Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 13

Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 13

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Củng cố phép cộng, trừ, nhân số thập phân.

- Bước đầu nắm được quy tắc nhân một tổng các số thập phân với số thập phân.

- Củng cố kỹ năng đọc viết số thập phân và cấu tạo của số thập phân.

2. Kĩ năng:

- Rèn học sinh thực hiện tính cộng, trừ, nhân số thập phân nhanh, chính xác.

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

+ GV:Phấn màu, bảng phụ.

+ HS: Vở bài tập.

III. Các hoạt động:

 

doc 38 trang Người đăng huong21 Lượt xem 893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
 Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011 
Luyện Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Củng cố phép cộng, trừ, nhân số thập phân.
- Bước đầu nắm được quy tắc nhân một tổng các số thập phân với số thập phân.
- Củng cố kỹ năng đọc viết số thập phân và cấu tạo của số thập phân.
2. Kĩ năng: 	
- Rèn học sinh thực hiện tính cộng, trừ, nhân số thập phân nhanh, chính xác.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị:
+ GV:Phấn màu, bảng phụ. 
+ HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động:
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập.
Học sinh sửa bài nhà
Học sinh nêu lại tính chất kết hợp.
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
Luyện tập chung.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố phép cộng, trừ, nhân số thập phân.
Phương pháp: Thực hành, động não. 
 Bài 1:	
• Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn kỹ thuật tính.
• Giáo viên cho học sinh nhắc lại quy tắc +, – , ´ số thập phân.
	Bài 2:
• Giáo viên chốt lại.
Nhân nhẩm một số thập phân với 10 ; 0,1.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh bước đầu nắm được quy tắc nhân một tổng các số thập phân với số thập phân.
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, động não.
	Bài 4 :
Giáo viên cho học sinh nhắc quy tắc một số nhân một tổng và ngược lại một tổng nhân một số?
• Giáo viên chốt lại: tính chất 1 tổng nhân 1 số (vừa nêu, tay vừa chỉ vào biểu thức).
 Bài 3:
• Giáo viên chốt: giải toán.
• Củng cố nhân một số thập phân với một số tự nhiên 
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
Giáo viên cho học sinh nhắc lại nội dung ôn tập.
Giáo viên cho học sinh thi đua giải toán nhanh.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Luyện tập chung”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
	46,93 ´ 10 = 469,3 ; 
 147,145 ´ 100 = 14714,5
	342,15 ´ 0,1 = 34, 215; 
	157,43 ´ 0,01 = 1,5743
Nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000 ; 0, 1 ; 0,01 ; 0, 001.
Hoạt động lớp.
 - Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Nhận xét kết quả.
Học sinh nêu nhận xét 
(a+b) x c = a x c + b x c hoặc 
 a x c + b x c = ( a + b ) x c
- Học sinh đọc đề.
Nêu tóm tắt – Vẽ sơ đồ.
Học sinh giải – 1 em giỏi lên bảng.
Học sinh sửa bài.
Mua 1 kg gạo phải trả số tiên là;
27000 : 6 = 4500 (đồng )
Mua 4,5 kg gạo thì hết số tiền là:
4500 x 4,5 = 20250(kg)
 Đáp số : 20250 kg
Cả lớp nhận xét.
 Hoạt động nhóm đôi.
Bài tập tính nhanh (ai nhanh hơn)
	1,3 ´ 13 + 1,8 ´ 13 + 6,9 ´ 13
 ?&@
Luyện đọc
Người gác rừng tí hon
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	
- Luyện đọc lưu loát – bước đầu diễn cảm bài văn.
- Giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp , ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ gợi tả, phù hợp với nội dung từng đoạn, tính cách nhân vật.
2. Kĩ năng: 	 - Hiểu được từ ngữ trong bài.
- Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm một công dân nhỏ tuổi 
3. Thái độ: 
- Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, yêu mến quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị:
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
“Người gác rừng tí hon”
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Phương pháp: Thực hành.
Luyện đọc.
Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn.
Sửa lỗi cho học sinh.
 Giáo viên ghi bảng âm cần rèn.
Ngắt câu dài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, bút đàm, đàm thoại.
• Tổ chức cho học sinh thảo luận.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
+Thoạt tiên phát hiện thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặtđất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào _Giáo viên ghi bảng : khách tham quan.
+Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã nhìn thấy những gì , nghe thấy những gì ?
-Yêu cầu học sinh nêu ý 1.
• Giáo viên chốt ý.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm
_GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm
Yêu cầu học sinh nêu ý 2.
• Giáo viên chốt ý.
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3.
+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia việc bắt trộm gỗ ?
+ Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì ?
Cho học sinh nhận xét.
Nêu ý 3.
Yêu cầu học sinh nêu đại ý 
• Giáo viên chốt: Con người cần bào vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ các loài vật có ích.
v	Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Thảo luận nhóm, bút đàm, đàm thoại.
Giáo viên hướng dẫn học sinh rèn đọc diễn cảm.
Yêu cầu học sinh từng nhóm đọc.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Hướng dẫn học sinh đọc phân vai.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, bút đàm, đàm thoại.
Giáo viên phân nhóm cho học sinh rèn.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà rèn đọc diễn cảm.
Chuẩn bị: “Trồng rừng ngập mặn”.
Nhận xét tiết học .
Hát 
Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
Học sinh đặt câu hỏi – Học sinh trả lời.
Hoạt động lớp, cá nhân.
1, 2 học sinh đọc bài.
Lần lượt học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
 + Đoạn 1: Từ đầu bìa rừng chưa ?
 + Đoạn 2: Qua khe lá  thu gỗ lại 
 + Đoạn 3 : Còn lại .
3 học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
Học sinh phát âm từ khó.
Học sinh đọc thầm phần chú giải.
1, 2 học sinh đọc toàn bài.
 Hoạt động nhóm, lớp.
 - Các nhóm thảo luận.
Thư kí ghi vào phiếu các ý kiến của bạn.
Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm nhận xét.
Học sinh đọc đoạn 1.
Dự kiến: Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào 
- Hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài; bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối 
-Tinh thần cảnh giác của chú bé
_Các nhóm trao đổi thảo luận
_Dự kiến : 
+ Thông minh : thắc mắc, lần theo dấu chân, tự giải đáp thắc mắc, gọi điện thoại báo công an .
+ Dũng cảm : Chạy gọi điện thoại, phối hợp với công an .
-Sự thông minh và dũng cảm của câu bé 
- Dự kiến : yêu rừng , sợ rừng bị phá / Vì hiểu rằng rừng là tài sản chung, cần phải giữ gìn / 
-Dự kiến : Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung/ Bình tĩnh, thông minh/ Phán đoán nhanh, phản ứng nhanh/ Dũng cảm, táo bạo 
-Sự ý thức và tinh thần dũng cảm của chú bé 
Bài văn biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi .
Hoạt động lớp, cá nhân.
- Học sinh thảo luận cách đọc diễn cảm: giọng đọc nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
Đại diện từng nhóm đọc.
Các nhóm khác nhận xét.
Lần lược học sinh đọc đoạn cần rèn.
Đọc cả bài.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Các nhóm rèn đọc phân vai rồi cử các bạn đại diện lên trình bày.
chính tả 
Phân biệt âm đầu s/x âm cuối t/c
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Học sinh nhớ và viết đúng chính tả bài “Hành trình của bầy ong”.
2. Kĩ năng: 	- Luyện viết đúng những từ ngữ có âm đầu s – x hoặc âm cuối 
 t – c dễ lẫn.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Phấn màu.
+ HS: SGK, Vở.
III. Các hoạt động:
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ viết.
Phương pháp: Đàm thoại, bút đàm.
Giáo viên cho học sinh đọc một lần bài thơ.
+ Bài có mấy khổ thơ?
+ Viết theo thể thơ nào?
+ Những chữ nào viết hoa?
+ Viết tên tác giả?
• Giáo viên chấm bài chính tả.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Phương pháp: Thực hành.
	*Bài 2a: Yêu cầu đọc bài.
• Giáo viên nhận xét.
	*Bài 3:
• Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
• Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Thi đua, trò chơi.
Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà làm bài 2 vào vở.
Chuẩn bị: “Chuỗi ngọc lam”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
2 học sinh lên bảng viết 1 số từ ngữ chúa các tiếng có âm đầu s/ x hoặc âm cuối t/ c đã học.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh lần lượt đọc lại bài thơ rõ ràng – dấu câu – phát âm (10 dòng đầu).
Học sinh trả lời (2).
Lục bát.
Nêu cách trình bày thể thơ lục bát.
Nguyễn Đức Mậu.
Học sinh nhớ và viết bài.
Từng cặp học sinh bắt chéo, đổi tập soát lỗi chính tả.
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 học sinh đọc yêu cầu.
Tổ chức nhóm: Tìm những tiếng có phụ âm tr – ch.
Ghi vào giấy – Đại diện nhóm lên bảng dán và đọc kết quả của nhóm mình.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc thầm.
Học sinh làm bài cá nhân – Điền vào ô trống hoàn chỉnh mẫu tin.
Học sinh sửa bài (nhanh – đúng).
Học sinh đọc lại mẫu tin.
Hoạt động lớp.
Thi tìm từ láy có âm đầu s/ x.
Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2011
Luyện Toán
 Luyện tập Chia một số thập phân cho một số tự nhiên
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Giúp học sinh củng cố quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
- Tiếp tục giúp Hs cách tìm được kết quả của một phép tính chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
2. Kĩ năng: 	- Rèn học sinh chia nhanh, chính xác, khoa học.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh say mê môn học.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Quy tắc chia trong SGK. 
+ HS: bảng con.
III. Các hoạt động:
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh sửa bài nhà
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Chia 1 số thập phân cho 1 số tự nhiên.
4. Phát triển các hoạt động: 
Phương pháp: Thực hành, động não.
  Bài 1:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Nêu yêu cầu đề bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài.
Giáo viên nhận xét.
  Bài 2:
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại quy tắc tìm thừa số chưa biết?
  Bài 3:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề. Tóm tắt đề, tìm cách giải.
v	Hoạt động 3: Củng cố
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
Cho học sinh nêu lại cách chia số thập phân cho số tự nhiên.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua giải nhanh bài tập.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Dặn dò: Làm bài 3 / 64.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Hoạt động lớp.
- Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài (2 nhóm) các nhóm thi đua.
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề – Cả lớp đọc thầm.
Học sinh giải.
Học sinh thi đua sửa bài.
Lần lượt học sinh nêu lại “Tìm thừa số chưa biết”.
Học sinh tìm cách giải.
Học sinh giải vào vở.
Trung bình mỗi giờ ô tô đó đI được số km là:
169,5 : 4 = 42,375 (km)
Đáp số : 42,375 km
 Hoạt động cá nhân.
_HS chơi trò “Bác đư ... 
Học sinh sửa bài tập.
+ Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe: Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu làm đấy.
Học sinh lần lượt tìm danh từ chung, danh từ riêng và đại từ trong bài tập trên.
Hoạt động nhóm đôi.
- HS nêu yêu cầu và đọc đoạn văn.
	- HS làm bài tập sau đó chữa bài.
	- GV nhận xét, kết luận.
	( DTR : Hùng, Quý, Nam; DTC : đường, đời, câu,...
	 Đại từ : tớ, cậu.
	 Động từ : Đi học, trao đổi, đi, reo,...
	 Tính từ : sôi nổi,... )
- HS nêu yêu cầu bài tập
	- HS tự làm rồi nêu kết quả. (ý đúng : 1; 2)
Hoạt động nhóm, lớp.
	- HS nêu yêu cầu.
	- GV nhắc HS : Đặt 5 câu, mỗi câu phải có 1 danh từ riêng tiếng Việt hoặc DTR nước ngoài.
Chẳng hạn : Bác Hồ là vị cha già của dân tộc.
Pi - e là người rất tốt bụng.
	- HS tự làm bài.
	- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đã đặt (Mỗi HS 1 câu).
	- GV nhận xét, sửa sai. 
 Hoạt động lớp.
- Thi diễn đạt đoạn văn nối tiếp (mỗi học sinh 1 câu) theo yêu cầu có danh từ, động từ, tính từ mà dãy kia nêu.
Luyện Tập làm văn
Luyện tập làm văn tả người
Đề bài : Em hãy tả một người bạn thân nhất của em.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Củng cố kiến thức về đoạn văn.
2. Kĩ năng: 	- Dựa vào dàn ý kết quả quan sát đã có, học sinh viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người bạn thân nhất của em.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh lòng yêu mến mọi người xung quanh, say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ HS: Soạn dàn ý bài văn tả tả ngoại hình nhân vật.
III. Các hoạt động:
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên kiểm tra cả lớp việc lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp 
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức về đoạn văn.
Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình.
• Giáo viên nhận xét – Có thể giới thiệu hoặc sửa sai cho học sinh khi dùng từ hoặc ý chưa phù hợp.
	Gợi ý:
• Người em định tả là ai?
+ Mái tóc màu sắc như thế nào? Độ dày, chiều dài.
+ Hình dáng.
+ Đôi mắt, màu sắc, đường nét , cái nhìn.
+ Khuôn mặt.
• Em định tả hoạt động gì của người đó?
• Hoạt động đó diễn ra như thế nào?
• Nêu cảm tưởng của em khi quan sát hoạt động đó? 
• Giáo viên nhận xét. 
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phướng pháp: Phân tích.
Giáo viên nhận xét – chốt.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Tự viết hoàn chỉnh bài 2 vào vở.
Chuẩn bị: “Làm biên bản bàn giao”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
- Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm.
1 học sinh đọc yêu cầu bài.
Cả lớp đọc thầm.
Đọc dàn ý đã chuẩn bị – Đọc phần thân bài.
Cả lớp nhận xét.
Đen mượt mà, chải dài như dòng suối – thơm mùi hoa bưởi.
Đen lay láy (vẫn còn sáng, tinh tường) nét hiền dịu, trìu mến thương yêu.
Phúng phính, hiền hậu, điềm đạm.
Học sinh suy nghĩ, viết đoạn văn 
 (chọn 1 đoạn của thân bài).Dự kiến: gồm 7 câu – Câu 1: giới thiệu về Trung – Câu 2: tả chiều cao của Trung – Câu 3: tả nước da – Câu 4: tả thân hình rắn chắc (cổ, vai, ngực, bụng, hai cánh tay, cặp đùi) – Câu 5: tả cặp mắt to và sáng – Câu 6: tả cái miệng tươi cười – Câu 7: tả cái trán dô bướng bỉnh.
Viết câu chủ đề – Suy nghĩ, viết theo nội dung câu chủ đề.
Lần lượt đọc đoạn văn.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
Học sinh làm bài.
Diễn đạt bằng lời văn.
Hoạt động lớp.
Bình chọn đoạn văn hay.
Phân tích ý hay
Thứ sáu ngày 09 tháng 12 năm 2011
Luyện Toán
Luyện tập chia một số tự nhiên cho một số thập phân
I. Mục tiêu:
Giúp HS: - Củng cố cách thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
HSYTB làm các bài 1,2,3 và khuyến khích làm bài trắc nghiệm
HSKG làm các bài 2,3,4 và bài trắc nghiêm
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
b)Bài mới.
 HS nhắc lại cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
c) Luyện tập thực hành.
Bài 1: Đặt tính rồi tính (Hướng dẫn làm bảng).
 64 : 2,4 68 : 1,2
 2 : 0,8 789 : 0,25
- Lưu ý cách đặt tính.
Bài 2: Tìm x (Hướng dẫn làm bài cá nhân).
 a, X x 1,5 = 46
 b, 6,8 x X = 102
- Gọi HS chữa bảng .
- Củng cố cách tìm thừa số chưa biết.
Bài 3: (Hướng dẫn làm vở.) Một hình chữ nhật có diện tích bằng diện tích của một hình vuông có cạnh 20 cm. Tính chu vi hình chữ nhật biết chiều rộng là 12,5 cm
-Chấm chữa bài.
BTTN Tuần 14
- Bài 5 ( T43) Đáp số : 6 kg
- Bài 6 ( T43) Khoanh vào C
d)Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Nhắc lại kết luận sgk.
 Đọc yêu cầu.
- Làm bảng, chữa (nêu bằng lời kết hợp với viết bảng).
+ Nhận xét bổ xung.
 Đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài, báo cáo kết quả.
Chữa, nhận xét.
 Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm vở, chữa bảng.
Bài giải
DTHV ( HCN) : 20 x 20 = 400 ( cm2)
Chiều dài HCN : 400 : 12,5 = 32 (cm)
Chu vi HCN là : (32 + 12,5) x 2 = 89 ( cm)
?&@
Luyện từ và câu
Ôn tập về từ loại
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
 - Tiếp tục giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học về các từ loại: động từ, tính từ, quan hệ từ.
2. Kĩ năng: 	
 - Biết thực hành sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn.
3. Thái độ: 	
 - Có ý thức sử dụng đúng từ loại trong nói, viết.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phân loại động từ, tính từ, quan hệ từ.
+ HS: VBT.
III. Các hoạt động:
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét – cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: “Tổng kết về từ loại”. (tt)
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức đã học về các từ loại: động từ, tính từ, quan hệ từ.
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành.
	  Bài 1:
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết thực hành sử dụng những kiến thức đã có câu có danh từ hoặc động từ.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành.
	  Bài 3:
Giáo viên chốt cách viết, đoạn văn diễn đạt đúng ý thơ – Dùng đúng quan hệ từ, động từ, tính từ.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Đàm thoại, thi đua.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học sinh hoàn tất bài vào vở.
Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Học sinh sửa bài tập.
+ Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe: Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu làm đấy.
Học sinh lần lượt tìm danh từ chung, danh từ riêng và đại từ trong bài tập trên.
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài. – Đọc kĩ đoạn văn.
Phân loại từ vào bảng phân loại.
Học sinh lần lượt đọc kết quả từng cột.
Cả lớp nhận xét.
	+ Động từ: ngắm, nhìn, chảy, ban tặng, cho, thốt.
	+ Tính từ: mát dịu, trong xanh,uốn lượn, đẹp, hiền hoà tuyệt đẹp, ấm no.
	+ Quan hệ từ: của, tuynhưng,không những.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh đặt câu
Học sinh lần lượt đọc câu văn.
Dự kiến:
+ Bầu trời trong xanh không gợn một chút mây.
+ Nghe tiếng mẹ, chúng em chạy ùa ra đón.
+ Dòng sông quanh co uốn lượn như một dải lụa xanh khổng lồ.
Cả lớp nhận xét câu văn hay.
 Hoạt động lớp
- Thi diễn đạt đoạn văn nối tiếp (mỗi học sinh 1 câu) theo yêu cầu có danh từ, động từ, tính từ mà dãy kia nêu.
 ?&@
Luyện Tập làm văn
Viết văn tả người
Đề bài : ở gia đình em(hoặc một gia đình mà em quen biết)có một em bé đang tuổi tập nói, tập đi. Em hãy tả hình dáng và tính nết ngây thơ của em bé đó. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Biết lập dàn ý chi tiết cho một bài văn tả một em bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói – Dàn ý với ý riêng.
2. Kĩ năng: 	- Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành mộty đoạn văn (tự nhiên, chân thực) tả hoạt động của em bé.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh lòng yêu mến người xung quanh và say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Giầy khổ to – Sưu tầm tranh ảnh về một số em bé ở độ tuổi này.
+ HS: Bài soạn.
III. Các hoạt động:
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh lần lượt đọc kết quả quan sát bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết lập dàn ý chi tiết cho một bài văn tả một em bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói – Dàn ý với ý riêng.
Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại.
 * Bài 1:	
Lưu ý: dàn ý có thể nêu vài ý tả hình dáng của em bé.
+ Tả hoạt động là yêu cầu trọng tâm.
ã Giáo viên nhận xét: đúng độ tuổi đang tập đi tập nói: Tránh chạy tới sà vào lòng mẹ.
ã Khen những em có ý và từ hay.
I. Mở bài:
ã Giới thiệu em bé đang ở tuổi tập đi và tập nói.
II. Thân bài:
 1/ Hình dáng:
+ Hai má – mái tóc – cái miệng.
 2/ Hành động:
Biết đùa nghịch – biết khóc – hờn dỗi – vòi ăn.
Vận động luôn tay chân – cười – nũng nịu – ê a – đi lẫm chẫm – Tiếng nói thánh thót – lững chững – thích nói.
III. Kết luận:
Em yêu bé.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn (tự nhiên, chân thực) tả hoạt động của em bé.
- GV chấm điểm một số bài làm .
*Bài 2: - Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đọan văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé .
*Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên tổng kết.
5. Tổng kết - dặn dò: 
 Chuẩn bị: “Kiểm tra viết tả người”. Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp.
Lập dàn ý cho bài văn tả một em bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói.
Học sinh đọc rõ yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh quan sát tranh, hình ảnh sưu tầm.
Lần lượt học sinh nêu những hoạt động của em bé độ tuổi tập đi và tập nói.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết.
Học sinh hình thành 3 phần:
I. Mở bài: giới thiệu em ở độ tuổi rất ngộ nghĩnh, đáng yêu (đang tuổi tập đi và tập nói).
II. Thân bài:
1/ Hình dáng: (bụ bẫm ) – Hai má (bầu bĩnh, hồng hào) – Mái tóc (thưa mềm như tơ, buộc thành cái túm nhỏ trên đầu) – Cái miệng (nhỏ xinh, hay cười).
2/ Hành động: Như một cô bé búp bê to, xinh đẹp biết đùa nghịch, khóc, cười, hờn dỗi, vòi ăn. 
+ Bé luôn vận động tay chân – lê la dười sân gạch với đống đồ chơi – Lúc ôm mèo – xoa đầu cười khanh khách – Bé nũng nịu đòi mẹ – kêu a, a  khi mẹ về. Vin vào thành giường lẫm chẫm từng bước. Om mẹ đòi úp vào ngực mẹ – cầm bình sữa – miệng chép chép.
III. Kết luận: Em yêu bé – Chăm sóc.
Hoạt động cá nhân, lớp.
- HS viết và trình bày đoạn văn đã viết .
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh chọn một đoạn trong thân bài viết thành đoạn văn.
 Hoạt động lớp.
Đọc đoạn văn tiêu biểu.
Phân tích ý hay.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA BUOI 2 LOP 5 T 1314CHUAN.doc