Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 - Tuần 5

Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 - Tuần 5

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu gnhị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

 - Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

 - Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Tranh phóng to (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ 2 ngày 19 tháng 9 năm 2011
Buổi sáng Tập đọc:
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC 
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu gnhị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
 - Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
 - Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Tranh phóng to (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) Bài ca về trái đất
- Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và bốc thăm trả lời câu hỏi.
+ Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
- Giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn trên sóng.
+ Bài thơ muốn nói với em điều gì?
Ÿ Giáo viên cho điểm, nhận xét
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc (10’)
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn chia đoạn
- Sửa lỗi đọc cho học sinh
- Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.
- Học sinh nhận xét 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Học sinh lắng nghe - Xác định được tựa bài 
- Lần lượt 6 học sinh.
- Học sinh gạch dưới từ có âm tr - s
- Lần lượt học sinh đọc từ, câu
Ÿ Giáo viên đọc toàn bài, nêu xuất xứ
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài (12’)
- Hoạt động nhóm, lớp
- Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- Học sinh đọc đoạn 1
+ Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
- Công trường, tình bạn giữa những người lao động. 
+ Tả lại dáng vẻ của A-lếch-xây?
-HS tả lại dáng vẻ của A-lếch-xây bằng tranh
- Học sinh nêu nghĩa từ chất phác.
+ Vì sao người ngoại quốc này khiến anh phải chú ý đặc biệt?
- HS nêu lên thái độ, tình cảm của nhân vật
+ Có vóc dáng cao lớn đặc biệt
+ Có vẻ mặt chất phác
+ Dáng người lao động
+ Dễ gần gũi 
Ÿ GV chốt lại bằng tranh: Tất cả từ con người ấy gợi lên ngay từ đầu cảm giác giản dị, thân mật.
- Nêu ý đoạn 1
- Những nét giản dị thân mật của người ngoại quốc
- Tiếp tục tìm hiểu đoạn 2
- Học sinh lần lượt đọc đoạn 2
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau: 
- Học sinh nhận phiếu + thảo luận + báo cáo kết quả 
- Học sinh gạch dưới những ý cần trả lời
+ Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
- Ánh mắt, nụ cười, lời đối thoại như quen thân
Ÿ Giáo viên chốt: Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp (VN và Liên Xô trước đây) diễn ra rất thân mật.
+ Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất?
+ Cái cánh tay của người ngoại quốc
+ Lời nói: tôi  anh
+ Ăn mặc
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Thân mật, thân thiết, giản dị, gần gũi. Tình hữu nghị
- Tình cảm thân mật thể hiện tình hữu nghị giữa Nga và Việt Nam
- Hoạt động nhóm, cá nhân, cả lớp
+ Những chi tiết đó nói lên điều gì?
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, rút đại ý (8’)
- Rèn đọc diễn cảm
- Học sinh lần lượt đọc từng đoạn
- Rèn đọc câu văn dài “Ánh nắng  êm dịu”
- Nêu cách đọc - Nhấn giọng từ trong đoạn
- HS lần lượt đọc diễn cảm câu, đoạn, cả bài
- Cả tổ cử đại diện thi đọc diễn cảm 
- Nêu nội dung bài.
- Cả tổ thi đua nêu nội dung bài.
Ÿ Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về những công trình hợp tác
- Học sinh quan sát, trưng bày thêm tranh ảnh sưu tầm của bản thân.
3.Củng cố: (3’)
- Thi đua: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất 
- Học sinh thi đua đọc diễn cảm (2 dãy)
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
4. Dặn dò: (2’)
- Chuẩn bị: “ Ê-mi-li con”
- Nhận xét tiết học 
Toán:
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI 
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
 - Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
 - BT cần làm: B1 ; B2(a,c) ; B3.
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Vận dụng những điều đã học vào thực tế. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Phấn màu - bảng phụ. SGK - bảng con - vở nháp 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
- Kiểm tra các dạng toán về tỉ lệ vừa học. 
- 2 học sinh 
- Học sinh sửa bài 3, 4/23 (SGK)
- Lần lượt HS nêu tóm tắt - sửa bài 
- Lớp nhận xét 
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
2. Bài mới: (30’) Luyện tập
Ÿ Bài 1: 
- GV gợi mở. Học sinh tự đặt câu hỏi. Học sinh trả lời. Giáo viên ghi kết quả. 
- Học sinh lần lượt lên bảng ghi kết quả.
- Học sinh kết luận mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền nhau. 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Lần lượt đọc mối quan hệ từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. 
Ÿ Bài 2: (a,c)
- Giáo viên gợi mở để học sinh tìm phương pháp đổi. 
- Học sinh đọc đề 
- Xác định dạng 
Ÿ Giáo viên chốt ý. 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài - nêu cách chuyển đổi. 
Ÿ Bài 3: Tương tự bài tập 2
- Học sinh đọc đề
- Học sinh làm bài
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Nhắc lại kiến thức vừa học 
- Thi đua ai nhanh hơn 
- Tổ chức thi đua: 
82km3m = ..m 
5 008m = kmm
- Học sinh làm ra nháp 
3. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại quan hệ của các đơn vị đo độ dài
4. Dặn dò: (2’)
- Làm các bài tập còn lại. 
- Chuẩn bị: “Ôn bảng đơn vị đo khối lượng” 
- Nhận xét tiết học
 Kể chuyện: 
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I. MỤC TIÊU: 
 - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh; biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 - Yêu hòa bình, có ý thức đoàn kết với tập thể lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Sách, truyện ngắn với chủ điểm hòa bình. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm
- 2 học sinh nối tiếp kể lại câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai” 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của giờ học (5’)
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc đã được đọc về chủ điểm hòa bình.
- 1 học sinh đọc đề bài
- HS gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài
- Cả lớp đọc thầm toàn bộ phần đề bài và phần gợi ý - Truyện tham khảo: Vua Lê Đại Hành 
- Lần lượt HS nêu lên câu chuyện sẽ kể
- Nhắc các em chú ý kể chuyện theo trình tự.
* Hoạt động 2: Học sinh thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện (25’)
- Hoạt động nhóm
- GV hướng dẫn học sinh thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Học sinh làm việc theo nhóm
- Từng học sinh kể câu chuyện của mình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thi kể chuyện theo nhóm.
- Đại diện nhóm kể chuyện (Động tác, điệu bộ, giọng kể)
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện
- Nhận xét, tính điểm về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện 
- Cả lớp nhận xét 
3. Củng cố: (3’) 
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- Chọn câu chuyên yêu thích, vì sao?
- Suy nghĩ của bản thân khi nghe câu chuyện.
4. Dặn dò: (2’)
- Chuẩn bị: Kể lại câu chuyện em đã là thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.
- Nhận xét tiết học
Buổi chiều GĐ - BD Toán:
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố để HS biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
 - Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
 - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Vận dụng những điều đã học vào thực tế. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
- Gọi HS đọc bảng đơn vị đo độ dài và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
- 2 học sinh 
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
2. Bài mới: (28’)
Ÿ Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và yêu cầu HS tự làm vào vở.
- 4 HS TB lên bảng làm.
- HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền nhau. 
- Giáo viên chốt lại 
- Lần lượt đọc mối quan hệ từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. 
Ÿ Bài 2: 
- Giáo viên gợi mở để học sinh tìm phương pháp đổi. 
- Học sinh đọc yêu cầu. 
- Xác định dạng 
- Học sinh làm bài 
Ÿ Giáo viên chốt ý. 
- Học sinh sửa bài - nêu cách chuyển đổi. 
Ÿ Bài 3: Tương tự bài tập 2
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài, nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt lại 
Ÿ Bài 4: Dành cho HS khá giỏi
- Yêu cầu HS tự làm.
- Chữa bài 
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
- HS nhắc lại quan hệ của các đơn vị đo độ dài
- Chuẩn bị: “Ôn bảng đơn vị đo khối lượng” 
- Nhận xét tiết học
GĐ-BD Tiếng Việt:
LUYỆN: TỪ TRÁI NGHĨA
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố để HS nắm được thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau. 
- Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ; biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước. 
 - Biết tìm từ trái nghĩa trong câu và đặt câu phân biệt những từ trái nghĩa.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Củng cố kiến thức đã học: (5’)
+ Em hãy thế nào là từ trái nghĩa ? cho ví dụ ?
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (28’)
Bài 1: Tìm ba từ trái nghĩa với những từ sau:
giỏi : 
thua:
yêu :
Bài 2: Khoanh vào các từ trái nghĩa với từ ngoan.
Xinh, chăm chỉ, hỗn, láo, siêng năng, lễ phép, gian, thật thà.
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- GV chia lớp thành 2 nhóm, tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.
- Bình chọn nhóm thắng cuộc.
Bài 3: Gạch chân dưới các cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ sau:
a. Sớm nắng chiều mưa.
b. Lên rừng xuống biển.
c. Trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
d. Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã hay.
Bài 4: Dành cho HS khá giỏi
Đặt 1 câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa.
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Nhận xét giờ học.
- 2 H nêu khái niệm. Học sinh khác nêu ví dụ .
* 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Lớp chữa bài nhận xét.
+ giỏi / dốt, yếu, kém
+ thua / thắng, thành công, được 
+ yêu / ghét, chán, căm thù 
* 1 H đọc đề bài.
- Cử đại diện mỗi nhóm 2 em lên chơi .
Đáp án: Khoanh vào các từ: hỗn, láo, gian.
* HS tự đọc đề bài và xác định y/c bài tập.
- 4 H lên bảng làm bài. Mỗi H làm 1 câu, cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài nhận xét .
- HS tự đặt câu, 2 em lên bảng. Nhận xét.
 Đạo đức:
CÓ CHÍ THÌ NÊN ( Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
 - Biết được: Người có ý chícó thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
 - Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. 
 - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý c ... iên theo dõi nhắc nhở học sinh tìm ra lỗi sai
- Xác định sai về mặt nào
- Một số HS lên bảng sửa và đọc 
- Cả lớp nhận xét
3. Củng cố: (3’)
- Hoạt động lớp
- Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay
- Giáo viên đọc những đoạn văn, bài hay có ý riêng, sáng tạo 
- HS trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học và rút ra kinh nghiệm cho mình
4. Dặn dò: (2’)
- Quan sát cảnh sông nước, vùng biển, dòng sông, con suối đổ.
- Chuẩn bị: Luyện tập làm đơn 
- Nhận xét tiết học
 Toán:
MI-LI-MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết tên gọi, ký hiệu độ lớn của mi-li-mét vuông; biết quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
 - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
 - BT cần làm: B1; B2a (cột 1); B3.
 - Giáo dục HS yêu thích học toán, thích làm các bài tập liên quan đến diện tích. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Phấn màu - bảng phụ - SGK - bảng con - vở nháp 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Bài cũ: (5’)
- GV nhận xét, sửa bài
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông (5’)
- GV gt:để đo những dt rất bé, người ta dùng đv mi-li-mét vuông.
- GV đưa hình vẽ 1mm2 lên
HĐ2: Gíới thiệu bảng đơn vị đo diện tích: (10’)
- Gọi HS nêu tên các đv đo dt đã học
- GV điền vào bảng đã kẻ sẵn
- Cho HS nêu mối q.hệ giữa km2 và hm2 
 HĐ3: Thực hành: (15’)
Bài 1: Cho HS đọc và viết các số đo dt
Bài 2 a(cột): 
- HS đọc yc bài tập
Bài 3:
- GV chấm và chữa bài
3.Củng cố, dặn dò: (3’)
- Dặn HS ghi nhớ bảng đv đo dt.
- NX tiết học.
- HS làm bài tập 4 của tiết trước
- HS nêu những đv đo dt đã học
- HS tự nêu: mi-li-mét vuông là dt của h.vuông có cạnh dài 1mm
- HS tự nêu cách viết tắt mi-li-mét vuông
- HS quan sát hình vẽ, tự rút ra nx.
1cm2 = 100mm2 ; 1mm2 = 1/ 100 cm2
- HS nêu những đv > m2; những đv < m2
- HS nêu mối q.hệ giữa mỗi đv với đv kế tiếp nó rồi điền tiếp vào bảng kẻ sẵn để có bảng đv đo dt
- HS nêu nx về 2 đv đo dt liền nhau
- Vài HS đọc lại bảng đv đo dt
- HS tự làm vào vở rồi đổi vở cho nhau để chữa bài
- HS làm bài theo nhóm rồi trình bài kết quả.Cả lớp nhận xét sửa bài.
- HS tự làm bài vào vở
- HS đọc lại bảng đv đo dt 
Lịch sử:
PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I. MỤC TIÊU: 
 - Học sinh biết: Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu). 
 - HS khá, giỏi: Biết được vì sao phong trào Đông Du thất bại: do sự cấu kết của thực dân Pháp với chính phủ Nhật.
 - Giáo dục học sinh yêu mến, kính trọng, biết ơn Phan Bội Châu. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Ảnh trong SGK - Bản đồ thế giới - Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du. SGK, sưu tầm tư liệu về Phan Bội Châu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” 
- 2 HS trả lời câu hỏi
+ Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì về mặt kinh tế?
- HS khác nhận xét
+ Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì về mặt xã hội?
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ
2. Bài mới: 
- Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về Phan Bội Châu (12’)
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Em biết gì về Phan Bội Châu?
- Phan Bội Châu hiệu là Sào Nam, sinh ngày 26/12/1867
- Trong một gia đình nhà nho nghèo, tại thôn Sa Nam, tỉnh Nghệ An.
Ÿ Giáo viên nhận xét + giới thiệu thêm về Phan Bội Châu (kèm hình ảnh)
- Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp?
- Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam.......
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào Đông Du (13’)
- Hoạt động nhóm đôi, trả lời câu hỏi phiếu HT.
- GV giới thiệu về phong trào Đông Du 
- Học sinh đọc ghi nhớ. 
- Giáo viên phát phiếu học tập
- Phong trào bắt đầu lúc nào? Kết thúc năm nào?
- Bắt đầu từ 1905, chấm dứt năm 1908
- Phong trào Đông du do ai khởi xướng và lãnh đạo?
- Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo
- Mục đích?
- Cử người sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài cứu nước.
- Phong trào diễn ra như thế nào?
- 1905: 9 người sang Nhật nhờ chính phủ Nhật đào tạo
- Phan Bội Châu viết “Hải ngoại huyết thư” vận động:
+ Thanh niên yêu nước sang Nhật du học.
+ Kêu gọi đồng bào quyên tiền ủng hộ phong trào.
- 1907: hơn 200 người sang Nhật học tập, quyên góp được hơn 1 vạn đồng.
- Học sinh Việt Nam ở Nhật học những môn gì? Những môn đó để làm gì?
- Học sinh trả lời
- Ngoài giờ học, họ làm gì? Tại sao họ làm như vậy?
- Học sinh nêu
- Phong trào Đông Du kết thúc như thế nào?
- Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất thanh niên Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản.
Ÿ Giáo viên nhận xét - rút lại ghi nhớ 
- Học sinh đọc ghi nhớ
3. Củng cố: (3’)
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Tại sao chính phủ Nhật thỏa thuận với Pháp chống lại phong trào Đông Du?
- Học sinh 2 dãy thi đua thảo luận trả lời 
® Rút ra ý nghĩa lịch sử
- Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta
- Giúp người Việt hiểu phải tự cứu sống mình 
® Giáo dục tư tưởng: yêu mến, biết ơn Phan Bội Châu 
4. Dặn dò: (2’)
- Học ghi nhớ 
- Chuẩn bị: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước 
- Nhận xét tiết học 
Buổi chiều Khoa học:
 THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG!” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN (T2)
I. MỤC TIÊU: 
 - Nêu được một số tác hại của ma tuý, thuốc lá, rượu bia.
 - Từ chối sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma tuý.
 - Giáo dục học sinh không sử dụng các chất gây nghiện để bảo vệ sức khỏe và tránh lãng phí.
 - Kĩ năng phân tích và xử lí thông tin một cách hệ thống từ các tư liệu của SGK, của GV cung cấp về tác hại của chất gây nghiện.
 - Kĩ năng tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin về tác hại của chất gây nghiện.
 - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử và kiên quyết từ chối sử dụng các chất gây nghiện.
 - Kĩ năng tìm kiếm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 + Các hình ảnh trong SGK trang 19	
 + Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm được 
 + Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
+ Người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc những bệnh ung thư nào?
- Ung thư phổi, miệng, họng, thực quản, tụy, thận, bàng quan...
+ Nêu tác hại của rượu, bia, đối với tim mạch?
- Tim to, rối loạn nhịp tim ...
+ Nêu tác hại của ma túy đối với cộng đồng và xã hội?
- XH phải tốn tiền nuôi và chạy chữa cho người nghiện, sức lao động của cộng đồng suy yếu, các tội phạm hình sự gia tăng...
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm” (9’)
- Hoạt động cả lớp, cá nhân 
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- Học sinh nắm luật chơi
- Sử dụng ghế của GV chơi trò chơi này.
- Chuẩn bị thêm 1 khăn phủ lên ghế để chiếc ghế trở nên đặc biệt hơn
- Nêu luật chơi.
+ Bước 2:
-GV yêu cầu cả lớp đi ra ngoài hành lang
- Học sinh thực hành chơi
- Giáo viên để ghế ngay giữa cửa ra vào và yêu cầu cả lớp đi vào.
+ Có em cố gắng không chạm vào ghế
+ Có em cố ý đẩy bạn ngã vào ghế
+ Có em cảnh giác, né tránh bạn đã bị chạm vào ghế ...
+ Bước 3: Thảo luận cả lớp
- Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận
+ Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
- Rất lo sợ
+ Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế?
- Vì sợ bị điện giật chết
+ Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế?
- Chỉ vì tò mò xem nó nguy hiểm đến mức nào.
+ Tại sao khi bị xô đẩy có bạn cố gắng tránh né để không ngã vào ghế?
- Vì biết nó nguy hiểm cho bản thân.
Ÿ Giáo viên chốt: chạm vào chiếc ghế cũng như tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý ® phải thận trọng và tránh xa nguy hiểm.
Hoạt động 2: Đóng vai (9’)
- Hoạt động nhóm, lớp 
+ Bước 1: Thảo luận
- Học sinh thảo luận, trả lời. 
- GV nêu vấn đề: Khi chúng ta từ chối ai đó một điều gì, các em sẽ nói những gì?
+ Hãy nói rõ rằng mình không muốn làm việc đó.
+ Giải thích lí do khiến bạn quyết định như vậy 
+ Nếu vẫn cố tình lôi kéo, tìm cách bỏ đi khỏi nơi đó 
+ Bước 2: Tổ chức, hướng dẫn, thảo luận
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm hoặc 6 nhóm.
- Các nhóm nhận tình huống, HS nhận vai
+ Tình huống 1: Lân cố rủ Hùng hút thuốc ® nếu là Hùng bạn sẽ ứng sử như thế nào?
- Các vai hội ý về cách thể hiện, các bạn khác cũng có thể đóng góp ý kiến 
+ Tình huống 2: Trong sinh nhật, một số anh lớn hơn ép Minh uống bia ® nếu là Minh, bạn sẽ ứng xử như thế nào?
+ Tình huống 3: Tư bị một nhóm thanh niên dụ dỗ và ép hút thử hê-rô-in. Nếu là Tư, bạn sẽ ứng xử như thế nào?
- Các nhóm đóng vai theo tình huống nêu trên.
* Hoạt động 3: Củng cố (7’)
- Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận
+ Việc từ chối hút thuốc lá, uống rượu, bia, sử dụng ma tuý có dễ dàng không?
+ Trường hợp bị dọa dẫm, ép buộc chúng ta nên làm gì?
+ Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếu không giải quyết được.
3. Dặn dò: (2’)
- Xem lại bài + học ghi nhớ
- Chuẩn bị: Dùng thuốc an toàn 
- Nhận xét tiết học 
Sinh hoạt tập thể:
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU: 
 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 5.
 - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
 - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÌNH QUA
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ. Duy trì SS lớp tốt.
 - Nề nếp lớp tương đối ổn định.
 * Học tập: 
 - Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
 - Một số em chưa chịu khó học ở nhà.
* Văn thể mĩ:
 - Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ.
 - Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
* Hoạt động khác:
 - Sinh hoạt Đội đúng quy định.
III. KẾ HOẠCH TUẦN 6:
* Nề nếp:
 - Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
 - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
 - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
 - Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
* Học tập:
 - Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học.
 - Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
 - Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
 - Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
* Vệ sinh:
 - Thực hiện VS trong và ngoài lớp. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
* Hoạt động khác:
 - Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 5 LIEN KNS MOI.doc