Giáo án Toán học 5 - Tuần 20 - Tiết 92 đến tiết 96

Giáo án Toán học 5 - Tuần 20 - Tiết 92 đến tiết 96

Tiết 96: Luyện tập

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

- Củng cố lại cách tính chu vi hình tròn.

- HS vận dụng quy tắc tính chu vi hình tròn, rèn kĩ năng tính bán kính hình tròn, đường kính hình tròn khi biết chu vi.

II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

 

doc 13 trang Người đăng hang30 Lượt xem 359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 5 - Tuần 20 - Tiết 92 đến tiết 96", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán
Tiết 96: Luyện tập
I. Mục đích yêu cầu.
- Củng cố lại cách tính chu vi hình tròn.
- HS vận dụng quy tắc tính chu vi hình tròn, rèn kĩ năng tính bán kính hình tròn, đường kính hình tròn khi biết chu vi.
II .Đồ dùng dạy học.- Bảng phụ.
III. các hoạt động dạy- học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
 ? Nêu cách tính chu vi hình tròn?
- áp dụng tính chu vi hình tròn biết bán kính bằng 2,5 cm.
2. Bài mới.
a.Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
b.Hướng dẫn HS làm bài tập..
Bài1. HS nêu yêu cầu bài toán và tự làm.
 - GV và HS cùng củng cố lại cách tính chu vi hình tròn.
Bài 2. 
- Y/c HS đọc kĩ đề bài trao đổi với bạn để tìm đường kính và bán kính khi biết chu vi.
- Củng cố cách tính đường kính và bán kính khi biết chu vi.
Bài 3: Y/c HS đọc kĩ bài rồi làm bài vào vở.
- GV gợi ý: bánh xe lăn một vòng thì xe đạp dã đi được một quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe. Bánh xe lăn bao nhiêu vòng thì xe đạp sẽ đi được quãng đường dài bằng bấy nhiêu lần chu vi của bánh xe.
- Gv thu vở chấm chữa bài cho HS.
Bài 4: HS quan sát hình vẽ và y/c HS xác định chu vi của hình cần tính là nửa chu vi hình tròn cộng với độ dài đường kính.
3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại cách tính chu vi tam giác.
- GV nhận xét chung tiết học
- 2, 3 em nêu lại.
- 1 HS chữa bảng, lớp làm nháp.
- HS áp dụng công thức tính chu vi và tính.
- 3em lên bảng chữa bài.
- HS làm vào nháp theo cặp, đại diện 2 nhóm làm bảng phụ để chữa bài.
- 2, 3 em nêu lại
Từ công thức:
C= d x 3,1 d= C : 3,14
C = r x 2 x 3,14 
R = C : 3,14 : 2.
- HS tự làm bài vào vở
 - HS tự làm bài và đại diện phát biểu kết quả.
toán
Tiết 97: Diện tích hình tròn
I. Mục đích yêu cầu.
- Giới thiệu cách tính diện tích hình tròn.
- Rèn kĩ năng tính diện tích hình tròn khi biết bán kính hoặc đường kính.
- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
II . Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ.
III. các hoạt động dạy- học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
Muốn tính chu vi hình tròn ta làm nh thế nào? Viết công thức tính chi vi hình tròn
2. Bài mới. 
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
b. Giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn như SGK.
 S = r x r x 3,14 ( S là diện tích; r là BK)
- Y/c HS vận dụng tính diện tích hình tròn biết bán kính bằng 2.
c.Thực hành.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập.
 - HS vận dụng công thức để tính diện tích hình tròn.
 - HS - GV nhận xét chữa bài.
- Củng cố lại cách tính diện tích hình tròn.
Bài 2: Y/c đọc kĩ đề bài.
- Muốn tính được diện tích hình tròn , ta phải biết gì? 
- Với đường kính đã cho, ta tìm bán kính bằng cách nào?
- Y/c HS tự làm bài vào vở.
- GV chấm chữa một số bài.
- GV nhận xét chữa bài, củng cố để giúp HS nắm vững hơn về cách tính diện tích khi biết đường kính.
Bài 3: GV hướng dẫn HS vận dụng công thức vào giải bài toán trong thực tế.
- Gv và HS cùng chữa bài. 
 3. Củng cố dặn dò.
- Muốn tính diện tích hình tròn ta làm nh thế nào?
- Nêu cách tính diện tích hình tròn khi biết đường kính.
- Xem lại nội dung bài và chuẩn bại bài sau.
-2 HS lên bảng viết.
- Một vài HS nhắc lại.
- HS làm nháp, đại diện chữa bảng.
- HS lên bảng áp dụng công thức tính diện tích hình tròn với các số đo là STN, STP, Phân số..
- Biết bán kính.
- Lấy đường kính chia cho 2.
- HS làm bài vào vở.
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
- Vài em nhắc lại.
toán
Tiết 98: Luyện tập
I. Mục đích yêu cầu.
- HS củng cố về cách tính chu vi và diện tích hình tròn.
- Rèn kĩ năng tính diện tích và chu vi hình tròn.
- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
II . Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ.
III. các hoạt động dạy- học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
 ? Viết công thức tính diện tích hình tròn và chu vi hình tròn.
2. Bài mới. 
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
b) Thực hành.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài và lên bảng làm bài
- Củng cố lại cách tính chu vi.
- GV nhận xét chữa bài.
Bài 2: GV hướng dẫn HS làm bài.
- Từ chu vi đã cho muốn tính được diện tích hình tròn thì ta phải tìm gì?
- vận dụng công thức hãy tính diện tích hình tròn.
- GV và HS chữa bài.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài và tìm hiểu cách làm bài.
- GV hướng để HS nắm được cách tính diện tích của thành giếng.
3. Củng cố dặn dò.
- Nêu lại cách tính chu vi và diện tích hình tròn.?
- Dặn HS xem lại nội dung bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng viết.
- HS lên bảng làm bài
- Lớp làm vào vở.
- Ta phải tìm bán kính.
- Nêu cách tìm bán kính.
- HS làm bài vào vở.
- HS làm bài vào vở, đại diện làm bảng phụ chữa bài.
+ Diện tích của miệng giếng là: 0,7 x0,7 x3,14 = 1,5386.
+ Bán kính của hình tròn lớn
0,7 + 0,3 = 1 ( m)
S của hình tròn lớn:
1 x1 x3,14 = 3,14 ( m)
S thành giếng( phần tô đậm )
3,14 – 1, 3586 = 1,6014( m
- 2em nêu lại.
toán
Tiết 99. Luyện tập chung
I. Mục đích yêu cầu.
- HS củng cố về cách tính chu vi và diện tích hình tròn.
- Rèn kĩ năng tính diện tích và chu vi hình tròn.
- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
II . Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ.
III. các hoạt động dạy- học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
 - Y/c chữa bài 3.
2. Bài mới. 
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
b) Thực hành.
Bài 1: Y/c HS quan sát kĩ hình vẽ xem sợi dây được tạo thành hình gì?
- Muốn tính được độ dài sợi dây tức là đi tính gì?
- Củng cố lại cách tính chu vi hình tròn.
- GVvà HS nhận xét chữa bài.
Bài 2: GV hướng dẫn HS làm bài.
- Y/c HS quan sát kĩ hai hình tròn rồi tìm xem chu vi hình tròn lớn hơn chu vi của hình tròn nhỏ là bao nhiêu?
- vận dụng công thức tính chu vi để tìm.
- GV và HS chữa bài.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài và tìm hiểu cách làm bài.
- GV hướng để HS nắm được cách tính diện tích của hình vẽ.
- Diện tích của hình vẽ gồm những hình nào? 
-Vậy muốn tính được hình đó thì ta phải tìm gì? 
- Củng cố lại cách tính diện tích hình tròn.
Bài 4: 
- Y/c HS đọc kĩ đề bài xác định phần đã tô màu rồi tìm.
- Diện tích phần tô màu chính là gì? 
3. Củng cố dặn dò.
- Nêu lại cách tính chu vi và diện tích hình tròn.?
- Dặn HS xem lại nội dung bài và chuẩn bại bài sau.
- 1 HS lên bảng làm.
- Tính chu vi của hai hình tròn.
- HS làm bài vào vở, đại diện làm bảng phụ chữa bài.
- Gồm 1 hình chữ nhật và hai nửa hình tròn.
- Tìm diện tích hình chữ nhật và S của hai nửa hình tròn.
- HS tự làm bài. Đại diện chữa bài.
- là hiệu diện tích của hình vuông và hình tròn có đường kính là 8 cm.
- HS tự làm bài và phát biểu.
- 2em nêu lại.
toán
Tiết 100 . Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
I. Mục đích yêu cầu.
- HS làm quen với biểu đồ hình quạt. 
- Bước đầu biết cách đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt 
- HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
II .Đồ dùng dạy học.- Các tấm bìa hình tròn cho nội dung VD và bài tập.
III. các hoạt động dạy- học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
 - Y/c HS chữa bài 4 của giờ trước.
2. Bài mới. 
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
b). Giảng bài.
HĐ1: Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
* VD 1: GV đưa ra mô hình y/c HS quan sát và nhận xét các đặc điểm:
+ Biểu đồ có dạng hình gì? Được chia nhiều hay ít phần?
+ Trên mỗi phần ghi những gì?
- Gv hướng dẫn HS tập đọc biểu đồ.
+ Biểu đồ nói về điều gì?
Sách trong thư viện của trường được phân làm mấyloại
+ Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu?
* VD 2: Giúp HS biết cách đọc biểu đồ và tìm tỉ số phần trăm trên biểu đồ.
- Y/c HS quan sát biểu đồ và cho biết:
 + Biểu đồ nói về điều gì?
 + Có bao nhiêu phần trăm HS tham gia môn bơi?
 + Tổng số HS của lớp là bao nhiêu? 
 + Hãy tính số HS tham gia môn bơi?
HĐ2 : Thực hành đọc,phân tích, xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt..
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài và nhìn vào biểu đồ hãy cho biết:
+ số phần trăm HS thích màu xanh? Tính số HS thích màu xanh.
- GV tổng kết lại thông tin mà HS khai thác được trên bản đồ.
Bài 2: GV giúp HS nắm vững y/c của bài và y/c HS đọc các tỉ số phần trăm số HSG, số HS khá và số HS trung bình.
- GV quan sát kiểm tra việc xử lí thông tin của 1 số HS yếu.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em học tốt.
- Dặn HS xem lại nội dung bài và chuẩn bị bài sau
- HS nêu kết quả và giải thích cách làm.
- HS quan sát nhận xét và trả lời các câu hỏi GV đưa ra.
- HS đại diện trả lời và tự nêu kết luận về biểu đồ.
- HS tham gia trả lời và tìm số HS tham gia môn bơi.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- Củng cố lại các đặc điểm của hình thang.
- HS tự làm từng phần, đại diện nêu kết quả.
- HS thảo luận và trả lời.
toán
Tiết 91: Diện tích hình thang 
i. mục tiêu:
- Hình thành cho HS công thức tính diện tích của hình thang.
- HS nhớ và biết vận dụng công thức tích diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
ii.đồ dùng dạy học:
- GV: Bộ đồ dùng dạy Toán 5 
- HS: 2 tờ giấy ô li,kéo,thước,bút chì.
iii.các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c HS lên bảng vẽ hình thang và nêu các đặc điểm của nó.
- Nhận xét,củng cố và ghi điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Nêu mục đích, y/c của tiết học.
b) Hình thành công thức tính diện tích hình thang:
- GV đưa ra hình thang ABCD và HD HS cắt,ghép thành hình tam giác ADK ( như SGK).
? Nhận xét diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK?
? Nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK? 
? Độ dài đáy DK của tam giác là tổng độ dài những đoạn nào? 
? CK chính là độ dài nào của hình thang ABCD? 
? Vậy diện tích hình thang ABCD được tính như thế nào từ hình tam giác ADK? 
? Trong đó DC và AB là gì của h.thang? AH là gì? 
- GV chốt và y/c HS nêu thành lời cách tính diện tích h.thang.
- Y/c hS đọc quy tắc trong SGK
- HD HS nắm được công thức tính diện tích h.thang:
 S = ( a + b ) X h : 2
( trong đó :S là diện tích ; a,b là độ dài các cạnh đáy ; h là chiều cao ) 
- 2 HS thực hiện
- Lắng nghe
- Thực hiện cá nhân.
- Bằng nhau
- S ADK = DK X AH : 2
- DC + CK
- CK chính là độ dài đáy bé AB hay DK = DC + AB
-Sh.thang =(DC + AB ) X AH: 2
- DC và AB là độ dài cạnh đáy lớn, đáy bé; AH là độ dài đường cao. 
- Vài HS nêu
- 2 HS đọc
- HS nhìn vào công thức nêu lại quy tắc.
c) Thực hành:
Bài 1:Đánh dấu X vào ô trống....
- Dựa vào số đo các cạnh của h.thang để tính sau đó đánh dấu vào hình có diện tích bé hơn 50 cm2.
- Nhận xét,ghi điểm.
Bài 2: Viết số đo...
- Dựa vào công thức tính diện tích h.thang
- Nhận xét, củng cố và ghi điểm.
Bài 3: Giải toán
- GV vẽ hình H lên bảng
 ? Hình H gồm những hình nào ghép lại?
 ? Muốn tính được S hình H ta phải tính S những hình nào trước?
- Y/c HS làm bài.
- Nhận xét,ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại quy tắc tính S h.thang và công thức tính.
- HDVN:Học thuộc quy tắc và công thức tính S h.thang. Làm bài tập 1-3 (SGK trang 93,94) - Xem trước bài Luyện tập
- HS nêu y/c và làm bài cá nhân.
- 1 HS lên bảng làm và giải thích.
- Nêu y/c.
- 3 HS lên bảng làm - HS khác nhận xét.
- Quan sát
+2 hình tam giác và 1 h.thang.
+Tính S h.tam giác và h.thang.
- 1 HS lên bảng làm.
- 2 HS nêu
toán
Tiết 92: Luyện tập
i.mục tiêu:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng công thức tính S h.thang (kể cả h.thang vuông) trong các tình huống khác nhau.
ii. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết sẵn ND bài tập 1 và bảng phụ ghi ND bài 4.
iii.các HĐ dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Làm bài tập: Tính S h.thang biết:
 a = 12 cm ; b = 8 cm ; h = 5 cm
 a = 9 cm ; b = 4 cm ; h = 5 cm
 ? Nêu quytắc và công thức tính S hình thang?
- Nhận xét,ghi điểm.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: Viết số đo thích hợp...
 ? Bài y/c làm gì?
- HD hs dựa vào quy tắc tính S h.thang để làm.
- Nhận xét,củng cố,ghi điểm.
Bài 2: Giải toán.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
?Muốn tính đượcsố kg thóc thu được ta phải tìm gì trước?
? Muốn tính được S thửa ruộng ta phải biết những gì?
? Dựa vào đâu để tìm độ dài đáy lớn và chiều cao?
- HD HS làm bài và y/c 1 hs lên bảng làm.
- GV nhận xét,ghi điểm.
Bài 3: Giải toán.
- Dựa vào CT tính S h.thang để tìm h, a+b; ( a+b) : 2 khi đã biết các yếu tố khác.
 Vd: h = S x 2 : ( a + b )
 a + b = S x 2 : h ---> ( a + b ) : 2 = TBC
- Nx ghi điểm.
Bài 4: GV đưa bảng phụ và HD HS cách tìm phần tô đậm
- T/c thi tìm nhanh giữa 3 tổ
- Nx, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố ND luyện tập, nx tiết học
- HDVN: Làm bào tập 1 - 3 ( 94, SGK) - Xem trước bài Luyện tập chung
- HS 1
- HS 2
- HS 3,4
- Nêu y/c và làm bài cá nhân
- 3 HS nối tiếp điền kết quả - HS khác nx
- Đọc bài toán- tóm tắt
- Làm bài cá nhân
- 1 HS lên bảng làm
- Nêu y/c của từng phần
- 2 HS làm lên bảng
- HS khác nhận xét
- Quan sát
- Đại diện tổ tham gia.
toán
Tiết 93: Luyện tập chung
i. mục tiêu: 
- Củng cố cho HS kĩ năng tính S hình tam giác, h.thang.
- Củng cố về giải toán liên quan đến S và tỉ số phần trăm.
ii. đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi bài tập số 1.
iii. Các HĐ dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tính S h.thang: a = 14 cm ; b = 6 cm ; h = 7 cm
 a = 2,8 m ; b = 1,8 m ; h = 0,5 m
- Nhận xét , ghi điểm.
2. HD HS làm bài tập:
Bài 1: Chỉ ra hình có S khác...
 ? Đọc tên các hình và cách tính S các hình?
 ? Muốn biết hình nào có S khác ta phải làm ntn?
- Nhận xét, chữa bài- củng cố.
Bài 2: Tính S hình tam giác, biết...
- Dựa vào quy tắc tính S tam giác để tính, chú ý trường hợp các đo không cùng đơn vị đo.
- Củng cố, ghi điểm.
Bài 3: Giải toán
 ? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
 ? Muốn biết S ABCD hơn SMDC bao nhiêu cm2 ta phải tính gì trước?
- - Nhận xét, chữa bài - ghi điểm.
Bài 4: Giải toán
 ? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
 ? Muốn biết S tăng thêm là bao nhiêu % ta phải làm như thế nào?
 ? Dựa vào đâu để tính được số m2 tăng thêm?
- Nhận xét , ghi điểm.
3. Củng cố- dặn dò:
- Củng cố nội dung luyện tập.
- HDVN: Làm bài 1- 3 (95- SGK) - Xem trước bài Hình tròn.Đường tròn.
- Chuẩn bị compa.
- Nx tiết học- tuyên dương.
- HS 1
- HS 2
- Nêu y/c và đọc tên các hình,công thức tính S 4 hình.
 + Tính S các hình.
- HS làm bài và nêu miệng kết quả.
- Nêu y/c và nêu lại quy tắc tính S tam giác.
- HS làm bài cá nhân- 3 HS lên bảng làm.
- Đọc bài toán, tóm tắt - làm bài cá nhân.
- 1 HS lên bảng làm.
- HS khác nhận xét.
- Đọc bài toán, tóm tắt.
+ Tính S tăng thêm là bao nhiêu m2.
+ Tính S cũ và S sau khi tăng chiều dài.
- 1 HS lên bảng làm- lớp làm bài cá nhân.
- Lắng nghe.
toán
Tiết 94: Hình tròn.Đường tròn
i. Mục tiêu:
- HS nhận biết được về h.tròn, đường tròn và các yếu tố của h.tròn như: tâm, bán kính,đường kính.
- Biết sử dụng compa để vẽ đường tròn.
ii.đồ dùng dạy- học: Thước kẻ, compa, 1 số mảnh bìa h.tròn.
iii.các HĐ dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: Làm bài tập: 
* Tính S tam giác có độ dài 2 cạnh góc vuông là: 3 cm và 4 cm ; 2,5 m và 1,6 m .
*Bài 2: Giải toán
Bài giải 
Diện tích hình thang ABED là:
( 2,5 + 1,6 ) x 1,2 : 2 = 2,46 ( dm2 )
Diện tích hình tam giác BEC là:
1,3 x 1,2 : 2 = 0,78 ( dm2 )
D.tích h.thang ABED lớn hơn S h.tam giác BEC là:
2,46 - 0,78 = 1,68 ( dm2 )
 Đáp số: 1,68 dm2
- Nx - ghi điểm.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐ, y/c của tiết học
b. HD HS nhận biết hình tròn, đường tròn:
- GV đưa ra một số mảnh bìa h.tròn có các kích cỡ khác nhau.
 ? Đây là hình gì?
 ? Người ta dùng dụng cụ gì để vẽ h.tròn?
- GV HD HS quan sát cách vẽ của GV để vẽ một h.tròn.
- Kiểm tra và uốn nắn cho HS cách vẽ 1 h.tròn.
- Giới thiệu cho HS biết được: Đầu phấn của compa vạch trên bảng 1 đường tạo nên 1 h,tròn, đường vạch đó được gọi là đường tròn.Đầu nhọn của compa được gọi là tâm của h.tròn.
- Phân biệt cho hS nắm được thế nào là h.tròn? đ.tròn?
c. Giới thiệu về bán kính,đường kính của h.tròn:
- GV nêu: Cô có điểm A nằm trên đ.tròn tâm O,con nào có thể vẽ cho cô đoạn OA?
- Nx và nêu: Đoạn OA được gọi là bán kính (BK) của h.tròn tâm O.Y/c HS nêu lại cách vẽ BK của h.tròn.
- T/c cho HS thực hành vẽ các BK: OB, OC, OM, ON và so sánh độ dài của chúng.
 ? Độ dài các BK của 1 h.tròn ntn với nhau?
=>Trên 1 h.tròn ta có thể vẽ được vô số các BKvà độ dài các BK đó luôn bằng nhau.BK kí hiệu là chữ r.
- HD hS vẽ đường kính(ĐK): MN,AB
 ? So sánh độ dài ĐK MN với BK OA?
- T/c cho HS vẽ ĐK PQ, CD.
 ? Nhận xét độ dài các ĐK?
=> Trên 1 h.tròn ta có thể vẽ được vô số các ĐKvà độ dài các ĐK đó luôn bằng nhau và gấp đôi BK. ĐK kí hiệu là chữ d.
d. Thực hành:
- T/c cho hS làm các bài tập 1,2,3 ( VBT) 
 Thực hành vẽ các h.tròn theo số đo của các BK, ĐK.
- Nxét, củng cố về h.tròn, đ.tròn, BK, ĐK.
- Thu vở chấm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Y/c nêu lại đặc điểm của BK, ĐK của h.tròn.So sánh h.tròn với đ.tròn.
- GV chốt lại KT.
- HDVN: Làm bài tập 1 - 3 (96-SGK) và chuẩn bị 1 h.tròn bằng bìa cứng có BK là 2 cm và 1 sợi len dài khoảng 20 cm để học tiết sau bài Chu vi h.tròn.
- Nhận xét tiết học.
- HS 1 và HS 2
- HS 3
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe
- Quan sát và trả lời
 + Hình tròn
 + Compa
- Quan sát và thực hiện trên giấy nháp.
- Lắng nghe và nêu lại
- 1 HS lên bảng làm - lớp làm trên nháp.
- 2 HS nêu lại 
- 2 HS vẽ trên bảng lớp.
 + Bằng nhau
- Quan sát.
- Thực hiện cả lớp.
- Thực hiện
- Vài HS nêu.
toán
Tiết 95: Chu vi hình tròn
i. mục tiêu: 
- Hs nắm được quy tắc và công thức tính chu vi h.tròn.
- Vận dụng được quy tắc và công thức tính chu vi của h.tròn để giải toán.
ii.đồ dùng dạy - học:
- 1 h.tròn bằng bìa cứng có BK là 2 cm và 1 sợi len dài khoảng 20 cm, thước kẻ, compa. Bảng phụ ghi ND bài tập 1.
iii. các hđ dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Làm bài tập: vẽ h.tròn có ĐK = 20 cm , BK = 9 cm
 ? Nêu lại đặc điểm của BK, ĐK?
- N.x và ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học.
b. Nhận biết chu vi của h.tròn:
- Y/c HS nêu lại: Thế nào là chu vi của 1 hình?
 ? Theo con chu vi của h.tròn là gì?
- N.x và t/c cho hs thao tác cá nhân với h.tròn đã chuẩn bị- HD hs thao tác.
- GV thao tác lại và kết luận về tìm chu vi của h.tròn.
c. Giới thiệu quy tắc và công thức tính chu vi của h.tròn:
- GV nêu cho hs nắm được quy tắc và công thức tính chu vi của h.tròn
 C = d x 3,14 hoặc C = r x 3,14
 ( trong đó C là chu vi; d là đường kính; r là bán kính )
- HD hs vận dụng quy tắc để tính C h.tròn có d = 3 cm; r = 3 m.
- N.x củng cố, tuyên dương.
d. Thực hành:
Bài 1,2: Viết số đo... ? Bài y/c tính gì?
- Dựa vào công thức tính C h.tròn khi biết số đo BK, ĐK
- N.x, củng cố và ghi điểm.
Bài 3: Giải toán. ? Bài cho biết gì? hỏi gì?
- Y/c hs làm bài
- N.x, ghi điểm.
3. Củng cố - dặn dò:
- Y/c HS nêu lại quy tắc và công thức tính chu vi h.tròn.
- HDVN: Học thuộc quy tắc và công thức tính C h.tròn, làm bài tập 1 - 3 (98, sgk)- Xem trước bài Luyện tập
- N.x tiết học - tuyên dương.
- 2 HS thực hiện trên bảng lớp.
- HS dưới lớp TL
- Lắng nghe
- 2 HS nêu
- HS nêu ý kiến.
- Thực hiện và nêu kết quả đo được.
- Lắng nghe.
- Nghe và nhắc lại theo công thức.
- Tập viết CT trên bảng con.
- Thưc hiện trên bảng con
- 2 HS làm bảng lớp.
- Nêu y/c - Làm bài cá nhân - 6 HS lên bảng làm 2 bài.
- Đọc đề bài- tóm tắt
- HS làm bài cá nhân- 1 HS lên bảng làm.
- Lớp n.x
- 2 HS nêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Toan lop 5 Tuan 20.doc