Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 16 năm 2008

Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 16 năm 2008

THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

I. Mục tiêu

 - Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài

 - Thấy được những phẩm chất tốt đẹp của người thầy thuốc trong con người Hải Thượng Lãn Ông

II. Hoạt động dạy- học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- 2 HS đọc thuộc lòng bài “Về ngôi nhà đang xây”

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Luyện đọc

- 1 HS đọc bài + đọc chú giải

- GV chia đoạn (3 đoạn): Đoạn 1: Từ đầu đến cho thêm gạo củi

 Đoạn 2: Tiếp đến càng hối hận Đoạn 3: Còn lại

- HS đọc nối tiếp theo đoạn

- HS đọc các từ khó: Lãn Ông, nóng nực, nồng nặc, chăm sóc.

- HS đọc theo cặp

- GV HD đọc diễn cảm toàn bài + đọc mẫu

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 868Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 16 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 16
Thứ hai ngày 22 tháng 12 năm 2008
tập đọc
thầy thuốc như mẹ hiền
I. Mục tiêu 
 - Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài
	 - Thấy được những phẩm chất tốt đẹp của người thầy thuốc trong con người Hải Thượng Lãn Ông
II. Hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- 2 HS đọc thuộc lòng bài “Về ngôi nhà đang xây”
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Luyện đọc
- 1 HS đọc bài + đọc chú giải
- GV chia đoạn (3 đoạn): Đoạn 1: Từ đầu đến cho thêm gạo củi
 Đoạn 2: Tiếp đến càng hối hận Đoạn 3: Còn lại 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn
- HS đọc các từ khó: Lãn Ông, nóng nực, nồng nặc, chăm sóc.
- HS đọc theo cặp
- GV HD đọc diễn cảm toàn bài + đọc mẫu
- 1 HS đọc lại cả bài
c. Tìm hiểu bài
- Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho con người thuyền chài?
- Ông chữa bệnh cho cả tháng trời không cần lấy tiền công, không ngại nóng nực, mồ hôi tanh, thậm chí còn cho thêm gạo củi.
- Vì sao Lãn Ông hối hận trước cái chết của một người phụ nữ?
- Ông cho rằng mình có trách nhiệm trước cái chết của người phụ nữ. bởi vì ông đã ngại trời khuya, không đi khám bệnh ngay, khiến người nhà bệnh nhân tìm đến 1 thầy thuốc khác.
- Vì sao có thể nói ông là người không màng danh lợi?
- Ông đã từ chối chức ngự y mặc dù được tiến cử nhiều lần. Ông không lấy danh lợi làm mục đích phấn đấu
- Em hãy giải thích 2 câu thơ tỏ chí của ông?
- Công danh trôi như nước: Công danh sẽ như dòng nước trôi đi không để lại chút gì vì vậy không cần coi trọng
- Giải thích từ: Thơ tỏ chí
 Nhân nghĩa:
- Người xưa thường dùng các câu thơ ngắn gọn, mang tính triết lí để nói về lẽ sống của mình.
- Chẳng đổi phương.đã lấy lòng nhân ái làm lẽ sống thì quyết không thay đổi 
- Nội dung bài nói lên điều gì?
- HS trả lời
d. HD luyện đọc diễn cảm
- GV HD đọc diễn cảm 2 đoạn cuối
- GV nhận xét, ghi điểm
- HS nối tiếp đọc bài
- Luyện đọc diễn cảm 2 đoạn cuối
- HS nối tiếp đọc 2 đoạn cuối
4. Củng cố - dặn dò
- Lương y Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào?
- GV nhận xét giờ học 
- Về đọc lại bài + đọc trước bài "Thầy cúng đi bệnh viện"
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS
- Luyện tập về tính tỉ số % của 2 số, đồng thời làm quen với các khái niệm
- Thực hiện 1 số % kế hoạch, vượt mức 1 số % kế hoạch
- Tiền vốn, tiền lãi, số % lãi
- Làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số %
II. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Muốn tìm tỉ số % của 2 số ta làm như thế nào?
Nhận xét ghi điểm
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Luyện tập
Bài 1: HS đọc YC
Vở + BL
a. 27,5% + 38% = 55,5%	c. 14,2% x 4 = 56,8%
b. 30% - 16% = 14%	d. 216% : 8 = 27%
Bài 2: HS đọc đề toán
Vở + BL
Giải
a. Đến hết tháng 9 thôn Hoà An đạt số % là
18 : 20 = 0,9 = 90%
b. Đến hết năm thôn Hoà An đã thực hiện được kế hoạch là
23,5 : 20 = 1, 175 = 117,5%
Thôn Hoà An đã vượt mức kế hoạch là
117,5% - 100% = 17,5%
Đáp số: 	a. Đạt 90%
b. Thực hiện: 117,5% Vượt: 17,5%
Bài 3: HS đọc đề bài
Vở + BL
GV tóm tắt:
+ Tiền vốn: 42000đồng
+ Tiền bán: 52000đồng
? Tìm tỉ số % của số tiền bán rau và số tiền vốn?
? Tìm xem người đó lãi bao nhiêu?
Giải
a. Tỉ số % của tiền bán rau và số tiền vốn là
52000 : 42000 = 1,25 = 125%
b. Tỉ số % của tiền bán rau và tiền vốn là 125% nghĩa là coi tiền vốn là 100% thì số tiền bán rau là 125%. Do đó
Số % tiền lãi là
125 - 100 = 25%
ĐS: 	a. 125%
b. 25%
4. Củng cố, dặn dò
- Muốn tìm tỉ số % của 2 số ta làm thế nào?
- Nhận xét giờ học
- Về: ôn bài + chuẩn bị bài sau.
chính tả: ( nghe - viết)
về ngôi nhà đang xây
I. Mục tiêu 
- Nghe - viết, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài 
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu r/gi/d
II. Hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
2HS viết BL- Lớp viết nháp từ: râm ran, giàn giáo, dạy dỗ. 
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b.HD chính tả
- GV đọc mẫu đoạn chính tả cần viết
- HS theo dõi sgk
- Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà? 
- HD viết từ khó: giàn giáo, trục, huơ
- HS viết bảng lớp + nháp
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.....
- GV đọc bài 
- HS viết bài vào vở
- GV đọc lại bài viết
- HS soát lỗi
- GV chấm bài 
- HS mở sgk soát lỗi
 c. Luyện tập 
Bài 2 ýa
- HS đọc yêu cầu
- rẻ: giá rẻ, đắt rẻ, rẻ sườn, rẻ rúng
 dẻ: hạt dẻ
 giẻ: giẻ lau, giẻ cùi, giẻ cùi tốt mã
- rây: rây bột, mưa rây
 dây: nhảy dây, căng dây, dây thừng, dây phơi
 giây: giây mực, phút giây
- HS làm vào vở
- Trình bày miệng
Bài 3 (155)
- HS đọc yêu cầu
- Thứ tự từ cần điền: rồi, vẻ, rồi, gì, rồi, vẻ, vẻ, rồi, dị.
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, chữa bài
4. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học 
- Về xem lại bài + xem trước bài viết tuần sau
	_______________________________________
Đạo đức
Bài 8: Hợp tác với những người xung quanh (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- HS hiểu được cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
- HS hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt. 
- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
II. Tài liệu và phương tiện
 	- Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3, tiết 2.
-	 Thẻ màu dùng cho hoạt động 3 tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Vì sao phụ nữ là người đáng được tôn trọng? 
- Nêu ghi nhớ? 
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống SGK
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát, và trả lời câu hỏi được nêu dưới tranh SGK. 
Bước 2: Các nhóm chuẩn bị
Bước 3: Đại diện từng nhóm lên trình bày.
GV kết luận: Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung: người thì giữ cây, người lấp đất, người rào cây,...Để cây được trồng ngay ngắn, thẳng hàng, cần phải biết phối hợp nhau. Đó là một biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK
]* Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ, HS thảo luận và làm bài tập 1. 
Bước 2: HS thảo luận.
Bước 3: đại diện một số nhóm trình bày; các nhóm khác bổ sung.
Bước 4: GV kết luận:
Để hợp tác tốt với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ phối hợp với nhau trong công việc chung,...tránh các hiện tượng việc của ai người đó làm,...
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV nêu các ý kiến của bài tập 2, hướng dẫn HS cách thức tán thành hay không tán thành thông qua việc giơ thẻ màu. 
Bước 2: GV lần lượt nêu từng ý kiến, HS cả lớp bày tỏ thái độ theo quy ước.
Bước 3: Một số HS giải thích lí do.
Bước 4: GV kết luận:
	- Tán thành với ý kiến (a,d)
	- Không tán thành với các ý kiến (b,c,). 
4. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về học bài và tìm hiểu tiếp bài, chuẩn bị giới thiệu một số hành vi biết hợp tác với người xung quanh mà em biết; áp dụng bài học vào cuộc sống: lao động, học tập, vui chơi.
___________________________________________________________________
Thứ ba ngày 23 tháng 12 năm 2008
luyện từ và câu
tổng kết vốn từ
I. Mục tiêu 
- Mở rộng vốn từ theo lớp từ đồng nghĩa và trái nghĩa nói về các tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù
II. Hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 2HS đọc lại bài tập 2, 4 của tiết trước 
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b.HD HS làm bài tập 
Bài 1 
- HS đọc yêu cầu
 Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa
Nhân hậu: nhân ái, nhân từ, nhân bất nhân, bất nghĩa, 
 nghĩa, nhân đức, phúc tàn nhẫn, nhẫn tâm,
 hậu, thương người,.... hung bạo,...
Trung thực: thật thà, thẳng thắn, dối trá, gian dối, gian xảo,
 thành thực,... giả dối, lừa lọc,...
Dũng cảm: gan dạ, can trường, hèn nhát, nhu nhược, hèn
 can đảm, anh dũng,... yếu,....
Cần cù: chăm chỉ, siêng năng lười biếng, lười nhác,...
 cần mẫn, chuyên cần,
 tần tảo, chịu thương, 
 chịu khó,...
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét, ghi điểm
Bài 2 (156)
- Tính chất của cô Chấm: trung thực, thẳng thắn, hiền lành, chăm chỉ, giản dị, giàu tình cảm, dễ xúc động.
- Những từ ngữ thể hiện tính cách trung thực của Chấm: đôi mắt định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, nghĩ thế nào Chấm nói thế ấy, bình điểm ở tổ ..... hơn 4,5 điểm, Chấm thẳng thắn như thế ..... độc địa. 
- Những từ ngữ thể hiện Chấm là người hiền lành, chăm chỉ: như cây xương rồng....là sống.Chấm cần cơm và lao động để sống. Chấm hay làm....bứt rứt. Tết Nguyên Đán ....cũng không được. Chấm như hòn đất ....mọc lên.
- Những chi tiết cho thấy Chấm giản dị: Chấm không đua đòi may mặc, mùa hè một cánh áo nâu,....
- Những chi tiết cho thấy Chấm là người tình cảm, dễ xúc động: Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương, cảnh ngộ trong phim có khi làm Chấm khóc gần suốt buổi,...
- HS đọc yêu cầu +ND bài
- Làm việc cá nhân - Nối tiếp trình bày trước lớp
- Nhận xét, ghi điểm
4. Củng cố - dặn dò
- Kể những từ ngữ tả tính cách con người?
- GV nhận xét giờ học 
- Về xem lại bài + xem trước bài tuần sau
	_______________________________________
Toán
Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo)
I. Mục tiêu
Giúp HS biết
- Biết cách tính 1 số % của 1 số
- Vận dụng giải bài toán đơn giản về tính 1 số % của 1 số
II. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Muốn tìm tỉ số % của 2 số ta làm thế nào?
Nhận xét ghi điểm
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
1. VD 1: HS đọc YC
GV tóm tắt:
Số HS toàn trường: 800HS
Số nữ chiếm: 52,5%
Số HS nữ.....HS?
- Bài toán cho biết gì?
- HS trả lời
- Bài toán hỏi gì?
- 100% số HS toàn trường là 800HS
1% số HS toàn trường là...HS?
- 1% số HS toàn trường là
800 : 100 = 8 (HS)
Vậy 52,5% số HS toàn trường là...HS?
-....8 x 52,5 = 420 (HS)
- Vậy ta có cách tính sau
800 : 100 x 52,5 = 420 (HS)
Hoặc 800 x 52,5 : 100 = 420
Muốn tìm 52,5% của 800 ta làm như thế nào?
- Quy tắc: SGK
- 3 HS đọc
- HS đọc
2. Bài toán:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV hướng dẫn HS cách giải	- 1HS lên giải	- Cả lớp làm nháp
Giải
Số tiền lãi sau 1 tháng là
1000000 : 100 x 0,5 = 5000 (đồng)
ĐS: 5000 đồng
4. Luyện tập
Bài 1: - HS đọc bài toán
- Vở + BL
Giải
Số HS 10 tuổi là
32 x 75 : 100 = 24 (HS)
Số HS 11 tuổi là
32 - 24 = 8 (HS)
ĐS: 8 HS
Bài 2: - HS đọc bài toán
- Vở ...  	25% = 
Nhẩm
a. 5 x 10 = 50 (tấn)
b. 5 x 4 = 20 (tấn)
5. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về: ôn bài + chuẩn bị bài sau.
	___________________________________
luyện từ và câu
tổng kết vốn từ
I. Mục tiêu 
	- Tự kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho
	- Tự kiểm tra được khả năng dùng từ của mình
II. Hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- 2 HS đọc lại bài tập 1, 2 ở tiết trước 
3 Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. HD HS làm bài tập 
Bài 1 (159) HS tự kiểm tra vốn từ của mình
a. Những nhóm từ đồng nghĩa:
 đỏ- điều - son; trắng - bạch; xanh - biếc - lục; hồng - đào
b. Các tiếng được điền như sau:
 Bảng đen, mắt huyền, ngựa ô, mèo mun, chó mực, quần thâm
- HS đọc yêu cầu 
- Thảo luận theo nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bài 2 (160)
- HS đọc yêu cầu
- HS nối tiếp đọc bài "Chữ nghĩa trong văn miêu tả"
Bài 3 (161)
- Từ trên cao nhìn xuống, con sông uốn lượn như một sợi dây thừng khổng lồ.
- Mắt bé tròn xoe, đen nhánh như hai hạt nhãn.
- Ra khỏi cổng trường, chiếc cặp trên vai, Hùng vừa đi vừa nhảy nhót như một con chim sáo được sổ lồng.
- HS đọc yêu cầu
- Làm việc cá nhân: HS viết bài vào vở
- Nối tiếp trình bày bài trước lớp
- Nhận xét, GV ghi điểm
	4. Củng cố - dặn dò 
	- GV nhận xét giờ học 
	- Về đọc lại bài 2, chuẩn bị bài tiếp theo.
khoa học
Bài 32: tơ sợi
I. Mục tiêu Sau bài học HS biết:
	- Kể tên một số loại tơ sợi
	- Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
	- Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi,
II. Đồ dùng dạy - học 
	- Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo, bật lửa hoặc bao diêm
	- Bảng nhóm
II. Hoạt động dạy - học
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ : - Chất dẻo có những tính chất gì nổi bật?
	 - Hãy nêu 1 vài sản phẩm làm từ chất dẻo?
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Trò chơi "Nối toa tàu"
- GV phổ biến luật chơi:Trong vòng 2 phút, đại diện các ngăn phải truyền nhau, mỗi bạn ghi ít nhất 1 lần tên loại vải dùng để may quần áo, chăn màn, ngăn nào ghi được nhiều sẽ chiến thắng 
- HS cử đại diện của ngăn mình tham gia trò chơi
- Nhận xét, chọn đội thắng
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- Nguồn gốc 1 số loại tơ sợi
H1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay
H2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông
H3: Liên quan đến việc làm ra sợi tơ tằm
- HS quan sát tranh trong sgk và thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
* GV KL: Tơ sợi có nguồn gốc tự nhiên
+Từ thực vật; Sợi đay, sợi bông, sợi lanh,.
+Từ động vật: Sợi len, tơ tằm,...
- Tơ sợi có nguồn gốc nhân tạo: sợi ni lông
* Hoạt đông 3: Thực hành xử lí thông tin
- Câu 1: Nhúng vào nước sợi bông (sợi đay, sợi tơ tằm) và sợi ni lông. Sợi nào thấm nước, sợi nào không thấm nước?
- Câu 2: Lần lượt đốt thử từng loại sợi trên, bạn thấy có hiện tượng gì?
- HS đọc yêu cầu trong sgk ( 67)
- Thảo luận nhóm đôi
- Các nhóm nối tiếp trình bày
+ Sợi bông thấm nước, sợi ni lông không thấm nước
+ Sợi tự nhiên cháy hết, có mùi khét, còn sợi ni lông cháy vón lại và có mùi khét khác với mùi khét tự nhiên (Khó chịu)
* GVKL: Tơ sợi tự nhiên thấm nước, cháy có mùi khét. Tơ sợi nhân tạo không thấm nước, cháy có mùi khét khó chịu
* Hoạt động 4: Làm việc với phiếu học tập 
- HS đọc thông tin trong sgk, ghi vào phiếu học tập
- Khi dùng quần áo dệt bằng sợi tự nhiên thì ta chú ý xử dụng như thế nào cho bền đẹp?
- Giặt nhẹ nhàng, trước khi mặc nên là qua cho đỡ nhăn
	4. Củng cố - dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Chuẩn bị cho bài sau.
Thứ sáu ngày 26 tháng12 năm 2008
Thể dục
Bài 32
I. Mục tiêu
- Kiểm tra bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng từng động tác.
- Chơi trò chơi " Nhảy lướt sóng"
II. Hoạt động dạy - học
1.Tập hợp lớp điểm số báo cáo.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung giờ học.
- GV kiểm tra trang phục, sức khoẻ của HS
2. Khởi động
- Xoay các khớp
3. Kiểm tra bài cũ
- 1tổ lên tập động tác vươn thở, bụng.
- Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét
4. Bài mới
*. Ôn bài thể dục phát triển chung
- GV hô cho HS tập 2 lần
- Lớp trưởng hô 2 lần
- GV theo dõi
- HS tập theo tổ - Tổ trưởng hô
- GV quan sát
5. Kiểm tra bài thể dục phát triển chung.
- Nội dumg kiểm tra: Mỗi em thực hiện cả 8 ĐT.
- Phương pháp kiểm tra: GV gọi mỗi đợt 5 HS lên thực hiện 1 lần cả bài thể dục, dưới sự của GV.
- Đánh giá:
+ Hoàn thành tốt: Thực hiện cơ bản đúng cả bài.
+ Hoàn thành: Thực hiện cơ bản từ 6 - 8 ĐT
+ Chưa hoàn thành: Thực hiện dưới 5 ĐT.
6. Trò chơi: "Lướt sóng"
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi.
- HS làm mẫu
- Cả lớp chơi - GV quan sát
7. Hồi tĩnh
- Thả lỏng chân tay
8. Dặn dò
- Nhận xét phần kiểm tra.
- Về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS
- Ôn lại 3 dạng bài toán cơ bản về tỉ số %
- Tính tỉ số % của 2 số
- Tính 1 số % của 1 số
- Tính 1 số biết 1 số % của nó.
II. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
Bài 1: HS đọc YC
Vở + BL
a. 37 : 42 = 0,8809...= 88,09%
b. 	Giải
Tỉ số % số SP của anh Ba và số SP của tổ là
126 : 1200 = 0,105 = 10,5%
ĐS: 10,5%
Bài 2: HS đọc đề toán
Vở + BL
a. 97 x 30 : 100 = 29,1
b. 	Giải
Số tiền lãi là
6000000 : 100 x 15 = 900000 (đồng)
Đáp số : 900000 đồng
Muốn tìm 1 số % ta làm như thế nào?
Bài 3: HS đọc YC và đề toán
a. 72 x 100 : 30 = 240 hoặc 72 : 30 x 100 = 240
b. Giải
 Số gạo của cửa hàng trước khi bán là
 420 x 100 : 10,5 = 4000 (kg)
 4000 kg = 4 tấn 
 ĐS: 4 tấn
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về: ôn bài.
tập làm văn
làm biên bản một vụ việc
I. Mục tiêu
- HS nhận ra sự giống nhau, khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc
- Biết làm biên bản về một vụ việc
II. Chuẩn bị 
	- Bảng nhóm 
II. Hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- HS đọc đoạn văn tả hoạt động của một em bé đã viết lại
3 Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. HD HS luyện tập 
Bài tập 1: Thảo luận nhóm 2 
- HS đọc yêu cầu
- Giống nhau: Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng
+ Phần mở đầu: Có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản
+ Phần chính: Thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, diễn biến sự việc
+ Phần kết: Ghi tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
- Khác nhau:
+ ND của biên bản cuộc họp có báo cáo, phát biểu,....
+ ND của biên bản vụ việc có lời khai của những người có mặt.
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bài 2: Thảo luận nhóm 4 
- HS đọc lại bài "Thầy cúng...
- Giả sử em là bác sĩ trực phiên cụ ún trốn viện, em hãy lập biên bản về vụ việc này?
- GV nhận xét, ghi điểm cho các nhóm
- HS đọc gợi ý trong sgk
- Thảo luận - ghi kết quả vào bảng nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét
- 2HS đọc lại biên bản đã được bổ sung.
	4. Củng cố - dặn dò 
	- 1 HS nhắc lại các tiêu đề của một biên bản.
	- GV nhận xét giờ học 
	- Về xem lại bài, viết bài tập 2 vào vở, chuẩn bị bài tiếp theo.
Lịch sử
Hậu phương những năm sau
chiến dịch biên giới
I. Mục tiêu
Học bài này HS nắm được:
- Mối quan hệ giữa tiền tuyến với hậu phương
- Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.
II. Đồ dùng
- ảnh tư liệu
- Phiếu học tập của HS
III. Hoạt động dạy-học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch biên giới thu-đông 1950 diễn ra ở đâu? Hãy thuật lại trận này?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
* HĐ 1: Làm việc cả lớp
- Phân biệt “hậu phương” với tiền tuyến
- HP là vùng tự do trong kháng chiến nơi cung cấp sức người sức của cho tiền tuyến.
- Tiền tuyến là nơi diễn ra giao tranh giữa ta và địch
- Nêu mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến
- Hậu phương chi viện sức người sức của cho tiền tuyến. Tiền tuyến chiến đấu để bảo vệ hậu phương.
- HS quan sát ảnh H1-đọc SGK T35 trả lời
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra thời gian nào?
- Tháng 2-1951
- Đại hội đề ra nhiệm vụ gì cho Cách mạng VN? Điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ ấy là gì?
- Đại hội chỉ rõ rằng để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi phải phát huy tinh thần yêu nước. Đẩy mạnh thi đua. Chia ruộng đát cho nông dân.
- Đại hội anh hùng và chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ nhất diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào? Vào thời gian nào? 
- Đất nước có chiến tranh.
- Ngày 1-5-1952
- Đại hội đã KĐ điều gì?
- KĐ những đóng góp to lớn của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi cuộc kháng chiến.
- Tác dụng của ĐH chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc?
- Tinh thần của nhân dân trong phong trào ái quốc phục vụ cho kháng chiến.
- Kể tên 7 anh hùng trong ĐH?
- Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần đại Nghĩa, Hoàng Hanh.
* HĐ 2: HĐ nhóm
- GV chia nhóm
- Phân biệt anh hùng lao động và anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân?
- AHLĐ-Danh hiệu cao quý của Nhà nước phong tặng cho đơn vị, cá nhân có những thành tích trong lao động.
- AHLLVTND- trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
- Hãy cho biết ai là AHLĐ, ai là AHLLVTND?
- AHLĐ: Hoàng Hanh
- Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa
- GV nhận xét
- đại diện nhóm báo cáo
* HĐ 3: 
- Hãy cho biết tinh thần thi đua kháng chiến của đồng bào trong lĩnh vực kinh tế? Lĩnh vực VHGD?
- KT: thi đua sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ kháng chiến.
- VHGD: Thi đua học tập nghiên cứu khoa học để phục vụ kháng chiến.
Nhận xét về tinh thần thi đua học tập và tăng gia sản xuất của hập phương trong những năm sau chiến dịch biên giới?
- Hăng hái sôi nổi vì ai cũng hiểu rõ học tập tốt, sản xuất giỏi cũng là góp phần cho kháng chiến.
* HĐ 5: KĐ cả lớp
- Hậu phương ta trong những năm 1951-1952 có ảnh hưởng gì đến cuộc kháng chiến?
- Tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến.
- Hậu phương ta sau những năm 1951-1952 đã đạt được những thành tựu gì về các mặt chính trị, kinh tế, VHGD?
- Chính trị: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
- Đại hội anh hùng và chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ nhất.
- Kinh tế: sản xuất được đẩy mạnh.
- VHGD: phong trào học tập được phát triển.
- Những thành tựu mà ta đạt được ở cả 3 mặt: Chính trị,KT, VHGD có ý nghĩa như thế nào?
- Xây dựng được 1 hậu phương vững mạnh làm cơ sở cho cuộc kháng chiến tiến lên giành thắng lợi.
4. Củng cố, dặn dò
- HS đọc KL: SGK
- Nhận xét giờ học
- Về: Học bài + chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L5 tuan 16(1).doc