Giáo án Tiếng Việt - Tuần 34

Giáo án Tiếng Việt - Tuần 34

I. Mục tiêu:

1. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tiếng phiên âm tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).

 - Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và lời nhân vật: lời người kể – đọc nhẹ nhàng, tình cảm; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, khi nghiêm khắc, khi xúc động; lời Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.

2.Kiến thức: -Hiểu nội dung bài: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li, và sự hiếu học của cậu bé nghèo Rê-mi.

3. Thái độ: GD HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. Chuẩn bị:

+ GV: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Hai tập truyện Không gia đình

 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

+ HS: Xem trước bài.

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC: 	
Tiết 67: LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG 
I. Mục tiêu:
1. Kĩ năng:	- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tiếng phiên âm tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).
	- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và lời nhân vật: lời người kể – đọc nhẹ nhàng, tình cảm; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, khi nghiêm khắc, khi xúc động; lời Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.
2.Kiến thức:	-Hiểu nội dung bài: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li, và sự hiếu học của cậu bé nghèo Rê-mi.
3. Thái độ: GD HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. Chuẩn bị:
+ GV: -	Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	 -	Hai tập truyện Không gia đình
	 -	Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+ HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên kiểm tra 2, 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy, trả lời các câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát minh hoạ Lớp học trên đường. 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu học sinh đọc toàn bài.
Giáo viên ghi bảng các tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi.
Yêu cầu học sinh chia bài thành 3 đoạn.
1 học sinh đọc thành tiếng các từ ngữ được chú giải trong bài.
Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu.
Giáo viên mời 1 học sinh đọc lại chú giải 1. 
Giới thiệu 2 tập truyện “Không gia đình” một tác phẩm hấp dẫn, được trẻ em và người lớn trên toàn thế giới yêu thích; yêu cầu các em về nhà tìm đọc truyện.
Giáo viên đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Học sinh trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài đọc dựa theo những câu hỏi trong SGK.
Yêu cầu 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 1.
	+	Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
1 học sinh đọc câu hỏi 2.
	+	Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
Giáo viên giảng thêm: 
	Giấy viết là mặt đất, bút là những chiếc que dùng để vạch chữ trên đất.
	Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi
	+	Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau thế nào?
Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm lại truyện, suy nghĩ, tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?
Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách đọc diễn cảm bài văn.
Chú ý đoạn văn sau:
Giáo viên đọc mẫu đoạn văn.
v Hoạt động 4: Củng cố
Giáo viên hỏi học sinh về nội dung, ý nghĩa của truyện.
Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; đọc trước bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ con.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh đọc + trả lời câu hỏi.
Học sinh nói về tranh.
Hoạt động lớp, cá nhân .
- 1, 2 học sinh đọc toàn bài
Học sinh cả lớp nhìn bảng đọc đồng thanh 1 lượt.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Đoạn 1: 	Từ đầu đến “Không phải ngày một ngày hai mà đọc được”.
Đoạn 2:	Tiếp theo đến “Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi”.
Đoạn 3:	Phần còn lại.
Xuất xứ mẫu chuyện.
Hoạt động nhóm, lớp.
Cả lớp đọc thầm.
	+	Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm ăn.
Cả lớp đọc lướt bài văn.
	+	Lớp học rất đặc biệt.
	+	Có sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặc được trên đường.
	+	Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Có trí nhớ tốt hơn Re-mi, không quên những cái đã vào đầu. Có lúc được thầy khen sẽ biết đọc trước Rê-mi.
	+	Rê-mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca-pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó, quyết chí học. kết quả, Rê-mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, trong khi Ca-pi chỉ biết “viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.
	+	Lúc nào túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái.
	+	Bị thầy chê trách, “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi”, từ đó, không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được.
	+	Khi thầy hỏi có thích học hát không, đã trả lời: Đấy là điều con thích nhất 
Học sinh phát biểu tự do.
	+	Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
	+	Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập.
	+	Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành.
	Cụ Vi-ta-li hỏi tôi: //
- Bây giờ / con có muốn học nhạc không? //
- Đây là điều con thích nhất. // Nghe thầy hát, / có lúc con muốn cười, / có lúc lại muốn khóc. // Có lúc tự nhiên con nhớ đến mẹ con / và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà. //
	Bằng một giọng cảm động, / thầy bảo tôi: //
- Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn. //
Nhiều học sinh luyện đọc từng đoạn, cả bài.
Truyện ca ngợi sự quan tâm giáo dục trẻ của cụ già nhân hậu Vi-ta-li và khao khát học tập, hiểu biết của cậu bé nghèo Rê-mi.
Học sinh nhận xét.
Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------*****------ 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
 Tiết 67 MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận của con người nói chung, bổn phận của thiếu nhi nói riêng.
2. Kĩ năng: 	- Biết viết đoạn văn nói về sự dằn vặt của nhân vật cậu bé trong mẩu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-drây-ca”, qua đó thể hiện suy nghĩ của mình về bổn phận của người con, người cháu trong gia đình.
3. Thái độ: 	- Có ý thức về quyền con người và bổn phận của bản thân.
II. Chuẩn bị:
+ GV: - Từ điển học sinh, bút dạ + 3 , 4 tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng sau để học sinh làm BT 1
a
Quyền là những điều mà xã hội hoặc pháp luật công nhận cho được hưởng, được làm được đòi hỏi.
b
Quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Kiểm tra 2, 3 học sinh làm lại BT3, tiết Ôn tập về dấu ngoặc kép.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Tiết học hôm nay sẽ giúp em mở rộng vốn từ về quyền và bổn phận. Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, các em cần có những hiểu biết này.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành.
	Bài 1
Giáo viên phát riêng bút dạ và phiếu đã kẻ bảng phân loại (những từ có tiếng quyền) cho 3, 4 học sinh.
Giáo viên nhận xét.
Giáo viên nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng.
Giáo viên khuyến khích và giúp đỡ các em giải nghĩa các từ trên sau khi phân chúng thành 2 nhóm.
	Bài 2
Giáo viên nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng.
	Bài 3
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	Bài 4
Giáo viên hỏi:
	+ An-đrây-ca đã ân hận và suốt đời tự dằn vặt mình vì chuyện gì?
	+ Vì sao mẹ đã giải thích cậu không có lỗi vì cái chết của ông, An-đrây-ca vẫn không nghĩ như vậy, vẫn tự dằn vặt mình?
	+ Sự dằn vặt của An-đrây-ca nói gì về con người cậu?
Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
v Hoạt động 2: Củng cố.
Phương pháp: Hỏi đáp, thi đua.
Giáo viên tuyên dương những học sinh, nhóm học sinh làm việc tốt.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh hoàn chỉnh lại vào vở BT4.
Chuẩn bị: “Ôn tập về dấu gạch ngang”.
- Nhận xét tiết học.
Hát 
Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Đọc thầm lại yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân, viết bài trên nháp.
Phát biểu ý kiến.
3, 4 học sinh làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả.
Sửa lại bài theo lời giải đúng, viết lại vào vở.
1 học sinh đọc yêu cầu BT2, lớp đọc thầm.
Đọc lại yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp – viết ra nháp hoặc gạch dưới (bằng bút chì) những từ đồng nghĩa với từ bổn phận trong SGK.
2, 3 học sinh lên bảng viết bài.
Làm bài vào vở theo lời giải đúng.
1 học sinh đọc yêu cầu BT3, lớp đọc thầm.
Học sinh đọc lại Năm điều Bác dạy, suy nghĩ, xem lại bài Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (tuần 32, tr.166, 167), trả lời câu hỏi.
Phát biểu ý kiến.
Đọc thuộc lòng Năm điều Bác dạy.
1 học sinh đọc toàn văn yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ.
+ Vì chuyện cậu đã mải chơi không mua thuốc về kịp để ông phải chết, khi ông còn có thể sống thêm được vài năm.
	+ Vì lương tâm cậu tự cắn rứt: ông ốm sắp chết mà cậu vẫn ... sử dụng dấu gạch ngang.
® Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài. 
Chuẩn bị: Ôn tập.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Học sinh sửa bài.
Hoạt động cá nhân, nhóm.
1 học sinh đọc yêu cầu.
2 – 3 em đọc lại.
Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập ® suy nghĩ, thảo luận nhóm đôi.
Học sinh phát biểu đại diện 1 vài nhóm.
® 2 nhóm nhanh dán phiếu bài làm bảng lớp.
® Lớp nhận xét.
® Lớp sửa bài.
1 học sinh đọc yêu cầu.
Lớp làm bài theo nhóm bàn.
1 vài nhóm trình bày.
Học sinh sửa bài.
1 học sinh đọc toàn yêu cầu.
Đánh dấu phần chú thích trong câu.
Học sinh làm bài cá nhân.
3, 4 học sinh làm bài phiếu lớn ® đính bảng lớp.
® Lớp nhận xét.
® Học sinh sửa bài.
Học sinh nêu.
Theo dãy thi đua.
Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------*****------ 
LÀM VĂN:	 
Tiết 67 TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh theo đề đã cho: bố cục, trình tự, cách diễn đạt.
2. Kĩ năng: 	- Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được thầy (cô) chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy (cô) yêu cầu; tự viết lại một đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ ghi các đề bài của tiết Viết bài văn tả cảnh (tuần 32, tr.175) ; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn, ý  cần chữa chung trước lớp. Phấn màu.
+ HS: Vở
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Giới thiệu bài mới: 
	Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết Trả bài văn kể chuyện.
3. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
Phướng pháp: Giảng giải.
a) Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các đề bài của tiết Viết bài văn tả cảnh (tuần 32); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý 
b) Nhận xét về kết quả làm bài:
* Những ưu điểm chính:
	+	Xác định đề: đúng nội dung, yêu cầu (tả ngôi nhà của em; tả cánh đồng lúa quê em vào ngày mùa; tả một đường phố đẹp; một khu vui chơi, giải trí).
	+	Bố cục (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ, phong phú, mới, lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng).
Có thể nêu một số ví dụ cụ thể kèm tên học sinh.
* Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một vài ví dụ cụ thể, tránh nêu tên học sinh.
c) Thông báo điểm số cụ thể (số điểm giỏi, khá, trung bình, chưa đạt).
* Chú ý: Với những học sinh viết bài chưa đạt yêu cầu, giáo viên không ghi điểm vào số mà yêu cầu học sinh về nhà viết lại bài để nhận kết quả tốt hơn.
 v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài.
Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp.
Giáo viên trả lời cho từng học sinh.
a) Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình.
b) Hướng dẫn chữa lỗi chung.
Giáo viên chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
Giáo viên chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai). Học sinh chép bài chữa vào vở.
c) Hướng dẫn chữa lỗi trong bài.
Giáo viên theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc.
 v	Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
Phương pháp: Phân tích.
Giáo viên đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của một số học sinh.
5. Củng cố - dặn dò: 
Giáo viên nhận tiết học, biểu dương những học sinh viết bài đạt điểm cao và những học sinh đã tham gia chữa bài tốt. Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để nhận đánh giá tốt hơn.
Nhắc học sinh về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc; đọc lại bài Cấu tạo của Tiếng. (Tiếng Việt 4, tập một, tr.6, 7, 11, 12) để chuẩn bị học tốt tiết 1, tuần 34 _ Ôn tập và kiểm tra cuối bậc Tiểu học.
 Hát 
Hoạt động lớp.
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
1 học sinh đọc thành tiếng mục 1 trong SGK _ “Tự đánh giá bài làm của em”. Cả lớp đọc thầm lại.
Học sinh xem lại bài viết của mình, tự đánh giá ưu, khuyết điểm của bài dựa theo hướng dẫn.
Một số học sinh lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp.
Học sinh cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
Đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, đọc những chỗ thầy (cô) chỉ lỗi trong bài, sưả lỗi vào lề vở hoặc dưới bài viết.
Đổi bài làm cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
Hoạt động lớp.
1 học sinh đọc thành tiếng mục 3 trong SGK (Học tập những đoạn văn, bài văn hay).
Học sinh trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, rút kinh nghiệm cho mình.
Mỗi học sinh chọn một đoạn trong bài của mình viết lại theo cách hay hơn. Khi viết, tránh những lỗi diễn đạt đã phạm phải.
Rút kinh nghiệm
LÀM VĂN:	 
Tiết 67 TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Nắm được yêu cầu của bài văn tả người theo đề đã cho: bố cục, trình tự, cách diễn đạt.
2. Kĩ năng: 	- Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được thầy (cô) chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy (cô) yêu cầu; tự viết lại một đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh yêu quý mọi người xung quanh và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ ghi các đề bài của tiết Viết bài văn tả người (tuần 33) ; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn, ý  cần chữa chung trước lớp. Phấn màu.
+ HS: Vở
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Giới thiệu bài mới: 
	Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết Trả bài văn tả cảnh.
3. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
Phướng pháp: Giảng giải.
a) Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các đề bài của tiết Viết bài văn tả người (tuần 33); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý 
b) Nhận xét về kết quả làm bài:
* Những ưu điểm chính:
	+	Xác định đề: đúng nội dung, yêu cầu (tả thầy cô giáo; tả người địa phương; tả một người em mới gặp).
	+	Bố cục (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ, phong phú, mới, lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng).
Có thể nêu một số ví dụ cụ thể kèm tên học sinh.
* Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một vài ví dụ cụ thể, tránh nêu tên học sinh.
c) Thông báo điểm số cụ thể (số điểm giỏi, khá, trung bình, chưa đạt).
* Chú ý: Với những học sinh viết bài chưa đạt yêu cầu, giáo viên không ghi điểm vào số mà yêu cầu học sinh về nhà viết lại bài để nhận kết quả tốt hơn.
 v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài.
Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp.
Giáo viên trả lời cho từng học sinh.
a) Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình.
b) Hướng dẫn chữa lỗi chung.
Giáo viên chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
Giáo viên chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai). Học sinh chép bài chữa vào vở.
c) Hướng dẫn chữa lỗi trong bài.
Giáo viên theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc.
 v	Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
Phương pháp: Phân tích.
Giáo viên đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của một số học sinh.
5. Củng cố - dặn dò: 
Giáo viên nhận tiết học, biểu dương những học sinh viết bài đạt điểm cao và những học sinh đã tham gia chữa bài tốt. Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để nhận đánh giá tốt hơn.
Nhắc học sinh về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc; đọc lại bài Cấu tạo của Tiếng. (Tiếng Việt 4, tập một, tr.6, 7, 11, 12) để chuẩn bị học tốt tiết 1, tuần 34 _ Ôn tập và kiểm tra cuối bậc Tiểu học.
 Hát 
Hoạt động lớp.
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
1 học sinh đọc thành tiếng mục 1 trong SGK _ “Tự đánh giá bài làm của em”. Cả lớp đọc thầm lại.
Học sinh xem lại bài viết của mình, tự đánh giá ưu, khuyết điểm của bài dựa theo hướng dẫn.
Một số học sinh lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp.
Học sinh cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
Đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, đọc những chỗ thầy (cô) chỉ lỗi trong bài, sưả lỗi vào lề vở hoặc dưới bài viết.
Đổi bài làm cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
Hoạt động lớp.
1 học sinh đọc thành tiếng mục 3 trong SGK (Học tập những đoạn văn, bài văn hay).
Học sinh trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, rút kinh nghiệm cho mình.
Mỗi học sinh chọn một đoạn trong bài của mình viết lại theo cách hay hơn. Khi viết, tránh những lỗi diễn đạt đã phạm phải.
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34.doc