Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 17

Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 17

 i/ mục tiêu:

 -biết đọc diễn cảm bài văn.

 - hiểu ý nghĩa bài văn: ca ngợi ông lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.(trả lời được các câu hỏi sgk).

 ii/ đồ dùng dạy học:

 bảng phụ chép đoạn 1.

 iii/ các hoạt động dạy học chủ yếu :

 hoạt động 1: luyện đọc

 - hs khá giỏi đọc qua bài 1 lượt.

 - gv hướng dẫn chung cách đọc toàn bài.

 - gv phân đoạn đọc của bài đọc.

 + phần 1: từ đầu vỡ thêm đất hoang trồng lúa.

 + phần 2: con nước nhỏ trước nữa.

 + phần 3: còn lại

 

doc 145 trang Người đăng huong21 Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
Tập đọc 
éTUẦN 17:
 Tiết 33:
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG 
	I/ MỤC TIÊU: 
	-Biết đọc diễn cảm bài văn. 
	- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi Ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.(Trả lời được các câu hỏi SGK). 
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	Bảng phụ chép đoạn 1.
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
	Hoạt động 1: Luyện đọc 
	- HS khá giỏi đọc qua bài 1 lượt. 
	- GV hướng dẫn chung cách đọc toàn bài. 
	- GV phân đoạn đọc của bài đọc. 
	 + Phần 1: Từ đầu vỡ thêm đất hoang trồng lúa.
	 + Phần 2: Con nước nhỏ  trước nữa.
	 + Phần 3: Còn lại 
	- HS nối tiếp đọc theo đoạn. 
	- GV hướng dẫn HS luyện đọc các từ còn phát âm sai. 
	- HS đọc phần chú giải. 
	- GV giải nghĩa thêm các từ ngữ: Ngoằn ngoèo, héc ta.
	- HS đọc theo cặp.
	- GV đọc diễn cảm toàn bài (Giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục, trí sáng tạo quyết tâm chống nghèo đói, lạc hậu.)
	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
	- HS đọc to phần 1 trả lời câu hỏi 1; 2. 
	- HS đọc thầm phần 2 ; thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 3 .
	- HS đọc thầm lại toàn bài; trao đổi trả lời câu hỏi 4.
	- GV hướng dẫn gợi ý cho HS nêu nội dung của bài: 
	Ca ngợi Ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
	Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 
	- GV chọn đoạn 1 hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. 
	- HS luyện đọc diễn cảm . 
	- Một vài HS thi đua đọc trước lớp. 
	- Cả lớp và GV nhận xét; bình chọn-Tuyên dương. 
	IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- HS nêu lại nội dung bài. 
	- GV nhận xét tiết học. 
	- Yêu cầu HS về chuẩn bị trước bài sau. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
	Tiết 33
ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ 
	I/ MỤC TIÊU: 
	- Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ trái nghĩa theo yêu cầu của các BT trong SGK.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	Bảng ghi nội dung về từ đơn, từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
	Hoạt động 1: 
	Bài tập 1:Lập bảng phân loại trong khổ thơ sau: 
	- HS đọc yêu cầu bài tập 1. 
	- GV gợi ý hướng dẫn HS hiểu rõ yêu cầu bài tập.
	- HS thảo luận nhóm 2; đại diện trình bày. 
	 - GV đính chốt ý.
Từ đơn
Từ phức 
Từ ghép
Từ láy
Từ trong khổ thơ 
 Hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn.
 Cha con, mặt trời, chắc nịch.
 Rực rỡ, lênh khênh.
Từ tìm thêm
 Nhà,cây,hoa, lá, dừa, ổi, mèo, thỏ 
Tráiđất, hoahồng, sầu riêng, sư tử 
nhỏnhắn, thon thả 
	Hoạt động 2: 
	Bài tập 2: Ghi mô hình cấu tạo vần
	- HS đọc yêu cầu bài tập 2. 
	- GV gợi ý hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu bài.
	- HS làm việc cá nhân; nêu miệng.
	- GV chốt ý: 
	a) Đánh trong các từ ngữ đánh cờ, đánh giặc, đánh trống là một từ nhiều nghĩa.
	b) Trong veo, trong vắt, trong xanh là những từ đồng nghĩa với nhau.
	c) Đậu trong các từ ngữ thi đậu, chim đậu, xôi đậu là những từ đồng âm. 
	Hoạt động 3: 
	Bài tập 3:Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn 
	- HS đọc yêu cầu bài tập 3. 
	- HS thảo luận nhóm 2; đại diện trình bày. 
	 - GV đính chốt ý (như SGV).
	Hoạt động 4: 
	Bài tập 4:Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào các thành ngữ, tục ngữ
	- HS đọc yêu cầu bài tập 4. 
	- HS nêu miệng cá nhân trước lớp. 
	 - GV đính chốt ý lời giải: 
	Có mới nới cũ/ Xấu gỗ, tốt nước sơn/ Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.
	IV/ CỦNG CỐ- DẶN DÒ: 
	- GV nhận xét tiết học. 
	 - Dặn HS chuẩn bị trước bài " Tổng kết vốn từ".
Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
Chính tả (nghe viết)
Tiết 17:
NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
	I/ MỤC TIÊU:
	- Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức đđoạn văn xuôi BT1. Làm được BT 2.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết 
	- HS đọc bài viết 1 lượt.
	- HS đọc thầm qua bài viết. 
	- HS viết các từ dễ sai chính tả vào bảng con. 
	- HS nêu cách trình bày bài viết. 
	- GV nhắc nhở HS cách trình bày bài viết. HS đọc lại bài chép. 
	Hoạt động 2: HS nhớ viết 
	- GV đọc; HS chép vào vở. 
	- GV đọc lại toàn bài viết; HS soát lại bài. 
	- HS trao đổi bài soát lỗi; GV chấm bài. 
	- GV nêu nhận xét chung về bài viết của HS. 
	Hoạt động 3: Luyện tập
	Bài tập 2: 
	a) Chép vần các tiếng	
	- HS đọc yêu cầu BT 2a. 
	- GV hướng dẫn HS cách làm bài. 
	- GV đính bảng phụ.
	- HS trao đổi trình bày trước lớp. 
	- Cả lớp và GV nhận xét- bổ sung.
Tiếng
Vần 
Tiếng
Vần
Âm đệm 
Âm chính 
Âm cuối
Âm đệm 
Âm chính 
Âm cuối
Con
o
n
Bầm
â
m
Ra
a
Yêu
yê
u
Tiền 
iê
n
Nước 
ươ
c
Tuyến 
u
yê
n
Cả 
a
Xa
a
Đôi 
ô
i
Xôi 
ô
i
Mẹ 
e
Yêu 
yê
u
Hiền
iê
n
	 	b) Tìm những tiếng bắt vần với nhau 
	- HS đọc yêu cầu BT2b. 
	- HS trình bày cá nhân trước lớp. 
	- Cả lớp và GV nhận xét- bổ sung.
	- GV chốt ý lời giải: xôi bắt vần với đôi.
	IV/ CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
	- GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện
	Tiết 17:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
	I/ MỤC TIÊU: 
	- Chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
	- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc. 
	- Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
	- Chăm chú nghe thầy và bạn kể. Biết đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài
	- Một HS đọc đề bài. 
	- GV gạch chân các từ ngữ cần chú ý: Đã nghe,  đã đọc,  biết sống đẹp  niềm vui, hạnh phúc.
	- HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1 -2 -3 SGK. 
	- GV gợi ý nhắc HS hiểu rõ yêu cầu đề bài; chọn câu chuyện để kể.
	- HS nêu giới thiệu câu chuyện định kể.
	Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
	- HS kể chuyện trong nhóm
	+ KC theo cặp nối tiếp đoạn, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
	+ KC cá nhân toàn câu chuyện trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
	- HS thi kể trước lớp.
	- Cả lớp và GV nhận xét-bình chọn-tuyên dương.
	IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
	- GV nhận xét tiết học. 
	- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
	- HS chuẩn bị trước bài tiết ôn.
Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2010
Tập đọc 
 Tiết 34:
CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT 
	I/ MỤC TIÊU: 
	- Ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ lục bát. 
	- Hiểu ý nghĩa các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.(Trả lời được các câu hỏi SGK). 
	- Thuộc lòng 2 – 3 bài ca dao.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
	Hoạt động 1: Luyện đọc 
	- HS khá giỏi đọc qua bài 1 lượt. 
	- GV hướng dẫn chung cách đọc toàn bài. 
	- HS nối tiếp đọc 3 bài ca dao. 
	- GV hướng dẫn HS luyện đọc các từ còn phát âm sai. 
	- GV giải nghĩa thêm các từ ngữ: thánh thót, muôn phần, công lênh, quản, nhiều bề.
	- HS đọc theo cặp.
	- GV đọc diễn cảm toàn bài (Giọng tâm tình nhẹ nhàng.)
	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
	- HS đọc thầm lại các bài ca dao. 
	- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 1 .
	- HS đọc to bài ca dao 2. Cá nhân trả lời câu hỏi 2.
	- HS đọc thầm lại toàn bài; thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi 4.
	- GV hướng dẫn gợi ý cho HS nêu nội dung của bài: 
	Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
	Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 
	- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. 
	- HS luyện đọc diễn cảm . 
	- Một vài HS thi đua đọc trước lớp. 
	- Cả lớp và GV nhận xét; bình chọn-Tuyên dương. 
	IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- HS nêu lại nội dung bài. 
	- GV nhận xét tiết học. 
	- Yêu cầu HS về chuẩn bị trước bài sau. 
Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2010
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
	Tiết 34
ÔN TẬP VỀ CÂU
	I/ MỤC TIÊU: 
	- Tìm được 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó (BT1).
	- Phân loại được các kiểu câu kể ( Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	Bảng ghi nội dung lời giải BT2.
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
	Hoạt động 1: 
	Bài tập 1:
	a) Tìm mẩu chuyện các câu ( câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến) 
	- HS đọc yêu cầu bài tập 1a. 
	- GV gợi ý hướng dẫn HS hiểu rõ yêu cầu bài tập.
	- HS trình bày miệng trước lớp. 
	 - GV đính chốt ý.(như SGV).
	 b) Nêu dấu hiệu mỗi kiểu câu
	- HS đọc yêu cầu bài tập 1a. 
	- HS trình bày miệng trước lớp. 
	 - GV đính chốt ý.(như SGV).
	Hoạt động 2: 
	Bài tập 2: Phân loại các kiểu câu
	- HS đọc yêu cầu bài tập 2. 
	- GV gợi ý hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu bài.
	- HS thảo luận nhóm trình bày.
	- GV chốt ý-đính bảng phụ: 
Kiểu câu
Câu
Ai làm gì?
1. Cách đây không lâu, (TrN), / lãnh đạo Hội đồng thành phố ...ở nước Anh (C) // đã quyết định  không đúng chuẩn (V).
2. Ông Chủ tịch Hội đồng thành phố (C) // tuyên bố  và chính tả (V). 
Ai thế nà ... n gợi ý HS hiểu nội dung BT.
	- HS trình bày miệng cá nhân trước lớp. 
	- GV chốt ý – Đính bảng.
Tác dụng của dấu gạch ngang
Ví dụ
1) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nĩi của nhân vật trong đối thoại
- Tất nhiên rồi.
- Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy 
2) Đánh dấu phần chú thích trong câu
- Giọng cơng chúa nhỏ dần, nhỏ dần.
-con gái vua Hùng thứ 18
3) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
Thiếu nhi tham gia cơng tác xã hội: 
- Tham gia tuyên truyền, cổ động
- Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh
- Chăm sĩc gia đình thương binh, liệt sĩ; giúp đỡ
	Hoạt động 2: 
	Bài tập 2: Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện và nêu tác dụng 
	- HS đọc yêu cầu BT2.
	- HS thực hiện viết nháp thi đua trình bày. 
	- Cả lớp nhận xét. GV chốt ý.(như SGV)
	IV/ CỦNG CỐ - DẶN DỊ: 
	- HS nêu lại 3 tác dụng của dấu ngoặc kép.
	- GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
	TẬP LÀM VĂN
Tiết 67:
 TẢ CẢNH
( Trả bài kiểm tra )
	I/ MỤC TIÊU: 
	- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu...); nhận biết được lỗi trong bài văn và tự sửa được lỗi.
	- Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
	Hoạt động 1:Nhận xét chung và hướng dẫn học sinh chữa một số lỗi điển hình
	- GV đính bảng phụ; HS nối tiếp đọc đề bài.
	- GV nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp. 
	- Hướng dẫn HS chữa lỗi điển hình. HS sửa lỗi vào tập. 
	Hoạt động 2: Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài
	- GV trả bài và hướng dẫn HS chữa lỗi:
	+ Sửa lỗi trong bài
	HS đọc lại bài làm và tự sửa lỗi
	HS trao đổi tập rà soát lỗi đã sửa
	- Học tập những đoạn văn, bài văn hay: 
	+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
	+ HS trao đổi trình bày cái hay trong các đoạn văn, bài văn.
	- HS viết lại đoạn văn cho hay hơn.
	- Mỗi HS tự chọn lại đoạn văn của mình tự sửa lại.
	- HS nối tiếp đọc đoạn văn đã viết lại.
	- Cả lớp và GV nhận xét bổ sung.
 IV/ CỦNG CỐ- DẶN DÒ: 
	- GV nhận xét tiết học. 
	- Tuyên dương những bài làm hay và khuyến khích các em có đoạn văn sửa lại hay hơn. 
	- Dặn HS về viết lại bài văn cho hay hơn và chuẩn bị cho tiết sau.
Thứ sáu ngày 07 tháng 5 năm 2010
TẬP LÀM VĂN
Tiết 68:
 TẢ NGƯỜI
( Trả bài kiểm tra viết) 
	I/ MỤC TIÊU: 
	- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả người (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày...). 
	- Nhận biết được lỗi trong bài văn và tự sửa được lỗi.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	Bảng phụ ghi đề bài kiểm tra tuần trước. 
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
	Hoạt động 1:Nhận xét chung và hướng dẫn học sinh chữa một số lỗi điển hình
	- GV đính bảng phụ; HS nối tiếp đọc đề bài.
	- GV nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp. 
	- Hướng dẫn HS chữa lỗi điển hình. HS sửa lỗi vào tập. 
	Hoạt động 2: Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài
	- GV trả bài và hướng dẫn HS chữa lỗi:
	+ Sửa lỗi trong bài
	HS đọc lại bài làm và tự sửa lỗi. HS trao đổi tập rà soát lỗi đã sửa
	- Học tập những đoạn văn, bài văn hay: 
	+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
	+ HS trao đổi trình bày cái hay trong các đoạn văn, bài văn.
	- HS viết lại đoạn văn cho hay hơn.
	- Mỗi HS tự chọn lại đoạn văn của mình tự sửa lại.
	- HS nối tiếp đọc đoạn văn đã viết lại.
	- Cả lớp và GV nhận xét bổ sung.
 IV/ CỦNG CỐ- DẶN DÒ: 
	- GV nhận xét tiết học; tuyên dương những bài làm hay và khuyến khích các em có đoạn văn sửa lại hay hơn. 
	- Dặn HS về viết lại bài văn cho hay hơn và chuẩn bị tiết sau.
TUẦN 35:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
( Từ 10/5 đến 14/5)
Tiết 1
I/ MỤC TIÊU: 
	- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn đã học; thuộc 5 - 7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
	- Lập được bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu BT2.	
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phiếu viết tên từng bài TĐ - HTL trong 15 tuần: Từ tuần 19 đến tuần 34 (16 phiếu).
	- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung BT2.
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
	Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ - HTL (khoảng 1/4 số HS trong lớp)
	- Từng HS trong lớp bốc thăm chọn bài.
	- HS đọc trong SGK 1 đoạn và trả lời câu hỏi (do GV nêu). 
	- GV cho điểm (theo hướng dẫn)
	Hoạt động 2: Lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu kể
	- HS đọc yêu cầu. 
	- HS thực hiện nhóm 2; trình bày trước lớp.
	- Cả lớp và GV nhận xét - bổ sung. GV chốt ý; đính bảng phụ (như SGV).
	- Gọi HS đọc lại bảng tổng kết.
	IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
	- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau tiếp tục kiểm tra.
Tiết 2
I/ MỤC TIÊU: 
	- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc (như tiết 1).
	- Hồn chỉnh được bảng tổng kết về trạng ngữ theo yêu cầu BT2
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phiếu viết tên từng bài TĐ - HTL trong 15 tuần: Từ tuần 19 đến tuần 34 (16 phiếu).
	- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung BT2.
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
	Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ - HTL (như tiết 1)
	Hoạt động 2: Hồn chỉnh bảng tổng kết trạng ngữ
	- HS đọc yêu cầu bài. 
	- HS nêu nội dung bài cá nhân trước lớp. 
	- GV nhận xét; chốt ý đính bảng phụ. (như SGV) 
	IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị tiết sau tiếp tục kiểm tra.
Tiết 3
I/ MỤC TIÊU: 
	- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc (như tiết 1).
	- Lập bảng tổng thống kê và nhận xét về bảng thống kê theo yêu cầu của BT2, BT3.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 - Phiếu viết tên từng bài TĐ - HTL trong 15 tuần: Từ tuần 19 đến tuần 34 (16 phiếu).
	- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung BT2.
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
	Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ - HTL (như tiết 1)
	Hoạt động 2: Dựa vào số liệu lập bảng thống kê 
	- HS đọc yêu cầu. 
	- GV đính bảng phụ; làm mẫu hướng dẫn HS làm bài đúng theo yêu cầu.
	- HS thảo luận nhóm 2 trình bày trước lớp.
1) Năm học
2) Số trường
3) Số học sinh
4) Số giáo viên
5) Tỉ lệ HS dân tộc thiểu số
2000 - 2001
13859
9741100
355900
15,2%
2001 – 2002
13903
9315300
359900
15,8%
2002 – 2003
14163
8815700
363100
16,7%
2003 – 2004
14346
8346000
366200
17,7%
2004 - 2005
14518
7744800
362400
19,1%
	Hoạt động 3: Rút ra nhận xét từ bảng thống kê. Chọn ý trả lời đúng
	- HS đọc yêu cầu.
	- HS cá nhân trình bày miệng trước lớp.
	- GV kết luận (như SGV)
	IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị tiết sau tiếp tục kiểm tra.
Tiết 4
I/ MỤC TIÊU: 
	- Lập được biên bản cuộc họp (theo yêu cầu ơn tập) đúng thể thức, đầy đủ nội dung cần thiết.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 Bảng phụ chép cấu tạo của biên bản (SGV).
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
	Hoạt động 1: Dựa vào câu chuyện viết biên bản cuộc họp
	- HS nối tiếp đọc tồn bộ nội dung BT.
	- Cả lớp đọc thầm bài “Cuộc họp của chữ viết”, trả lời câu hỏi:
	 + Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
	 + Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hồng? 
	- GV kết luận (như SGV). Đính bảng phụ.
	- HS nối tiếp đọc lại cấu tạo của một biên bản.
	Hoạt động 2: Thực hành viết biên bản
	- HS trình bày vào vở. Cá nhân đọc to trước lớp. 
	- Cả lớp và GV nhận xét – Bổ sung – Tuyên dương bài làm tốt. 
	IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị tiết sau tiếp tục kiểm tra.
Tiết 5
I/ MỤC TIÊU: 
	 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc (như tiết 1).
	 - Đọc bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mỹ”, tìm được những hình ảnh sống động trong bài thơ.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 - Phiếu viết tên từng bài TĐ - HTL trong 15 tuần: Từ tuần 19 đến tuần 34 (16 phiếu).
	 - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung BT2.
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
	Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ - HTL (như tiết 1)
	Hoạt động 2: Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi
	- HS đọc yêu cầu bài. 
	- HS nối tiếp đọc bài thơ.
	- HS nối tiếp trả lời miệng các câu hỏi trong SGK.
	- GV kết luận (như SGV).	 
	IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị tiết sau tiếp tục kiểm tra.
Tiết 6
	I/ MỤC TIÊU: 
	- Nghe viết đúng CT đoạn thơ trong bài “Trẻ con ở Sơn Mỹ”, tốc độ viết khoảng 100 chữ/ 15 phút, trình bày đúng thể thơ tự do.
	- Viết đoạn văn khoảng 5 câu (dựa vào nội dung và những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ)
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
	 Hoạt động 1: Nghe viết bài “Trẻ con ở Sơn Mỹ” 
	* Hướng dẫn HS viết bài CT 
	- HS đọc bài viết 1 lượt.
	- HS đọc thầm qua bài viết. 
	- HS viết các từ dễ sai chính tả vào bảng con. 
	- HS nêu cách trình bày bài viết. 
	- GV nhắc nhở HS cách trình bày bài viết. 
	- HS đọc lại bài chép. 
	- GV đọc; HS chép vào vở. 
	- GV đọc lại toàn bài viết; HS soát lại bài. 
	- HS trao đổi bài soát lỗi; GV chấm bài. 
	- GV nêu nhận xét chung về bài viết của HS.
	Hoạt động 2: Dựa vào bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mỹ”, viết đoạn văn
	- HS thực hiện cá nhân vào vở rồi trình bày trước lớp.
	- Cả lớp và GV nhận xét – Bổ sung – Tuyên dương bài làm tốt. 
	IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị tiết sau kiểm tra CHKII.
Tiết 7
KIỂM TRA MÔN ĐỌC
(ĐỀ THI DO TRƯỜNG RA)
Đề tham khảo (SGV).
	I/ MỤC TIÊU: 
	- Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKII (nêu ở tiết 1 ơn tập).
Tiết 8
KIỂM TRA MÔN ĐỌC VIẾT
(ĐỀ THI DO TRƯỜNG RA)
Đề tham khảo (SGV).
	I/ MỤC TIÊU: 
	- Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKII: 
	+ Nghe viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 100 chữ/ 15 phút) khơng mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuơi). 
	+ Viết được bài văn tả người theo nội dung, yêu cầu của đề bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 TV T117.doc