Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 31 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 31 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Tiết 1 TẬP ĐỌC - Tiết 59

Bài: CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

I/ MỤC TIÊU:

 -Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

-Hiểu nội dung: nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách Mạng.(Tr.L các câu hỏi sgk)

-GD: Bình đẳng giữa nam và Nữ.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh minh họa trang 126, sách giáo khoa (phóng to nếu có điều kiện)

- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc

 

doc 31 trang Người đăng hang30 Lượt xem 315Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 31 - Trường TH Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ tư ngày 10 tháng 4 năm 2013
Tiết 1	 TẬP ĐỌC - Tiết 59
Bài: CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I/ MỤC TIÊU: 
 -Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
-Hiểu nội dung: nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách Mạng.(Tr.L các câu hỏi sgk)
-GD: Bình đẳng giữa nam và Nữ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh họa trang 126, sách giáo khoa (phóng to nếu có điều kiện)
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ (6phút): Gọi 2 em: học sinh đọc bài tà áo dài Việt Nam và Nêu nội dung bài.
H: Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
- Nhận xét, ghi điểm học sinh 
2- Bài mới(34 phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc 
 - Gọi 1 học sinh đọc toàn bài. 
+ Toàn bài đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi, diễn tả đúng tâm trạng bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho cách mạng. Lời anh Ba: ân cần khi nhắc nhở Uùt, mừng rỡ khi khen ngợi Út. Lời Út: mừng rỡ khi lần đầu tiên được giao việc, thiết tha bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng
- Bài chia làm 3đoạn
+3 HS đọc nối tiếp-3 đoạn.
-Học sinh luyện đọc từ khó.
+3 HS đọc nối tiếp-3 đoạn.
- Gọi học sinh đọc phần chú giải
-GV giảng từ khó;
-Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: có dám, vừa mừng vừa lo, được, rải thế nào, nhắc, một mực, không biết chữ, không biết, vinh dự, đầu tiên, bồn chồn, thấp thỏm, không ngủ yên, lục đục, xì xào, ấm lên, hớt hải, khá lắm, cứ làm như vậy, thật nhiều việc 
+3 HS đọc nối tiếp-3 đoạn.
-Gv đọc mẫu toàn bài- 
 HĐ2: Tìm hiểu bài
- Giáo viên cho HS đọc thầm 
H: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
H: Tâm trạng của chị Út như thế nào khi lần đầu tiên nhận công việc này?
H: Những chi tiết nào cho em biết điều đó?
H: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
H: Vì sao chị Út muốn thoát li?
H: Nội dung chính của bài văn là gì?
( Tóm tắt bài học).
HĐ3: Đọc diễn cảm
- Gọi 3 học sinh nối tiếp nhau đọc. 
Em yêu thích đoạn nào?(Đ3)
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm đoạn “Anh lấy từ mái nhà  không biết giấy gì”
 Học sinh luyện đọc diễn cảm-Nhóm 2
 - Học sinh thi đọc diễn cảm
 - Nhận xét, cho điểm học sinh
- 2 học sinh nối tiếp đọc bài tà áo dài Việt Nam và và nêu nội dung bài.
+ Vì áo dài thể hiện phong cách vừa tế nhị vừa kín đáo và lại làm cho người mặc thêm mềm mại, thanh thoát, đẹp hơn
- Sgk/ 
* HS luyện đọc
- 1Học sinh đọc toàn bài.
+ HS 1: Một hôm  không biết giấy gì
+ HS 2: Nhận công việc  chạy rầm rầm
+ HS 3: Về đến nhà  nghe anh!
- 1 học sinh đọc. 
- 2 học sinh. 
- học sinh đọc 
-Theo dõi
-3 HS đọc
* Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm, trả lời các câu hỏi: 
- Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là rải truyền đơn.
- Chị Út hồi hộp, bồn chồn
- Chị thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm, đêm ngủ không yên, lục đục dạy từ nửa đêm ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn
- Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ
- Vì chị Út rất yêu nước, ham hoạt động, chị muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng
- Bài văn kể về nuyện vọng, lòng nhiệt thành của bà Nguyễn Thị Định. Bà là một phụ nữ yêu nước, dũng cảm, muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
 * Đọc diễn cảm
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc toàn bài. 
- Đọc, nhấn giọng, ngắt giọng đ3.
-HS đọc thầm, đọc đoạn 3-theo nhóm 2.
- 2,3 HS thi đọc diễn cảm, 
3- Củng cố, dặn dò(3phút): Nội dung: Bài văn kể về nguyện vọng, lòng nhiệt thành của bà Nguyễn Thị Định. Bà là một phụ nữ yêu nước, dũng cảm, muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.- 
- Dặn học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị: Bầm ơi. - Nhận xét tiết học.
 ................................................................
Tiết 2	 KHOA HỌC - Tiết 61
Bài : ÔN TẬP : THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT.
I / MỤC TIÊU: HS ôân tập về:
 -Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
-Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.
-Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
-GD: cho HS biết yêu quý động vật.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
-Hình trang 124, 125 SGK .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG ÏCỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ (5phút): Gọi 2 em 
HS1: Nói những điều em biết về Hổ?
HS2: nói những điều em biết về hươu
-GV nhận xét ghi điểm
2- Bài mới(30phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
- GV cho HS sử dụng bài này để kiểm tra HS và cho điểm .
+ Dưới đây là đáp án:
Bài 1.	 1 - c; 2 - a; 3 - b; 4 - d.
Bài 2. 	1 - nhuỵ;	2 - nhị.
Bài 3.
Hình 2: Cây hoa hồng có hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
Hình 3: Cây hoa hướng dương có hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
Hình 4: Cây ngô có hoa thụ phấn nhờ gió.
-HS nêu thông tin đã học.
-Sgk/ 
HS làm trên giấy, như bài kiểm tra., 
Bài 4. 1 - e;	2 - d;	3 - a; 	 4 - b; 5 - c.
Bài 5. Những động vật đẻ con: Sư tử (H5), hươu cao cổ (H7).
Những động vật đẻ trứng: Chim cánh cụt (H6), cá vàng(H8)
3-Củng cố(3phút): HS nêu lại kiến thức đã ôn tập.
 Dặn dò(2phút): Dặn HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau- nhận xét tiết học. 
HS ghi bài.
 ..
Tiết 3	 ĐẠO ĐỨC - Tiết 31
Bài: LUYỆN TẬP- THỰC HÀNH
I/ MỤC TIÊU: 
 - Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
-Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
GDSDNL tiết kiệm-hiệu quả: sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vì ích lợi của tất cả mọi người.
-GD: Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Tranh, ảnh, băng hình bài báo về tài nguyên thiên nhiên ( mỏ than, dầu mỏ, rừng cây.) hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên.(Nếu có).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ(5phút): HS đọc ghi nhớ, trả lời câu hỏi ở Sgk.
-Nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới(30phút): Giới thiệu bài - Ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Giới thiệu tài nguyên thiên nhiên ( bài tập 2 )
-HS nêu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biết ( có thể kèm theo tranh ảnh ) mà GV đã dặn trước .
- GV nhận xét chung và chốt lại 
GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều . Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
HĐ2: Làm bài tập 4 SGK 
- Gv cho HS thảo luận nhóm đôi 
*GDBVMT: GD cho HS biết tham gia, giữ gìn BV tài nguyên thiên nhiên nơi mình đang sống.
*GDSDNL tiết kiệm-hiệu quả: sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vì ích lợi của tất cả mọi người.
 HĐ3: Làm bài tập 5 SGK 
- Gv cho HS thảo luận nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm Tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên ( tiết kiệm điện, nước, chất đốt, giấy viết .)
- GDBVMT : Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên . Các em cần thực hiện biện pháp bảo vệ tài nguyên cho phù hợp với khả năng mình .
-HS đọc ghi nhớ.
-Sgk/ 
* Giới thiệu tài nguyên thiên nhiên (bài tập2)
-HS nối tiếp nhau giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biết của nước ta hoặc của địa phương.
- Các hS khác nhận xét bổ sung .
* Làm bài tập 4 SGK 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
+ (a ), (d), (e) là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
+ (b), (c), (d) các việc làm không bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
* Làm bài tập 5 SGK 
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm nối tiếp nhau trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS chú ý lắng nghe.
 * GDSDNL tiết kiệm-hiệu quả: sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vì ích lợi của tất cả mọi người.
	3- Nhận xét dặn dò(2phút): Đọc ghi nhớ bài học.
GD: thực hiện biện pháp bảo vệ tài nguyên cho phù hợp với khả năng mình .
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học
Tiết 4	 TOÁN - Tiết 151
Bài: PHÉP TRỪ 
I/ MỤC TIÊU:
-Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.(làm Bài 1,2,3) 
- GD: biết vận dụng thực tiễn.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sgk, vở BT, bảng nhóm.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(5phút): Gọi 2 em lên bảng nhắc lại các tính chất của phép cộng. Chữa bài tập.
-GV nhận xét ghi điểm
2- Bài mới(30phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Ôn tập phép trừ và tính chất của phép trừ.
- GV viết phép tính a - b = c lên bảng 
- HS nêu các thành phần của phép tính – 
- GV viết lên bảng a – a =.
 a – 0 =..
- HS dựa vào chỗ chấm nêu kết quả .
- HS phát biểu thành lời tính chất trên?
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
Bài1: Gọi 1 em đọc đề bài.
- GV cho HS làm bài nhóm đôi thảo luận cách làm.
- GV nhận xét chữa bài- ghi điểm cho HS
H: khi thực hiện phép trừ muốn thử lại ta làm thế nào ?
- GV nhận xét chung và chốt lại.
Bài 2: Gọi 1 em đọc đề bài.
-hS nêu thành phần chưa biết trong phép tính ?
H: Hãy nêu cách tìm tha ... át học.
....
Tiết 4	 TOÁN- Tiết 155
Bài: PHÉP CHIA. 
I/ MỤC TIÊU:
-Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên , các số thập phân , phân số và vận dụng trong tính nhẩm.(Bài 1; bài 2; bài 3)
-GD cho HS biết vận dụng vào thực tiễn.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Sgk, vở BT, bảng nhóm, bảng con.
 III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(5phút) : Gọi 2 em lên bảng chữa bài luyện tập thêm tiết học trước.
 GV nhận xét ghi điểm
2- Bài mới(34phút): Giới thiệu bài ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Ôn tập phép chia và tính chất .
- GV viết phép tính a : b = c lên bảng 
- HS nêu các thành phần của phép tính – GV ghi bảng .
H: Hãy nêu các tính chất của số 1 trong phép chia ?
- HS nêu tính chất GV ghi bảng.
H: Hãy nêu tính chất của số 0 trong phép chia ?
* GV viết phép chia a : b ( dư 1 )
- HS nêu thành phần của phép chia.
- Nêu mối quan hệ giữa số dư và số chia ?
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
Bài1: Gọi 1 em đọc đề bài.
a. GV cho HS làm bài nhóm đôi thảo luận cách làm.
- GV nhận xét chữa bài ghi điểm cho HS.
- Phần b Gv cho HS làm bảng lớp làm bài vào vở .
- GV nhận xét chữa bài ghi điểm cho HS , chấm vở cho HS
Bài 2: Gọi 1 em đọc đề bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm 
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- GV chữa bài ghi điểm cho HS .
Bài 3: Gọi 1 em đọc đề bài.
a. GV cho HS làm miệng xong cho HS cả lớp làm bài vào vở. 
- GV chữa bài ghi điểm cho HS .
H: Muốn chia nhẩm với: 0,1; 0,01; 0,001ta làm thế nào ?
b.Gọi 1 em làm bảng lớp làm bài vào vở.
- HS nêu cách tính 
+Nhận xét – của GV
-Nêu kiến thức ôn tập-Phép nhân.
-Sgk/ 
* Ôn tập phép trừ, tính chất của phép trừ:
- a là số bị chia , b làsố chia , c là thương , 
- Bất kì số nào chia cho 1 cũng bằng chính nó
- a : 1 = a ; a : a = 1 ( a khác 0 )
- Không có phép chia cho số 0 
- Số 0 chia cho bất kì số nào khác 0 cũng bằng 0 
 0 : a = 0 ( a khác 0 )
- a là số bị chia , b làsố chia , c là thương , r là số dư
- Số dư bé hơn số chia ( r < b )
 * HS luyện tập
Bài1: 1 em đọc đề bài.
- 2 em ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả đặt tính theo cột dọc, kết quả như sau.
a. 8192 : 32 = 256 thử lại 256 x 32= 8192
15335 : 42 =365 dư 5 
thử lại: 365 x 42 + 5 = 15335
- HS nhận xét bổ sung.
b.7595 :3,5 = 21,7 Thử lại: 21,7 x 3,5
 = 75,95 
 97,65 : 21,7 = 4,5 Thử lại: 4,5x21,7 
= 97,65 
Bài 2: 1 em đọc đề bài.
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
a. thử lại 
b. thử lại 
- HS nhận xét bổ sung
Bài 3: 1 em đọc đề bài
- HS nối tiếp nhau làm miệng rồi ghi nhanh vào vở.
a. 25 : 0,1 = 250 ; 25 x 10 = 250
 48 : 0,01= 4800 ; 48 x 100= 4800
 95 : 0,1 = 950 ; 72 : 0,01 = 7200 
- HS nhận xét bổ sung
- Ta chỉ việc nhân số đó với 10, 100, 1000
b. 1 em làm bảng lớp làm bài vào vở.
 11 : 25 = 44 ; 11 x 4 = 44
 32 : 0,5 = 64 ; 32 x 2 = 64
 75 : 0,5 = 150 ; 125 : 0,25 = 150 
- HS nối tiếp nhau nêu
VD: 11 : 0,25 = 11 : = 11 x 4 = 44 
	3- Nhận xét dặn dò(3phút): HS nêu tính chất phép chia.
- Dặn HS về nhà học bài , chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học.
 Tiết 5	 KHOA HỌC - Tiết 62
Bài: MÔI TRƯỜNG.
I/ MỤC TIÊU: HS biết:
- Khái niệm về môi trường.
- Nêu một số thành phần của môi trường địa phương 
-GD: biết bảo vệ môi trường sống, giữ gìn VS môi trường.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Thông tin và hình trang 128, 129 SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 - Kiểm tra bài cũ (5phút): Gọi 2 em: 
HS1: Thế nào là sự thụ phấn ?
HS2:Thế nào là sự thụ tinh ở động vật ?
HS2: Kể tên những con vật để trứng những con vật đẻ con mà em biết ?
-GV nhận xét ghi điểm
2-Bài mới(30phút): Con người, động vật, thực vật, sống tồn tại và phát triển nhờ đâu ,có quan hệ với môi trường sống thế nào cô cùng các em đi tìm hiểu qua bài học hôm nay Bài: Môi trường.
* Để biết môi trường là gì các em tìm hiểu. 
1- Khái niệm về môi trường 
HĐ1: Quan sát và thảo luận.
- HS đọc mục thông tin trang 128 SGK.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. 
Nhóm1 : Đọc thông tin trên và quan sát hình 1 ứng với thông tin nào ?
Nhóm 2: Đọc thông tin trên và quan sát hình 2 ứng với thông tin nào ?
Nhóm3: Đọc thông tin trên và quan sát hình 3 ứng với thông tin nào ?
NH4: Đọc thông tin trên và quan sát hình 4 ứng với thông tin nào ?
-Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn của GV.
- GV dán hình vẽ 1 ứng với mục c lên bảng cho HS quan sát.
H: Môi trường rừng gồm những thành phần nào?
 H: Môi trường nước gồm những thành phần nào ?
- GV dán lên bảng hình 3 ứng với mục a 
H: Môi trường làng quê gồm những thành phần nào ?
 H: Trong 4 môi trường trên có gì giống nhau ?
GV : Tất cả các thành phần không khí, đất, nước, ánh sáng đó là những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố đó ảnh hưởng đến sự tồn tại phát triển của sự sống.
VD: Con người, động vật , thực vật không thể thiếu một trong những thành phần trên 
H: Vậy môi trường là gì?
- Gọi vài em đọc 
H: Em nào nêu một số môi trường tự nhiên 
H: Em nào nêu một số môi trường nhân tạo? 
Kết luận : Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên trái đất hoặc những gì tác động lên trái đất này. trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại phát triển của sự sống. GDBVMT: Vậy các em phải làm gì để bảo vệ môi trường .
H: Trong 4 hình vẽ trên các em thấy môi trường nào dễõ bị ô nhiễm nhất ? Vì sao?
H: Môi trường nào trong lành nhất ?
H: Con người phải làm gì để bảo vệ sự trong lành cho các môi trường trên ?
H: Em ù nhận xét gì về làng xóm nơi em ở ?
H: Em phải làm gì để trường của em có môi trường xanh sạch đẹp ?
H: Em làm những việc gì để khu nhà ở của em được sạch đẹp ?
H: Lớp học của chúng ta cũng là môi trường sống hàng ngày em làm những gì để vệ sinh lớp học. 
*GDBVMT: Để cho MT được trong lành, các em cần: biết bảo vệ Môi trường rừng, môi trường nước , môi trường làng quê. Bằng những việc thiết thực nhất.(Ví dụ: không xả rác xuống nguồn nước)
*GDSDNL tiết kiệm-hiệu quả: Biết tiết kiệm, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí, không lảng phí.
 2- Thực hành 
HĐ2: Thảo luận.
- GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi-Liên hệ:
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống.
H: Kể tên một số môi trường nhân tạo mà em biết ? Nhận xét.
 -Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là sự thụ phấn .
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.
-Sgk/
1- Khái niệm về môi trường 
* Quan sát và thảo luận.
- 2 em đọc 
- HS thảo luận nhóm 4.. 
 - kết quả của nhóm mình. - Hình 1- c	
- Hình 2 - d
- Hình 3 - a
- HS nêu 
- Hình 4 - b.
- HS nêu 
* Cả 4 môi trường trên đề có các thành phần không khí, đất, nước, ánh sáng 
* Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên Trái Đất. 
 +Hoặc những gì tác động lên trái đất này .
-Mặt trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật,...
- Làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường,. ..
- Môi trường đô thị ( vì xe cộ , nhà máy, bụi bặm tạo nên dẫn đến môi trường dễ bị ô nhiễm ) 
GV : Các em ạ có thể phân biệt môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên gồm các thành phần có sẵn trong tự nhiên thì đó là môi trường tự nhiên, 
- những môi trường nào do con người làm ra là môi trường nhân tạo .
- Môi trường rừng, môi trường nước , môi trường làng quê .
- Bảo vệ rừng , bảo vệ nguồn nước .
- HS nêu 
- HS nối tiếp nhau nêu 
Tóm :Trong các môi trường rừng, môi trường nước , môi trường làng quê là những môi trường trong lành nhưng có được trong lành hay không cũng do một phần lớn ở ý thức của con người .
2- Thực hành 
* Thảo luận.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Tùy từng HS giới thiệu về mình 
- HS nối tiếp nhau nêu 
3- Củng cố dặn dò(2phút): HS nêu bài học - 
- Dặn hS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học
.
 Ia Glai, ngày 09 tháng 4 năm 2013
	 Tổ trưởng
	 Vũ Thị ThúyTiết 5 - Thứ 6 (ngày 12/4)
 SINH HOẠT TUẦN 31
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận xét đánh giá ưu điểm, tồn tại trong tuần qua . 
- Có kế hoạch trong tuần tới, tuần 32.
II/ NỘI DUNG SINH HOẠT :
1-Nội dung hoạt động:
* Ưu điểm:
 - Phần đông HS tham gia tốt các hoạt động của Đội, trường, lớp; tác phong, lễ phép, biết đoàn kết, hòa nhã với bạn bè, thực hiện tốt nề nếp của lớp, nội quy của nhà trường. 
- Làm tốt hoạt động học tập, như chuyên cần, vệ sinh, an toàn giao thông. 
- Chăm sóc, tưới cây xanh, làm Vệ sinh sạch sẽ, bảo vệ tốt cơ sở vật chất. 
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ, SH sao nhi, học nhóm đôi bạn cùng tiến. 
- sinh hoạt CLB mĩ thuật.
- Tham gia dự thi CLB: Văn hay chữ tốt.
Khuyết điểm
-Trang phục của một vài HS Nam chưa gọn gàng, Tác phong của một số hs chưa tốt. 
-Một số HS nam còn ồn ào, lộn xộn, trong giờ học; HS không thuộc bài khi đến lớp. 
 2 - Kế hoạch tuần 32.
-Duy trì sĩ số, nề nếp lớp, Nội qui nhà trường, an toàn giao thông.
-Sinh hoạt đội, Bảo vệ cơ sở vật chất, vệ sinh, tưới cây xanh 
Tiếp tục phụ đạo HS yếu. 
-Thực hiện ôn tập kiến thức, để thi cuối học kì II.
 ---------------------------b & a---------------------------	 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31-5.doc