Giáo án Tin học quyển 3 - Trường TH Đức Bình 2

Giáo án Tin học quyển 3 - Trường TH Đức Bình 2

TUẦN 4

BÀI 1 : NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 1)

Thời gian dự kiến : 35 phút.

I. Mục tiêu

Giúp học sinh nắm được :

- Máy tính là công cụ xử lý thông tin,thực hiện tự động các chương trình.

- Các kết quả và chương trình được lưu trên các thiết bị lưu trữ.

- Thiết bị lưu trữ gồm: đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ flash.

II. Đồ dùng dạy học

GV: Giáo án , máy tính.

HS: Máy tính, sách giáo khoa , vở ghi , bút

III.Hoạt động dạy học

1. Bài cũ (2phút)

+ Tổ chức ổn định lớp

 

doc 66 trang Người đăng hang30 Lượt xem 653Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học quyển 3 - Trường TH Đức Bình 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
BÀI 1 : NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 1)
Thời gian dự kiến : 35 phút.
I. Mục tiêu 
Giúp học sinh nắm được :
- Máy tính là công cụ xử lý thông tin,thực hiện tự động các chương trình.
- Các kết quả và chương trình được lưu trên các thiết bị lưu trữ.
- Thiết bị lưu trữ gồm: đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ flash.
II. Đồ dùng dạy học 
GV: Giáo án , máy tính.
HS: Máy tính, sách giáo khoa , vở ghi , bút
III.Hoạt động dạy học
1. Bài cũ (2phút)
+ Tổ chức ổn định lớp
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài (1 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu về những gì mà em biết (14 phút)
Mục tiêu : Học sinh nắm được máy tính là công cụ xử lý thông tin , chương trình và các thiết bị lưu trữ 
- Giáo viên giới thiệu và giải thích cho học sinh hiểu 
+ Máy tính là công cụ xử lý thông tin. Máy tính xử lý thông tin vào và cho kết quả là thông tin rI.
+ Máy tính có khả năng thực hiện tự động các chương trình do con người viết.
+ Chương trình và các kết quả làm việc với máy tính được lưu trên các thiết bị lưu trữ.
+ Các chương trình và thông tin quan trọng, thường xuyên dùng đến được lưu trên đĩa cứng.
+ Các thiết bị lưu trữ phổ biến được dùng để trao đổi thông tin là đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ flash.
- Cho học sinh quan sát các thiết bị lưu trữ 
Hoạt động 2: Luyện tập (15 phút)
Mục tiêu : Học sinh làm đúng các bài tập 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1,3,4,5 sgk trang 4 và 5
- Học sinh làm bài tập
3. Củng cố (2 phút)
Mục tiêu : Học sinh về nhà làm bài tập 
- Giáo viên nhắc lại nội dung bài học 
- Ra bài tập về nhà : bài 2 sgk trang 4.
4. Dặn dò (1 phút )
- Về nhà thực hành lại những gì đã học.
- Dặn học sinh chuẩn bị cho tiết thực hành
IV.Phần bổ sung 
..................................................................................................................................................................................................................................................................
BÀI 1 : NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 2)
Thời gian dự kiến : 35 phút.
I.Mục tiêu 
Giúp học sinh nắm được :
- Vị trí của ổ đĩa mềm và ổ đĩa CD trên máy tính.
- Khởi động phần mềm Logo và nhớ lại các lệnh của phần mềm 
II.Đồ dùng dạy học
GV: Giáo án,máy tính.
HS: Máy tính, vở ghi
III.Hoạt động dạy và học 
1. Bài cũ (2 phút)
+ Tổ chức ổn định lớp 
+ Kiểm tra bài cũ 
- Gọi một học sinh nêu các thiết bị lưu trữ phổ biến
2. Bài mới
- Giới thiệu bài (1 phút )
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành (29 phút)
Bài thực hành 1: 
Mục tiêu : Học sinh làm được các bài thực hành 
- Giáo viên gợi ý về vị trí của ổ đĩa mềm và ổ đĩa CD
- Học sinh chỉ vị trí của ổ đĩa mềm và ổ đĩa CD trên thân máy 
Bài thực hành 2:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khởi động máy 
- Học sinh khởi động phần mềm Logo
- Giáo viên ôn lại kiến thức về phần mềm Logo
- Giáo viên gõ lệnh FD 100 vào ngăn gõ lệnh
- Học sinh quan sát kết quả hiện trên màn hình 
- Học sinh nêu thông tin vào và thông tin ra
Kết luận : ổ đĩa mềm và ổ đĩa CD nằm trước thân máy 
3. Củng cố (2 phút)
Mục tiêu : Học sinh về nhà tìm hiểu nội dung bài mới
- Giáo viên nhắc lại nội dung thực hành 
4. Dặn dò (1 phút )
- Về nhà thực hành lại những gì đã học.
- Dặn học sinh về nhà đọc trước bài “Thông tin được lưu trong máy tính như thế nào”
IV.Phần bổ sung
TUẦN 5
BÀI 2 : THÔNG TIN ĐƯỢC LƯU TRONG 
MÁY TÍNH NHƯ THẾ NÀO (TIẾT 1)
Thời gian dự kiến : 35 phút.
I.Mục tiêu 
Giúp học sinh nắm được :
- Tệp và thư mục
- Xem các thư mục và tệp
II.Đồ dùng dạy học 
GV: Giáo án , máy tính 
HS: Máy tính , sách giáo khoa , vở ghi , bút 
III.Hoạt động dạy học
1. Bài cũ (2 phút)
+ Tổ chức ổn định lớp
+ Kiểm tra bài cũ 
- Gọi một học sinh trả lời câu hỏi sau :
+ Chương trình và thông tin quan trọng , thường xuyên dùng đến được lưu trên thiết bị nào ? 
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài (1 phút )
Hoạt động 1 : Giới thiệu về tệp và thư mục (29 phút )
1. Tệp và thư mục 
Mục tiêu : Học sinh nắm được tệp và thư mục 
- Giáo viên giới thiệu: Trong máy tính thông tin được lưu trên các tệp 
- Cho học sinh quan sát : tệp chương trình , tệp văn bản và tệp hình ảnh
- Giáo viên nhận xét : Mỗi tệp có một biểu tượng và tên 
- Cho học sinh quan sát thư mục và cho biết hình dáng biểu tượng của thư mục 
- Mở thư mục thấy chứa các tệp , thư mục chứa các thư mục con 
2. Xem các thư mục và tệp 
- Giáo viên giới thiệu :
+ Muốn xem thư mục và tệp ta nháy đúp chuột vào My Computer , nháy vào folder.
- Học sinh trả lời trên màn hình xuất hiện mấy ngăn?
- Giáo viên nháy vào ổ đĩa , thư mục chứa trong ổ đĩa 
- Học sinh quan sát ngăn bên phải 
- Giáo viên giới thiệu : 
Muốn khám phá máy tính ta nháy nút phải chuột trên biểu tượng My Computer rồi nháy vào Explore.
3.Củng cố (2 phút)
Mục tiêu : Học sinh củng cố kiến thức để chuẩn bị cho tiết thực hành 
- Giáo viên nhắc lại nội dung bài học
4. Dặn dò (1 phút )
- Về nhà thực hành lại những gì đã học.
- Dặn sinh học chuẩn bị cho tiết thực hành
IV.Phần bổ sung
BÀI 2 : THÔNG TIN ĐƯỢC LƯU TRONG
 MÁY TÍNH NHƯ THẾ NÀO (TIẾT 2) 
Thời gian dự kiến : 35 phút.
I.Mục tiêu 
Giúp học sinh :
- Khám phá my Computer và các ổ đĩa
II.Đồ dùng dạy học 
GV: Giáo án , máy tính.
HS: Máy tính, sách thực hành , vở ghi , bút. 
III. Hoạt động dạy học 
1. Bài cũ (2 phút)
+ Tổ chức ổn định lớp 
+ Kiểm tra bài cũ 
- Gọi một học sinh nhận biết tệp chương trình , tệp văn bản , tệp hình vẽ và thư mục
2. Bài mới
- Giới thiệu bài (1 phút)
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành (29 phút)
Mục tiêu : Học sinh làm được các bài thực hành 
Bài thực hành 1: 
- Học sinh khởi động máy 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở My Computer
- Học sinh nêu các ổ đĩa và thiết bị nhớ có trong My Computer
Bài thực hành 2: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nháy vào Folders, xuất hiện hai ngăn. 
- Học sinh nháy vào ổ C bên ngăn trái .
- Học sinh trả lời các tệp và thư mục có trong ổ C
Bài thực hành 3 
- Học sinh tìm thư mục chứa trong ổ đĩa 
 Bài thực hành 4:
 - Học sinh tìm thư mục chứa tệp văn bản và hình vẽ 
Kết luận : Khám phá My Computer 
3. Củng cố (2 phút) 
Mục tiêu : Học sinh về nhà tìm hiểu nội dung bài mới 
- Giáo viên tổng kết nội dung thực hành 
4. Dặn dò (1 phút )
- Về nhà thực hành lại những gì đã học.
- Dặn học sinh về nhà đọc trước bài “ Tổ chức thông tin trong máy tính ”
IV.Phần bổ sung
TUẦN 6
BÀI 3 : TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (TIẾT 1)
Thời gian dự kiến : 35 phút.
I. Mục tiêu 
Giúp học sinh nắm được :
- Mở tệp , lưu tệp và tạo thư mục
II.Đồ dùng dạy học
GV : Máy tính , giáo án
HS :Máy tính , sách giáo khoa , vở ghi , bút .
III.Hoạt động dạy học
1. Bài cũ (2 phút)
+ Tổ chức ổn định lớp
+ Kiểm tra bài cũ 
- Gọi một học sinh nêu các bước xem thư mục và tệp 
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài (1 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu về tổ chức thông tin trong máy tính (29 phút)
 Mục tiêu : Học sinh biết các thao tác mở tệp , lưu tệp và tạo thư mục 
1. Mở tệp đã có trong máy tính 
- Giáo viên mở một tệp 
- Học sinh quan sát 
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở một tệp 
- Học sinh nêu các bước để mở một tệp đã có trong máy tính 
2. Lưu kết quả làm việc trong máy tính 
- Giáo viên mở Word ra soạn thảo rồi lưu vào 
- Học sinh quan sát 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm 
- Học sinh nêu các bước để lưu kết quả làm việc trên máy tính 
3. Tạo thư mục riêng của em 
- Giáo viên tạo thư mục 
- Học sinh quan sát 
- Giáo viên yêu cầu học làm 
- Học sinh nêu các bước tạo thư mục 
3. Củng cố (2 phút)
- Giáo viên tổng kết nội dung thực hành
4. Dặn dò (1 phút )
- Về nhà thực hành lại những gì đã học.
- Dặn học sinh chuẩn bị cho tiết thực hành
IV.Phần bổ sung 
BÀI 3 : TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (TIẾT 2)
Thời gian dự kiến : 35 phút.
I.Mục tiêu 
Giúp học sinh biết
- Mở tệp đã có trong máy tính
- Lưu kết quả làm việc trong máy tính 
- Tạo thư mục riêng 
II.Đồ dùng dạy học 
GV: Giáo án , máy tính
HS: Máy tính , sách giáo khoa , vở ghi , bút.
III.Hoạt động dạy học
1. Bài cũ (2 phút)
+ Tổ chức ổn định lớp 
+ Kiểm tra bài cũ
- Gọi một học sinh nêu các bước lưu kết quả làm việc trên máy tính
2. Bài mới 
- Giới thiệu bài (1 phút)
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành (29 phút)
Mục tiêu : Học sinh làm được các bài thực hành
Bài thực hành 1
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở một tệp văn bản hoặc hình vẽ đã có trong máy tính
Bài thực hành 2:
- Học sinh khởi động phần mềm word/ paint
- Soạn thảo hoặc vẽ một hình vẽ sau đó lưu vào 
Bài thực hành 3
- Học sinh tạo một thư mục
- Tạo tệp văn bản / hình vẽ
- Lưu tệp văn bản / hình vẽ vào thư mục
3.Củng cố (2 phút)
- Giáo viên tổng kết nội dung bài thực hành
4. Dặn dò (1 phút )
- Về nhà thực hành lại những gì đã học.
- Dặn học sinh về nhà học bài để chuẩn bị cho tiết kiểm tra
IV.Phần bổ sung
TUẦN 7
KIỂM TRA 1 TIẾT
Câu 1: Mở một tệp văn bản 
Câu 2 : Soạn thảo văn bản /vẽ một hình vẽ lưu vào ổ D
Câu 3 : Tạo cây thư mục sau đây : Lớp 5A
 Lớp 5B
 Khối 5
 Lớp 5C
 Lớp 5D
PHẦN II: EM TẬP VẼ
BÀI 1 : NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 1)
Thời gian dự kiến : 35 phút.
I. Mục tiêu 
Giúp học sinh nhớ lại kiến thức vẽ quyển 1
II.Đồ dùng dạy học
GV : Giáo án , máy tính
HS : Máy tính , sách giáo khoa, vở ghi và bút
III.Hoạt động dạy học
1. Bài cũ (2 phút)
+ Tổ chức ổn định lớp
+ Kiểm tra bài cũ
- Gọi một học sinh nêu các bước tạo thư mục
2.Bài mới 
- Giới thiệu bài (1 phút )
Hoạt động 1 : Ôn lại kiến thức phần vẽ quyển 1 (29 phút)
Mục tiêu : Học sinh nắm đựoc các kiến thức phần vẽ quyển 1
- Giáo viên giới thiệu : 
+ Hộp màu 
+ Các bước vẽ đoạn thẳng , vẽ đường cong , tẩy xoá hình , di chuyển hình và sao chép màu từ màu có sẵn
- Cho học sinh vẽn
3.Củng cố (2 phút)
- Giáo viên nhắc lại nội dung bài học
4. Dặn dò (1 phút )
- Về nhà thực hành lại những gì đã học.
- Dặn học sinh về nhà tập vẽ
IV.Phần bổ sung
TUẦN 8
BÀI I : NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (TIẾT 2)
Thời gian dự kiến : 35 phút.
I.Mục tiêu 
Giúp học sinh nắm được các bước 
- Sao chép , di chuyển hình
- Vẽ hình chữ nhật , hình vuông
- Vẽ hình e – lép , hình tròn
II.Đồ dùng dạy học 
GV: Giáo án , máy tính
HS: Máy tính , sách giáo khoa , vở ghi , bút.
III.Hoạt động dạy học
1. Bài cũ (2 phút)
+ Tổ chức ổn định lớp 
+ Kiểm tra bài cũ
- Gọi một học sinh nhắc lại các bước vẽ đường cong
2. Bài mới : Giới thiệu bài (1 phút)
Hoạt động 1: Giới thiệu những gì mà em đã biết (21 phút)
Mục tiêu :Học sinh nhớ lại các bước thực hiện sao chép, di chuyển hình , vẽ hình chữ nhật , hình vuông , vẽ hình  ...  viên đưa ra chú ý :
+ Một số lệnh chỉ có phần chữ , phần chữ trong lệnh không phân biệt chữ hoa chữ thường.
+ Một số lệnh có cả phần chữ và phần số , giữa phân chữ và phần số phải có dấu cách.
+ có thể viết đầy đủ hoặc viết tắt lệnh 
+ Có thể viết nhiều lệnh trên một dòng , lệnh sau cách lệnh trước một dấu cách.
- Giáo viên gọi lần lượt các học sinh nhắc lại các chú ý.
3. Củng cố (2 phút)
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại các bước 
+ Các lệnh của logo.
4. Dặn dò (1 phút )
- Về nhà thực hành lại những gì đã học.
IV.Phần bổ sung
BÀI 1 : TIẾP TỤC VỚI CÂU LỆNH LẶP (TIẾT 2).
Thời gian dự kiến : 35 phút.
I.Mục tiêu 
Giúp học sinh
- Biết sử dụng câu lệnh lặp và câu lệnh wait. 
II.Đồ dùng dạy học 
GV: Giáo án , máy tính.
HS: Máy tính , sách giáo khoa, vở ghi và bút.
III.Hoạt động dạy học
1. Bài cũ (2 phút)
+ Tổ chức ổn định lớp 
+ Kiểm tra bài cũ 
- Gọi một học sinh nêu các lệnh của logo.
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài (1 phút)
- Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh sử dụng câu lệnh lặp và câu lệnh wait (15 phút).
* Câu lệnh lặp repeat
- Giáo viên giới thiệu cú pháp của câu lện lặp : Repeat n [] trong đó 
+ Số n trong câu lệnh chỉ số lần lặp.
+ Giữa repeat và n phải có dấu cách.
+ Cặp ngoặc phải là ngoặc vuông []. Phần trong ngoặc là nơi ghi các lệnh được lặp lại.
- Giáo viên gọi lần lượt các học sinh nhắc lại cú pháp và chú ý
- Giáo viên gọi học sinh lên vẽ hình vuông bằng câu lệnh repeat .
* Sử dụng câu lệnh wait. 
- Giáo viên giới thiệu :
+ Câu lệnh wait nhằm mục đích muốn rùa làm chậm để có thể theo dõi hình vẽ được bắt đầu từ đâu , các nét vẽ được tạo theo thứ tự nào , rùa quay đầu đổi hướng ra sao.
- Một giây bằng 60 tíc.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh thực hành (14 phút).
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình chữ nhật và hình tam giác bằng lệnh repeat , có sử dụng câu lệnh wait.
3. Củng cố (2 phút)
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại các bước 
+ Cú pháp của câu lệnh repeat.
4. Dặn dò (1 phút )
- Về nhà thực hành lại những gì đã học.
IV.Phần bổ sung
TUẦN 28
BÀI 1 : TIẾP TỤC VỚI CÂU LỆNH LẶP (TIẾT 3).
Thời gian dự kiến : 35 phút.
I.Mục tiêu 
Giúp học sinh 
- Ôn lại câu lệnh lặp.
- Biết sử dụng câu lệnh lặp lồng nhau.
II.Đồ dùng dạy học 
GV: Giáo án , máy tính.
HS: Máy tính , sách giáo khoa, vở ghi và bút.
III.Hoạt động dạy học
1. Bài cũ (2 phút)
+ Tổ chức ổn định lớp 
+ Kiểm tra bài cũ 
- Gọi một học sinh nêu cú pháp của câu lệnh lặp.
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài (1 phút)
Hoạt động 1 : Ôn lại câu lệnh lặp và hướng dẫn học sinh sử dụng câu lệnh lặp lồng nhau (29 phút).
2.1. Ôn lại câu lệnh lặp
Bài tập 1 :
- Giáo viên cho học sinh đọc đề.
- Giáo viên cho học sinh làm.
Bài tập 2 :
- Giáo viên cho học sinh đọc đề.
- Giáo viên hỏi học sinh :
+ Số 6 trong câu lệnh repeat 6 [FD 50 RT 60] có ý nghĩa gì ?
- Giáo viên gọi bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- Giáo viên đưa ra kết luận :
+ Số 6 trong câu lệnh repeat 6 [FD 50 RT 60] có ý nghĩa lặp lại 6 lần.
Bài tập 3 :
- Giáo viên cho học sinh đọc đề.
- Giáo viên hỏi học sinh :
+ Lệnh WAIT trong câu lệnh repeat 6 [FD 50 WAIT 60 RT 60] có ý nghĩa gì ?
- Giáo viên gọi bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- Giáo viên đưa ra kết luận :
+ Lệnh WAIT 60 trong câu lệnh repeat 6 [FD 50 WAIT 60 RT 60] có ý nghĩa rùa thong thả vẽ từng cạnh của hình lục giác , mỗi khi vẽ xong một cạnh , rùa dừng lại một giây.
2.2. Sử dụng câu lệnh lặp lồng nhau.
- Giáo viên cho học sinh vẽ chiếc khăn thêu bằng câu lệnh sau : Repeat 5 [Repeat 6 [FD 30 RT 60] RT 72].
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét lệnh : 
+ Repeat 6 [FD 30 RT 60] thì rùa sẽ vẽ được hình gì?
+ Repeat 5 [Repeat 6 [FD 30 RT 60] RT 72] thì rùa sẽ vẽ như thế nào?
- Giáo viên đưa ra kết luận:
+ Repeat 6 [FD 30 RT 60] thì rùa sẽ vẽ được hình lục giác.
+ Repeat 5 [Repeat 6 [FD 30 RT 60] RT 72] thì rùa sẽ xong chiếc khăn thêu nhờ lặp năm lần , trong mỗi lần rùa vẽ được một hình lục giác.
3. Củng cố (2 phút)
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại các bước 
+ Cú pháp của câu lệnh lặp.
4. Dặn dò (1 phút )
- Về nhà thực hành lại những gì đã học.
IV.Phần bổ sung
	BÀI 1 : TIẾP TỤC VỚI CÂU LỆNH LẶP (TIẾT 4).
Thời gian dự kiến : 35 phút.
I.Mục tiêu 
Giúp học sinh
- Biết làm các bài thực hành trong sách giáo khoI. 
II.Đồ dùng dạy học 
GV: Giáo án , máy tính.
HS: Máy tính , sách giáo khoI.
III.Hoạt động dạy học
1. Bài cũ (2 phút)
+ Tổ chức ổn định lớp 
+ Kiểm tra bài cũ 
- Gọi một học sinh nêu cú pháp của câu lệnh lặp.
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài (1 phút)
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh thực hành (29 phút).
Thực hành 1 :
- Giáo viên cho học sinh đọc đề.
- Giáo viên cho học sinh làm.
Thực hành 2 :
- Giáo viên cho học sinh đọc đề.
- Giáo viên cho học sinh làm.
Thực hành 2 :
- Giáo viên cho học sinh đọc đề.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ.
- Giáo viên cho học sinh làm.
- Giáo viên nhận xét các bài làm của học sinh.
3. Củng cố (2 phút)
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại các bước 
+ Cú pháp của câu lệnh lặp.
4. Dặn dò (1 phút )
- Về nhà thực hành lại những gì đã học.
IV.Phần bổ sung
TUẦN 29
BÀI 1 : THỦ TỤC TRONG LOGO (TIẾT 1).
Thời gian dự kiến : 35 phút.
I.Mục tiêu 
Giúp học sinh 
- Hiểu về thủ tục.
- Các bước viết một thủ tục trong logo.
II.Đồ dùng dạy học 
GV: Giáo án , máy tính.
HS: Máy tính , sách giáo khoa, vở ghi và bút.
III.Hoạt động dạy học
1. Bài cũ (2 phút)
+ Tổ chức ổn định lớp 
+ Kiểm tra bài cũ 
- Gọi một học sinh nêu cú pháp của câu lệnh lặp.
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài (1 phút)
Hoạt động 1 :Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thủ tục trong logo (29 phút).
2.1.Thủ tục là gì ?
- Giáo viên cho học sinh đọc bài.
- Giáo viên hỏi học sinh 
+ Thủ tục là gì ?
- Giáo viên gọi bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- Giáo viên đưa ra kết luận :
+ Thủ tục là một dãy các thao tác được thực hiện theo thứ tự để hoàn thành một công việc nào đó.
2.2. Thủ tục trong logo.
- Giáo viên cho học sinh đọc bài.
- Giáo viên hỏi học sinh :
+ Thủ tục gồm mấy phần .
+ Cấu trúc các phần như thế nào?
- Giáo viên gọi bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- Giáo viên đưa ra kết luận :
+ Thủ tục gồm ba phần : đầu thủ tục , thân thủ tục và kết thúc thủ tục.
+ Đầu thủ tục : to là bắt đầu của mọi thủ tục, sau to là tên thủ tục do em tự đặt.
+ Thân thủ tục : là các câu lệnh , các thao tác bên trong thủ tục.
+ Kết thúc thủ tục bằng từ end.
- Giáo viên đưa ra chú ý :
+ Tên thủ tục không được có dấu cách , phải có ít nhất một chữ cái.
- Giáo viên gọi lần lượt các học sinh nhắc lại chú ý.
2.3. Cách viết một thủ tục trong logo. 
- Giáo viên giới thiệu các bước viết một thủ tục trong logo.
+ Nháy chuột trong ngăn gõ lệnh.
+ Gõ lệnh edit “tên thủ tục (viết liền không dấu ) rồi nhấn phím enter. Cửa sổ soạn thảo xuất hiện.
+ Đặt con trỏ chuột vào cuối phần tên thủ tục và nhấn phím Enter để chèn vào một dòng trống.
+ Gõ tiếp các dòng lệnh trong thân thủ tục.
+ Đóng cửa sổ biên soạn Editor và ghi thủ tục vào bộ nhớ bằng cách chọn File → save and exit.
- Giáo viên gọi lần lượt các học sinh nhắc lại các bước trên.
3. Củng cố (2 phút)
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại các bước 
+ Viết một thủ tục trong logo.
4. Dặn dò (1 phút )
- Về nhà thực hành lại những gì đã học.
IV.Phần bổ sung
BÀI 1 : THỦ TỤC TRONG LOGO (TIẾT 2).
Thời gian dự kiến : 35 phút.
I.Mục tiêu 
Giúp học sinh
- Biết làm các bài thực hành trong sách giáo khoI. 
II.Đồ dùng dạy học 
GV: Giáo án , máy tính.
HS: Máy tính , sách giáo khoI.
III.Hoạt động dạy học
1. Bài cũ (2 phút)
+ Tổ chức ổn định lớp 
+ Kiểm tra bài cũ 
- Gọi một học sinh nêu các bước viết một thủ tục trong logo.
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài (1 phút)
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh thực hành (29 phút).
Thực hành 1 :
- Giáo viên cho học sinh đọc đề.
- Giáo viên cho học sinh làm.
- Giáo viên nhận xét các bài làm của học sinh.
Thực hành 2 :
- Giáo viên cho học sinh đọc đề.
- Giáo viên cho học sinh làm.
- Giáo viên nhận xét các bài làm của học sinh.
Thực hành 3:
- Giáo viên cho học sinh đọc đề.
- Giáo viên cho học sinh làm.
- Giáo viên nhận xét các bài làm của học sinh
3. Củng cố (2 phút)
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại các bước : viết một thủ tục trong logo
4. Dặn dò (1 phút )
- Về nhà thực hành lại những gì đã học.
IV.Phần bổ sung
TUẦN 30
BÀI 3 : THỦ TỤC TRONG LOGO (TIẾP ) TIẾT 1
Thời gian dự kiến : 35 phút.
I.Mục tiêu 
Giúp học sinh 
- Hiểu về thủ tục.
- Các bước viết một thủ tục trong logo.
II.Đồ dùng dạy học 
GV: Giáo án , máy tính.
HS: Máy tính , sách giáo khoa, vở ghi và bút.
III.Hoạt động dạy học
1. Bài cũ (2 phút)
+ Tổ chức ổn định lớp 
+ Kiểm tra bài cũ 
- Gọi một học sinh nêu cú pháp của câu lệnh lặp.
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài (1 phút)
Hoạt động 1 :Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thủ tục trong logo (29 phút).
2.1.Thủ tục là gì ?
- Giáo viên cho học sinh đọc bài.
- Giáo viên hỏi học sinh 
+ Thủ tục là gì ?
- Giáo viên gọi bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- Giáo viên đưa ra kết luận :
+ Thủ tục là một dãy các thao tác được thực hiện theo thứ tự để hoàn thành một công việc nào đó.
2.2. Thủ tục trong logo.
- Giáo viên cho học sinh đọc bài.
- Giáo viên hỏi học sinh :
+ Thủ tục gồm mấy phần .
+ Cấu trúc các phần như thế nào?
- Giáo viên gọi bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- Giáo viên đưa ra kết luận :
+ Thủ tục gồm ba phần : đầu thủ tục , thân thủ tục và kết thúc thủ tục.
+ Đầu thủ tục : to là bắt đầu của mọi thủ tục, sau to là tên thủ tục do em tự đặt.
+ Thân thủ tục : là các câu lệnh , các thao tác bên trong thủ tục.
+ Kết thúc thủ tục bằng từ end.
- Giáo viên đưa ra chú ý :
+ Tên thủ tục không được có dấu cách , phải có ít nhất một chữ cái.
- Giáo viên gọi lần lượt các học sinh nhắc lại chú ý.
2.3. Cách viết một thủ tục trong logo. 
- Giáo viên giới thiệu các bước viết một thủ tục trong logo.
+ Nháy chuột trong ngăn gõ lệnh.
+ Gõ lệnh edit “tên thủ tục (viết liền không dấu ) rồi nhấn phím enter. Cửa sổ soạn thảo xuất hiện.
+ Đặt con trỏ chuột vào cuối phần tên thủ tục và nhấn phím Enter để chèn vào một dòng trống.
+ Gõ tiếp các dòng lệnh trong thân thủ tục.
+ Đóng cửa sổ biên soạn Editor và ghi thủ tục vào bộ nhớ bằng cách chọn File → save and exit.
- Giáo viên gọi lần lượt các học sinh nhắc lại các bước trên.
3. Củng cố (2 phút)
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại các bước 
+ Viết một thủ tục trong logo.
4. Dặn dò (1 phút )
- Về nhà thực hành lại những gì đã học.
IV.Phần bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tin hoc quyen 3.doc