Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (buổi chiều) - Tuần 16

Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (buổi chiều) - Tuần 16

I. Mục tiêu:

* Giúp HS:

 - Nghe- viết đúng chính tả 2 khổ thơ của bài “Về ngôi nhà đang xây”

 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu r/d/gi ; v/d hoặc phân biệt các tiếng có vần iên/im ; iêp/ip.

II.Đồ dùng dạy- học:

 - 3, 4 tờ giấy khổ to làm bài tập 2a.

III.Hoạt động dạy- học:

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 922Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (buổi chiều) - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
Chính tả (Nghe- viết)
 Về ngôi nhà đang xây
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
	- Nghe- viết đúng chính tả 2 khổ thơ của bài “Về ngôi nhà đang xây”
	- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu r/d/gi ; v/d hoặc phân biệt các tiếng có vần iên/im ; iêp/ip.
II.Đồ dùng dạy- học:
	- 3, 4 tờ giấy khổ to làm bài tập 2a.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Làm lại bài 3a, SGK-146.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết:
- Gọi HS đọc một lượt.
- Yêu cầu HS đọc thầm
- Cho HS đọc đoạn cần viết những từ dễ sai.
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- GV chấm, chữa bài.
b. Hoạt động 2: Làm bài tập 2a.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm- thảo luận.
- Gọi nối tiếp tong nhóm nêu.
- GV treo bảng tổng kết bài.
c. Hoạt động 3: Làm vở bài tập 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò: 
 - Hệ thống bài. 
 - Nhận xét giờ. 
 - Chuẩn bi bài sau.
- HS làm bài tập.
- HS đọc thành tiếng.
- HS đọc thầm.
- Giàn giáo, nền trời, sẫm biếc, huơ huơ, nồng hăng, 
- HS viết.
- HS soát lỗi.
- Đọc yêu cầu bài 2a, thảo luận nhóm 6 - trình bày.
Giá rẻ, đắt rẻ, bỏ rẻ, rẻ quạt 
Rây bột, mưa rây.
Hạt rẻ, mảnh rẻ, dung dăng dung rẻ 
Nhảy dây, chăng dây, dây phơi, dây mưa.
giẻ rách, giẻ lau, giẻ chùi chân 
- Đọc yêu cầu bài 3, làm vào vở.
- Rồi, vẽ, rồi, rồi, vẽ, vẽ, rồi, dị.
___________________________________________
Toán (BS)
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
	- Luyện tậo về tỉ số % của 2 số, đồng thời làm quen với các khái niệm:
	+ Thực hiện 1 số % kế hoạch, vượt mức 1 số % kế hoạch.
	+ Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số % lãi.
	- Làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số % (cộng và trừ 2 tỉ số %, nhân và chia tỉ số % với 1 số tự nhiên)
II. Đồ dùng dạy- học:
	- Phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS làm bài tập 4 VBT-92
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:	
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm cá nhân.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- HS trao đổi theo cặp.
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm.
- GV nhận xét- đánh giá.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề, làm cá nhân.
- GV chấm, chữa.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nội dung.
- Liên hệ – nhận xét.
- Về học bài- làm vở bài tập.
- HS làm bài tập .
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm, chữa bảng.
a) 17% +18,2% =35,2% 
b) 60,2% - 30,2% = 30% 
c) 18,1% x 5 = 90,5%
d) 53% : 4 =13,25%
- HS thảo luận, trình bày, nhận xét.
a) Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Đông đã thực hiện được là: 108 % vượt mức là 8 % kế hoạch cả năm.
b)Thôn Bắc đã thực hiện được kế hoạch là 84,37 % kế hoạch cả năm.
- HS đọc đọc đề bài và làm bài cá nhân.
a) Tỉ số % của tiền bán ra và so với tiền vốn là:
 1720 000 : 1600 000 = 1,075 
 1,075 = 107,5 %
b) Tỉ số % của tiền bán ra và tiến vốn là 107,5 % nghĩa là coi tiền vốn là 100% thì tiền bán ra là 107,5%. Do đó số % tiền lãi là:
 107,5% - 100% = 7,5%
 Đáp số: a) 107,5% b) 7,5%
- HS đọc yêu cầu bài tập 
_________________________________________
Tiếng Việt (BS)
Tập làm văn
Luyện tập văn tả người
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách làm một bài văn tả người.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng làm văn.
- Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Vở bài tập Tiếng Việt 5.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra: 
- GV kiểm tra vở bài tập của HS. 
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn HS viết đoạn văn:
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp HS yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1 : 
- Viết một đoạn văn tả các hoạt động của mẹ (hoặc chị) khi nấu cơm chiều ở gia đình.
*Ví dụ:
 Mẹ em thường đi làm về rất muộn nên chị em đi học về sẽ nấu bữa cơm chiều. Cất cặp sách vào bàn , chị thoăn thoắt đi lấy nồi, đổ nước bắc lên bếp. Trong khi chờ nước sủi, chị nhanh nhẹn lấy cái rá treo trên tường xuống. Chị lấy bơ đong gạo từ trong thùng vào rá và đi vo gạo. Tay chị vo gạo thật dẻo, thật khéo như tay mẹ vẫn vo gạo hàng ngày. Vừa đun củi vào bếp, chị vừa tranh thủ nhặt rau. Trông chị, em thấy giống như một người nội trợ thực thụ. Em chạy lại nhặt rau cùng chị. Hai chị em vừa nhặt rau vừa trò chuyện vui vẻ.
- Cho HS đọc đoạn văn, cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2 : Tả hoạt động của một em bé mà em đó quan sát được bằng một đoạn văn.
*Ví dụ:
Gia đình em lúc nào cũng vui vẻ là nhờ có bé Thuỷ Tiên. Năm nay bé hơn một tuổi. Bé rất hiếu động. Bé đi lẫm chẫm trông rất ngộ nghĩnh. Bé giơ hai tay về phía trước như để giữ thăng bằng. Bé mặc bộ váy màu hồng trông rất dễ thương. Mỗi khi bé tập chạy, tà váy hồng lại bay bay. Có lúc bé ngã nhưng lại lồm cồm đứng dậy đi tiếp. Em rất thích bé Thuỷ Tiên. 
- Cho HS đọc đoạn văn, cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố dặn dũ :
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết đoạn văn hay.
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS lần lượt chữa từng bài 
- HS làm các bài tập.
- HS đọc đoạn văn, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
Đạo đức
Hợp tác với những người xung quanh (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
* Học song HS biết:
	- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
	- Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày.
	- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
II. Tài liệu và phương tiện:
	- Thẻ màu.
III.Hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trong gia đình và xã hội người phụ nữ có vai trò quan trọng như thế nào?
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Thực hành.
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống.
- GV treo tranh lên bảng.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
* Kết luận: Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung: người giữ cây, người lấp đất,  Đó là biểu hiện của việc hợp tác với người xung quanh.
Hoạt động 2: Làm bài tập 
Bài 1:
- GV chia nhóm.	 
* Kết luận: Để hợp tác tốt với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau, bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung;  tránh hiện tượng công việc của ai người nấy làm.
Bài 2: 
- GV hỏi từng ý kiến trong bài.	
* Kết luận:
a) Tán thành	
c) Không tán thành.
b) Không tán thành	
d) Tán thành
g Ghi nhớ (SGK)	
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát.
- HS thảo luận nhóm.
+ Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày và lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS tán thành hay không tán thành bằng thẻ màu và gọi vài HS giải thích lí do.
- HS đọc.
________________________________________________
Toán (BS) 
Luyện tập giải toán về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
	- Biết cách tính một số phần trăm của một số.
	- Vận dụng giải toán đơn giản về tính một số phần trăm của một số.
II. Đồ dùng dạy- học:
	- Bảng nhóm làm phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên chữa bài 2 ở VBT.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm.
- GV đọc ví dụ, ghi tóm tắt.
Số HS toàn trường: 600 HS.
Số HS nữ chiếm: 42,5%
Số HS nữ:  nữ ?
- Cho HS rút ra qui tắc và đọc lại qui tắc:
b. Hoạt động 2: Thực hành.
* Bài 1:
- 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vở.
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài 2: 
- Làm nhóm.
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Đại diện lên trình bày.
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm cá nhân.
- Chấm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng chữa.
- Nhận xét, cho điểm.
- GV chấm chữa và nhận xét. 
* Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
3. Củng cố- dặn dò: 
- Hệ thống bài
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng chữa bài.
a) Giới thiệu cách tính 42,5% của 600.
Tóm tắt các bước thực hiện:
100% số HS toàn trường là: 600 HS
1% số HS toàn trường là  HS?
42,5% số HS toàn trường là HS?
600 : 100 x 42,5 = 255
Hoặc: 600 x 42,5 : 100 = 255
- Muốn tìm 42,5% của 600 ta có thể lấy 600 chia cho 100 rồi nhân với 42,5 hoặc lấy 600 nhân với 42,5 rồi chia 100.
Bài giải
Số học sinh thích tập hát là: 
32 x 75 : 100 = 24 (HS)
 Đáp số: 24 HS 
- Đọc yêu cầu bài, hoạt động nhóm 4 làm bài vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày.
Bài giải
Số tiền lãi tiết kiệm sau 1 tháng là:
3 000 000 : 100 x 0,5 = 15 000 (đồng)
Tổng số tiền gửi và tiền lãi sau 1 tháng là:
3000 000 + 15 000 = 3 015 000 (đồng)
 Đáp số: 3 015 000 đồng
- Đọc yêu cầu bài.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS lên bảng chữa bài.
- Đọc yêu cầu bài.
Bài giải
a) 50% số cây là 600 cây
b) 25% số cây là 300 cây 
c) 75% số cây là 900 cây
- HS tự làm bài rồi lên bảng chữa bài
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS chữa bài trên bảng.
Bài giải
Tiền vật liệu để đóng chiếc bàn là
500 000 : 100 x 60 = 300 000 (đồng)
Tiền công đóng chiếc bàn là.
 500 000 – 300 000 = 200 000 (đồng)
 Đáp số: 200 000 đồng 
Tiếng Việt (BS)
Luyện từ và câu
ôn tập về Tổng kết vốn từ
I. Mục tiêu;
	- Thống kê được nhiều từ đồng nghĩa và trái nghĩa nói về các tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
	- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách em người trong 1 đoạn văn tả người.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng nhóm để HS làm bài tập.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS chữa bài tập 3 giờ học trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
a. Bài 1: Chọn từ thích hợp, điền vào mỗi ô trống trong bảng tổng kết sau.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV  ... ng; ưu, nhược điểm chính của từng giống gà
- Yêu cầu HS trình bày
- GV nhận xét và kết luận.
3.Củng cố - dặn dò
- Vì sao gà ri được nuôi nhiều ở nước ta ?
 - Nhận xét giờ học.
- HS nêu.
- Gà ri, gà lơ-go, gà tam hoàng, gà mía, gà tre, gà ác...
- HS nối tiếp nhau nêu: Gà ri, gà mía, gà tam hoàng ....
- HS nối tiếp nhau nêu
- HS đọc và quan sát hình vẽ SGK ,thảo luận nhóm 7, ghi kết quả ra nháp.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung nếu cần.
+ Gà ri:Thân nhỏ, thịt chắc, thơm,ngon
đẻ nhiều trứng , chăn chỉ kiếm ăn, nuôi
con khéo, ít bệnh tật, chịu được kham khổ.
+ Gà ác : Thân hình nhỏ , lông tắng xù, chân có năm ngón, và có lông . thịt và xương màu đen, thơm ngon bổ .
+ Gà lơ-go : Thân hình to, lông màu trắng, đẻ nhiều trứng.
+ Gà Tam hoàng : Thân ngắn, lông màu vàng rơm; chóng lớn và đẻ nhiều, trứng có màu nâu nhạt.
Toán (BS)
Luyện tập giải toán về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
	- Củng cố cách tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.
	- Vận dụng vào giải các bài toán đơn giản dạng tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Vở bài tập, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sịnh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 (VBT trang 96)
- GV nhận xét, cho điểm
- HS làm bài tập.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
a. Bài tập 1: VBT - 96
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
Trường đó có số học sinh là:
64 x 100 : 12,8 = 500 (học sinh)
 Đáp số: 500 học sinh
b. Bài 2 ( 96)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp
- GV phát phiếu học tập cho các cặp.
- GV thu phiếu học tập và gọi HS trình bày.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài theo cặp 
- Đại diện các cặp đôi trình bày.
Bài giải
Tổng số sản phẩm là:
44 x 100 : 5,5 = 800 (sản phẩm)
 Đáp số: 800 sản phẩm
c. Bài 3 (97)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- GV gắn bảng phụ. 
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân.
- 3 HS lên bảng nối.
10% 90 ha
20% 45 ha
50% 18 ha
d. Bài 4 (97)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và làm lại các bài tập.
- HS đọc và tóm tắt đề bài vào nháp.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS chữa bài trên bảng.
Bài giải
Diện tích sân trường đó là:
250 x 100 : 10 = 2500 (m2)
Đáp số: 2500 m2
_____________________________________
Tiếng Việt (BS)
Tập đọc
ÔN tập hai bài tập đọc đã học trong tuần
I. Mục tiêu:
 * Giúp HS 
 	- Củng cố kỹ năng đọc lưu loát và đọc diễn cảm cho HS một cách thành thạo.
 	 - HS hiểu và trả lời lưu loát nội dung của từng bài.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 	- Bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc diễn cảm.
III. Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc hai bài “ Thầy thuốc như mẹ hiền” và bài “ Thầy cúng đi bệnh viện”.
 - Nội dung các bài nói gì ?
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài.
a. Bài : Thầy thuốc như mẹ hiền.
- Gọi HS đọc bài cá nhân theo đoạn và cả bài.
- Những chi tiết nào trong bài nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người thuyền chài ? 
- Chi tiết nào cho thấy ông là người bác sĩ rất có lương tâm trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ.
- Vì lí do gì mà Lãn Ông được xem là người không màng danh lợi ?
b. Bài: Thầy cúng đi bệnh viện.
- Cụ ún làm nghề gì ?
- Khi mắc bệnh cụ đã làm gì ?
- Vì sao cụ không chịu mổ mà chốn bệnh viện về nhà ? 
- Cụ ún nhận ra điều gì ?
* Đọc diễn cảm: 
- GV treo bảng phụ có viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
- GV nhận xét cùng HS. 
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét và củng cố kiến thức toàn bài.
- Hướng dẫn HS ôn bài và chuẩn bị bài giờ sau.
- HS đọc và nêu nội dung của hai bài tập đọc.
- HS đọc bài và tìm hiểu bài theo câu hỏi.
- HS đọc cá nhân theo đoạn, cả bài nhiều lần.
- Lớp theo dõi để nhận xét câu trả lời của bạn.
* Ông tự đến chữa bệnh, cứu sống người thuyền chài bị bệnh nặng và không có tiền thuốc.
- Ông không ngại bốc thuốc chăm sóc, chữa trị cho đứa bé bị bệnh đậu suốt một tháng trời.
- Khi từ giã gia đình bệnh nhânông cũng không lấy tiền chữa bệnh mà còn cho thêm gạo củi.
* Ông vô cùng ân hận coi như mình mắc tội giết người khi có một bệnh nhận chết mặc dầu không phải do ông chữa trị.
- Cứu chữa người dân nghèo không lấy tiền công.
- Từ chối chức ngự y, một địa vị cao sang.
- HS đọc bài nhiều lần và trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét và bổ sung.
- Thầy cúng trừ ma chữa bệnh.
- Cúng bái trừ ma.
- Vì cụ sợ mổ và không tin vào bác sĩ Kinh bắt được con ma người Thái.
- Không nên mê tín dị đoan, ốm đau phải đi bệnh viện để chữa trị. 
- HS đọc bài theo hướng dẫn.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp
- Lớp cùng GV nhận xét và bổ sung.
Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
Khoa học
Tơ sợi
I. Mục tiêu: 
* Giúp học sinh:
	- Kể tên một số loại tơ sợi.
	- Làm thực hành phân biệt sợi tự nhiên và sợi nhân tạo.
	- Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ tơ sợi.
II. Đồ dùng dạy học :
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu tính chất của chất dẻo.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Làm nhóm.
- Chia lớp làm 6 nhóm.
+ Hình nào có liên quan đến việc làm ra sợi bông, sợi tơ, sợi đay?
+ Các sợi có nguồn gốc từ thực vật? động vật?
- Giảng: Tơ sợi có nguồn gốc từ thực vật và động vật gọi là sợi tự nhiên. Tơ sợi được làm ta từ chất dẻo như loại sợi ni lông được gọi là sợi nhân tạo.
b. Hoạt động 2: Thí nghiệm.
- Giáo viên hướng dẫn làm thí nghiệm và chốt lại.
c. Hoạt động 3: Làm cá nhân.
- Phát phiếu cho học sinh.
- Chấm 10 phiếu nhanh nhất.
- Nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
1. Quan sát và thảo luận làm vào phiếu học tập.
- Nhóm quan sát trả lời câu hỏi - trình bày.
H1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay.
H2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông.
H3: Liên quan đến việc làm ra tơ tằm.
+ Là sợi bông, sợi đay, sợi lanh, sợi gai.
+ Tơ tằm.
2. Thực hành theo hướng dẫn SGK trang 67.
- Đại diện lên trình bày.
+ Tơ sợi tự nhiên: khí cháy tạo ra tàn tro.
+ Tơ sợi nhân tạo: Khí cháy thì vón cục lại.
3. Làm việc với phiếu học tập.
- Hoàn thành bảng sau:
Loại tơ sợi
Đặc điểm chính
1. Tơ sợi tự nhiên.
- Sợi bông:
- Tơ tằm:
- Vải sợi bông có thể rất mỏng, nhẹ 
- Vải lụa tơ tằm thuộc hàng cao cấp 
2. Tơ sợi nhân tạo.
Sợi ni lông:
Vải ni lông khô nhanh, không them nước, dai, bền 
Toán (BS)
Luyện tập giải toán về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
	- Củng cố về giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm: Tìm phần trăm của một số và tìm một số khi biết phần trăm của nó.
	- Làm một số bài tập liên quan đến thực tế.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS nêu : Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số, muốn tìm phần trăm của một số, tìm một số khi biết phần trăm của số đó.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
a. Bài 1 (98)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
b. Bài 2 (98)
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập
- Gọi HS lên bảng trình bày.
- GV nhận xét, cho điểm.
c. Bài 3 (98)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, phát phiếu học tập cho HS.
- Thu phiếu học tập và gọi HS trình bày. 
d. Bài 4 (99)
- GV hướng dẫn HS làm bài tập và yêu cầu HS về nhà làm bài tập.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà làm bài tập 4 
- HS nêu.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
a. Tỉ số phần trăm của 21 và 25 là:
21: 25 = 0,84 = 84%
b. Tỉ số phần trăm của sản phẩm người thứ nhất so với tổng sản phẩm là:
546 : 1200 = 0,455 = 45,5%
 Đáp số: 45,5%
- HS làm bài cá nhân, làm vở bài tập.
- HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
a. 34% của 27kg là:
27 x 34 : 100 = 9,18kg
b. Số tiền lãi của cửa hàng đó là:
5 000 000 x 12 : 100 = 600 000 (đồng)
 Đáp số: 600 000 đồng
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS hoạt động theo cặp, làm bài vào phiếu học tập.
- HS trình bày.
Bài giải
a. Số đó là:
49 x 100 : 35 = 140
b. Trước khi bán, cửa hàng đó có số lít nước mắm là:
123,5 x 100 : 9,5 = 1300 (lít)
 Đáp số: 1300 lít
____________________________________________
Tiếng Việt (BS)
Tập làm văn
Luyện tập cách làm biên bản một vụ việc
I. Mục tiêu: 
	- HS nhận ra sự giống nhau, khác nhau về nội dung, cách trình bày giữa biên bản cuộc họp và biên bản vụ việc.
	- Biết làm biên bản về một vụ việc.
II. Đồ dùng dạy- học:
	- Phiếu học tập
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc 1 đoạn văn tả người bạn thân.
- Nhận xét, góp ý, cho điểm.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: GV cho HS ôn lại kiến thức cũ
- GV hướng dẫn HS ôn lại.
- So sánh biên bản một vụ việc với biên bản cuộc họp có gì giống và khác nhau? Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 và viết vào phiếu học tập.
- GV kết luận
Bài 2: 
- GV hướng dẫn HS lập biên bản.
- Yêu cầu HS lập biên bản một vụ việc có thể là: Xử lí xây nhà trái phép, xử lí vi phạm pháp luật về giao thông, bàn giao tài sản...
- Gọi HS đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà hoàn chỉnh bài trên.
- HS đọc đoạn văn.
- HS đọc yêu cầu bài.
g Biên bản  SGK.
- HS đọc biên bản.
- HS theo dõi để so sánh nhận biết thêm rõ ràng hơn.
Giống nhau
- Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng.
1. Phần mở đầu: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản.
2. Phần chính: thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, diễn biến sự việc.
3. Phần kết: Ghi tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
Khác nhau
- Nội dung của biên bản cuộc họp có báo cáo, phát biểu, 
- HS làm bài tập vào vở.
- Một vài HS đọc bài viết của mình.
- Lớp nhận xét và GV đánh giá, nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docchieu 16.doc