm nhận được nỗi băn khoăn, day dứt của tác giả về hành động thiếu ý thức BVMT, gây ra những cái chết đau lòng của con chim sẻ mẹ, làm cho những con chim non từ những quả trứng trong tổ “ mãi mãi chẳng ra đời”
 2. Kĩ năng: Bộc lộ được cảm xúc phù hợp qua giọng đọc.
3. Thái độ: Cảm nhận được tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ.
II. CHUẨN BỊ: 
+ GV: Tranh SGK phóng to.
+ HS: Đọc trước bài trả lời câu hỏi SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
4’
1’
34’
9’
12’
9’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Chuyện khu vườn nhỏ.
Đọc đoạn 2 và cho biết. Mỗi loại cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật?
Đọc đoạn 3. Em hiểu thế nào là “Đất lành chim đậu”.
Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Tiết học hôm nay các em được học bài “Tiếng vọng”.
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng văn bản.
 Luyện đọc.
Học sinh khá , giỏi đọc.
Cho HS đọc nối tiếp (3 lượt)
* Lượt 1: Đọc sửa cách phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc không phù hợp.
 * Lượt 2: Đọc giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó (có trong phần chú thích).
 * Lượt 3: Đọc lại cho tốt
 GV nhận xét- chỉnh sửa
Giáo viên đọc mẫu.
	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
- GV đặt câu hỏi cho học sinh.
 + Câu hỏi 1: Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?(GDBVMT)
Cảm nhận được nỗi băn khoăn, day dứt của tác giả về hành động thiếu ý thức BVMT, gây ra những cái chết đau lòng của con chim sẻ mẹ, làm cho những con chim non từ những quả trứng trong tổ “ mãi mãi chẳng ra đời”
- Yêu cầu học sinh nêu ý khổ 1.
 + Câu hỏi 2: Vì sao tác giả băn khoăn day dứt về cái chết của con chim sẻ?
- Yêu cầu học sinh nêu ý khổ 2.
 + Câu hỏi 3: Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của tác giả?
- Giáo viên giảng: “Như đá lở trên ngàn”: sự ân hận, day dứt của tác giả trước hành động vô tình đã gây nên tội ác của chính mình.
Nêu ý khổ 3.
+ Tác giả muốn nói với các em điều gì qua bài thơ?
- Câu 4
Yêu cầu học sinh nêu đại ý.
	Hoạt động 3: Rèn học sinh đọc diễn cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
Giáo viên đọc mẫu.
Cho học sinh đọc diễn cảm.
	Hoạt động 4: Củng cố. 
Thi đua theo bàn đọc diễn cảm.
Giáo viên nhận xét tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Giáo dục học sinh có lòng thương yêu loài vật.
Chuẩn bị: “Mùa thảo quả”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
 Học sinh đọc và trả lời.
Học sinh nhận xét.
Hoạt động lớp.
- 1 học sinh khá giỏi đọc.
4 Học sinh lần lượt đọc mỗi em 4 dòng
- HS lắng nghe
Hoạt động nhóm, lớp.
- 1 học sinh đọc khổ thơ 1.
1 học sinh đọc câu hỏi 1.
Dự kiến: trong cơn bão – lúc gần sáng – bị mèo tha đi ăn thịt – để lại những quả trứng mãi mãi chim con không ra đời.
- Con chim sẻ nhỏ chết trong đêm mưa bão.
1 học sinh đọc yêu cầu 2.
Dự kiến: Trong đêm mưa bão, nằm trong chăn ấm – Tác giả không mở cửa cho chim sẻ tránh mưa – Ích kỷ cái chết đau lòng.
Con chim sẻ nhỏ chết để lại những quả trứng nhỏ.
Học sinh đọc câu hỏi 3.
Dự kiến: tưởng tượng như nghe thấy cánh cửa rung lên – Tiếng chim đập cánh những quả trứng không nở.
Lăn vào giấc ngủ với những tiếng động lớn.
- Sự day dứt ân hận của tác giả về cái chết của con chim sẻ nhỏ.
- Dự kiến: Yêu thương loài vật – Đừng vô tình khi gặp chúng bị nạn.
- HS tự do nêu
2 học sinh đọc lại cả bài.
Lần lượt đại diện các tổ phát biểu.
Tâm trạng băn khoăn day dứt của tác giả trước cái chết thương tâm của con chim sẻ nhỏ.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Lần lượt cho học sinh đọc khổ 1 và khổ 2.
Nêu cách đọc: giọng nhẹ nhàng; đau xót.
Nhấn từ: chợp mắt, rung lên, chết trước cửa nhà – lạnh ngắt
Lần lượt học sinh đọc khổ 3 – giọng ân hận.
Nhấn: như đá lở trên ngàn.
- Thi đua đọc diễn cảm.
Học sinh nhận xét.
ĐIỀU CHỈNH –BỔ SUNG
TUẦN 12: 	 Ngày dạy: / /
Tiết 23 : 	TẬP ĐỌC 	
MÙA THẢO QUẢ 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả ,nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
	- Giọng vui, nhẹ nhàng, thong thả, ngắt hơi đúng những câu văn dài, nhiều dấu phẩy, nghỉ hơi rõ những câu miêu tả ngắn.
 - Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả.(Trả lời được các câu hỏi SGK).
* HS KG nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
	2. Kĩ năng: 	- Hiểu được các từ ngữ trong bài.
	- Thấy được vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả . 
 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức làm đẹp môi trường trong gia đình, môi trường xung quanh em.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Tranh minh họa bài đọc SGK.
 Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
+ HS: Đọc bài, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
4’
1’
32’
7’
10’
8’
7’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Tiếng vọng”
Học sinh đọc thuộc bài. Nêu câu hỏi trả lời
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Hôm nay chúng ta học bài Mùa thảo quả.
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Cho HS khá hoặc giỏi đọc
Bài chia làm mấy đoạn ?
Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo từng đoạn. (3 lượt)
* Lượt 1: Đọc sửa cách phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc không phù hợp.
 * Lượt 2: Đọc giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó (có trong phần chú thích).
 * Lượt 3: Đọc lại cho tốt
 GV nhận xét- chỉnh sửa
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
Tìm hiểu bài.
GV cho học sinh đọc đoạn 1.
 + Câu hỏi 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
Giáo viên kết hợp ghi bảng từ ngữ gợi tả.
 - Giáo viên chốt lại.
Yêu cầu học sinh nêu ý 1.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
 + Câu hỏi 2 : Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
 Giáo viên chốt lại.
Yêu cầu học sinh nêu ý 2.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
 + Câu hỏi 3: Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? Khi thảo quả chín, rừng có nét gì đẹp?
- GV chốt lại.
Yêu cầu học sinh nêu ý 3.
Học sinh nêu đại ý.
	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
Giáo viên H/dđọc diễn cảm toàn bài.
Hướng dẫn học sinh kĩ thuật đọc diễn cảm.
Cho HS luyện đọc theo bàn, tự sửa cho nhau
Cho HS đọc thể hiện.
Giáo viên  ...  đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền em dành dụm được .
- Các nhân vật trong truyện đều là người tốt 
Tổ chức học sinh đóng vai nhân vật đọc đúng giọng bài văn.
Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm hạnh phúc, niềm vui cho người khác.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
 	 Ngày dạy: / /
Tiết 28 : 	 TẬP ĐỌC 	
HẠT GẠO LÀNG TA 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	 
- Hiểu ý nghĩa: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm kháng chiến 
- Trả lời được các câu hỏi SGK, thuộc lòng 2- 3 khổ thơ
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát bài thơ – Giọng nhẹ nhàng – Tình cảm tha thiết.
 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh phải biết quí trong hạt gạo, đó là do công sức con người vất vả làm ra.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Tranh vẽ phóng to. 
+ HS: SGK, đọc bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ
1’
4’
1’
34’
10’
10’
10’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
“ Chuỗi ngọc lam “
Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
- Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về giá trị của hạt gạo thời kháng chiến chống Mĩ qua bài Hạt gạo làng ta.
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Luyện đọc.
Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- Cho HS đọc nối tiếp (3 lượt)
* Lượt 1: Đọc sửa cách phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc không phù hợp.
 * Lượt 2: Đọc giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó (có trong phần chú thích).
 * Lượt 3: Đọc lại cho tốt
 GV nhận xét- chỉnh sửa
GV đọc diễn cảm toàn bài
	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
+ Câu hỏi 1: Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
+ Câu hỏi 2: Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
+ Câu hỏi 3 :Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
+ Câu hỏi 4 : Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng” ?
	Hoạt động 3: Rèn học sinh đọc diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
Giáo viên đọc mẫu.
Hai, ba học sinh đọc diễn cảm.
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
	Hoạt động 4: Củng cố.
Học bài xong em có suy nghĩ gì? ( Quí hạt gạo)
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học sinh thuộc lòng bài thơ hoặc khổ thơ em yêu thích.
Chuẩn bị: “Buôn Chư-lênh đón cô giáo”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh đọc đoạn và trả lời câu hỏi theo đoạn.
Học sinh lắng nghe.
Hoạt động lớp.
1 học sinh khá giỏi đọc toàn bài.
Học sinh lần lượt đọc từng khổ thơ.
- HS lắng nghe
- Hoạt động nhóm, cá nhân.
- Học sinh đọc khổ 1.
Dự kiến: vị phù sa – hương sen thơm – công lao của cha mẹ – nỗi vất vả.
Học sinh đọc khổ 2.
Dự kiến: Giọt mồ hôi sa.
	Mẹ em xuống cấy.
Hai dòng thơ cuối vẽ lên hình ảnh trái ngược nhau: cua ngoi lên bờ tìm chỗ mát, còn mẹ lại bước chân xuống ruộng để cấy.
Đọc khổ 4:
Các bạn thiếu niên thay cha anh ở chiến trường gắng sức lao động – hạt gạo – bát cơm.
- Hạt gạo được gọi là “hạt vàng” vì hạt gạo rất quý, được làm nên nhờ đất, nhờ nước, nhờ mồ hôi,công sức của bao người , góp phần chiến thắng chung của dân tộc
 - Hoạt động lớp, cá nhân.
Giọng đọc – nhẹ nhàng – tình cảm tha thiết – ngắt nhịp theo ý câu thơ – dòng 1 và dòng 2 ngắt nhịp bằng 1 dấu phẩy.
Dòng 2 – 3 đọc liền mạch và những dòng sau.
2 dòng có ý đối lập: cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy.
Lần lượt học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
Học sinh thi đọc diễn cảm.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
TUẦN 15 : 	Ngày dạy: / /
Tiết 29 : 	TẬP ĐỌC	
BUÔN CHƯ-LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	 Hiểu nội dung bài. Người Tây Nguyên quí trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3)
2. Kĩ năng:- Đọc trôi chảy lưu loát bài văn.
- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.- Đọc giọng trang nghiêm (đoạn 1) Giọng vui hồ hởi (đoạn 2). 
3. Thái độ:- Giáo dục học sinh biết yêu quí cô giáo.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Tranh SGK phóng to. Bảng viết đoạn 1 cần rèn đọc.
+ HS: Đọc bài trả lời câu hỏi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
4’
1’
33’
10’
10’
10’
3’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Hạt gạo làng ta .
- Giáo viên gọi học sinh trả bài.
Giáo viên nhận xét- ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng văn bản.
- Luyện đọc.
Yêu cầu 1 học sinh đọc cả bài 
Có thể chia bài này làm mấy đoạn?
- Cho HS đọc nối tiếp (3 lượt)
* Lượt 1: Đọc sửa cách phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc không phù hợp.
 * Lượt 2: Đọc giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó (có trong phần chú thích).
 * Lượt 3: Đọc lại cho tốt
 GV nhận xét- chỉnh sửa
GV đọc diễn cảm toàn bài
	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
- yêu cầu HS đọc đoạn
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận.
+ Câu 1 : Cô giáo Y Hoa đến buôn làng để làm gì ?
+ Câu 2 : Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào ?
- Nêu ý đoạn 1
+ Câu 3 : Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ” ?
- Nêu ý đoạn 2
+ Câu 4: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
- Nêu ý đoạn 3-4
- Giáo viên chốt ý: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ thể hiện suy nghĩ rất tiến bộ của người Tây Nguyên.
Họ mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Yêu cầu HS nêu đại ý bài
	Hoạt động 3: Rèn cho học sinh đọc diễn cảm. 
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp cả bài
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3 v 4
Giáo viên treo bảng phụ có viết đoạn văn và đọc mẫu.
- Cho học sinh luyện đọc theo cặp
	Hoạt động 4: Củng cố.
Giáo viên cho học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị:“Về ngôi nhà đang xây”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lần lượt đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 học sinh khá giỏi đọc.
4 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến khách quý.
+ Đoạn 2: Từ “Y Hoa nhát dao”
+ Đoạn 3: Từ “Già Rok cái chữ nào”
+ Đoạn 4: Còn lại.
Lần lượt học sinh đọc nối tiếp theo đoạn.
Học sinh nêu những từ phát âm sai của bạn.
- Lắng nghe
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh đọc đoạn 1 và 2.
Các nhóm thảo luận.
Thư kí ghi vào phiếu ý kiến của bạn.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét.
1 học sinh đọc câu hỏi.
Dự kiến :  để mở trường dạy học
Dự kiến: Mọi người đến rất đông, ăn mặc quần áo như đi hội – Họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thanh tới cửa bếp giữa sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung – họ dẫn cô giáo bước lên lối đi lông thú – Trưởng buôn người trong buôn.
Học sinh nêu ý 1: Tình cảm của mọi người đối với cô giáo.
Dự kiến: Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo .
Học sinh nêu ý 2: Tình cảm của cô giáo đối với dân làng.
Dự kiến: Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết 
HS nêu ý 3- 4: Thái độ của dân làng.
Nêu đại ý.
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
- Cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay
- HS lắng nghe
- Lần lượt từng nhóm đọc diễn cảm.
Từng cặp học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Học sinh thi đua 2 dãy.
- Lớp nhận xét.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG 
Ngày dạy: / /
Tiết 30 : TẬP ĐỌC
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Đọc bài thơ (thể thơ tự do) trôi chảy, lưu loát, ngắt nhịp thơ đúng. 
 - Hiểu nội dung ý nghĩa: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
 2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài thơ với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm vui, trải dài ở 2 dòng thơ cuối. HSKG đọc diễn cảm được bài thơ với giọng vui, tự hào.
3. Thái độ: - Yêu quí thành quả lao động, luôn trân trọng và giữ gìn.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Tranh phóng to, bảng phụ ghi những câu luyện đọc. 
+ HS: Đọc trả lời câu hỏi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
4’
1’
34’
10’
10’
10’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Về ngôi nhà đang xây
4. Phát triển các hoạt động: 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Luyện đọc
Yêu cầu 1 học sinh đọc cả bài 
Có thể chia bài này làm mấy đoạn?
- Cho HS đọc nối tiếp (3 lượt)
* Lượt 1: Đọc sửa cách phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc không phù hợp.
 * Lượt 2: Đọc giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó (có trong phần chú thích).
 * Lượt 3: Đọc lại cho tốt
 GV nhận xét- chỉnh sửa
GV đọc diễn cảm toàn bài
	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
+ Tìm hiểu bài.
- Giáo viên cho học sinh đọc đoạn 1.
+ Câu 1: Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh ngôi nhà đang xây?
+ Câu 2: Những hình ảnh nói lên vẽ đẹp của ngôi nhà ?
+ Câu 3: Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi?
+ Câu 4: Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
	Hoạt động 3: Rèn học sinh đọc diễn cảm. 
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp cả bài
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 1 và 2
Giáo viên treo bảng phụ có viết 2 khổ thơ và đọc mẫu
 Cho học sinh luyện đọc theo cặp
Giáo viên chốt: Thông qua hình ảnh và sống động của ngôi nhà đang xây, ca ngợi cuộc sống lao động trên đất nước ta.
	Hoạt động 4: Củng cố.
Giáo viên cho học sinh thi đua đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu của bài thơ.
Giáo viên nhận xét–Tuyên dương
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học sinh về nhà luyện đọc.
Chuẩn bị: “Thầy thuốc như mẹ hiền”.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Học sinh đọc từng đoạn.
Học sinh đặt câu hỏi trả lời.
- HS ghi tựa bài
- Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh khá giỏi đọc cả bài.
2 đoạn
Đoạn 1: Chiều đi học về..còn nguyên màu vôi gạch
Đoạn 2: phần còn lại
Học sinh nối tiếp đọc từng khổ thơ.
- Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh đọc đoạn 1.
Dự kiến: trụ bê-tông nhú lên – bác thợ làm việc, còn nguyên màu vôi gạch – rãnh tường chưa trát – ngôi nhà đang lớn lên.
Dự kiến: 
+ Giàn giáo tựa cái lồng.
+ Trụ bê-tông nhú lên như một mầm cây.
+ Ngôi nhà như bài thơ.
+ Ngôi nhà như bức tranh.
+ Ngôi nhà như đứa trẻ.
Dự kiến:
+ Ngôi nhà tựa, thở.
+ Nắng đứng ngử quên.
+ Làn gió mang hương ủ đầy.
+ Ngôi nhà như đứa trẻ, lớn lên.
Dự kiến: cuộc sống náo nhiệt khẩn trương. Đất nước là công trường xây dựng lớn.
Hoạt động lớp, cá nhân.
- 2 HS đọc nối tiếp
- Cả lớp theo di tìm cách đọc hay
- HS lắng nghe
- Lần lượt từng nhóm đọc diễn cảm
Lần lượt từng nhóm thi đọc diễn cảm.
Nêu đại ý.
- Lớp nhận xét.
2 dãy thi đọc diễn cảm
Nhận nt bình chọn
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TĐ L5- T11- 15.doc